1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia việt nam theo hướng phát triển bền vững ( nghiên cứu điểm vqg cúc phương)(tóm tắt )

12 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 224,63 KB

Nội dung

Từ kinh nghiệm quản lý VQG của một số nước trên thế giới cho thấy việc khai thác tài nguyên tại các VQG để phát triển DLST hợp lý đã đảm bảo được cả 2 mục tiêu là i Bảo tồn hệ sinh thái

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Các Vườn Quốc Gia (VQG) và khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) là

nơi tập trung đa dạng sinh học cao, trong đó có nhiều loài động - thực

vật đặc hữu, quý hiếm và có khả năng hấp dẫn du khách, đồng thời các

cộng đồng dân cư địa phương sinh sống trong khu vực các VQG đều có

những giá trị văn hóa bản địa độc đáo và mang những đặc sắc riêng đây

là những thuận lợi cho việc phát triển loại hình DLST Việt Nam có 30

VQG nằm rải rác trên phạm vi toàn quốc với nhiều giá trị tài nguyên

thuận lợi để phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng Đồng thời,

phần lớn các VQG có vai trò kép, một mặt đây là khu vực cung cấp nơi

cư trú cho sự sống hoang dã, mặt khác nó lại phục vụ như là nơi du lịch

đặc thù cho khách du lịch Việc quản lý các mâu thuẫn tiềm ẩn giữa hai

mục đích này có thể là một vấn đề, cụ thể là du khách sẽ đem lại nguồn

kinh phí cho VQG cũng như góp phần nâng cao đời sống cho người dân

địa phương, quảng bá các giá trị văn hóa bản địa tạo điều kiện duy trì và

bảo tồn hệ sinh thái và các giá trị văn hóa bản địa Sự cân bằng giữa nhu

cầu khai thác các tài nguyên này với tổn thất do việc khai thác gây ra

thường là thách thức rất quan trọng đối với hệ thống quản lý các VQG

Các VQG có một giá trị về tài nguyên DLST rất lớn, nếu không khai

thác thì đã bỏ phí nhưng nếu khai thác không hợp lý thì sẽ hủy hoại

nguồn tài nguyên do đó cần phải có mô hình, giải pháp quản lý và khai

thác hợp lý làm sao khai thác được tối đa các giá trị kinh tế của tài

nguyên đồng thời không tác động xấu tới các giá trị về sinh thái của

nguồn tài nguyên này

Từ kinh nghiệm quản lý VQG của một số nước trên thế giới cho thấy

việc khai thác tài nguyên tại các VQG để phát triển DLST hợp lý đã

đảm bảo được cả 2 mục tiêu là (i) Bảo tồn hệ sinh thái bền vững về môi

trường và (ii) tạo thêm kinh phí hoạt động cho VQG, nâng cao đời sống của cộng đồng dân cư địa phương đảm bảo bền vững về kinh tế và xã hội

Từ thực tế nói trên, việc nghiên cứu đề tài “Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các Vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững ( nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương)” là cần thiết

2 Mục tiêu nghiên cứu của luận án

Hệ thống hoá cơ sở lý luận, nghiên cứu hiện trạng quản lý và khai thác du lịch sinh thái nhằm đề xuất các giải pháp quản lý và các phương

án khai thác DLST theo hướng phát triển bền vững ở VQG Cúc Phương

và các VQG Việt Nam

3 Câu hỏi nghiên cứu

Để làm rõ mục tiêu của luận án thì câu hỏi nghiên cứu cần được trả lời là:

1 Giải pháp quản lý nào cho phép phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững tại các VQG của Việt Nam?

2 Vai trò cũng như việc tổ chức và cơ chế hoạt động cho Ban quản

lý các VQG như thế nào là hợp lý để vừa quản lý được tài nguyên rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh học vừa khai thác được hiệu quả về DLST?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Du lịch sinh thái, du lịch sinh thái theo hướng bền vững

- Công tác quản lý các VQG hiện tại ở Việt Nam nói chung và VQG Cúc Phương nói riêng

- Hoạt động khai thác DLST ở VQG Cúc Phương

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian: nghiên cứu công tác quản lý VQG và hoạt động DLST ở VQG Cúc Phương 2006 - 2011

- Về không gian: tại VQG Cúc Phương và một số VQG trực thuộc

Bộ NN&PTNT

Trang 2

5 Tổng quan nghiên cứu và những đóng góp mới của luận án

5.1 Tổng quan nghiên cứu

Trong thời gian thực hiện, luận án đã tiếp cận và tổng hợp các tài

liệu, các công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả trong và

ngoài nước Cụ thể là:

Những nghiên cứu của các tác giả ở ngoài nước cho thấy việc quản

lý và khai thác DLST cần phải được tổ chức quản lý thống nhất và tài

nguyên du lịch tại các VQG là một tài nguyên rất có giá trị và không thể

không đưa các các giải pháp khai thác hiệu quả

Các công trình nghiên cứu về DLST ở Việt Nam còn quá ít Các

công trình nghiên cứu này chưa phân tích rõ được đặc điểm của DLST

tại các VQG cũng như là các phương pháp để xác định giá trị kinh tế

cho các VQG

Về nghiên cứu hoạt động DLST ở các VQG cũng đã có một số công

trình nghiên cứu, các công trình nghiên cứu này chủ yếu là nghiên cứu

về phát triển DLST ở các VQG chưa có công trình nào nghiên cứu về

xác định vai trò cũng như sứ mệnh và tầm nhìn cho các VQG để từ đó

tìm ra giải pháp quản lý và phương án khai thác DLST tại các VQG

5.2 Những đóng góp mới của luận án

1 Từ lý luận về du lịch, du lịch sinh thái và phát triển du lịch bền

vững, luận án tập trung làm rõ cơ sở lý luận về du lịch sinh thái theo

quan điểm phát triển bền vững Cụ thể: Du lịch sinh thái theo quan điểm

phát triển bền vững là du lịch sinh thái có quan hệ mật thiết với cộng

đồng dân cư địa phương và phải được quản lý khai thác theo một công

nghệ mới đó là công nghệ giảm thiểu tác động của du lịch đến môi

trường và những công nghệ phát triển du lịch thỏa mãn những nhu cầu

của du khách

2 Luận án vận dụng các đặc trưng của du lịch sinh thái và vai trò của

các VQG để xác định sứ mệnh và tầm nhìn mới đối với các VQG, đó là:

Tài nguyên ở các VQG phải được coi là một nguồn tài nguyên kép vừa

là tài nguyên rừng – phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học nhưng đồng thời cũng là một tài nguyên du lịch – tài nguyên du lịch sinh thái Trên cơ sở kết hợp lý luận và thực trạng công tác quản lý và hoạt động khai thác DLST tại các VQG để đề xuất mô hình tổ chức quản lý

và các giải pháp khai thác hiệu quả tiềm năng DLST tại các VQG Việt Nam và VQG Cúc Phương Cụ thể:

1 Luận án làm rõ và xác định sứ mệnh, tầm nhìn cho các VQG Việt Nam và từ đó đề xuất mô hình tổ chức quản lý Nhà nước đối với các VQG nhằm tạo ra cơ chế quản lý đồng bộ, hiệu quả; tạo sự phối hợp thuận lợi, chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý tài nguyên rừng và khai thác nguồn tài nguyên du lịch sinh thái ở các VQG

2 Luận án xác định vai trò của Ban quản lý VQG trong việc quản lý

và khai thác du lịch sinh thái theo hướng phát triển bền vững đồng thời

đề xuất mô hình tổ chức quản lý cho các VQG đảm bảo 2 mục tiêu đó là vừa thực hiện tốt nhiệm vụ công ích là bảo tồn đa dạng sinh học nhưng cũng phát huy hiệu quả việc kinh doanh du lịch sinh thái nhằm tạo nguồn thu để góp phần kinh phí cho nhiệm vụ bảo tồn, giảm sức ép đối với ngân sách nhà nước

3 Đề xuất mô hình phát triển du lịch sinh thái bền vững cho các VQG nhằm tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan trong việc tổ chức quản lý và khai thác tài nguyên du lịch của VQG

4 Luận án cũng đề xuất xây dựng phương án khai thác du lịch sinh thái tại các VQG theo hướng phát triển bền vững vừa đảm bảo việc khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nhưng không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái

5 Luận án sử dụng phương pháp ước lượng mức sẵn lòng chi trả cho mỗi lần tham quan để làm cơ sở xác định giá vé vào cửa cho các VQG

Trang 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ,

KHAI THÁC DU LỊCH SINH THÁI Ở CÁC VƯỜN QUỐC GIA

THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1.1 Lý luận cơ bản về Du lịch, phát triển du lịch bền vững

1.1.1 Những vấn đề chung về du lịch

Khái niệm du lịch

Từ những khái niệm về du lịch cho thấy, Du lịch là một hoạt động có

nhiều đặc thù, liên quan đến nhiều thành phần như khách du lịch,

phương tiện giao thông, và các hoạt động kinh tế xã hội khác nhằm đem

lại các lợi ích về kinh tế, chính trị, xã hội cho các quốc gia Tuy nhiên

tác động của hoạt động du lịch đến lãnh thổ các quốc gia còn phụ thuộc

vào các loại hình du lịch và các tài nguyên du lịch của mỗi quốc gia

Điều kiện phát triển du lịch và các yếu tố cấu thành điểm đến du

lịch

Sự phát triển du lịch đòi hỏi những điều kiện khách quan cần thiết

nhất định Một số điều kiện chung bắt buộc phải có với tất cả các quốc

gia muốn phát triển du lịch Đó là những điều kiện cần thiết để phát sinh

ra nhu cầu đi du lịch và đảm bảo cho việc thực hiện thành công một

chuyến đi như thời gian rỗi của nhân dân, mức sống về vật chất và trình

độ văn hóa của người dân, điều kiện giao thông vận tải phát triển, không

khí chính trị hòa bình Ngoài những điều kiện chung thì mỗi vùng, mỗi

quốc gia cần có những điều kiện mang tính đặc thù để phát triển các loại

hình du lịch cho từng vùng và từng quốc gia nhất định., cụ thể là :Điều

kiện về tài nguyên du lịch, Điều kiện về sự sẵn sàng phục vụ khách du

lịch

Tuy nhiên, để tiến hành kinh doanh du lịch thì các điều kiện phát

triển du lịch phải được thể hiện ở các điểm đến du lịch cụ thể Điểm đến

bao gồm các thành phần cơ bản mà chúng có khả năng thu hút khách và

thỏa mãn nhu cầu của họ khi đến Những yếu tố cơ bản có thể được chia

thành các điểm tham quan và các yếu tố về sự sẵn sàng đón tiếp và phục

vụ khách du lịch Việc cung cấp và chất lượng của những yếu tố này sẽ

có ảnh hưởng trong quyết định của du khách khi họ quyết định thực hiện chuyến hành trình

Hình 1.1 Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch

1.1.2 Phát triển du lịch bền vững Khái niệm về phát triển du lịch bền vững Cho đến nay, mặc dù có sự thống nhất về nhận thức, nhưng các quan điểm về phát triển du lịch bền vững vẫn chưa thống nhất Đã có nhiều khái niệm về du lịch bền vững được đưa ra, nhưng những khái niệm về

du lịch bền vững đều có sự thống nhất đó là:

Phát triển du lịch bền vững là phát triển các hoạt động du lịch với mục đích mang lại lợi ích kinh tế, tạo công ăn việc làm cho xã hội và cộng đồng; thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch trên cơ sở khai thác có kế hoạch các nguồn tài nguyên; đồng thời quan tâm đến việc đầu tư tôn tạo, bảo tồn và duy trì tính nguyên vẹn của các nguồn tài nguyên, đảm bảo môi trường trong sạch; phải gắn trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng trong việc khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường Các tiêu chí cơ bản về phát triển du lịch bền vững

Căn cứ vào những nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch bền vững, những đặc điểm của hoạt động du lịch, các tiêu chí cơ bản về phát triển

du lịch bền vững cần được nghiên cứu và xem xét bao gồm:

Điểm đến du lịch

Sức hấp dẫn

Sự tiện nghi

Hình ảnh , Đặc trưng

Nguồn nhân lực

Giá cả Khả năng

tiếp cận

Trang 4

Các tiêu chí về kinh tế: Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo sự

tăng trưởng liên tục và ổn định lâu dài của các chỉ tiêu kinh tế du lịch

(chỉ tiêu về khách, thu nhập du lịch, GDP, cơ sở vật chất kỹ thuật, lao

động )

Các tiêu chí về tài nguyên - môi trường: Phát triển du lịch bền

vững phải khai thác và sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả các tiềm

năng tài nguyên và điều kiện môi trường Việc khai thác, sử dụng nguồn

tài nguyên cho phát triển du lịch cần được quản lý và giám sát để một

mặt đáp ứng được nhu cầu hiện tại, mặt khác phải đảm bảo cho nhu cầu

phát triển du lịch trong tương lai

Các tiêu chí về xã hội: Trong phát triển du lịch bền vững đòi hỏi

ngành Du lịch phải có những đóng góp cụ thể cho quá trình phát triển

của toàn xã hội: Tạo công ăn việc làm cho người lao động; tham gia xóa

đói giảm nghèo; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nơi có tài

nguyên du lịch; chia sẻ lợi ích từ các hoạt động du lịch, đảm bảo sự

công bằng trong phát triển; góp phần hỗ trợ các ngành khác phát triển

1.2 Lý luận cơ bản về du lịch sinh thái

1.2.1 Khái niệm du lịch sinh thái

Mặc dù các khái niệm DLST có khác nhau về cách diễn đạt và ngôn

từ thể hiện Nhưng trong các khái niệm về DLST đều có sự thống nhất

cao về nội dung của du lịch sinh thái ở ba điểm:

Thứ nhất: Du lịch sinh thái phải được thực hiện trong môi trường tự

nhiên còn hoang sơ hay tương đối hoang sơ gắn với văn hoá bản địa

Thứ hai: Du lịch sinh thái có tính giáo dục môi trường cao và phải có

trách nhiệm với môi trường

Thứ ba: Du lịch sinh thái phải mang lợi ích kinh tế trực tiếp cho cư

dân địa phương và phải có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa

phương

1.2.2 Du lịch sinh thái và phát triển bền vững

Du lịch sinh thái theo quan điểm bền vững là du lịch sinh thái có quan hệ mật thiết với cộng đồng dân cư địa phương và phải được quản

lý khai thác theo một công nghệ mới đó là công nghệ giảm thiểu tác động của du lịch đến môi trường và những công nghệ phát triển du lịch thỏa mãn những nhu cầu của du khách Những công nghệ mới thường hướng vào thiết lập các tuyến du lịch, xây dựng đường xá, nhà cửa, bãi cắm trại, hướng dẫn du lịch, chăn nuôi động vật hoang dã, gây trồng cây thuốc, cây cảnh, sản xuất hàng lưu niệm, dịch vụ ẩm thực, giải trí Các công nghệ mới sẽ là những công nghệ thân thiện với môi trường và thỏa mãn yêu cầu cao của hoạt động du lịch Nó vừa nâng cao được sức chịu tải du lịch, vừa tăng được nguồn kinh phí cho bảo tồn và phát triển ở địa phương

Du lịch sinh thái khi hướng đến mục tiêu bền vững cần thực hiện các nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững

- Bảo tồn tính đa dạng về tự nhiên, văn hóa,…

- Thúc đẩy chương trình giáo dục và huấn luyện để cải thiện, quản

lý các loại tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả

- Trong quá trình khai thác hoạt động DLST, cần phối hợp mục tiêu

hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương, góp phần tạo tính tương tác bền vững cho hoạt động DLST từ địa bàn sở tại

- Phối hợp lồng ghép hài hòa giữa chiến lược phát triển du lịch của địa phương, vùng và của quốc gia

- Tạo điều kiện thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương

- Triển khai các họat động tư vấn các nhóm lợi ích và công chúng

- Marketing du lịch một cách trung thực và có trách nhiệm

- Tổ chức đào tạo các thành viên quản lý, chuyên nghiệp hóa các nhân viên phục vụ trong họat động kinh doanh du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch

Trang 5

1.3 Quản lý và khai thác DLST tại các Vườn quốc gia

1.3.1 Khái niệm vườn quốc gia

Vườn quốc gia: là một khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc có hợp

phần đất ngập nước/biển, có diện tích đủ lớn để thực hiện mục đích bảo

tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện khỏi bị tác động

hay chỉ bị tác động rất ít; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc bị đe

dọa cho các thế hệ hôm nay và mai sau VQG là nền tảng cho các hoạt

động tinh thần, khoa học, giáo dục, giải trí và các hoạt động DLST được

kiểm soát và ít có tác động tiêu cực.[2]

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý, khai thác DLST ở các

VQG

Trong quá trình tổ chức quản lý và khai thác DLST ở các VQG có

nhiều bên tham gia cũng như chịu tác động của nhiều nhân tố Những

nhân tố ảnh hưởng đến quản lý và khai thác DLST ở các VQG có thể

nhóm lại gồm các yếu tố sau:

- Cơ chế quản lý và năng lực của cơ quan quản lý

- Nhóm liên quan đến công ty du lịch

- Nhóm liên quan đến tài nguyên du lịch

- Nhóm liên quan đến khách du lịch

1.4.Bài học kinh nghiệm phát triển DLST,quản lý VQG trên thế giới

Từ thực tiễn phát triển DLST và kinh nghiệm quản lý các VQG của

một số nước trên thế giới; với đặc điểm về tài nguyên DLST Việt Nam,

có thể rút ra một số kinh nghiệm áp dụng cho việc phát triển DLST tại

các VQG cũng như việc tổ chức và vai trò của các Ban quản lý VQG là:

- Cần có một định hướng và kế hoạch phát triển DLST rõ ràng

- Quản lý nhằm nâng cao sức chứa Du lịch

- Sự tham gia của người dân vào các dự án phát triển DLST để đạt

được mục tiêu phát triển bền vững

- Thay đổi quan niệm về bảo tồn và phát triển

- Về tổ chức quản lý các VQG: Các quốc gia thường có một cơ quan quản lý các VQG cấp trung ương, Việc tổ chức khai thác tiềm năng du lịch tại các VQG có thể do các VQG tự kinh doanh hoặc cho các công ty

du lịch thuê môi trường để kinh doanh nhưng phải chịu quản lý theo một quy chế cụ thể

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp định tính có kết hợp nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định tính để tìm ra các mối quan hệ giữa phát triển du lịch sinh thái với sự bền vững của các VQG, nghiên cứu tiềm năng du lịch của các VQG, nghiên cứu những yếu tố thúc đẩy, cản trở sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương và các doanh nghiệp du lịch trong hoạt động du lịch tại các VQG để từ đó tìm ra các giải pháp nhằm phát huy tối đa sự tham gia của các tác nhân này vào việc quản lý và khai thác DLST tại các VQG một cách hiệu quả; Một phần nghiên cứu định lượng được sử dụng trong việc thiết kế để xác định mức độ bằng lòng chi trả của du khách cho một chuyến du lịch đến VQG, hiệu quả hoạt động du lịch tại VQG Cúc Phương để từ đó xây dựng phương án khai thác hợp lý nhằm tăng nguồn kinh phí hoạt động cho các VQG những vẫn không làm giảm lượng cầu

du khách tới các VQG

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DLST Ở CÁC VQG VIỆT NAM VÀ VQG CÚC PHƯƠNG

3.1 Hoạt động quản lý và khai thác DLST hiện nay tại các VQG Việt Nam

Hệ thống các khu rừng đặc dụng đã trở thành những nơi để nghiên cứu khoa học, thực tập, tham quan du lịch, nghỉ dưỡng, bảo vệ nguồn

Trang 6

nước, bảo tồn những văn hóa, kiến thực bản địa, bảo tồn đa dạng sinh

học,…Tuy nhiên hệ thống tổ chức, quản lý VQG vẫn còn một số những

bất cập sau:

Về chủ thể quản lý các VQG: Hệ thống quản lý các VQG chưa có

một cơ chế rõ ràng và việc quản lý cũng chưa thống nhất

Về quy hoạch và tổ chức quản lý: Hiện nay vùng đệm của VQG

thuộc quyền quản lý của chính quyền địa phương, Ban quản lý VQG chỉ

có quyền quản lý trong phạm vi rừng quản lý của mình, trong khi đó

việc thành lập vùng đệm VQG là để hỗ trợ cho công tác bảo tồn, quản lý

và bảo vệ rừng đặc dụng, do đó dẫn đến sự không hợp nhất về mặt quản

lý và xây dựng kế hoạch phát triển cho vùng

Về tài chính: Kinh phí phục vụ cho VQG rất thấp, kinh phí này chỉ

đủ cho chi phí hoạt động bộ máy Ban quản lý hoặc nếu có đầu tư chủ

yếu cho xây dựng cơ bản, còn kinh phí dành cho bảo tồn rất ít và chưa

được chú ý

Về lao động: Hầu hết các VQG chưa có cán bộ được đào tạo chuyên

về bảo tồn và du lịch mà chỉ thông qua các lớp tập huấn ít ngày, do đó

kiến thức về bảo tồn và kinh doanh DLST còn hạn chế ảnh hưởng không

nhỏ đến công tác quản lý và khai thác DLST

Về bảo tồn đa dạng sinh học: Giữa Luật bảo vệ và phát triển rừng

và Luật đa dạng sinh học có sự khác nhau về phân chia và dùng từ, một

bên sử dụng “rừng đặc dụng”, bên kia dùng “ Khu bảo tồn” Trong khi

theo Luật bảo vệ và phát triển rừng thì “Khu bảo tồn” nằm trong rừng

đặc dụng và dưới VQG Do đó tạo ra sự không thống nhất về cách sử

dụng, gây khó khăn cho công tác quản lý

Về bảo vệ tài nguyên: Việc quản lý tài nguyên rừng chưa thu hút

được sự quan tâm của cộng đồng dân cư địa phương nên hiệu quả quản

lý và khai thác lợi thế tiềm năng VQG chưa cao

3.2 Hoạt động DLST tại VQG Cúc Phương 3.2.1 Điều kiện phát triển DLST ở VQG Cúc Phương Tài nguyên du lịch

Hệ thực vật Cúc Phương là nơi hội tụ của 3 luồng di cư: Luồng thực vật nhiệt đới nóng ẩm mang yếu tổ Mã Lai – Indonesia Luồng thực vật Tây – Bắc mang yếu tố ôn đới Vân Nam, Quý Châu và vành đai ôn đới chân núi Hymalaya Luồng thực vật Tây – Tây Nam mang các yếu tố

Ấn độ - Mã Lai Tổng số loài thực vật đã biết tại Cúc Phương là 1.944 loài thuộc 908 chi và 229 họ thuộc các ngành: rêu, quyết lá thông, cỏ tháp bút, dương xỉ, hạt trần và hạt kín Thực vật ở đây chiếm 24,6% số loài cả nước

Khu hệ động vật Cúc Phương rất đa dạng về loài gồm 71 loài thú, hơn 319 loài chim, 33 loài bò sát và 16 loài lưỡng cư Về côn trùng ở Cúc Phương đã ghi nhận 1.800 loài thuộc 200 họ Nhiều loài là và có giá trị khoa học cao như bọ que, đặc biệt là khu hệ bướm với muôn mầu sắc

Về yếu tố lịch sử: Di khảo cổ góp phần làm tăng thêm tính hấp dẫn

du lịch ở Cúc Phương Các dấu vết di chỉ khảo cổ đã được tìm thấy tại một vài hang động như động Người Xưa, hang Con Moong Ngoài ra còn có các động khác như động Phò Mã Giáng, động Trăng Khuyết, động Thủy Tiên

Điều kiện cơ sở hạ tầng

Về giao thông: VQG Cúc Phương cách quốc lộ 1A 20km, từ Gián Khẩu đến thị trấn Nho Quan theo đường Phà Đế Từ Nho Quan vào đến cổng Vườn khoảng 13km là đường bê tông thuận lợi cho khách du lịch

từ Hà Nội và các tỉnh đồng bằng đến thăm VQG Ngoài ra, các đường liên huyện khác cũng tạo điều kiện thuận lợi cho khách ở các tỉnh phụ cận tới thăm VQG

Trang 7

Hệ thống điện nước: Ở khu vực cổng Vườn đã có hệ thống nước

máy đảm bảo an toàn vệ sinh Khu vực trung tâm Bống sử dụng nguồn

nước tự nhiên thông qua bể chứa

Hệ thống lưới điện được nối từ Nho Quan đến cổng vườn đảm bảo

thuận tiện cho việc sử dụng các phương tiện thiết yếu phục vụ cho công

việc của cán bộ công nhân viên trong vườn và sinh hoạt của du khách

Hệ thống thông tin liên lạc: Hiện tại mạng lưới điện, sóng điện

thoại di động và hệ thống máy fax, email được trang bị từ khu cổng

Vườn tới khu Hồ Mạc Tuy nhiên vào sâu trong khu trung tâm Bống thì

chưa có mạng lưới điện và sóng điện thoại

3.2.2 Thực trạng tổ chức quản lý tại VQG Cúc Phương

Mô hình tổ chức quản lý

Các hoạt động du lịch hoàn toàn do sự điều hành và giám sát của

Ban giám đốc Tuy VQG đã có trung tâm DVDLST&GDMT để thực

hiện hoạt động khai thác DLST nhưng về cơ cấu tổ chức như hiện nay

thì chủ yếu là hoạt động đón tiếp khách đến vườn chứ chưa chú trọng

đến hoạt động thu hút khách và xây dựng các chương trình du lịch có

điểm đến là VQG

Đặc điểm lao động của VQG Cúc Phương

Về chuyên môn nghiệp vụ của lao động tại VQG Cúc Phương,

những người được đào tạo chủ yếu là có chuyên môn về lâm nghiệp để

làm công tác kiểm lâm và bảo tồn, những người có chuyên môn về du

lịch hầu như là không có Một số cán bộ làm trực tiếp tại trung tâm

DVDLST&GDMT được tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn về du lịch

3.2.3 Thực trạng kinh doanh DLST tại VQG Cúc Phương

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Cơ sở lưu trú: Hiện nay các khu nhà nghỉ của VQG Cúc Phương

được bố trí ở ba khu vực là: Khu cổng Vườn, khu trung tâm và khu Hồ

Mạc.Số phòng nghỉ ở VQG Cúc Phương được phân bố không tập trung,

chất lượng phòng lại rất khác nhau nên không đáp ứng được nhu cầu của

các đoàn khách đông người Nhiều phòng nghỉ đang xuống cấp, nhưng chưa có kinh phí để sửa chữa, nâng cấp

Cơ sở dịch vụ đón tiếp khách: Khu đón khách ở cổng Vườn có nhiệm vụ đón tiếp, thu lệ phí tham quan, hướng dẫn sơ đồ tham quan và phổ biến các nội quy cần thiết cho khách Vườn có một phòng dành riêng cho việc giới thiệu về VQG Cúc Phương Ở trung tâm Vườn có hai khu vực phía dưới các nhà sàn là nơi để khách nghỉ ngơi, ăn uống trước hoặc sau khi đi tham quan Ngoài ra còn có hai hội trường để phục

vụ nhu cầu hội nghị hoặc hội họp của các đoàn khách tham quan

Cơ sở ăn uống: Vườn có ba nhà ăn phục vụ khách bố trí ở cạnh ba khu: khu cổng Vườn, khu hồ Mạc và khu trung tâm nhà nghỉ với tổng năng lực phục vụ khoảng 300 lượt khách ăn cho một bữa

Cơ sở dịch vụ bán hàng: VQG Cúc Phương có tổng số 5 quầy bán hàng phục vụ khách du lịch, ở khu cổng Vườn có 2 quầy, khu hồ Mạc 1 quầy, khu trung tâm 1 quầy và chân động Người Xưa một quầy Các cơ sở dịch vụ khác: Ở Cúc Phương có sân chơi thể thao phục

vụ các môn: cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền… Cho thuê xe đạp và các trang thiết bị phục vụ đi rừng

Thị trường khách du lịch của VQG Cúc Phương

Số lượng khách đến tham quan du lịch VQG Cúc Phương những năm gần đây đều có xu hướng tăng, tính trung bình giai đoạn 1994 –

2010 số lượng khách đến VQG là 56.683 lượt khách, trong đó khách nội địa là 51.933 lượt và khách quốc tế là 4.750 lượt khách Năm có số lượng khách đến cao nhất lên tới 84,959 lượt khách và năm thấp nhất cũng có tới 22.443 lượt khách đến thăm quan VQG

Khách du lịch đến VQG Cúc Phương khá đa dạng bao gồm khách quốc tế và khách nội địa, Tuy nhiên lượng khách quốc tế vẫn chiếm tỷ lệ không cao trong cơ cấu khách đến VQG.(Trung bình từ năm 1994 đến năm 2010 số lượng khách quốc tế chỉ chiếm 8,4% )

Trang 8

Đánh giá của khách du lịch về du lịch VQG Cúc Phương được khái

quát như bảng 3.1

Bảng 3.6: Đánh giá của khách du lịch vể VQG Cúc Phương

Các nội dung đánh giá

Rất hấp dẫn/

Rất tốt (%)

Hấp dẫn/

Tốt (

%)

Ít hấp dẫn / chưa tốt (%)

Đội ngũ nhân viên Trung

tâm DLST&GDMT

Các dịch vụ vui chơi giải

trí

Nguồn: tổng hợp của tác giả

Du khách đến VQG Cúc Phương chủ yếu là ở độ tuổi thanh niên và

trung niên, 43% du khách đến Vườn có độ tuổi trong khoảng 20 – 29

tuổi, 23% du khách ở độ tuổi 30 – 39

Đối tượng khách du lịch đến VQG Cúc Phương chủ yếu là học

sinh-sinh viên và nhân viên văn phòng Đối tượng khách là học sinh-sinh – sinh-sinh

viên chiếm đến 23%, nhân viên văn phòng chiếm đến 34% trong cơ cấu

khách đến thăm VQG

Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong khai thác DLST

Kết quả phỏng vấn và trao đổi với người dân địa phương về mức độ

tham gia của người dân vào hoạt động quản lý tài nguyên rừng và DLST

tại VQG Cúc Phương cho thấy:

- Du lịch còn chưa nhận được sự quan tâm của người dân vì đa phần

họ chưa thực sự nhận được những lợi ích rõ rệt từ hoạt động du lịch

- Thái độ của người dân có thiện cảm với khách du lịch và người dân

mong muốn mở rộng hoạt động du lịch để có được cơ hội tham gia

- Mối quan hệ giữa Ban quản lý VQG và người dân chưa được chặt chẽ trong việc phối hợp và chia sẽ lợi ích trong việc bảo vệ tài nguyên rừng và hoạt động du lịch

- Nhu cầu của cộng đồng dân cư địa phương trong việc hưởng lợi từ rừng trong VQG đang bị hạn chế do những quy định của quản lý rừng đặc dụng

Từ những thực tế trên cho thấy cần phải xây dựng cơ chế và mô hình

tổ chức quản lý tài nguyên rừng và mô hình phát triển DLST phù hợp để cộng đồng dân cư địa phương tham gia Khi cộng đồng dân cư địa phương nhận thức đầy đủ về trách nhiệm cũng như lợi ích kinh tế mà họ

có thể được hưởng từ hoạt động quản lý rừng và DLST thì họ chính là lực lượng nòng cốt trong bảo tồn VQG

Sự tham gia của doanh nghiệp du lịch trong khai thác DLST Thông qua việc tham vấn ý kiến của các công ty du lịch cho thấy việc tham gia của các công ty du lịch trong việc phát triển DLST ở VQG Cúc Phương là chưa thực sự rõ nét Các công ty du lịch hiện nay chỉ đơn thuần là công ty đưa khách du lịch đến tham quan VQG và sử dụng các dịch vụ tại chỗ của vườn chứ chưa tham gia vào hoạt động quy hoạch và xây dựng tuyến điểm du lịch

Việc không có sự phối hợp tốt giữa ban quản lý VQG với các công ty

du lịch đã dẫn đến những hạn chế trong khai thác DLST và ảnh hưởng đến việc thực hiện các chương trình của du khách

Từ thực tế này cho thấy để phát triển DLST bền vững thì cần thiết phải đưa các công ty du lịch tham gia vào hệ thống và xác định rõ vai trò của các công ty du lịch đối với việc phát triển DLST bền vững tại các VQG

Kết quả hoạt động DLST của VQG Cúc Phương

Từ cơ cấu doanh thu hoạt động du lịch tại VQG Cúc Phương cho thấy, doanh thu từ việc bán vé vào cửa chiếm tỷ lệ cao nhất lên tới 44%;

Trang 9

Doanh thu từ các dịch vụ chỉ chiếm có 10% điều này cũng cho thấy vì

khách đến VQG chủ yếu là đi trong ngày, ít dùng các dịch vụ tại vườn

Từ cơ cấu này cho thấy chính sách vé vào cửa xác định phù hợp sẽ

ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động DLST tại đây

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, KHAI THÁC

DLST Ở CÁC VQG VÀ VQG CÚC PHƯƠNG THEO HƯỚNG

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

4.1 Giải pháp quản lý VQG theo hướng phát triển bền vững

4.1.1 Quan điểm quản lý về vai trò của rừng & VQG

Để khai thác được tiềm năng của VQG thì trước hết phải coi VQG

vừa là tài nguyên rừng vừa là một tài nguyên du lịch Điều này cần được

quy định rõ trong các luật hiện hành và trong quá trình quy hoạch, phát

triển, khai thác và bảo vệ ngoài các cơ quan chức năng của Bộ

NN&PTNT cần có vai trò của cơ quan quản lý du lịch cấp Bộ và ở các

địa phương

4.1.2 Giải pháp thực hiện

Giải pháp về tổ chức quản lý

Để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên tại các VQG thì cần phải xác

định rõ sứ mệnh và tầm nhìn mới đối với VQG và sứ mệnh và tầm nhìn

này phải được công bố rộng rãi nhằm thu hút hơn nữa sự quan tâm của

xã hội và khách du lịch Sứ mệnh và tầm nhìn của VQG cần nhấn mạnh

ngoài chức năng bảo tồn hệ sinh thái, sự đa dạng sinh học thì nguồn tài

nguyên tại các VQG là một tài nguyên du lịch đặc trưng, phù hợp với xu

hướng phát triển du lịch hiện nay, đó là du lịch sinh thái

Để thực hiện tốt sứ mệnh và tầm nhìn mới về VQG thì cần tổ chức

một bộ phận quản lý nhà nước đối với các VQG phù hợp, có thể thành

lập Cục VQG và khu BTTN với chức năng quản lý Nhà nước về tài

nguyên này Cục VQG và khu BTTN sẽ có chức năng phối hợp giữa quản lý rừng đặc dụng và các cơ quan du lịch

Giải pháp về quản lý tài nguyên bền vững Cùng với việc khai thác DLST thì các VQG cũng phải tổ chức bảo

vệ rừng, đây là nguồn tài nguyên cho phát triển DLST Việc quản lý ở đây đòi hỏi phải được tổ chức một cách hợp lý vừa đảm bảo được giữ được tài nguyên đồng thời đem lại hiệu quả cho người dân địa phương

Mô hình đồng quản lý tài nguyên là một mô hình phù hợp cho việc bảo

vệ và phát triển tài nguyên tại các VQG

Giải pháp về cơ chế thực hiện

Để tổ chức quản lý hệ thống VQG và khu BTTN hiệu quả, kết hợp khai thác được lợi ích từ tài nguyên DLST, bảo vệ đa dạng sinh học và thực hiện được sứ mệnh của VQG thì:

- Bộ NN&PTNT thống nhất phân loại các loại rừng phù hợp, thống nhất giữa các văn bản luật và theo thông lệ quốc tế để thuận lợi cho việc quản lý thống nhất hệ thống VQG và khu BTTN

- Bộ NN&PTNT và UBND các tỉnh phân định cơ chế quản lý thống nhất, rõ ràng đối với tất cả các VQG và khu BTTN

- Bộ NN&PTNT và Bộ Tài Chính nên bổ sung và hoàn thiện cơ chế tài chính cho các VQG

- Các VQG cần phân biệt rõ ràng giữa những lao động làm công tác bảo tồn và lao động trong khai thác du lịch

- Chính sách quản lý vùng đệm phải đảm bảo được tính thống nhất,

do vậy các VQG và chính quyền địa phương phải có sự hợp tác, phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ

Trang 10

4.2 Giải pháp khai thác DLST bền vững ở các VQG

4.2.1 Mô hình phát triển DLST bền vững cho các VQG

Sơ đồ 4.1: Mô hình phát triển DLST hướng bền vững tại VQG

4.2.2 Nhóm giải pháp tới Ban quản lý VQG

Mục tiêu của giải pháp

- Xác định rõ vai trò của Ban quản lý VQG trong việc quản lý tài

nguyên, tổ chức khai thác du lịch sinh thái và phối hợp với các bên tham

gia trong quản lý và khai thác tài nguyên DLST tại VQG

- Xây dựng quy hoạch phát triển các tuyến điểm du lịch, Các sản

phẩm du lịch sinh thái, bảo tàng hệ sinh thái của VQG

- Xây dựng cơ chế phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng dân

cư địa phương và các doanh nghiệp du lịch hoạt động nhằm khai thác hiệu

quả tài nguyên du lịch sinh thái của VQG

Nội dung chính của giải pháp

Giải pháp về mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động cho VQG

Về mô hình tổ chức: Để đạt hiệu quả tối đa về bảo tồn đa dạng sinh

học và khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch sinh thái thì cần thành lập

bộ phân kinh doanh DLST một cách độc lập, chuyên nghiệp với mục

Tài nguyên du lịch tại VQG

3.Các công ty DL

1.Ban Q.lý VQG

DU LỊCH SINH THÁI

BỀN VỮNG

tiêu vừa khai thác tiềm năng của VQG vừa tạo nguồn thu phục vụ cho việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn

Thành lập công ty TNHHMTV du lịch sinh thái và giáo dục môi trường trực thuộc Ban quản lý rừng Công ty này hoạt động theo luật doanh nghiệp Công ty được tự chủ kinh doanh, được vay vốn, huy động vốn để đầu tư phát triển và khai thác DLST tại VQG Lợi nhuận của công ty sẽ được trích lại phục vụ cho công tác bảo tồn tại vườn Hoặc cũng có thể chuyển VQG thành công ty TNHHMTV quản lý rừng đặc dụng Lĩnh vực hoạt động của công ty sẽ gồm 2 phần: Hoạt động công ích là bảo vệ rừng, bảo tồn hệ sinh thái, đa dạng sinh học và hoạt động kinh doanh DLST

Về cơ chế hoạt động:Với mô hình tổ chức đã được lựa chọn thì VQG là một đơn vị sự nghiệp có thu, đảm bảo 2 hoạt động chính là hoạt động công ích thông qua việc quản lý và bảo tồn sự đa dạng sinh học, các hệ sinh thái và hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận đó là hoạt động kinh doanh DLST Cơ chế tài chính cho hoạt động công ích lấy từ ngân sách nhà nước và do ngân sách nhà nước chi trả theo những quy định hiện hành Cơ chế tài chính cho công ty TNHHMTV kinh doanh du lịch sinh thái thì áp dụng theo luật doanh nghiệp

Giải pháp về tạo nguồn thu cho VQG Theo kết quả hoạt động tại các VQG cho thấy nguồn thu chủ yếu của hoạt động du lịch tại các VQG là những khoản thu về phí vào cửa Trong luận án này việc xác định phí tham quan cho du khách đến VQG dựa vào phương pháp ước lượng đường cầu mức sẵn lòng chi trả của du khách mỗi lần đến thăm VQG để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lượng khách đến VQG để từ đó đề xuất một mức giá phù hợp

Từ kết quả ước lượng đường cầu, có thể suy ra mức giá vào cửa làm tối đa hoá doanh thu (từ vé vào cửa) là mức giá tại đó độ co giãn của cầu theo giá bằng -1 Mức giá tối đa hoá doanh thu sẽ là:

Ngày đăng: 14/08/2014, 14:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình du lịch cho từng vùng và từng quốc gia nhất định., cụ thể là :Điều - giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia việt nam theo hướng phát triển bền vững ( nghiên cứu điểm vqg cúc phương)(tóm tắt )
Hình du lịch cho từng vùng và từng quốc gia nhất định., cụ thể là :Điều (Trang 3)
Sơ đồ 4.1: Mô hình phát triển DLST  hướng bền vững tại VQG - giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia việt nam theo hướng phát triển bền vững ( nghiên cứu điểm vqg cúc phương)(tóm tắt )
Sơ đồ 4.1 Mô hình phát triển DLST hướng bền vững tại VQG (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w