Cho bé yêu hệ miễn dịch khỏe mạnh. pptx

6 276 0
Cho bé yêu hệ miễn dịch khỏe mạnh. pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cho bé yêu hệ miễn dịch khỏe mạnh. Hệ miễn dịch được xem là hệ thống bảo vệ tự nhiên của con người, được ví như “hàng rào chắn” trước tác nhân xâm nhập như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm… Hệ miễn dịch khoẻ mạnh sẽ giúp đẩy lùi sự xâm nhập của các tác nhân gây hại giúp trẻ tránh được các loại bệnh, giúp bé phát triển khoẻ mạnh. Vậy đâu là nguyên nhân ảnh hưởng đến “sức khỏe” của hệ miễn dịch, dưới đây là phần phỏng vấn với PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia. - Với cái nhìn tổng quan nhất, theo bà, những yếu tố nào ảnh hưởng đến hệ miễn dịch nói chung và của trẻ em nói riêng? PGS.TS Nguyễn Thị Lâm: Hệ miễn dịch được xem là một khả năng tự nhiên cña cơ thể con người, giúp ngăn chặn vô vàn những yếu tố trong và ngoài cơ thể sẵn sàng tấn công con người bất cứ khi nào. Nhưng hệ miễn dịch lại không giống nhau ở các thời điểm mà là một quá trình hình thành và hoàn thiện dần dần. Và nhìn chung, chúng được hình thành dựa trên các cơ sở như nguồn kháng thể từ sữa mẹ, hoàn thiện trong quá trình sống để thích nghi với môi trường (điều kiện sống, chế độ dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ…). Trong đó có thể nói dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng để có được một hệ miễn dịch khỏe mạnh. - Như vậy, dinh dưỡng không chỉ giúp trẻ phát triển mà còn mang lại sức đề kháng tốt, có thể chống lại một số căn bệnh thường gặp ở trẻ như tiêu chảy, nhiễm trùng da, viêm đường hô hấp? PGS.TS Nguyễn Thị Lâm: Đúng như vậy. Bên cạnh một số vi chất, sự cân đối 4 nhóm dinh dưỡng, đầy đủ thì rất cần lưu tâm đến thành phần chất đạm. Những chất đạm này khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành các acid amin, và các acid amin tiếp tục cấu tạo thành protein cơ thể. Và các phân tử protein cơ thể này là một trong ba thành phần làm nên hệ miễn dịch ngoài các cơ quan, tế bào máu. Bản thân các kháng thể được cấu tạo từ protein - Bà có thể cho biết cụ thể hơn về các acid amin không? PGS.TS Nguyễn Thị Lâm: Là yếu tố cấu thành protein cơ thể, nên có thể nói, acid amin là một trong những yếu tố chính có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Acid amin cũng là thành phần của các enzym, hormon và tham gia vào mọi hoạt động của cơ thể. Trong số 22 acid amin thì có 8 acid amin do cơ thể không tự tổng hợp được mà hoàn toàn phải dựa vào nguồn thực phẩm từ bên ngoài cung cấp, còn gọi là các acid amin thiết yếu. Đó là: isoleusine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan và valine. - Thiếu acid amin thì sẽ xảy ra tình trạng gì thưa bà? PGS.TS Nguyễn Thị Lâm: Có 20 acid amin tham gia chính vào cấu tạo protein. Điều đáng nói là việc tổng hợp các acid amin theo quy luật “tất cả hoặc không”, vậy để cho quá trình tổng hợp protein diễn ra thì buộc phải có đủ các acid amin ở tỷ lệ cân đối. Chỉ cần thiếu một acid amin không phải khiến một, mà rất nhiều protein không được tổng hợp. Vì vậy, thiếu acid amin sẽ làm cho hệ thống miễn dịch bị suy yếu, giảm sản xuất kháng thể, cơ thể mệt mỏi, trẻ chậm lớn, còi cọc, dễ bị mắc các bệnh về hô hấp, nhiễm trùng, viêm đường hô hấp. Tình trạng thiếu acid amin thường xảy ra với người kiêng khem quá mức hoặc chế ăn không cân đối, người suy nhược, chức năng gan suy yếu… Bên cạnh đó, với khẩu phần ăn chủ yếu dựa vào ngũ cốc như nước ta ở một số vùng nghèo thì có thể dẫn tới một số acid amin thiết yếu thường bị thiếu hụt như lysine, threonine, tryptophan, methionine. Với trẻ em thì bên cạnh lý do này, thì còn do trẻ em hệ tiêu hóa còn yếu, khả năng hấp thu từ dinh dưỡng thực phẩm chưa hoàn thiện, tức là quá trình chuyển hóa từ protein thực phẩm thành acid amin còn kém, vì vậy dễ bị thiếu acid amin. Điều này sẽ thấy rõ hơn ở trẻ biếng ăn, lười ăn, suy dinh dưỡng. - Bà có nói về tình trạng thiếu acid amin nói chung và ở trẻ em nói riêng, trong đó có nhấn mạnh về tình trạng trẻ suy dinh dưỡng, bà có thể lý giải vì sao? PGS.TS Nguyễn Thị Lâm: Thường thì trẻ sinh non, thiếu tháng, trẻ không hoặc ít được bú sữa mẹ, môi trường sống ô nhiễm… thì hệ miễn dịch thường kém. Nhưng cần phải nói tới là trẻ suy dinh dưỡng. Trẻ thiếu acid amin khiến khả năng tổng hợp protein kém, từ đó dẫn tới những ảnh hưởng của tổ chức tế bào, kể cả những bộ phận quan trọng của cơ thể (như gan, thận, tim…), khả năng tăng chiều cao, thể trọng của cơ thể, cơ thể trẻ chậm phát triển,… suy dinh dưỡng là chuyện có thể biết trước. Và như ở trên chúng ta cũng nói, thiếu acid amin cũng là nguyên nhân dẫn tới hệ miễn dịch kém. Từ đó có thể nói suy dinh dưỡng, thiếu acid amin và hệ miễn dịch kém có mối quan hệ mật thiết với nhau. - Đã có không ít ông bố bà mẹ phiền lòng vì chuyện con đã còi cọc lại hay ốm đau, vậy bà có lời khuyên gì để giải quyết triệt để tình trạng này không? PGS.TS Nguyễn Thị Lâm: Để giải quyết tận gốc tình trạng này, chúng ta phải làm song hành nhiều việc, vừa giúp trẻ ăn ngon miệng, vừa tăng cường hấp thu, đồng thời bổ sung những thành phần dinh dưỡng cần thiết. Phần lớn các trường hợp thất bại là khi chúng ta chỉ giải quyết đơn nhất một vấn đề, trong khi chúng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ví dụ như trường hợp trẻ suy dinh dưỡng, chúng ta chỉ lo cho con ăn thật nhiều thì cũng chưa đủ vì trẻ suy dinh dưỡng thường thì khả năng hấp thu cũng kém v.v… - Trên thị trường hiện nay có một số chế phẩm có bổ sung acid amin cho trẻ, trong đó có Mendikids, bà có ý kiến gì về vấn đề này? PGS.TS Nguyễn Thị Lâm: Ngoài việc cân đối thành phần dưỡng chất, thì trong những trường hợp nhất định thì việc bổ sung acid amin là cần thiết. Chế phẩm Mendikids có chứa 18 acid amin, trong đó có đầy đủ 8 acid amin thiết yếu giúp khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng, miễn dịch kém. Bên cạnh đó là các vitamin nhóm B giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, hấp thu tốt hơn các thành phần dinh dưỡng khác. Nhìn chung, đây là một gợi ý cho các bà mẹ muốn nâng cao thể lực chống lại bệnh tật cho con mình. - Chúng ta đã nói rất nhiều về vai trò của acid amin, vậy bà có lưu ý gì với trường hợp trẻ thiếu acid amin không và chúng ta có nên nghĩ tới việc bổ sung acid amin cho trẻ không? PGS.TS Nguyễn Thị Lâm: Protein từ thực phẩm là yếu tố cơ sở ban đầu để hình thành các acid amin của cơ thể, vì thế điều đầu tiên để cơ thể không bị thiếu acid amin là cần cung cấp đầy đủ các protein từ thực phẩm. Protein có nhiều nhiều trong thịt, cá trứng, tôm, cua, đậu, một số loại ngũ cốc… Với trẻ em, do hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện, hay bị rối loạn tiêu hóa nên quá trình chuyển hóa protein còn kém, có những trường hợp trẻ được ăn đầy đủ protein nhưng vẫn thiếu acid amin. Bên cạnh đó, có một số acid amin, kể cả acid amin thiết yếu rất dễ bị phân hủy qua quá trình chế biến bởi nhiệt, hoặc do bữa ăn chủ yếu là ngũ cốc thì cũng dễ bị thiếu một số acid amin như lysine, threonine, tryptophan, methionine… Vì thế nên, chúng ta nên nghĩ tới việc bổ sung acid amin trong các trường hợp cần thiết như: trẻ suy dinh dưỡng, trẻ mới ốm dậy, biếng ăn là cần thiết. - Bà có lời khuyên gì để tăng cường hệ miễn dịch của trẻ nói chung, thông qua dinh dưỡng nói riêng không? PGS.TS Nguyễn Thị Lâm: Để tăng cường miễn dịch cho trẻ, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý (cân đối, đầy đủ, đa dạng thực phẩm để có đủ các thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn), nên cho trẻ bú sữa bé đến 2 tuổi, tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời, thể dục thể thao, chế độ nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung đầy đủ các acid amin, đặc biệt là các acid amin thiết yếu. Qua bài phỏng vấn với PGS.TS Nguyễn Thị Lâm có thể thấy rằng để trẻ phát triển khỏe mạnh, Trẻ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và việc bổ sung các chất dinh dưỡng đặc biệt là các acid amin thiết yếu là vô cùng cần thiết . Cho bé yêu hệ miễn dịch khỏe mạnh. Hệ miễn dịch được xem là hệ thống bảo vệ tự nhiên của con người, được ví như “hàng rào chắn”. nấm… Hệ miễn dịch khoẻ mạnh sẽ giúp đẩy lùi sự xâm nhập của các tác nhân gây hại giúp trẻ tránh được các loại bệnh, giúp bé phát triển khoẻ mạnh. Vậy đâu là nguyên nhân ảnh hưởng đến “sức khỏe . thiếu acid amin cũng là nguyên nhân dẫn tới hệ miễn dịch kém. Từ đó có thể nói suy dinh dưỡng, thiếu acid amin và hệ miễn dịch kém có mối quan hệ mật thiết với nhau. - Đã có không ít ông bố

Ngày đăng: 14/08/2014, 03:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan