KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM MÔN HOÁ HỌC LỚP 12 - Đề số 4 ppt

4 450 0
KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM MÔN HOÁ HỌC LỚP 12 - Đề số 4 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề số 4: KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM MÔN HOÁ HỌC - LỚP 12 - BÀI SỐ 4 Thời gian làm bài 1 tiết - Số câu trắc nghiệm: 30 câu. Câu 1: Trong một cốc nước cứng chứa a mol Ca 2+ , b mol Mg 2+ , và c mol HCO 3 - . Nếu chỉ dùng nước vôi trong, nồng độ Ca(OH) 2 p mol/lít để làm giảm độ cứng của cốc thì người ta thấy khi thêm V lít nước vôi trong vào cốc, độ cứng trong cốc là nhỏ nhất. Biểu thức tính V theo a, b, p là (biết Mg(OH) 2 có độ tan nhỏ hơn độ tan của MgCO 3 ) A. V = b a p  . B. 2 b a p  . C. 2 b a p  . D. 2 b a p  . Câu 2: Dóy gồm cỏc hợp chất chỉ cú tớnh oxi hoỏ là A. Fe(OH) 2 , FeO. B. FeO , Fe 2 O 3 . C. Fe(NO 3 ) 2 , FeCl 3 . D. Fe 2 O 3 , Fe 2 (SO 4 ) 3 . Câu 3: Khi điều chế kim loại, cỏc ion kim loại đóng vai trũ là chất A. bị khử. B. bị oxi hoỏ. C. nhận proton. D. cho proton. Câu 4: Hiện tượng hình thành thạch nhũ trong hang động và xâm thực của nước mưa đối với đá vôi được giải thích bằng phương trình hoá học nào dưới đây? A. CaO + H 2 O  Ca(OH) 2 . B. CaCO 3 + CO 2 + H 2 O ƒ Ca(HCO 3 ) 2 . C. Ca(OH) 2 + 2CO 2  Ca(HCO 3 ) 2 . D. CaCO 3 + 3CO 2 + Ca(OH) 2 + H 2 O  2Ca(HCO 3 ) 2 . Câu 5: Cho 24,4 gam hỗn hợp Na 2 CO 3 , K 2 CO 3 tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(NO 3 ) 2 . Sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam muối nitrat khan? (Cho C = 12, O = 16, Na = 23, K = 39, Ba = 137). A. 27,2 gam. B. 36,6 gam. C. 26,6 gam. D. 37,2 gam. Câu 6: Trong các chất sau đây, chất nào không có tính chất lưỡng tính? A. Al(OH) 3 . B. Al 2 O 3 . C. Al 2 (SO 4 ) 3 . D. NaHCO 3 . Câu 7: Cho các phương trình hoá học: 1) 2HCl + Na 2 CO 3 = 2NaCl + CO 2  + H 2 O 2) Ca(OH) 2 + Na 2 CO 3 = CaCO 3  + 2NaOH 3) CaCl 2 + Na 2 CO 3 = CaCO 3  + 2NaCl 4) Ca(HCO 3 ) 2 + Na 2 CO 3 = CaCO 3  + 2NaHCO 3 Phương trình hoá học của phản ứng nào được ứng dụng để làm mềm nước cứng? A. (1), (2). B. (2), (3). C. (3), (4). D. (1), (4). Câu 8: Tính tổng thể tích khí thoát ra (ở đktc) tại hai điện cực khi điện phân hết 0,1 mol NaCl trong dung dịch với điện cực trơ, màng ngăn xốp. A. 0,224 lít. B. 1,12 lít. C. 2,24 lít. D. 4,489 lít. Câu 9: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ vào nước thu được 6,72 lít khí (đktc) và dung dịch A và. Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch HCl 1M để trung hoà hoàn toàn 1 10 dung dịch A? A. 60 ml. B. 75 ml. C. 300 ml. D. 600 ml. Câu 10: Cho 14,4 gam kim loại M (hoá trị không đổi) tác dụng với 0,1 mol O 2 . Hoà tan chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch HCl dư thấy bay ra 8,96 lít H 2 (đktc). Xác định kim loại M? (Cho Mg = 24, Al = 27, Ca = 40, Zn = 65). A. Mg. B. Ca. C. Zn. D. Al. Câu 11: Để nhận ra 3 chất ở dạng bột là Mg, Al, Al 2 O 3 đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn chỉ cần một thuốc thử là: A. H 2 O. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch NH 3 . D. dung dịch HCl. Câu 12: Cho dung dịch chứa các ion sau: K + , Ca 2+ , Mg 2+ , Ba 2+ , H + , Cl  . Muốn dung dịch thu được chứa ít loại cation nhất có thể cho tác dụng với chất nào sau đây: A. Dung dịch Na 2 CO 3 . B. Dung dịch Na 2 SO 4 . C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch K 2 CO 3 . Câu 13: Quặng boxit có thành phần chủ yếu là Al 2 O 3 và lẫn tạp chất là SiO 2 và Fe 2 O 3 . Để làm sạch Al 2 O 3 trong công nghiệp có thể sử dụng các hoá chất nào dưới đây? A. Dung dịch NaOH đặc và khí CO 2 . B. Dung dịch NaOH đặc và axit HCl. C. Dung dịch NaOH đặc và axit H 2 SO 4 . D. Dung dịch NaOH đặc và axit CH 3 COOH. Cõu 14: Dóy cỏc hiđroxit được xếp theo thứ tự tính bazơ giảm dần từ trỏi sang phải là A. NaOH, Al(OH) 3 , Mg(OH) 2 . B. NaOH, Mg(OH) 2 , Al(OH) 3 . C. Mg(OH) 2 , Al(OH) 3 , NaOH. D. Mg(OH) 2 , NaOH, Al(OH) 3 . Câu 15: Có các quá trình sau: 1) Điện phân NaOH nóng chảy. 2) Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. 3) Điện phân NaCl nóng chảy. 4) Cho NaOH tác dụng với dung dịch HCl. Các quá trình mà ion Na + bị khử thành Na là A. (1), (2) , (4). B. (1), (2). C. (3), (4). D. (1), (3). Câu 16: Nguyên tắc chung để điều chế kim loại: A. Thực hiện quá trình khử các ion kim loại. B. Thực hiện quá trình oxi hoá các ion kim loại. C. Thực hiện quá trình khử các kim loại. D. Thực hiện quá trình oxi hoá các kim loại. Câu 17: Khi nung đến hoàn toàn 20 gam quặng đôlômit thoát ra 5,6 lít khí (ở 0 o C và 0,8atm). Hàm lượng CaCO 3 .MgCO 3 trong quặng là bao nhiêu phần trăm? (Cho C = 12, O = 16, Mg = 24, Ca = 40). A. 80%. B. 75%. C. 90%. D. 92%. Câu 18: Loại đá (hay khoáng chất) không chứa canxi cacbonat là A. thạch cao. B. đá vôi. C. đá hoa cương. D. đá phấn. Cõu 19: Cho dung dịch Ca(OH) 2 vào dung dịch Ca(HCO 3 ) 2 thấy cú A. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần. B. bọt khớ và kết tủa trắng. C. kết tủa trắng xuất hiện. D. bọt khớ bay ra. Câu 20: Nhận xét nào dưới đây về muối NaHCO 3 không đúng? A. Ion HCO 3  trong muối có tính chất lưỡng tính. B. Dung dịch muối NaHCO 3 có pH < 7. C. Muối NaHCO 3 là muối axit. D. Muối NaHCO 3 bị phân huỷ bởi nhiệt. Câu 21: Cho một mẩu Na vào 100 ml dung dịch HCl 1M, kết thúc thí nghiệm thu được 2,24 lít khí (ở đktc). Khối lượng miếng Na đã dùng là (cho Na = 23) A. 4,6 gam. B. 0,46 gam. C. 2,3 gam. D. 9,2 gam. Câu 22: Có 4 chất bột màu trắng riêng biệt: CaSO 4 .2H 2 O, Na 2 SO 4 , CaCO 3 , Na 2 CO 3 . Nếu chỉ được dùng dung dịch HCl làm thuốc thử thì có thể nhận biết được tối đa A. 1 chất rắn. B. 2 chất rắn. C. 3 chất rắn. D. 4 chất rắn. Câu 23: Cho 200 ml dung dịch KOH vào 200 ml dung dịch AlCl 3 1M thu được 7,8 gam kết tủa keo trắng. Nồng độ mol/lít lớn nhất của dung dịch KOH là (cho Al = 27, Cl = 35,5) A. 1,5 mol/l. B. 2,0 mol/l. C. 2,5 mol/l. D. 3,5 mol/l. Câu 24: Clo tác dụng với sắt theo phản ứng sau: 2Fe + 3Cl 2 = 2FeCl 3 Tính khối lượng FeCl 3 có thể điều chế được nếu có 0,12 mol Fe và 0,20 mol Cl 2 tham gia. (Cho Cl = 35,5, Fe = 56). A. 21,7 gam. B. 19,5 gam. C. 39 gam. D. 43,4 gam. Câu 25: Hoà tan hết 8,4 gam bột sắt trong dung dịch axit sunfuric loãng thu được dung dịch X. Cho 1,12 lít khí clo (đktc) qua dung dịch X, rồi cho tiếp NaOH dư vào, lọc lấy kết tủa, rửa sạch, đem nung trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là (cho O = 16, Fe = 56) A. 11,6 gam. B. 12 gam. C. 19,6 gam. D. 10,8 gam. Câu 26: Hoà tan hoàn toàn 8,25 gam hỗn hợp gồm Mg và một kim loại hoá trị II bằng dung dịch H 2 SO 4 loãng thu được 11,2 lít H 2 (đktc). Kim loại hoá trị II và thành phần phần trăm khối lượng của nó trong hỗn hợp là (cho Be = 9, Mg = 24, Ca = 40, Fe = 56, Zn = 65) A. Ca; 51%. B . Be; 27,27 %. C. Fe; 25%. D. Zn; 67,2%. Câu 27: Khử hoàn toàn 32 gam bột oxit sắt bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, khối lượng khí tăng thêm 9,6 gam. Công thức của oxit sắt là (cho C = 12, O =1 6, Fe = 56) A. FeO. B. FeO 2 . C. Fe 2 O 3 . D. Fe 3 O 4 . Câu 28: Cho từ từ dung dịch chứa 0,24 mol HCl vào dung dịch chứa 0,2 mol Na 2 CO 3 đồng thời khuấy đều, thể tích khí CO 2 (ở đktc) tạo thành là A. 2,688 lít. B. 1,792 lít. C. 0,896 lít. D. 4,48 lít. Câu 29: Hoà tan 11,2 gam bột Fe bằng dung dịch HNO 3 loãng, sau khi kết thúc phản ứng thu được V lít khí NO duy nhất (ở đktc), dung dịch X và còn lại 2,8 gam Fe không tan. Khối lượng muối và thể tích khí NO là A. 18,5 gam, 2,24 lít. B. 54,0 gam, 3,36 lít. C. 27,0 gam, 2,24 lít. D. 36,3 gam, 3,36 lít. Câu 30: Cho a mol CO 2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa 2a mol NaOH. Dung dịch thu được có giá trị: A. pH không xác định. B. pH = 7. C. pH < 7. D. pH > 7. Hết . Đề số 4: KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM MÔN HOÁ HỌC - LỚP 12 - BÀI SỐ 4 Thời gian làm bài 1 tiết - Số câu trắc nghiệm: 30 câu. Câu 1: Trong một cốc nước. tổng thể tích khí thoát ra (ở đktc) tại hai điện cực khi điện phân hết 0,1 mol NaCl trong dung dịch với điện cực trơ, màng ngăn xốp. A. 0,2 24 lít. B. 1 ,12 lít. C. 2, 24 lít. D. 4, 489 lít. Câu 9:. thí nghiệm thu được 2, 24 lít khí (ở đktc). Khối lượng miếng Na đã dùng là (cho Na = 23) A. 4, 6 gam. B. 0 ,46 gam. C. 2,3 gam. D. 9,2 gam. Câu 22: Có 4 chất bột màu trắng riêng biệt: CaSO 4 .2H 2 O,

Ngày đăng: 14/08/2014, 00:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan