1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài " Vài nhận xét về tổ chức cộng đồng người Hoa ở Nam Trung Bộ (các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên) " pdf

13 645 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 200,74 KB

Nội dung

31 TẠP CHÍ KHOA HỌC, ðại học Huế, Số 66, 2011 VÀI NHẬN XÉT VỀ TỔ CHỨC CỘNG ðỒNG NGƯỜI HOA Ở NAM TRUNG BỘ (CÁC TỈNH QUẢNG NGÃI, BÌNH ðỊNH, PHÚ YÊN) Nguyễn Văn ðăng Trường ðại học Khoa học, ðại học Huế TÓM TẮT Do những yếu tố ñặc thù của quá trình di cư, của các tổ chức cộng ñồng, của các hoạt ñộng kinh tế và văn hóa so với vùng khác (Bắc Trung Bộ và Nam Bộ) nên việc nghiên cứu về người Hoa ở vùng ñất Nam Trung Bộ chưa ñạt ñược kết quả như mong muốn. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các tác giả ñi trước, ñặc biệt là các tác giả tại các ñịa phương Quảng Ngãi, Bình ðịnh, Phú Yên và kết quả ñiều tra ñiền dã của bản thân; chúng tôi muốn bước ñầu nêu lên vài nhận ñịnh chung về người Hoa trên một số nét chính yếu về quá trình ñịnh cư, về tổ chức cộng ñồng ở vùng ñất mới trong quá trình cộng cư, hòa nhập vào cộng ñồng quốc gia, dân tộc Việt Nam trước năm 1945. Từ ñó góp phần ñịnh hướng cho công cuộc nghiên cứu và phát huy bản lĩnh kinh tế và bản sắc văn hóa của cộng ñồng người Hoa trong tương lai. 1. ðặt vấn ñề Người Hoa với tư cách là một tộc người thiểu số ñặc biệt ñã ñược nhiều người nghiên cứu. Vai trò của họ trong các hoạt ñộng kinh tế văn hóa ở một số ñô thị miền Trung ñã ñược nhiều người quan tâm như ở Thanh Hà (Huế), Hội An (Quảng Nam), Biên Hòa, Bến Nghé (thành phố Hồ Chí Minh), Mỹ Tho (Tiền Giang)… Tuy nhiên, do những yếu tố ñặc thù của quá trình di cư, của các tổ chức cộng ñồng, của các hoạt ñộng kinh tế và văn hóa so với vùng khác (Bắc Trung Bộ và Nam Bộ) nên việc nghiên cứu về người Hoa với tư cách là một cộng ñồng công dân Việt Nam 1 nói chung ở vùng ñất Nam Trung Bộ chưa ñược quan tâm nhiều và chưa ñạt ñược kết quả như mong muốn. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các tác giả ñi trước tại các ñịa phương Quảng Ngãi, Bình ðịnh, Phú Yên và kết quả ñiều tra ñiền dã; chúng tôi muốn bước ñầu nêu lên vài nhận ñịnh chung về người Hoa trên một số nét chính yếu về quá trình ñịnh cư, về tổ 1 Dựa theo quan niệm của GS. Mạc ðường Khái niệm người Hoa ở ñây ñược xem là một cộng ñồng công dân (community of citizen) là một nhóm tộc người thiểu số (ethnic group) có nguồn gốc từ một quốc gia khác, nhưng ñã góp phần khai phá và phát triển những vùng không gian xã hội của quốc gia khác trong quá trình lịch sử lâu dài và sau này ñã hòa nhập với cư dân quốc gia cư trú hoặc nhận quốc tịch của quốc gia cư trú. Xem Mạc ðường (1994), “Người Hoa trong quá trình phát triển ở thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Dân tộc học, số 2, tr.3-12. 32 chức cộng ñồng ở vùng ñất mới trong quá trình cộng cư, hòa nhập vào cộng ñồng quốc gia, dân tộc Việt Nam trước năm 1945. 2. Quá trình ñịnh cư của người Hoa ở các tỉnh Nam Trung Bộ 2.1. Về thời ñiểm di cư, nhìn chung, cư dân người Hoa ñến Nam Trung Bộ muộn hơn so với vùng Bắc Trung Bộ. Ở Hội An (Quảng Nam), người Nhật ñến sớm nhất, sau ñó người Hoa ñến ñịnh cư bắt ñầu vào cuối thế kỷ XVI ñến ñầu thế kỷ XVII. Còn ở Nam Trung Bộ, do tình hình tài liệu hiếm hoi nên việc xác ñịnh thời ñiểm ñịnh cư của người Hoa ñến các tỉnh chưa thật rõ ràng và chính xác. Ở Quảng Ngãi, có thể nói người Hoa ñịnh cư ở Thu Xà, ñịa ñiểm qui tụ nhiều người Hoa nhất ở Quảng Ngãi, là vào cuối thế kỷ XVII. Tác giả ðoàn Ngọc Khôi căn cứ vào nội dung tờ thị: “thị tỉ phong chức của chúa Nguyễn Phúc Chu cho Trần Công Vinh, giao cho ông này nhiều việc, trong ñó có việc quản lý trông coi dân chánh hộ trong các huyện, tổng, xã, thôn, phường thuộc bản phủ cùng thương nhân người Hoa” [9] viết năm Chính Hòa thứ 12 (1691) ñể suy ñoán người Minh Hương tụ cư khá ñông ở Thu Xà trước năm 1691. Ở Bình ðịnh, các tác giả ñều gần như khẳng ñịnh người Hoa ñến ñịnh cư ở ñây vào ñầu thế kỷ XVII. Tuy nhiên, thời ñiểm chính xác vẫn chưa thống nhất, phần lớn các nhà nghiên cứu cho ñó là năm 1610, năm mà thuyên buôn Trung Hoa ñã vào cửa Thị Nại theo sông Kôn vào khu vực cảng thị Nước Mặn ñể kinh doanh góp phần làm cho cảng thị này phồn vinh ðối với tỉnh Phú Yên, không có cứ liệu ñể xác minh nhưng theo các vị cao niên, người Hoa bắt ñầu ñến ñịnh cư trên ñất Phú Yên là vào khoảng cuối thế kỷ XVIII. Họ ñi bằng thuyền buồm, cập bến và ñịnh cư ở vùng ven biển và hạ lưu các sông Mĩ Á (thôn An Phú, huyện Tuy An), Vũng Lấm (xã Xuân Thọ 2, huyện Sông Cầu) rồi sau ñó di chuyển dần ñến thành phố Tuy Hòa và hầu hết các ñịa phương trong tỉnh. Trong thời kì phát xít Nhật xâm lược Trung Quốc (1937-1945), có một số người Hoa ở Hải Nam, Triều Châu, Phúc Kiến ñến cư ngụ bằng nhiều con ñường khác nhau. 2.2. Về nguyên nhân di cư, có hai nguyên nhân cơ bản ñể người Hoa ở miền ðông Nam Trung Quốc (các ñịa phương Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng ðông, Hải Nam ) di cư ñến xứ ðàng Trong là lý do chính trị và lý do kinh tế. Phần lớn những người Hoa di cư là ñể tránh nạn binh ñao, do bất mãn không chịu hợp tác với chính quyền mới; Bên cạnh ñó, do ñời sống kinh tế, nên người Hoa thường tìm ñến những nơi ñã có sẵn kinh tế hàng hóa phát triển trước ñó ñể ñịnh cư và tìm kế sinh nhai. Có thể nói, người Hoa ñến ñịnh cư ở vùng Nam Trung Bộ chủ yếu bắt nguồn từ lý do kinh tế, có nguyên nhân trực tiếp từ việc tự mình ñi tìm kế sinh nhai ở nước ngoài sau những biến ñộng chính trị lớn ở Trung Quốc. 2.3. Về phương cách di cư ñến xứ ðàng Trong nói chung, người Hoa thường di 33 cư tập thể, mang tính tập ñoàn có tổ chức như ở Nam Bộ (Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn ðịch năm 1679, Mạc Cửu ), ở Thanh Hà hoặc Hội An. Tuy nhiên, khi di cư ñến vùng Nam Trung Bộ, tính tổ chức trong di cư của người Hoa không mạnh; họ ít di cư tập thể (theo nhiều dòng họ, nhiều tập ñoàn) mà chủ ñộng rời bỏ quê gốc một cách tự phát. Dựa trên ñiều kiện thuận lợi về cửa cảng nhiều của vùng ven biển Nam Trung Bộ, người Hoa tụ cư ở vùng này theo từng nhóm, từng gia ñình lẻ tẻ. Lúc ñầu, người Hoa có thể qui tụ ở một vài ñiểm thuận lợi cho sinh kế của họ nhưng sau ñó, do nhiều biến ñộng tự nhiên, dân cư, lịch sử phức tạp khác nhau, người Hoa dần dần lan tỏa ra các thị tứ, thị trấn khắp các tỉnh và ñóng vai trò quan trọng trong kinh tế - xã hội ở các tỉnh này. ðại Nam nhất thống chí thời Tự ðức cho biết ở Quảng Ngãi có 2 cửa biển là Sa Kỳ và ðại Cổ Lũy. ðó là những “cửa biển lớn, nước sâu, cạn, tàu thuyền ra vào ñều do ñấy ” từ giữa thế kỷ ñã có chợ và phố: “Chợ Xích Thổ (huyện Chương Nghĩa) có phố Minh Hương”[2]. Từ 2 cửa này, người Hoa nhập cư; lúc ban ñầu họ cư trú xen kẽ với người Việt, ñông nhất ở làng Tiên Sà, sau ñó mới hình thành tổ chức Minh Hương xã, mua ñất lập phố Thu Xà. Dựa theo ñinh bạ (số ñinh) của người Minh Hương Thu Xà làm năm Gia Long thứ 2 (1803) còn lưu giữ ở chùa Ông, số dân Minh Hương xã gồm 108 người, trong ñó một số cư trú ở Thu Xà còn phần lớn sinh sống xen kẽ với người Việt ở các huyện. Theo gia phả một số họ tộc thì người Hoa ñến trong nhiều thời ñiểm khác nhau bắt ñầu vào cuối thế kỷ XVII. Trong số 18 họ tộc Minh Hương cùng ñóng góp lập chùa Ông 2 thì các họ Hoàng, Trần, ðỗ, Vưu ñược xem là ñến ñịnh cư sớm hơn. Họ Từ 13 ñời có gốc ở làng Giang ðông, phủ Chương Châu, Phúc Kiến nhập tịch Cựu Minh Hương (xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa) nhưng có từ ñường ở thị trấn Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành. Họ Tăng nay ñược 8 ñời nhưng ñã dừng chân ngụ tại Mỹ Khê, huyện Sơn Tịnh 1 ñời trước khi tiếp tục vào ñịnh cư ở Cựu Minh Hương. Ở Bình ðịnh, cùng với ñịa ñiểm ñầu tiên là cảng thị Nước Mặn, người Hoa ñã lần lượt ñến ñịnh cư sinh sống ở nhiều nơi khác. Nhiều thị tứ, thị trấn mới trong tỉnh lần lượt ra ñời với sự ñịnh cư và buôn bán của người Hoa như Gò Bồi, An Thái, ðập ðá, Gò Găng, Bình ðịnh và cảng thị Qui Nhơn 3 Ngoài cửa Kẻ Thử, họ còn vào cửa ðề Gi (Phù Cát) lập Trà Quang phố, vào cửa Kim Bồng (Bồng Sơn) lập Hòa Quang phố Cũng thời kỳ ñó, còn có những nhóm vài ba chục hoặc một vài trăm người ñến buôn bán làm ăn rải rác khắp trong tỉnh, ở lại lập nghiệp, sinh con ñẻ cháu và lập thành những làng Minh Hương. Quá trình tụ cư ñó càng ñược ñẩy mạnh, tăng cường khi vua Minh Mạng có chỉ dụ cho phép người Hoa ñịnh cư một cách hợp pháp ở Bình ðịnh vào năm 1832. 2 ðược công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết ñịnh số 43VH/Qð ngày 7/1/1993. 3 Theo các hồ sơ khảo sát thực ñịa và Báo cáo thực tập Tốt nghiệp của sinh viên khoa Sử, trường ðại học Tổng hợp Hà Nội năm 1991 còn lưu tại các thị tứ, thị trấn này. 34 Cũng như các ñịa phương khác, người Hoa ở Phú Yên phần lớn là người Hải Nam, Phúc Kiến, Triều Châu và một số người Quảng ðông, người Hẹ (Gia Ứng) và sau này có một số người Thượng Hải. Khoảng cuối thế kỉ XIX ñầu thế kỉ XX, thì cộng ñồng người Hoa hình thành trên ñất Phú Yên, cư trú ở hầu khắp các huyện trong tỉnh nhưng mật ñộ khác nhau: Người Hoa cư trú ở 6 xã ở huyện Tuy Hòa, 7 xã và thị trấn Chí Thạnh ở huyện Tuy Hòa, 4 xã và thị trấn La Hai ở huyện ðồng Xuân, 4 xã và thị trấn Sông Cầu ở huyện Sông Cầu. Ở thành phố Tuy Hòa: người Hoa cư trú ở các phường nội thị và các xã Bình Kiến, Hòa Kiến. Một ít người Hoa cư trú ở 2 huyện Sơn Hòa và Phú Hòa. Theo số liệu thống kê tháng 11 năm 1975, Phú Yên có khoảng 3500 người Hoa; riêng ở thành phố Tuy Hòa có 2.300 người. Năm 2000 thống kê ñược 536 người. Nhìn chung, dân số người Hoa ở Phú Yên ñang có xu thế giảm dần do sự di cư ñến nơi khác. Mặc khác, do quá trình ñồng hóa tự nhiên, những người Hoa sống ở vùng nông thôn khi khai báo hoặc làm giấy tờ hành chính họ ñều tự nhận mình là người Việt. Vào những năm ñầu của thập niên 50 của thế kỷ XIX, khi ở Trung Quốc xảy ra những sự kiện chính trị lớn như Chiến tranh Nha Phiến, phong trào Thái Bình Thiên Quốc thất bại thì làn sóng di cư của người Hoa ra nước ngoài nói chung, ñến Nam Trung Bộ nói riêng, càng trở nên ồ ạt và ñông ñảo. Dưới thời Pháp thuộc, số người Hoa ñến Việt Nam càng ñông ñảo thêm; một bộ phận ñịnh cư, một bộ phận khá lớn tạm trú, cất hàng về Trung Quốc hoặc giữa các nước trong khu vực mà không ñịnh cư hẳn Khi ñến Nam Trung Bộ ñịnh cư, người Hoa ñã mua ñất, xây nhà, lập phố, mở cửa hiệu buôn bán trên các trục ñường lớn, gần các chợ. 3. Các tổ chức cộng ñồng của người Hoa ở Nam Trung Bộ Dù ñi bất cứ nơi ñâu, do mang trong mình ý thức tự tôn dân tộc mạnh mẽ, ñồng thời ñể có thể bảo vệ ñược các quyền lợi chính trị, cạnh tranh về kinh tế và bảo lưu những sắc thái văn hóa Trung Hoa truyền thống ở môi trường sinh sống mới, người Hoa ñã liên kết lại với nhau thành từng nhóm cộng ñồng theo các nhu cầu về nghề nghiệp, theo ngôn ngữ, theo quan hệ thân tộc và ñồng hương bên Trung Quốc. Các nhóm cộng ñồng ñó ñược nhà nước quân chủ Việt Nam công nhận và thể chế hóa thành các tổ chức xã, bang. 3.1. Tổ chức Minh Hương xã Như chúng tôi ñã có lần ñề cập [3, 14], “người Hoa” bao gồm người Việt gốc Hoa (trong ñó có Minh Hương xã) và Hoa kiều. “Minh Hương xã” là xã hiệu của cộng ñồng người Việt gốc Hoa sau khi người Hoa tự nguyện nhập quốc tịch Việt Nam. Còn Hoa kiều mà sử sách thường gọi là “khách trú” là những người Hoa vẫn giữ nguyên quốc tịch Trung Hoa mà phần lớn họ là thương nhân ñến buôn bán ở các cảng thị. Các làng Minh Hương ñược giao quyền tự quản cao hơn, ñược ñặc ân về sưu dịch, binh lính 35 và hoạt ñộng kinh doanh nhưng ñáp lại phải chịu số thuế cao hơn người Việt dưới thời các chúa Nguyễn và Tây Sơn. Về tên gọi “Minh Hương”, Sổ ñinh của nhà Nguyễn giải thích: Người Minh Hương là người Trung Quốc di cư vào Việt Nam cuối thời Minh ñầu thời Thanh. Nhưng theo ðào Trinh Nhất thì làng Minh Hương chủ yếu là người Trung Quốc lấy vợ Việt Nam và con cháu họ. ðể tiện việc quản lý, chúa Nguyễn ñã cho lập làng của người Minh Hương, lập bộ hộ tịch riêng của người Hoa kiều. Từ ñó làng của người Hoa ñược chính thức thừa nhận gọi là Minh Hương hoặc Minh Hương xã. Lúc ñầu những quần thể tụ cư này còn nằm trong phạm vi hẹp, tự phát, sau ñó lan rộng ra thành làng và ñược vua Gia Long thể chế hóa năm 1814 [6]. Về sau, vào giữa thế kỷ XIX, có thêm một số người Hoa ñến lập nghiệp, vua Nguyễn cũng cho lập làng cho nhóm người mới ñến này là Minh Hương xã Tân thuộc. Thêm hai chữ Tân thuộc ñể phân biệt người Minh Hương mới nhập cư với người Minh Hương ñã cư trú lâu ñời (Cựu thuộc). Riêng người Hoa ñến Việt Nam lập nghiệp từ cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ XX thì xưng là Hoa kiều chứ không gọi Minh Hương bởi vì họ giữ quốc tịch Trung Hoa. Có lẽ lúc này chuyện nhà Thanh hay nhà