1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Ngọt ngào thiên lý nấu canh ppsx

3 246 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Ngọt ngào thiên lý nấu canh Thiên lý thuộc dạng thân dây leo, thường trồng thành giàn để lấy hoa nấu canh và làm bóng mát. Ít ai thấy quả của thiên lý bao giờ, vì chỉ cần hoa hé nụ thôi, là người làm vườn đã ngắt xuống để nấu canh rồi. Canh thiên lý - Ảnh: Ý Nhạc Hoa thiên lý có mùi hương thoang thoảng, gọi như các nghệ sĩ là mùi thơm phiêu bồng. Vì thế giàn thiên lý đã đi vào nhạc, vào thơ… khiến bao tâm hồn mê đắm, trở thành nỗi nhớ của các thi sĩ xưa… “Nhà tôi ở cuối chân đồi, có giàn thiên lý, có người tôi thương” (Chuyện giàn thiên lý); hay nhớ bóng xuân sang: “Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang” (Mùa xuân chín – Hàm Mặc Tử) Và rất đỗi tự nhiên hoa thiên lý đi vào trong những bữa cơm hàng ngày của người dân miền bắc, nhất là vào những ngày hè nắng nóng. Hoa khi vừa ngắt ở trên giàn xuống, mủ hãy còn trắng thơm rửa sơ qua nước, rồi để cho ráo. Nấu canh bằng nước lọc, khi nước sôi chỉ cần nêm chút muối trắng, mì chính, thả hoa thiên lý vào, thế thôi thành canh mà đã ngọt ngào lắm rồi. Ngày trước người dân nông thôn quen sẵn dùng theo kiểu cây nhà lá vườn, có gì dùng nấy. Hoa lý hái ở ngoài bờ rào tre, lâu lâu đi ra ngoài đồng bắt được vài con cua về giã lấy thịt nấu canh. Màu nâu của thịt cộng màu vàng của gạch cua làm nổi bật màu xanh của hoa thiên lý. Húp thử nghe mùi thơm ngát dịu của hoa, mùi béo ngậy của cua đồng, làm ta thích thú. Người nông dân vốn tính thật thà, thấy nấu hoa thiên lý có vẻ hợp duyên với cua đồng thì thành canh. Chứ chẳng mấy ai lo đi tìm hiểu xem hoa thiên lý tốt bổ như thế nào và nấu với cái gì cho đúng. Ngày nay dân thành phố cũng nghiền ăn món canh hoa thiên lý, vì vừa ngon, lại mát và bổ. Thực tế thì trong hoa thiên lý có chưa rất nhiều vitamin C, B1, B2 các khoáng chất cần cho cơ thể. Canh hoa thiên lý giò sống là một sự hợp duyên mới, chỉ cần viên giò sống thành những viên tròn nhỏ thả vào nồi nước đang sôi. Nêm chút muối vào, đợi giò chín nổi lên, cho hoa lý vào. Đảo nhanh tay để hoa lý giữ được màu xanh sắc vàng, khi thấy canh sôi trở lại là được. Múc canh ra tô, màu xanh vàng của hoa, hòa cùng màu trắng hồng của giò, làn khói mỏng tỏa hương thơm tan vào trong không khí, làm ta có cảm giác thèm được thưởng thức. Tô canh chỉ có vậy, chẳng thêm một thứ gia vị nào ngoài muối mà sao khi ăn, nhai trong miệng nuốt vào lại thấy ngọt ngào đến thế. Giữa ngày hè nắng oi nồng, húp bát canh hoa thiên lý nấu với giò sống hay cua, ăn chén cơm trắng với dĩa cà pháo chấm mắm tôm… những cơn nắng nóng ngoài kia như dịu lại. . Ngọt ngào thiên lý nấu canh Thiên lý thuộc dạng thân dây leo, thường trồng thành giàn để lấy hoa nấu canh và làm bóng mát. Ít ai thấy quả của thiên lý bao giờ, vì chỉ cần. vườn đã ngắt xuống để nấu canh rồi. Canh thiên lý - Ảnh: Ý Nhạc Hoa thiên lý có mùi hương thoang thoảng, gọi như các nghệ sĩ là mùi thơm phiêu bồng. Vì thế giàn thiên lý đã đi vào nhạc, vào. giàn thiên lý, có người tôi thương” (Chuyện giàn thiên lý) ; hay nhớ bóng xuân sang: “Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang” (Mùa xuân chín – Hàm Mặc Tử) Và rất đỗi tự nhiên hoa thiên lý đi

Ngày đăng: 14/08/2014, 16:22

w