1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài " NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG LOÀI VÀ PHÁT TRIỂN TIỀM NĂNG MỘT SỐ LOÀI CÂY ĂN QUẢ Ở THỊ XÃ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH " potx

12 553 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 319,33 KB

Nội dung

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 67, 2011 NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG LOÀI VÀ PHÁT TRIỂN TIỀM NĂNG MỘT SỐ LOÀI CÂY ĂN QUẢ Ở THỊ XÃ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH Lương Hồng Nhung, Trường Đại học Sư p

Trang 1

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 67, 2011

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG LOÀI VÀ PHÁT TRIỂN TIỀM NĂNG

MỘT SỐ LOÀI CÂY ĂN QUẢ Ở THỊ XÃ TÂY NINH, TỈNH TÂY NINH

Lương Hồng Nhung, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Trần Văn Minh, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

TÓM TẮT

Tỉnh Tây Ninh thuộc vùng Đông Nam bộ, khí hậu phân làm hai mùa rõ rệt là mùa khô

và mùa mưa Thị xã Tây Ninh là trung tâm của tỉnh Tây Ninh Địa hình của thị xã Tây Ninh được chia thành hai dạng chính Địa hình đồng bằng bao gồm các bãi bồi, các thềm sông bậc một, chiếm hầu hết diện tích đất đai của thị xã Tây Ninh, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó, có cây ăn quả Địa hình đồi núi thuộc khu vực dãy núi Bà Đen đã tạo cho thị

xã sự thuận lợi về đa dạng loài cây ăn quả kết hợp phát triển du lịch sinh thái Thực hiện đề tài nghiên cứu tính đa dạng loài nhằm đề xuất bảo tồn và phát triển cây ăn quả ở thị xã Tây Ninh chúng tôi đã thu thập và định danh 53 loài cây ăn quả, 1 thứ, 41 chi thuộc 27 họ; có 3 loài thường gặp (C >50%), 6 loài ít gặp (C=25-50%), 44 loài rất ít gặp (C<25%) Các loài cây ăn quả có tại thị xã Tây Ninh được phân bố gồm 53 loài ở vùng đồng bằng và 48 loài ở vùng núi Mãng cầu dai (Annona squamosa) và chuối sứ (Musa paradisiaca) là những loài có tiềm năng Tại thị xã Tây Ninh, mãng cầu dai là loài cây ăn quả đặc sản; loài đặc hữu của Đông Dương là Diospyros decandra; các loài hiếm gặp là Canarium album, Dialium cochinchinensis, Diospiros philippensis, Musa chiliocarpa Hai loài có tiềm năng phát triển tốt là mãng cầu dai

và chuối sứ

Từ khóa: Bảo tồn, cây ăn quả, đa dạng, phát triển, tiềm năng

1 Đặt vấn đề

Bộ phận được sử dụng chủ yếu ở cây ăn quả là quả, thường dùng ăn tươi Quả cung cấp nguồn dinh dưỡng quý và nhiều khoáng chất, nhất là vitamin A, C rất cần cho

cơ thể con người [5]

Tỉnh Tây Ninh thuộc vùng Đông Nam Bộ, khí hậu phân chia thành hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa Tây Ninh là tỉnh nằm sâu trong lục địa được chắn bởi dãy Nam Trường Sơn nên ít bị ảnh hưởng điều kiện bất lợi của gió bão Thị xã Tây Ninh là trung tâm của tỉnh Tây Ninh Địa hình của thị xã được chia thành hai dạng chính Địa hình đồng bằng bao gồm các bãi bồi, các thềm sông bậc một, chiếm hầu hết diện tích đất đai rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp trong đó có cây ăn quả Địa hình đồi núi có diện tích khoảng 1.700 ha thuộc khu vực dãy núi Bà Đen Đây là khu vực có độ

Trang 2

dốc từ 200 - 400 nên dễ thoát nước vào mùa mưa Địa hình núi Bà Đen đã tạo cho thị xã Tây Ninh sự thuận lợi cho phát triển đa dạng về cây ăn quả kết hợp với du lịch sinh thái [3], [7] Điều kiện tự nhiên của thị xã Tây Ninh góp phần làm đa dạng cây ăn quả

Tại tỉnh Tây Ninh những vấn đề về công tác giống, kĩ thuật trồng, chăm sóc đối với cây ăn quả đã được quan tâm [7]; tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào về

đa dạng thành phần loài, số lượng loài, sự phân bố, độ thường gặp các loài cây ăn quả tại đây Để góp phần xây dựng chiến lược bảo tồn, định hướng phát triển và sử dụng đa dạng sinh học cây ăn quả có hiệu quả tại thị xã Tây Ninh, chúng tôi thực hiện đề tài

“Nghiên cứu đa dạng loài và phát triển tiềm năng một số loài cây ăn quả ở thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh”

2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các loài cây ăn quả trồng ở vườn trên đất nông nghiệp

và vườn cây ăn quả hộ gia đình tại thị xã Tây Ninh

Quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã sử dụng phương pháp chuyên khảo, phương pháp suy luận và phương pháp đánh giá ngoài đồng ruộng

Chúng tôi tiến hành điều tra 10 xã, phường trên địa bàn thị xã Tây Ninh, tổng số

hộ điều tra và thu mẫu là 418 hộ Điều tra thành phần loài không phụ thuộc vào số hộ

Phân tích và định loại tên khoa học các loài bằng phương pháp so sánh hình thái [1], [2], [5]

Chọn 10 cây/giống hoặc 10 cây/loài có hình thái tốt, năng suất ổn định, chọn 10 quả trên mỗi cây đã chọn để đánh giá các chỉ tiêu: khối lượng quả tươi/cây, số quả/cây, khối lượng trung bình của quả, đánh giá phẩm chất qua cảm quan, màu sắc quả, số hạt/quả, tỉ lệ phần ăn được [4]

Đo độ Brix bằng máy ATAGO ở nhà máy đường Cu Ba tỉnh Tây Ninh

Độ thường gặp của các loài tính theo công thức: [6]

P

100

x p (%)

Trong đó: p: số địa điểm lấy mẫu có loài nghiên cứu

P: tổng số địa điểm lấy mẫu

Loài phổ biến (thường gặp) C > 50%

Loài khá phổ biến (ít gặp) C = 25% - 50%

Loài ngẫu nhiên (rất ít gặp) C < 25%

Độ đa dạng loài (species diversity) được tính trên trên tất cả số loài có mặt trong

Trang 3

vùng nghiên cứu [6]

Thời gian nghiên cứu: 6/2009 – 6/2010

3 Kết quả nghiên cứu

3.1 Thành phần loài cây ăn quả tại thị xã Tây Ninh

Kết quả điều tra loài cây ăn quả ở thị xã Tây Ninh được trình bày qua bảng 1

Bảng 1 Danh lục thành phần loài cây ăn quả ở thị xã Tây Ninh

Tên La tinh Tên địa

phương Tên La tinh

Tên địa phương Monocotyledoneae Lớp 1 lá

mầm Bromeliaceae Họ dứa Guttiferae = Clusiaceae Họ măng cụt

1 Ananas comosus (L.)

Merr

Dứa, khóm 28 Garcinia mangostana L Măng cụt

Musaceae Họ chuối Lauraceae Họ long não

2 Musa nana Lour Chuối già lùn 29 Persea americana Mill

3 Musa paradisiaca L Chuối sứ Malpighiaceae Họ măng rô

4 Musa chiliocarpa Back Chuối trăm

nải

30 Malpighia glabra L Sơ ri

Palmae Họ dừa 31 Artocarpus altilis(Park.)

Fosb

Sa kê

6 Cocos nucifera L Dừa 32 Artocarpus heterophyllus

Lamk

Mít

7 Areca catechu L Cau 33 Artocarpus

integer(Thunb.) Merr

Mít tố nữ

8 Borassus flabellifer L Thốt nốt 34 Ficus glomerata Roxb (F

racemosa L.)

Sung

Dicotyledoneae Lớp 2 lá

mầm

Myrtceae Họ sim Anacardiaceae Họ xoài 35 Psidium guajava L Ổi

9 Anacardium occidentale Điều 36 Syzygium Mận (roi)

Trang 4

L samarangense(Bl.) err.&

Perry

10 Mangifera indica L Xoài 37 Syzygium cumini (L.)

Druce

Trâm vỏ đen

Annonaceae Họ na 38 Averrhoa carambola L Khế

12 Annona squamosa L Mãng cầu dai Caricaceae Họ đu đủ

13 Annona muricata L Mãng cầu

xiêm

39 Carica papaya L Đu đủ

14 Annona glabra L Bình bát Passifloraceae Họ lạc tiên Bignoniacace Họ quao 40 Passiflora incarnata L Chanh dây

Bombacaceae Họ gạo 41 Punica granatum L Lựu

16 Durio zibethinus Murr Sầu riêng Rhamnaceae Họ táo Cactaceae Họ xương

rồng

42 Ziziphus mauritiana

Lamk

Táo ta

17 Hylocereus undatus Britt

& Rose

Quýt Fabaceae = Leguminosae Họ đậu 43 Citrus aurantifolia

(Christm.Panz.)Sw

Chanh

18 Tamarindus indica L Me 44 Citrus grandis (L.)

Osbeck

Bưởi

19 Dialium cochinchinensis

Pierre

Xoay 45 Citrus nobilis Lour var

nobilis

Cam sành

20 Cassia grandis L.f Ô môi 46 Citrus reticulata Blco Quýt

Cucurbitaceae Họ bầu bí 47 Fortunella japonica

(Thunb.) Sw

Tắc

21 Citrullus lanatus

(Thunb.)Mats.&Nak

22 Momordica

cochinchinensis (Lour.)

Gấc 48 Dimocarpus longan Lour Nhãn

Trang 5

Spreng

Ebenaceae Họ thị 49 Nephelium lappaceum L Chôm chôm

xiêm

24 Diospyros philippensis

(Desr.) Gurke

Hồng nhung 50 Achras zapota L Sapoche

Euphorbiaceae Họ thầu dầu 51 Chrysophyllum cainito L Vú sữa

25 Phyllanthus acidus (L.)

Sheels

Chùm ruột 52 Lucuma mammosa Geartn

(Pouteria zapota Jacq.)

Lekima

26 Baccaurea ramiflora Lour Dâu gia Burseraceae Họ trám

Flacourtiaceae Họ hồng

quân

53 Canarium album (Lour.) Raeusch ex DC

Trám trắng

27 Flacourtia jangomas

(Lour.) Raeusch

Hồng quân

Qua kết quả điều tra ở bảng 1 chúng tôi có một số nhận xét sau đây:

Cây ăn quả ở thị xã Tây Ninh có 53 loài (species) đều thuộc ngành thực vật hạt kín (Angiopspermae), 1 thứ (variety), 41 chi (genus), 27 họ (familia), 2 lớp (classes) một lá mầm và hai lá mầm Lớp một lá mầm (Monocotyledoneae) có 3 họ, 5 chi, 8 loài Lớp hai lá mầm (Dicotyledoneae) có 24 họ, 36 chi, 45 loài

Họ đa loài gồm 13 họ chiếm 48,1% so với tổng số họ, trong đó, họ Rutaceae có 5 loài chiếm 9,4% so tổng số loài; 2 họ Moraceae và Musaceae mỗi họ có 4 loài chiếm 7,6% so với tổng số loài; 6 họ Palmae, Anacardiaceae, Annonaceae, Myrtceae, Sapotaceae, Fabaceae mỗi họ có 3 loài chiếm 5,7% so với tổng số loài; 4 họ Cucurbitaceae, Ebenaceae, Euphorbiaceae, Sapindaceae mỗi họ có 2 loài chiếm 3,8% so với tổng số loài

Họ đơn loài gồm 14 họ chiếm 5,9% so với tổng số họ

Chi đa loài gồm có 6 chi chiếm 14,6% so với tổng số chi; trong đó chi Musa và Citrus có 4 loài/chi, chi Annona và Artocarpus có 3 loài/chi, chi Diospyros và Syzygium

có 2 loài/chi

Chi đơn loài gồm có 35 chi chiếm 85,4% so với tổng số chi

Như vậy, trong danh lục thành phần cây ăn quả tại thị xã Tây Ninh họ đơn loài (51,9%) và chi đơn loài (85,4%) chiếm đa số Tất cả các loài cây ăn quả ở thị xã Tây

Ninh đều có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới Các loài đặc hữu của Đông Dương là

Trang 6

thị (Diospyros decandra), mãng cầu dai (Annona squamosa) và chuối sứ (Musa paradisiaca) là những loài có tiềm năng phát triển tốt Riêng mãng cầu dai đang chuẩn

bị được công nhận thương hiệu "mãng cầu Bà Đen"

3.2 Sự phân bố loài cây ăn quả qua các vùng sinh thái và các xã, phường tại thị xã Tây Ninh

Sự phân bố loài cây ăn quả qua các vùng sinh thái và các xã, phường tại thị xã

Tây Ninh được thể hiện qua bảng 2 và bảng 3

Bảng 2 Sự phân bố các loài cây ăn quả qua các vùng sinh thái tại thị xã Tây Ninh

Vùng phân bố Số

loài

So tổng

Cả 2 vùng (đồng

bằng và núi) 48 90,6

dứa, chuối hột, chuối sứ, chuối già lùn, chuối trăm nải, dừa, cau, thốt nốt, điều, xoài, cóc, bình bát, mãng cầu xiêm, na, sầu riêng, thanh long, me, dưa hấu, gấc, thị, chùm ruột, dâu gia, mùng quân, măng cụt, bơ, sơ ri, sakê, mít, mít

tố nữ, sung, ổi, mận, khế, đu đủ, lựu, táo, chanh, chanh dây, bưởi, cam sành, quýt, tắc, nhãn, chôm chôm, sapoche, vú sữa, trâm, ô môi

Chỉ vùng đồng

bằng 5 9,4 đào tiên, hồng nhung, lekima, xoay, trám trắng Toàn thị xã 53 100,0

Qua bảng 2 chúng tôi nhận thấy, tại thị xã Tây Ninh có 48 loài cây ăn quả (chiếm 90,6% số loài) phân bố ở cả 2 vùng sinh thái (núi và đồng bằng), có 5 loài (9,4%) không có mặt ở vùng núi Sự phân bố các loài cây ăn quả thể hiện một cách tương đối về khả năng thích nghi của từng loài, không những phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên mà còn phụ thuộc xã hội, tính chủ quan của con người, phong tục tập quán, sở

thích, mục đích canh tác, hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế

Bảng 3 Sự phân bố các loài cây ăn quả qua các xã, phường tại thị xã Tây Ninh

Phân nhóm

Số loài

So với tổng loài (%)

Loài phân bố Nhóm

Số xã,

phường

phân bố

xoài, chuối Sứ, dừa, mít, đu đủ, mận,

na, nhãn, me, chuối già lùn, chùm ruột, bưởi, chuối hột, sung, cóc, sơ ri, dứa,

Trang 7

sakê, khế, cau, ổi, tắc, mít tố nữ, điều, chôm chôm, vú sữa, thanh long, trâm, bình bát, mãng cầu xiêm, chanh, sầu riêng, chanh dây, mùng quân, sapoche, cam sành, bơ, quýt

2 9 6 11,3 gấc, măng cụt, dâu gia, lựu, dưa hấu, táo

Qua bảng 3 chúng tôi nhận thấy, tại thị xã Tây Ninh số loài cây ăn quả có sự

phân bố rất rộng gồm 38 loài (chiếm 71,7%) phân bố qua 10 xã, phường Loài phân bố khá hẹp có 1 loài là trám trắng, phân bố qua phường 2 và xã Ninh Sơn; loài phân bố rất hẹp

có 2 loài (3,8%) chỉ phân bố ở phường 3 là cây hồng nhung và xoay, hai loài này rất

hiếm nên cần bảo tồn, chủ yếu làm cảnh và che bóng mát hơn là lấy quả Loài phân bố càng rộng thì khả năng suy thoái càng thấp, tuy nhiên trong sản xuất nông nghiệp loài phân bố hẹp không hẳn là bất lợi mà có thể mang lại những yếu tố có lợi Sự phân bố và

độ đa dạng cây trồng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên

3.3 Độ gặp của các loài cây ăn quả qua các vùng sinh thái của thị xã Tây

Ninh

Kết quả điều tra về độ gặp các loài cây ăn quả tại hai vùng sinh thái của thị xã Tây Ninh được thể hiện qua bảng 4

Bảng 4 Độ gặp (C%) của các loài cây ăn quả qua các vùng sinh thái

Địa

điểm

Thường gặp (C>50%)

Ít gặp (C =25%-50%) Rất ít gặp (C <25%)

Vùng

Đồng

bằng

(53 loài)

3 loài (5,7%)

xoài, chuối sứ,

dừa

6 loài (11,3%) mít, đu đủ, mãng cầu dai, me mận, nhãn

41 loài (83,0%): xoay, hồng nhung, trám trắng, chuối trăm nải, thốt nốt, ô môi, đào tiên, táo, thị, dưa hấu, lekima, lựu, quýt,

bơ, chôm chôm, vú sữa, thanh long…

Trang 8

Vùng

núi

(48 loài)

4 loài (8,3%)

xoài, chuối sứ,

mít, mãng cầu dai

4 loài (8,3%) dừa, đu đủ, mận, nhãn

40 loài (83,4%): chuối trăm nải, thốt nốt, ô môi me, chuối già lùn, chùm ruột, bưởi, sơ ri, dứa, sakê, khế, cau, ổi, tắc, mít tố nữ, điều, quýt, dâu gia, măng cụt, bình bát…

Qua bảng 4 chúng tôi có một số nhận xét sau đây:

Tại vùng đồng bằng của thị xã Tây Ninh có 3 loài cây ăn quả thường gặp (chiếm 5,7%) là xoài, chuối sứ, dừa; có 6 loài ít gặp (chiếm 11,3%) là mít, na, đu đủ, nhãn, me;

có 44 loài rất ít gặp (chiếm 83,0%) Tại vùng núi của thị xã Tây Ninh có 4 loài thường gặp (chiếm 8,3%) là na, xoài, chuối sứ, mít; có 4 loài ít gặp (chiếm 8,3%) là dừa, đu đủ, mận, nhãn; có 40 loài rất ít gặp (chiếm 83,4%)

Cả hai vùng sinh thái các loài có độ thường gặp trùng nhau là chuối sứ và xoài, hai loài này được trồng phổ biến do dễ trồng, thích nghi rộng, ít tốn kém, không đòi hỏi

về kỹ thuật, thu hoạch quả ổn định Riêng cây chuối, do giá trị sử dụng rất đa dạng như cung cấp thức ăn gia súc, gia cầm, góp phần trong việc chăn nuôi tăng thu nhập kinh tế

hộ gia đình, thích nghi rộng nên cây chuối được trồng rất phổ biến

3.4 Sự đa dạng về giá trị sử dụng cây ăn quả tại thị xã Tây Ninh

Mục đích nghiên cứu giá trị sử dụng của cây ăn quả để biết được giá trị của nó, đồng thời làm cơ sở bố trí cây trồng phù hợp theo yêu cầu sử dụng và sản xuất của người dân từng vùng Dựa vào sự phân nhóm công dụng [1], [2], [5] và kết hợp với kết quả điều tra, chúng tôi chia cây ăn quả tại thị xã Tây Ninh thành 11 nhóm công dụng được trình bày ở bảng 5

Bảng 5 Giá trị sử dụng của các loài cây ăn quả ở thị xã Tây Ninh

3 Nhóm dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp

chế biến

Trang 9

5 Nhóm cho nhựa 3 5,7

8 Nhóm tạo bóng mát, làm cảnh, giàn che 25 47,2

Qua bảng 5 chúng tôi nhận thấy, tất cả 53 loài cây ăn quả được trồng tại thị xã Tây Ninh đều có giá trị sử dụng với nhiều công dụng khác nhau Trong 53 loài cây ăn quả có 36 loài (67,9%) thuộc nhóm cho giá trị kinh tế về quả mang lại thu nhập cho người sản xuất, nhiều nhất là mãng cầu dai, chuối, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, cây

có múi, nhãn, xoài, dừa, điều, mít Cây ăn quả sử dụng ăn tươi là chủ yếu, một số loài dùng làm mứt hoặc muối đường Một số loài trồng vừa làm cảnh vừa tạo bóng mát Giá trị sử dụng cây ăn quả rất đa dạng, nếu biết khai thác và sử dụng vào các mục đích kinh

tế thì nguồn tài nguyên cây ăn quả phong phú và rất có ích

3.5 Năng suất, phẩm chất một số loài cây ăn quả thường gặp tại thị xã Tây Ninh

Kết quả đánh giá năng suất và phẩm chất một số loài cây ăn quả thường gặp và

có giá trị tại thị xã Tây Ninh được trình bày qua bảng 6

Bảng 6 Một số chỉ tiêu năng suất và phẩm chất các loài thường gặp

Mùi, màu sắc thịt quả

chín

Thơm nhẹ, trắng vàng, thịt dai, chắc Thơm nhẹ, vàng nhạt, thịt dẻo

Màu sắc vỏ quả chín Phấn trắng phủ lên vỏ vàng

Qua bảng 6 chúng tôi nhận thấy tại thị xã Tây Ninh trong các loài cây ăn quả thường gặp thì mãng cầu dai và chuối sứ là hai loài có năng suất cao và những giá trị tốt

Trang 10

về phẩm chất Mãng cầu dai ở vùng núi Bà Đen có khối lượng quả 254 g/quả, tỷ lệ ăn được 77,4%, độ Brix 27,3%, mỗi năm cho 2 – 2,5 mùa vụ quả; chuối sứ có số nãi trên buồng 8,8 nãi/buồng, số quả trên buồng 15,5 quả/nãi, có quả quanh năm Đặc biệt, mãng cầu dai là nguồn quả có giá trị cung cấp cho nhiều địa phương ở vùng Đông Nam

bộ, mang lại hiệu quả thu nhập cho người dân và đóng góp kinh tế cho tỉnh Tây Ninh

Vì vậy, cần chú ý phát triển tiềm năng của mãng cầu dai, chuối sứ và cần quan tâm đến việc bảo tồn những cây đầu dòng của hai loài cây ăn quả này

3.6 Hiệu quả kinh tế việc trồng cây mãng cầu dai tại thị xã Tây Ninh

Qua điều tra về hiệu quả kinh tế của việc trồng cây mãng cầu dai tại một số hộ gia đình sống ở vùng núi Bà Đen chúng tôi thu được kết quả trình bày qua bảng 7

Bảng 7 Hiệu quả kinh tế của một số nhà vườn trồng mãng cầu dai

TT Chủ hộ

Địa chỉ (xã)

Diện tích (ha)

Tuổi cây (năm)

Năng suất (tấn/ha/vụ)

Chi phí (triệu đồng/ha/vụ)

Lợi nhuận (triệu đồng/ha/vụ)

1

Nguyễn

Nam

Thoán

Thạnh

2 Võ Công

Danh

Thạnh

3 Nguyễn

Thị Hoa

Thạnh

4

Trương

minh

Phước

Tân

5 Nguyễn

Năm Tâm

Ninh

6 Nguyễn

Tấn Đạo

Ninh

Qua bảng 7 chúng tôi nhận thấy, việc sản xuất cây mãng cầu dai tại các hộ gia đình ở thị xã Tây Ninh với quy mô diện tích từ 1 ha đến 1,5 ha cho năng suất khá cao (10 – 16 tấn quả/ha/vụ) nên đã mang lại lợi nhuận tương đối lớn (biến động từ 70 triệu đồng đến 120 triệu đồng/ha/vụ) Tuy nhiên, chi phí sản xuất vẫn còn cao (biến động từ

50 đến 100 triệu đồng/ha/vụ), do đó thị xã Tây Ninh nên quy hoạch đất trồng, có chính sách đầu tư, hỗ trợ về vốn, kỹ thuật cho người sản xuất để cây mãng cầu dai tại đây sớm trở thành thương hiệu “mãng cầu Bà Đen”

Ngày đăng: 14/08/2014, 19:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w