Minh cũng ñã nhạt dần trong tâm thức của họ. Mối bận tâm của người Hoa bây giờ là ñịnh cư, giữ quan hệ tốt với người Việt, buôn bán thuận lợi. Trong quá trình ñiền dã, có thể nhận thấy rằng ở Quảng Ngãi và Bình ðịnh có hai loại tổ chức Minh Hương là Minh Hương cựu xã và Minh Hương tân thuộc. Ông Quách Thế Hải, người Bình ðịnh, trong một ñặc san riêng của người Hoa ñã phân biệt: “Chỉ những người Trung Hoa cuối ñời Minh hoặc ñầu ñời Thanh ñến lập nghiệp ở Việt Nam dưới thời các Chúa Nguyễn (1558 – 1802) mới gọi là Minh Hương. Những người ñến lập nghiệp thế kỷ XIX vào ñời các vua Nguyễn (từ 1802) cũng gọi là Minh Hương nhưng là “Minh Hương tân thuộc”. Những người Trung Hoa ñến Việt Nam lập nghiệp cuối thế kỷ XIX ñầu thế kỷ XX thì gọi là Hoa Kiều, không gọi là người Minh Hương”[7]. Ở Quảng Ngãi, sách ðại Nam nhất thống chí ñời Tự ðức ñã nhắc ñến Minh Hương xã, ðồng Khánh ñịa dư chí có ñề cập ñến hai làng: xã Minh Hương tân thuộc và Minh Hương Cựu thuộc, tổng Nghĩa Hà, huyện Chương Mỹ. Trong sách Danh sách xã thôn Trung Kỳ 4 có ghi: Minh Hương xã, Tân Thanh (tên gọi mới của Minh Hương Tân thuộc) bên cạnh các ñịa danh Thu Xà phố, Tiên Xà xã, Hà Khê thôn thuộc tổng Nghĩa Hà, phủ Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi (ngày nay các làng này ñều thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa). Thực tế, ñiền dã tại Quảng Ngãi cho thấy Minh Hương ñã ra ñời trong thế kỷ XVIII, dành cho những người Hoa ñịnh cư sớm. Tuy có xã hiệu nhưng không có ñịa giới rõ ràng, họ phân tán thành từng nhóm cư trú xen lẫn với người Việt. 4 Bản in Ronéo, ñóng dấu triện “Trung phần, Quốc Gia Việt Nam”, viết dưới thời Bảo ðại, khoảng năm 1943. 36 ðến ñầu thế kỷ XIX, họ mua ñất của thôn Hà Khê và xã Tiên Xà ñể lập phố, xây dựng chùa Ông (1821), chùa Bà và các ñền miếu khác. Minh Hương tân thuộc ở Quảng Ngãi ñược tách ra từ Minh Hương Cựu thuộc, tập trung phần lớn người Hoa di cư sang cuối thế kỷ XVIII ñến ñầu thế kỷ XIX. Thời ñiểm tách ra là năm 1843 khi căn cứ vào tờ ñơn của thuộc trưởng Cô ðăng Long năm Thiệu Trị thứ 3 (1843). Những người Hoa ñến Thu Xà thời nhà Thanh (bên Trung Quốc) xin vua Thiệu Trị ñược phép lập nên xã Minh Hương mới gọi là Minh Hương tân thuộc. Cả Minh Hương tân thuộc và Cựu thuộc ñều có thể lấy vợ người Việt, ñịnh cư lâu dài ñể thuận tiện cho việc buôn bán. Các ñiểm cư trú của người Minh Hương ngoài phố Thu Xà thường là các thị tứ quan trọng như Châu Ổ, Trà Xuân, ðồng Ké, Ba Gia, Chợ Chùa và các làng nghề như ñúc ñồng Chú Tượng, ñường phổi Vạn Tượng, nghề gốm Mỹ Thiện….[9]. Minh Hương xã ở Bình ðịnh hình thành tương ñối sớm, chỉ sau Hội An (Quảng Nam) và cùng thời với Thanh Hà (Huế) trong thế kỷ XVII. Bình ðịnh lúc ban ñầu có Minh Hương xã Nước Mặn phố (ngày nay thuộc xã Phước Quang, Tuy Phước), Minh Hương xã Trà Quang phố (thị trấn Phù Mỹ), Minh Hương xã Hòa Quang phố (Tam Quan Bắc, Hoài Nhơn) và Minh Hương xã An Thái phố (Nhơn Phúc, An Nhơn). ðến ñời chúa Nguyễn Phúc Chu (1698), làng của người Minh Hương gọi là trang, trưởng làng người Minh Hương gọi là Trang trưởng (tương ñương Lý trưởng của người Việt). Do vậy, Minh Hương xã Nước Mặn phố có tên làng gọi là Minh Hương xã Vĩnh An trang, Minh Hương xã An Thái phố có tên làng là Minh Hương xã An Hòa trang, Minh Hương xã Trà Quang phố có tên làng là Minh Hương xã Trà Quang trang và Minh Hương xã Hòa Quang phố có tên làng là Minh Hương xã Hòa Quang trang. Ngoài ra, người Minh Hương còn ở ñịnh cư rải rác ở Phú Phong, Vĩnh Thạnh, An Khê (nay thuộc tỉnh Gia Lai)…[15]. Khác với làng người Việt, làng người Minh Hương có số dân nhất ñịnh nhưng không có không gian nhất ñịnh, nói cách khác là làng Minh Hương có dân mà không có ñất. Người Minh Hương thuộc trang Vĩnh An ở Nước Mặn nhưng có người cư trú ở Gò Bồi, Cảnh Hàng, Phú ða hay ðập ðá. Làng Minh Hương ở Nước Mặn (Minh Hương xã Nước Mặn phố) là Minh Hương cựu thuộc ñược thành lập sớm nhất ở Bình ðịnh. ða phần người Hoa ñến Bình ðịnh làm nghề buôn bán, bốc thuốc bắc, làm một số nghề thủ công… Họ nhanh chóng trở nên giàu có và cung nạp các thứ thuế rất nặng. Bù lại họ ñược miễn thuế thân, miễn trừ quân dịch, sưu dịch, tạp dịch. ðến năm Thành Thái thứ 10 năm (1898), thuế lệ của người Minh Hương mới giống người Việt. Tuy nhiên, việc thu thuế thân và cấp bài chỉ (biên nhận) vẫn do Trang trưởng thu rồi nộp cho phủ vì huyện không quản lý người Minh Hương. Trường hợp của tỉnh Phú Yên thì tổ chức Minh Hương tương ñối muộn do cư dân người Hoa ñến ñây muộn hơn các tỉnh khác. Trong Danh sách xã thôn Trung kỳ giữa thế kỷ XX có ghi lại thôn Minh Hương tổng Xuân Bình, huyện ðồng Xuân. Còn 37 trong các tài liệu của tỉnh Phú Yên thì ghi nhận rằng: tại Vũng Lấm người Hoa ñã phát triển thành thương cảng khá sầm uất, thuyền buôn trong và ngoài nước thường cập bến ñể thu mua và trao ñổi hàng hóa; và cũng tại nơi ñây ngày xưa người Hoa ñã xây dựng thành một làng Minh Hương khá phát triển (nay thuộc xã Xuân Thọ 2 huyện sông Cầu). Những người cầm ñầu làng Minh Hương ñược tuyển chọn qua các kỳ thi và ñược vua, chúa bổ nhiệm. ðứng ñầu Minh Hương là Trang trưởng. Vài ba trang lập thành một thuộc, người ñứng ñầu thuộc là thuộc trưởng (tương ñương Chánh tổng). Trang trưởng do ðại hội trang bầu lên và trình quan ñứng ñầu phủ (hay tỉnh sau này) chuẩn y. Minh Hương xã trước kia trực thuộc hệ thống hành chính tổng, huyện phủ sở tại; nhưng ñến năm 1827, vua Minh Mạng cho Minh Hương xã trực tiếp lệ thuộc vào cấp trấn (tỉnh); khi có việc, quan phải ñến ngay tỉnh mà không lệ thuộc vào phủ, huyện, tổng. Một ñặc ñiểm riêng là nếu dân Minh Hương có làm gì phi pháp thì phải giao về cho người ñứng ñầu của Minh Hương xã xem xét. Về tư pháp, người Minh Hương ñược hưởng một số ñặc quyền: Nếu họ bị kiện phải do Trấn thủ xử chứ Tri huyện, Tri phủ không có quyền xử. Việc sinh, tử, học hành và làm mọi việc liên quan ñến kê khai lý lịch, tư pháp tự làm sổ bộ riêng và báo cáo Trấn thủ. Tuy nhiên, do biến ñộng lịch sử, số phận người Hoa ở làng Minh Hương cũng “ba chìm bảy nổi” theo. ðặc biệt trong thế kỷ XIX, triều ñình nhà Nguyễn cũng ñã có những chính sách khác nhau ñối với bộ phận cư dân này. Với chính sách ưu ñãi của vua Gia Long, người Hoa ñịnh cư ngày càng ñông ở Việt Nam; trong ñó, miền Trung thu hút khá lớn. Họ càng nhúng tay vào việc buôn bán bất hợp pháp như buôn gạo, buôn thuốc phiện là những thứ bị cấm ñoán. Những ñiều ñó ñã khiến vua Minh Mạng phải thi hành những chính sách cứng rắn ñối với người Hoa. Năm 1843, vua Minh Mạng chia người Hoa thành hai nhóm ñể ñánh thuế thân: Nhóm Minh Hương gồm những người ñịnh cư, lấy vợ Việt Nam và sinh con ñẻ cái, có nhiều công trong việc giúp triều Nguyễn nên ñược ñánh thuế nhẹ. Nhóm người Thanh ña số là thương nhân và dân nghèo ñi làm thuê vẫn giữ quốc tịch Trung Hoa. Hoa kiều này phải ñóng thuế nặng, bị kiểm soát gắt gao, cư trú cố ñịnh. Minh Mạng còn cấm Hoa kiều tự do tiếp xúc với người Minh Hương. Sau này những việc làm của Thiệu Trị và Tự ðức ñã làm cho người Minh Hương ngày càng gắn bó, hòa nhập với vùng ñất họ ñịnh cư. Thời Pháp thuộc, các làng Minh Hương không có nhiều biến ñổi, tính tự trị yếu dần và ñi vào quỹ ñạo của làng xã Việt Nam nói chung. Ngay từ lúc gọi Minh Hương xã, chúng ta thấy yếu tố Việt ñã xuất hiện và xâm nhập mạnh vào người Minh Hương. Minh Hương xã là kiểu tổ chức tương tự làng truyền thống của người Việt. Ở ñình làng Việt Nam có ñền thờ các ông khai canh nhưng Tiên hiền làng Việt cũng ñóng vai trò như làng Minh Hương. Những nghi lễ trong làng Minh Hương lúc ñầu do chính người Minh Hương tổ chức và thực hiện, sau ñó do quá 38 trình giao lưu văn hóa với người Việt nên những nghi lễ của họ nhạt dần theo thời gian. Sau này, khi dân Việt ñịnh cư tại làng Minh Hương, tuy là dân ngụ cư, nhưng ñược hưởng mọi quyền lợi như dân Minh Hương. Thực tế ñiền dã cho thấy yếu tố Việt hóa tỏ ra rất mạnh mẽ ở vùng Nam Trung Bộ mà ñặc biệt là ở tỉnh Bình ðịnh. 3.2. Tổ chức Bang Trong khi Minh Hương ñược tiếp tục hưởng quy chế cũ như thời chúa Nguyễn, ñược mang quốc tịch Việt Nam, người Hoa nhập cư làm ăn buôn bán nhưng không nhập tịch Việt Nam thì triều Nguyễn quản lý họ theo tổ chức Bang; cơ chế này ñược ban hành từ ñầu triều Gia Long (1802). Những người trong Bang ñược hưởng chế ñộ tự trị cao hơn - kiều dân nhưng phải ñóng thuế nặng hơn. Khác với Minh Hương xã, hình thức liên kết Bang của người Hoa ñược tổ chức khá chặt chẽ; họ liên kết lại với nhau thành những nhóm theo phương ngữ hay cùng nguồn gốc huyết thống. Tên gọi của Bang mang tên các ñịa phương như bang Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng ðông, Hải Nam…. Nhưng cũng có những trường hợp ñặc biệt, thành viên của Bang có thể bao gồm nhiều nhóm phương ngữ khác nhau. Trong trường hợp này, thường có thêm một Bang phó ñại diện cho những thành viên thuộc nhóm phương ngữ khác nhau ñó. Cũng khác với một số nước, ở Việt Nam, Bang mở rộng cho tất cả những người cùng quê quán không kể họ là thương nhân hay không. Có thể nói rằng, Bang vừa là tổ chức xã hội (hội ñồng hương, tương tế) vừa là hiệp hội thương mại (hội họp, kho hàng), vừa là trung tâm tín ngưỡng của Hoa kiều. Trụ sở của các Bang là các hội quán. Thực tế ñiền dã tại hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình ðịnh cho thấy, tổ chức bang ra ñời vào ñầu thế kỷ XIX mà biểu hiện cụ thể là các hội quán của các bang sớm nhất ñược xây dựng trong giai ñoạn này. Ở Nam Trung Bộ, người Hoa chủ yếu có 4 bang là Phúc Kiến (ñông nhất), Triều châu, Quảng ðông và Hải Nam, không có bang Hẹ (hay Gia Ứng) như ở Nam Bộ hay Hội An. Ở Quảng Ngãi, do phố cảng Thu Xà ñã suy tàn khi nơi ñây là vùng tranh chấp ác liệt thời chống Pháp và chống Mỹ nên mọi dấu tích còn lại khá mờ nhạt. Cư dân ñịa phương cho biết rằng: Cư dân Minh Hương (cựu) ñã mua ñất của làng La Khê và Tiên Xà ñể lập phố buôn bán ñồng thời xây dựng chùa Ông, chùa Bà. Còn cư dân Minh Hương tân thuộc (hay Tân Thanh) và những Hoa kiều mới ñến cư ngụ buôn bán trên ñất Thu Xà ñã mua một phần ñất của làng Phú Cường ñể xây riêng chùa Ông và ñặc biệt là 4 hội quán ñể thờ tự và sinh hoạt cộng ñồng. Trong ñó, có Tứ bang hội quán (chung) và 3 hội quán Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng ðông rất khang trang với qui mô lớn, còn hội quán Hải Nam ñược xây dựng trên ñất La Khê. Về sau khi phố thị Thu Xà suy tàn, sông Vực Hồng, một nhánh của sông Vệ, bị xói lở làm cho chùa Bà và Hội quán Hải Nam không còn. Các hội quán khác trên ñất làng Phú Cường bị triệt hạ bởi chiến tranh tàn phá chỉ còn nền ñất. Cư dân trong bang Hải Nam và Triều Châu xây dựng lại hội quán ở ñường Lê Văn Sĩ và ñường Lê Trung 39 ðình, thành phố Quảng Ngãi khi họ chuyển cư ñến ñây, còn các hội quán khác ở Phú Cường về cơ bản vẫn hoang phế như cũ, hoặc có xây dựng lại ñơn sơ (như Quảng ðông hội quán). Ở Phú Cường, chúng tôi còn tìm thấy một số nghĩa ñịa riêng cho từng Bang, ñặc biệt nghĩa ñịa Triều Châu, có qui mô lớn và còn ñược giữ gìn rất cẩn trọng. ðiều ñó nói lên rằng, tổ chức Bang của người Hoa ở ñây khá chặt chẽ, nhưng khi phố Thu Xà suy tàn giữa thế kỷ XX, ñại bộ phận cư dân chuyển ñi nơi khác, thì hoạt ñộng tại các hội quán cũng không còn ñược duy trì. Trên ñất Bình ðịnh, người Hoa ñến cư ngụ ngày càng nhiều, buôn bán của họ diễn ra ngày càng mạnh mẽ, nên từ những năm 40 của thế kỷ XIX, tổ chức “Bang” người Hoa cũng ñã ra ñời. Trên ñất Quy Nhơn, các Hoa kiều ñến từ các tỉnh Hải Nam, Quảng ðông, Phúc Kiến, Triều Châu. Dấu tích của các bang chính là các hội quán còn lại khá nguyên vẹn: Quỳnh Phủ hội quán (còn gọi là Hải Nam hội quán hay chùa Hải Nam) ñược xây dựng năm 1843, ở làng Cẩm Thượng. Triều Châu hội quán ñược xây cất từ trước năm 1850, những năm này là năm trùng tu với quy mô bề thế như ñã có hiện nay. Hội quán nằm bên ñầm Thị Nại. Phúc Kiến hội quán xây dựng sau năm 1843, trên ñất làng Cẩm Thượng và Quảng ðông hội quán ra ñời khoảng năm 1874 – 1877, ở về phía Nam của làng Chánh Thành, thờ Quan Thánh ðế Quân (Quan Công). Ngoài ra có Ngũ Bang hội quán ở làng Cẩm Thượng ra ñời vào khoảng giữa thế kỷ XIX, rộng khoảng 1600 m 2 . Ngoài sinh hoạt chung, hội quán còn thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, ngôi ñền chung ở Quy Nhơn của cư dân 4 Bang và Minh Hương. Ở các thị tứ, thị trấn Bình ðịnh, các hội quán cũng ñược xây dựng; tuy nhiên không có qui mô lớn như ở cảng thị Quy Nhơn. Ở ñây cư dân chủ yếu lập ngũ bang hội quán ñể sinh hoạt và thờ cúng chung như trường hợp thị trấn An Thái. Trên ñất Phú Yên, hoạt ñộng của các Bang nổi bật hơn xã Minh Hương. Dấu tích sinh hoạt của các Bang còn lại khá nguyên vẹn. Người Hải Nam ñã xây dựng ñền thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu ở Vũng Lấm, Sông Cầu năm 1862. Năm 1868, họ lập Chiêu Ứng Từ ở Mỹ Á, thôn Long Thủy (xã An Phú, huyện Tuy An) thờ 108 người Hoa bị nạn Năm 1943, ñền Quan Thánh ở ñường Chu Mạnh Trinh, phường 1 ñược xây lại vừa thờ Quan Thánh, Thiên Hậu Thánh Mẫu, thờ 108 người Hải Nam tử nạn vừa dùng làm hội quán Hải Nam. Người Hoa Phúc Kiến xây dựng một ñền thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu ở thị trấn sông Cầu (chùa Bà). Năm 1882, bà con người Hoa gốc Phúc Kiến, Triều Châu và Quảng ðông cùng chung một ngôi ñền tại ñường Phan ðình Phùng, phường 1, thành phố Tuy Hòa thường gọi là chùa Ông Quảng Phúc Triều (hoặc chùa Ngũ Bang) vừa thờ tự vừa làm hội quán Quảng Phúc Triều (ba bang người Hoa)… Về cơ cấu tổ chức, ñứng ñầu mỗi Bang là Bang trưởng, theo chế ñộ tuyển chọn 40 và ñược vua phê chuẩn mới ñược lên nắm quyền. Năm 1825, Minh Mạng quy ñịnh: các Bang trưởng sau khi ñược các thành viên trong Bang bầu lên, có nhiệm kỳ 4 năm, chỉ cần gửi ñến chính quyền ñịa phương ñể chấp nhận, không cần có sự phê chuẩn của nhà vua. Bang trưởng chịu trách nhiệm thu thuế và nộp thuế cho chính quyền, chịu trách nhiệm về thái ñộ chính trị, ñại diện cho nguyện vọng của những thành viên trong Bang ñể ñề ñạt với chính quyền sở tại. Tổ chức Bang khá chặt chẽ và tương ñối ñộc lập, trong nội bộ từng Bang có các tổ chức trường học, bệnh viện, nhà xuất bản, câu lạc bộ, nhà thờ, ñình chùa, thậm chí có cả cơ quan lãnh sự và nghĩa ñịa riêng, nên Bang trưởng có quyền lực khá lớn, tương ñương với người cầm ñầu một tổ chức hành chính trong cơ cấu xã hội sở tại [6]. Các nghĩa ñịa ở Quảng Ngãi, trường học ở các hội quán người Hoa Quảng Ngãi, Phú Yên và Bình ðịnh là những dẫn dụ tiêu biểu cho tính ñộc lập, tự trị rất cao của tổ chức Bang này. Bang không chỉ là tổ chức hành chính, thương mại mà còn có các cơ sở giáo dục, tín ngưỡng riêng. Bang trưởng không chỉ là người ñại diện cho Bang mình về phương diện nhà nước, cộng ñồng dân tộc, tín ngưỡng của hàng Bang mà còn là người có năng lực quản lý kinh tế giỏi. Bang trưởng do các viên bầu ra lo việc ký kết các văn bản kinh doanh của thương quán, quan hệ với nhà nước Việt Nam; có một hoặc hai Bang phó vừa là người thông ngôn, người giao dịch, nắm các nguồn hàng, tiếp thị trong và ngoài nước, phụ trách về tài chính và thuế khóa. Về hoạt ñộng thương mại, hội quán còn là nơi nhận chuyển hàng hóa từ các thương thuyền chở ñến cảng thị rồi chuyển ñến các cửa hàng; nơi tập trung hàng hóa trong nước ñợi có thuyền xuất khẩu ra nước ngoài, trực tiếp bán hàng hóa hoặc cử người chuyển hàng hóa ra nước ngoài [16]. Do ñó hội quán nào cũng có kho hàng rất lớn ñể chứa hàng và có nhiều mối quan hệ với nhiều ñịa ñiểm mua bán hàng hóa ở trong nước, liên hệ chặt chẽ với các thị trường nội ñịa ở Trung Quốc, ñặc biệt nơi cùng nguyên quán của các Bang. Sở dĩ thế kỷ XIX tổ chức Bang phát triển mạnh mẽ và tổ chức chặt chẽ hơn Minh Hương xã trước ñó là vì luồng di cư của người Hoa vào thời gian này càng ngày càng lớn và nhu cầu cố kết cộng ñồng cao hơn. Các hội quán ra ñời vừa mang tính chất kinh tế vừa mang tính chất tín ngưỡng xã hội. Nó là nơi thờ tự tổ tiên, thờ những vị thần. Nó ñược xem là ngôi nhà chung ñể hội họp bàn bạc các công việc quan trọng của cộng ñồng. 4. Kết luận 4.1. Về thời ñiểm di cư, nhìn chung, cư dân người Hoa ñến Nam Trung Bộ muộn hơn so với vùng Bắc Trung Bộ và rất khó xác ñịnh một cách chính xác thời ñiểm họ nhập cư. Trong ñó, có thể ñoán ñịnh người Hoa ñịnh cư ở Bình ðịnh sớm hơn (ñầu thế kỷ XVII) so với Quảng Ngãi (cuối thế kỷ XVII) và Phú Yên (vào thế kỷ XVIII). 4.2. Về nguyên nhân di cư, người Hoa ñến ñịnh cư ở vùng Nam Trung Bộ chủ [...]... c sinh ho t c ng ñ ng, Thông tin Khoa h c và Công ngh , S Khoa h c Công ngh và Môi trư ng Th a Thiên Hu , s 4, (1995) [15] ðinh Bá Hòa, Di tích l ch s chùa Bà, ð c san B o tàng t nh Bình ð nh, (2009), trang 6 [16] Nguy n Văn ðăng, Tìm hi u m t s t ñi m kinh t - xã h i ngư i Hoa mi n Trung th k XIX, Báo cáo t ng k t ñ tài nghiên c u khoa h c c p cơ s , trư ng ð i h c Khoa h c, ð i h c Hu , (2007), trang... chung TÀI LI U THAM KH O [1] Ban công tác ngư i Hoa th xã Tuy Hòa, Ngư i Hoa Phú Yên, UBMTTQVN th xã Tuy Hòa, Tuy Hòa, 2001 [2] Phan ð i Doãn, Nguy n H ng Quân, Th t - hi n tư ng ñô th hóa (qua tư li u t nh Bình ð nh), T p chí Nghiên c u l ch s , s 2, (1992), 15 - 26 41 [3] Nguy n Văn ðăng, Ngư i Hoa mi n Trung - l ch s di dân, d u n văn hóa và nh ng v n ñ ñ t ra, T p chí Nghiên c u và phát tri n, S Khoa. .. c M n thu ph n vinh, Báo cáo k t qu nghiên c u khoa h c, H i văn h c ngh thu t Bình ð nh, Qui Nhơn, 2002 [12] Qu c s quán tri u Nguy n, ð i Nam nh t th ng chí, B n d ch c a Vi n S h c, Nxb Thu n Hóa, Hu , t p 2, 1992 [13] Qu c s quán tri u Nguy n, ð i Nam nh t th ng chí, t nh Qu ng Ngãi, Tu Trai Nguy n T o d ch, B Qu c gia Giáo d c xb, Sài Gòn, 1964 [14] Nguy n Văn ðăng, Ngư i Hoa Th a Thiên Hu - l... Th a Thiên Hu , s 3 (51), (2005), 11 - 16 [4] Tr n ð , Ngư i Hoa Vi t Nam trong m t s tác ph m c a h c gi Trung Qu c (xu t b n g n ñây), T p chí Nghiên c u l ch s , s 4, (1994), 90 - 94 [5] Lê Quý ðôn, Ph biên t p l c, Nhà xu t b n Khoa h c xã h i, Hà N i, 1977 [6] Châu H i, Các nhóm c ng ñ ng ngư i Hoa Hà N i, 1992 Vi t Nam, Nhà xu t b n Khoa h c xã h i, [7] Quách Th H i, Minh Hương xã, làng Tàu trên... v n t n t i trong tâm th c c a m i ngư i Hoa trong Bang, và hi n h u qua hình nh các h i quán c a các Bang 4.5 Ngư i Hoa phía Nam Trung Hoa ñã lìa b quê hương, ñ nh cư và hòa nh p vào c ng ñ ng các dân t c Vi t Nam và m i vùng mi n nh p cư có nh ng s c thái riêng B ng kinh nghi m và b n lĩnh trong kinh doanh và s n xu t các ngành ngh th công, d ch v , ngư i Hoa ñã có nh ng ñóng góp l n lao vào quá... vùng Nam Trung B D u n v văn hóa c a h trong b n s c văn hóa c a các ñ a phương là r t l n ðó là nh ng ngu n l c quí giá trong di s n văn hóa c a nh ng ngư i ñi trư c ñ l i cho chúng ta ð có th phát huy các giá tr di s n văn hóa v t ch t và tinh th n c a ngư i Hoa c n có s nghiên c u công phu, nghiêm túc hơn v vai trò kinh t và các di s n văn hóa quí giá c a ngư i Hoa ñ l i trên m nh ñ t Nam Trung. .. ch hơn 4.4 V t ch c Bang, Nam Trung B , ngư i Hoa ch y u có 4 bang là Phúc Ki n (ñông nh t), Tri u Châu, Qu ng ðông và H i Nam, không có bang H (hay Gia ng) như Nam B hay H i An D u tích c a các bang chính là các h i quán còn l i khá nguyên v n 3 t nh kh o sát, ngoài h i quán riêng, luôn có h i quán chung cho c các Bang “Ngũ bang h i quán” Quy Nhơn, Thu Xà, “h i quán Qu ng Phúc Tri u” Tuy Hòa Hi n nay,... ngu n t lý do kinh t ; h ñi tìm k sinh nhai sau nh ng bi n ñ ng chính tr l n Trung Qu c V ñ c ñi m di cư, d a trên ñi u ki n thu n l i v c a c ng nhi u c a vùng ven bi n Nam Trung B , ngư i Hoa t cư theo t ng nhóm, t ng gia ñình l t so v i vi c di cư mang tính t p ñoàn như các vùng khác Lúc ñ u, ngư i Hoa có th qui t m t vài ñi m thu n l i cho sinh k c a h nhưng sau ñó, h d n d n lan t a ra các th... ðăng, ðô th Vi t Nam dư i th i Nguy n, Nhà xu t b n Thu n Hóa, Hu , 1999 [9] ðoàn Ng c Khôi, Vai trò c a thương c ng c Thu Xà trong phát tri n kinh t nông thôn Qu ng Ngãi, ð c san Tư nghĩa 35 năm xây d ng và phát tri n, (2010), 43 - 45 [10] Tr n T Minh, Ngư i Hoa 55 năm ñ u tranh cách m ng và xây d ng t nh Phú Yên, UBMTTQVN t nh Phú Yên, Tuy Hòa, 1999 [11] Nguy n Xuân Nhân, Sưu t m và nghiên c u v c... th y r ng Qu ng Ngãi và Bình ð nh có hai lo i t ch c Minh Hương là Minh Hương C u xã và Minh Hương tân thu c Tuy có xã hi u nhưng không có ñ a gi i rõ ràng, h phân tán thành t ng nhóm cư trú xen l n v i ngư i Vi t T ch c Minh Hương xã ch y u phát tri n trư c th k XIX T th k XIX, Minh Hương xã b Vi t hoá nhanh chóng, nh t là t nh Bình ð nh; thay vào ñó, b i t ch c Bang c a ngư i Hoa m i nh p cư v i s . CHÍ KHOA HỌC, ðại học Huế, Số 66, 2011 VÀI NHẬN XÉT VỀ TỔ CHỨC CỘNG ðỒNG NGƯỜI HOA Ở NAM TRUNG BỘ (CÁC TỈNH QUẢNG NGÃI, BÌNH ðỊNH, PHÚ YÊN) Nguyễn Văn ðăng Trường ðại học Khoa học, ðại học. hiểu một số tụ ñiểm kinh tế - xã hội người Hoa ở miền Trung thế kỷ XIX, Báo cáo tổng kết ñề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, trường ðại học Khoa học, ðại học Huế, (2007), trang 27. 43 SOME. trình di cư, của các tổ chức cộng ñồng, của các hoạt ñộng kinh tế và văn hóa so với vùng khác (Bắc Trung Bộ và Nam Bộ) nên việc nghiên cứu về người Hoa ở vùng ñất Nam Trung Bộ chưa ñạt ñược kết

Ngày đăng: 14/08/2014, 19:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w