Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
1,28 MB
Nội dung
Chăn nuôi đại cương Tìm hiểu về những đặc điểm của trâu Mura I/LỜI NÓI ĐẦU Nhân dân ở nhiều nước châu Á, đặc biệt ở vùng nam Á (như Ấn độ, Pakistan, Srilanka,…) và ở một số nước khác từ lâu đã có tập quán nuôi trâu sữa, và dùng sữa trong các bữa ăn hàng ngày. Ở những nước này, từ nông thôn đến thành thị , người ta thường nuôi trâu sữa để tự giải quyết nhu cầu sữa tươi và còn chế biến sản phẩm từ sữa như bơ, phomát, sữa chua,… từ đầu thế kỷ này, đi theocon đường của các nước nam Á (như Philipin. Malaixia, Indonexia, Thái lan và Singapo) đã nhập giống trâu mura nổi tiếng của Ấn độ (Murrah buffalo) về nuôi thuần chủng, đồng thời cho lai tạo với trâu địa phương và bước đầu đã đạt những khết quả khả quan. Nước ta, tuy có những điều kiện tự nhiên như các nước trên nhưng việc nuôi trâu lấy sữa đối với nhiều địa phương còn là điều xa lạ. Tổng số đàn trâu nước ta có khoảng 2922,15 nghìn con (2005), từ trước tới nay dân ta nuôi trâu chủ yếu là tận dụng sức kéo, phân bón. Nhà nước ta đang có sự chú ý đến việc phát trển đàn trâu bò nhằm tiến đến trâu không chỉ cung cấp sức kéo, phân bónmà còn cung cấp sữa, thịt…cho nhu cầu của của toàn xã hội. Do đó, nước ta đã nhập một số giống trâu mura của Ấn độ về nuôi thử nghiệm. Sau đây, tôi xin báo cáo kết quả về đề tài “Tìm hiểu đặc điểm của giống trâu mura”. Gồm có những nội dung sau: - Vai trò của trâu mura trong chăn nuôi - Đặc điểm sinh vật học của trâu mura - Dinh dưỡng và thức ăn của trâu mura - Tình hình lai tạo. - Môi trường chăn nuôi mura - Bệnh thường gặp ở mura - Sản phẩm từ trâu mura. II. NỘI DUNG: 2.1 Vai trò và ý nghĩa kinh tế từ nuôi trâu mura Nhiều nhà khảo cổ cho rằng trâu là một gia súc được thuần hóa cách đây hàng ngàn năm, như vậy thời xưa người ta đã biết nuôi trâu để đáp ứng những nhu cầu cần thiết của con người như: cày kéo, vận chuyển, lấy thịt, sữa… và trâu mura cũng là một trong số đó. Trâu mura cũng như các loài trâu khác có khã năng thích ứng rộng, chúng có thể sử dụng hiệu quả thức ăn thô và các phế phẩm nông nghiệp có hiệu quả hơn so với các giống bò sữa, hơn nữa chúng thường ít bị nhiễm bệnh hơn. Ở một số nước phương Đông (Ấn độ, Pakistan, Nepan, Thái…) xem sữa trâu như là một nguồn cung cấp protein chủ yếu trong bữa ăn hàng ngày của đa số gia đình. Nói đến chất lượng sữa thì sữa trâu hơn hẳn sữa bò và sữa dê về một số chỉ tiêu như: hàm lượng vật chất khô, protein tổng số, lactose, canci, phospho và độ béo của sữa trâu lại cao hơn sữa bò từ 1,2-1,5 lần. Trong công nghiệp chế biến thực phẩm, sữa trâu có nhiều khã năng đáp ứng cho các nhà máy chế biến sữa để sản xuất kem , bơ, sữa chua, sữa bột… Đối với trâu đực có thể dùng để cày kéo, truyền giống lấy thịt và chế biến cá sản phẩm phụ (da, sừng, móng). Về khã năng cày kéo thì trâu đực mura Svth: Đoàn quàn thực Page 1 Chăn nuôi đại cương Tìm hiểu về những đặc điểm của trâu Mura cũng khỏe như trâu ta, tuy nhiên tốc độ di chuyển có chậm hơn, nhưng khã năng cho thịt thì lớn hơn. Trâu mura cũng có khã năng thích nghi với điều kiện khí hậu trên các vùng miền của nước ta, không như bò sữa chỉ phát triển hạn chế ở một số vùng (cao nguyên lâm đồng, mộc châu…). 2.2 Tình hình nuôi trâu trên thế giới và ở nước ta 2.2.1 Tình hình nuôi trâu trên thế giới Bảng: 10 nước có số lượng trâu lớn nhất thế giới (2001-2005) Số lượng trâu thế giới có xu hướng tăng nhẹ (tăng 1,27% năm), năm 2001 có 165,4 triệu con tăng lên 174 triệu con năm 2005. Đàn trâu tập trung nhiều ở khu vực châu Á. Mười nước có số lượng trâu lớn nhất thế giới là: Ấn Độ, Pakistan, Trung Quốc, Nepal, Ai Cập, Philipine, Việt Nam, Myanmar, Indonesia, Thái Lan. Số lượng trâu của Việt Nam đứng thứ 7 trên thế giới và đứng thứ 3 châu Á. Bảng: 10 nước có số lượng trâu lớn nhất thế giới (2009) STT Tên nước Đơn vị Số lượng 1 India Con 106.630.000 2 Pakistan Con 29.900.000 3 China Con 23.703.909 4 Nepal Con 4.680.486 5 Egypt Con 4.000.000 6 Philippines Con 3.321.000 7 Vietnam Con 2.886.600 8 Indonesia Con 1.925.140 9 Thailand Con 1.670.511 10 Bangladesh Con 1.300.000 Svth: Đoàn quàn thực Page 2 Buffaloes Year Stocks (Head) 2001 2002 2003 2004 2005 India 94,382,000 95,498,000 96,616,000 97,700,000 98,000,000 Pakistan 23,335,000 24,030,000 24,800,000 25,500,000 26,300,000 China 22,764,781 22,689,620 22,729,162 22,287,212 22,745,250 Nepal 3,624,027 3,700,864 3,840,013 3,952,654 4,081,463 Egypt 3,532,244 3,550,000 3,777,000 3,845,000 3,920,000 Philippines 3,065,812 3,122,026 3,179,536 3,269,980 3,267,000 Viet Nam 2,807,900 2,814,452 2,834,886 2,869,802 2,950,000 Myanmar 2,502,000 2,552,020 2,600,000 2,650,000 2,700,000 Indonesia 2,333,429 2,403,030 2,459,434 2,403,300 2,428,190 Thailand 1,523,627 1,612,534 1,689,762 1,737,698 1,800,000 Chăn nuôi đại cương Tìm hiểu về những đặc điểm của trâu Mura Chăn nuôi trâu số một là Ấn Độ 106,6 triệu con (chiếm trên 58% tổng số trâu của thế giới), thứ hai Pakistan 29,9 triệu trâu, thứ ba Trung Quốc 23,7 triệu con, bốn Nepan 4,6 triệu con, thứ năm Egypt 3,5 triệu, thứ sáu Philippine 3,3 triệu con và Việt Nam đứng thứ 7 thế giới đạt 2,8 triệu con trâu. Bảng: nước có sản lượng thịt trâu nhiều nhất thế giới năm 2005 Quốc gia Thịt trâu (1000 tấn) Cambodia 357,600 China 270,000 Egypt 1,487,640 India 40,750 Malaysia 22,950 Myanmar 138,953 Nepal 531,000 Pakistan 79,000 Syrian Arab Republic 62,314 Viet Nam 103,200 Sản lượng thịt trâu của thế giới năm 2001 đạt 2,95 triệu tấn tăng lên 3,2 triệu tấn vào năm 2005. Trong giai đoạn 2001-2005, sản lượng thịt trâu thế giới có xu hướng tăng, tăng bình quân 1,72% năm; năm 2004 thịt trâu đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất (3,72%). Mặc dù, Ấn Độ đứng đầu thế giới về số lượng trâu, nhưng sản lượng thịt trâu chỉ chiếm vị trí thứ 9. Sản lượng thịt trâu của Việt Nam đứng thứ 6 trên thế giới. Sữa tươi: Tổng sản lượng sữa của thế giới năm 2009 là 696,5 triệu tấn trong đó sữa bò là chủ yếu chiếm 580 triệu tấn sau đó là sữa trâu 90,3 triệu tấn, sữa dê 15 triệu tấn, sữa cừu 8 triệu tấn và sữa lạc đà trên 1,6 triệu tấn. Cơ cấu sữa bò chiếm 83%, sữa trâu 13 %, còn lại 4% là sữa dê, cừ và lạc đà. Bình quân tiêu dùng sữa trên đầu người/năm của thế giới là 103,9 kg/người, trong đó các nước đang phát triển đạt 66,9kg/người/năm và các nước phát triển đạt 249,6 kg/người/năm. Bảng: các nước có sản lượng sữa cao nhất thế giới 2009 STT Tên nước Đơn vị Số lượng 1 India Tấn 110.040.000 2 United States of America Tấn 85.859.410 3 China Tấn 40.553.066 4 Pakistan Tấn 34.362.000 5 Russian Federation Tấn 32.561.683 6 Germany Tấn 28.691.256 7 Brazil Tấn 27.715.884 8 France Tấn 24.217.710 9 New Zealand Tấn 15.216.840 10 United Kingdom Tấn 13.236.500 Svth: Đoàn quàn thực Page 3 Chăn nuôi đại cương Tìm hiểu về những đặc điểm của trâu Mura 10 cường quốc về sản xuất sữa trên thế giới thứ nhất là Ấn Độ 106,1 triệu tấn/năm chiếm trên 1/7 sản lượng sữa toàn cầu, thứ nhì là Hoa Kỳ 84,1 triệu tấn, thứ ba Trung Quốc trên 39,8 triệu tấn, thứ tư là Pakistan 32,2 triệu tấn, thứ năm là Liên Bang Nga 32,1 triệu tấn và thứ sáu là Đức 28,2 triệu tấn/năm, thứ bảy là Brazin 27,08 triệu tấn, thứ tám là Pháp trên 25,2 triệu tấn, thứ chín là New Zealand trên 15,8 triệu tấn và thứ mười là Anh 14,0 triệu tấn. 2.2.2 Tình hình trong nước Trong những năm qua vì những những lý do khác nhau số lượng trâu trong phạm vi cả nước tăng rất chậm, năm 2000 đàn trâu cả nước có 2915,8 nghìn con, năm 2005 có 2819 nghìn con; thậm chí có xu hướng giảm, giảm bình quân 0,45%/năm. Các tỉnh có số lượng đàn trâu nhiều nhất trên cả nước tập trung ở khu vực Bắc Trung Bộ, Đông Bắc và Tây Bắc (Nghệ An, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Sơn La ). Vùng Đông Bắc có số lượng trâu nhiều nhất chiếm 41,97%, Bắc Trung Bộ chiếm 25,44% và ít nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long 1,33% (Bảng 2 và bảng 8). Miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ có sinh thái phù hợp với con trâu. Hơn nữa, sức kéo dùng trong sản xuất nông nghiệp, nương rẫy thì con trâu thực sự là “máy kéo” nhỏ của nhà nông. Hơn 80% tổng số trâu của cả nước tập trung ở miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Bảng 2: Số lượng và tỷ lệ đàn trâu theo vùng sinh thái năm 2005 Bảng : 10 tỉnh có số lượng đàn trâu nhiều nhất trên cả nước STT Tỉnh Số lượng trâu (con) Khu vực 1. Nghệ An 293.632 Bắc Trung Bộ 2. Thanh Hóa 224.109 3. Lạng Sơn 188.505 Đông Bắc 4. Sơn La 143.818 Tây Bắc 5. Hà Giang 138.104 Đông Bắc 6. Tuyên Quang 133.144 7. Hòa Bình 125.011 Tây Bắc 8. Hà Tĩnh 115.026 Bắc Trung Bộ 9. Cao Bằng 112.596 Đông Bắc 10. Thái Nguyên 111.063 Trước đây, trâu mura được người pháp đưa từ ấn độ sang nước ta để lai tạo nhưng không thành không vì chưa nắm được kỹ thuật thụ tinh Svth: Đoàn quàn thực Page 4 Khu vực 2005 (1000 con) Tỷ lệ so với cả nước (%) Cả nước 2922,15 100 Miền Bắc 2568,72 87,91 Đồng bằng sông Hồng 145,90 4,99 Đông Bắc 1226,39 41,97 Tây Bắc 453,05 15,50 Bắc Trung Bộ 743,38 25,44 Miền Nam 353,43 12,09 Duyên hải miền Trung 139,47 4,77 Tây Nguyên 71,86 2,46 Đông Nam Bộ 103,27 3,53 ĐB S. Cửu Long 38,83 1,33 Chăn nuôi đại cương Tìm hiểu về những đặc điểm của trâu Mura nhân tạo. Trong những năm của thập kỷ 60, ở các tỉnh phía nam, một số nhà nghiên cứu đã đưa trâu mura của Ấn về nuôi thử nghiệm nhưng vẩn không mang lại kết quả khả quan. Xuất phát từ nhu cầu về sữa ngày càng tăng, cùng với chính sách phát triển, nhà nước ta đã nhập hàng ngàn con trâu mura về nhân giống, ban đầu chúng được nuôi tại các nông trường và bước đầu mang lại một kết quả khả quan. 2.3 Các đặc điểm sinh học của trâu mura 2.3.1 Khóa phân loại Giới (kingdom): Animalia- động vật Nghành (phylum): Chordata- dây sống Lớp (class): Mammalia- động vật có vú Bộ (order): Artiodactyla- guốc chẳn Họ (family): Bovidae- sừng rổng Phân họ (subfamily): Bovinae Tộc (tribe): Bovini- bò Chi (genus): Bubalus Loài: B. bubalis (Linnaeus, 1758)- trâu Giống: murrah buffalo- trâu mura Hình: trâu Mura 2.3.2 Nguồn gốc xuất xứ: Trâu hay còn gọi là trâu nước gồm hai loại: trâu sông (River buffalo) và trâu đầm lầy (Swamp buffalo). Chúng có chung nguồn gốc từ trâu rừng nhưng khác nhau về số lượng nhiễm sắc thể. Do quá trình chọn lọc và sử dụng mà ngoại hình và khả năng sản xuất của hai loại hình trâu có những đặc điểm khác nhau. Trâu thường có màu xám, xám tro, đen hoặc đôi khi có màu trắng, cơ thể nặng nề và tầm vóc chắc nịch, thân ngắn, bụng to và thường được miêu tả là “bụng chum”. Svth: Đoàn quàn thực Page 5 Chăn nuôi đại cương Tìm hiểu về những đặc điểm của trâu Mura Trâu sông (B. bubalis bubalis) được chọn lọc cải tạo qua thời gian dài theo hướng sản xuất sữa, có mặt dài và thân dài thon hơn trâu đầm lầy, sừng ngắn, cong về phía dưới, ra sau rồi cong xoắn lên phía trên, khung xương sâu, rộng, chân cao và mập, đuôi dài, bầu vú phát triển, các núm vú to được sắp xếp cân đối thích hợp cho việc khai thác sữa. Trâu sông có da lông đen và bóng hơn trâu đầm lầy. Trâu sông tập trung ở Tây Á, sử dụng chủ yếu để khai thác sữa, do được chọn lọc và cải tạo nhiều nên hình thành nhiều giống riêng biệt với các loại hình khác nhau, và nhìn chun có khả năng sản xuất thịt sữa cao. Đến nay, ở Ấn Độ và Pakistan người ta ước tính có tới 18 giống trâu sông khác nhau và được xếp vào 5 nhóm giống chính là: Nhóm trâu Murrah, nhóm trâu Gujarak, nhóm trâu Uttar Pradesh, nhóm trâu vùng Trung Ấn, nhóm trâu vùng Nam Ấn. Trâu mura (murrah buffalo) thuộc nhóm trâu trâu murrah được nhập vào nước ta từ Ấn độ và từ Trung quốc sang từ những năm 76-77. 2.3.3 Hình dạng cấu tạo Trong các nhóm trâu sông thì trâu Murrah là trâu sữa nổi tiếng. Trâu Murrah thường có da và lông màu đen tuyền, da mỏng, mềm mại, nhẵn bóng, có lông thưa, ở cuối đuôi có chòm lông màu trắng sát vó chân, có một tỷ lệ thấp màu xám nâu hoặc xám nâu vàng, rất ít khi có trâu trắng. Đặc điểm nổi bật và rõ nét nhất của trâu Murrah là sừng ngắn, quay ra sau và lên trên sau đó vòng vào trong thành hình xoắn ốc, mặt sừng phẳng. Đầu trâu đực thô kệch và nặng nề, còn đầu con cái thì tương đối nhỏ, cân đối. Trán rộng và hơi gồ, mặt cân đối. lỗ mũi rộng. Mắt trâu đực không lồi lắm, nhưng mắt con cái thì lồi, nhanh nhẹn và sáng. Tai trâu bé, mỏng và rủ xuống. Cổ trâu đực thô và mập, cổ trâu cái dài, mảnh. Ngực to, rộng, không có yếm. Trâu đực có phần thân trước nặng, phần sau nhẹ, trâu cái thì phần thân trước nhẹ và hẹp, phần thân sau nặng và rộng tạo thành hình cái nêm. Lưng rộng, dài và thon về phía đầu. Xương sườn rất tròn, núm rốn nhỏ, không có u bướu. Con đực có bắp chân khỏe, gần như thẳng, nhưng con cái thì chân hơi cong để tạo khoảng rộng cho bầu vú. Đuôi dài, mảnh, dễ vận động. Con cái có bầu vú phát triển, các tĩnh mạch vú nổi rõ, núm vú dài và cách xa nhau, cân đối, dễ nắm để vắt sữa và sữa xuống dễ dàng Trâu đực trưởng thành có khối lượng: 650-730kg/con, có thể tới 1000 kg, cao vây trung bình 142 cm. Trâu cái: 350- 400kg/con, có thể tới 900 kg, cao vây trung bình 133 cm, nghé sơ sinh: 30kg/con. Tuy to lớn nhưng trâu Murrah không thích hợp cho cầy kéo và chịu nóng kém hơn trâu đầm lầy. * Cấu tạo trong: Svth: Đoàn quàn thực Page 6 Cấu tạo trong của trâu Cấu tọ cơ quan tiêu hóa Chăn nuôi đại cương Tìm hiểu về những đặc điểm của trâu Mura -Cơ quan tiêu hóa của trâu Mura cũng như các động vật nhai lại khác có một quá trình tiêu hóa đặc biệt, chúng có kax năng tiêu hóa nhiều loại cỏ và sản phẩm phụ của trồng trọt có tỷ lệ xơ cao, kể cả những sản phẩm mà gia súc khác từ chối, điều này có liên quan đến hệ vi sinh vật trong dạ dày trước của nó. Dạ dày trâu gồm có 4 phần: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách (thường được gọi là dạ dày trước) và dạ múi khế (gọi là dạ dày thực, có chức năng tương tự dạ dày đơn). Đối với dạ cỏ kích thước của nó tùy thuộc vào từng giai đoạn, giai đoạn còn non thì dạ cỏ rất bé thậm chí còn bé hơn cả dạ tổ ong, nhưng khi trưởng thành thì dạ cỏ cũng phát triển theo cùng vói quá trình tiêu hóa thức ăn thô, chúng chiếm 70-80% dung tích của toàn bộ dạ dày. - Đặc điểm của quá trình tiêu hóa: + quá trình nhai lại: là quá trình mà thức ăn từ dạ dày trước được ợ lên miệng và được nghiền, trộn lẩn với nước bọt và nuốt xuống lần thứ hai. Quá trình nhai lại có tác dụng tăng khã năng tiêu hóa, sự nhai lại xuất hiện sau khi nghé sinh ra từ 25-45 ngày. Sự nhai lại phụ thuộc vào: thời gian và chu kỳ, giống, độ tuổi- giới tính. + quá trình ợ khí: quá trình tiêu hóa có rất nhiều khí được sinh ra (chủ yếu là CO2, CH4) tích lũy ở một mức nào đó và được thải ra. - Hệ vi sinh vật dạ cỏ: trong dạ cỏ của trâu có một lượng lớn vi sinh vật sống (vi khuẩn, động vật nguyên sinh (protozoa)), nhờ có chúng mà trâu có thể ăn thức ăn thô một cách dể dàng. + vi khuẩn: có nguồn gốc từ thực vật, số lượng và thành phần phụ thuộc và loại thức ăn, tỉ lệ các loại vi khuẩn với nhau… Cầu khuẩn, khuẩn propionic, khuẩn saccaromyces có tác dụng tiêu hóa gluxid +protozoa; là loại vi sinh vật có nguồn gốc từ động vật, chúng có nhiều ở dạ lá sạh và dạ tổ ong, có 2 loại: có tiêm mao và không có tiêm mao (có tiên mao) Svth: Đoàn quàn thực Page 7 Chăn nuôi đại cương Tìm hiểu về những đặc điểm của trâu Mura Quá tình tiêu hóa và hấp thu glucid Svth: Đoàn quàn thực Page 8 Chăn nuôi đại cương Tìm hiểu về những đặc điểm của trâu Mura - Cơ quan sinh dục của trâu mura cũng như các loài trâu khác có nhều nét tương đồng như của bò, kích thước tinh hoàn của trâu chỉ bằng ½ so với bò đực cùng thể trọng. trâu mura và cácloài trâu khác ở ấn độ thì tinh hoàn ở trong bìu đái từ lúc mới đẻ. Dương vật của trâu đực hình ống và nhỏ dần về phía đầu, nó có ít tổ chức làm cương nở, độ dài dương vật trung bình khoảng 83,5cm, cơ quan sinh dục phụ của trâu phát triển kém hơn so với bò, nhưng tuyến cowper lại dài tuy bề rộng không lớn. còn đố với trâu cái thì: âm đạo có nhiều cơ, thẳng và sừng tử cung thì uốn nhiều hơn so với bò, buồng trứng của trâu thì khác hẳn so vói bò về hình thù, kích thước và trọng lượng. 2.3.4 Đặc điểm sinh sản của trâu Sinh sản là vấn đề rất quan trọng quyết định sự tăng đàn và cho sản phẩm. Đối với trâu, việc điều khiển sinh sản qua thụ tinh nhân tạo là khá khó khăn và phức tạp bởi đặc điểm sinh lý sinh sản của trâu là thành thục .muộn, động dục thầm lặng khó phát hiện. Những biểu hiện động dục liên quan đến thời điểm rụng trứng và thời điểm dẫn tinh thích hợp chưa được xác định chắc chắn nên tỷ lệ thụ thai trong trường hợp thụ tinh nhân tạo thường thấp. Ngoài ra, thời gian chửa của trâu dài, động dục lại sau đẻ chậm, dẫn đến khoảng cách hai lứa đẻ dài. Svth: Đoàn quàn thực Page 9 Quá trình chuyển hóa Nito của trâu Chăn nuôi đại cương Tìm hiểu về những đặc điểm của trâu Mura Cơ chế điều tiết thần kinh thể dịch *Đặc điểm sinh sản trâu đực: Trâu đực có khả năng giao phối lúc 3 năm tuổi, thời gian sử dụng tốt là 4-5 năm, tuy nhiên có thể tới hai chục năm nhưng tính hăng và kết quả phối giống sẽ giảm dần khi đực giống về già. Một con trâu đực có thể sử dụng phối giống trực tiếp cho 30-50 trâu cái, nhưng tỷ lệ ghép thích hợp là 1 đực 20 cái, tối đa không quá 30 cái. Mỗi lần phóng tinh trâu đực xuất 2,5-3ml tinh dịch, hoạt lực 70-80%, nồng độ 0,8-1 tỷ/ml. Tần số phối giống tốt là 2-3 lần trong một tuần, nếu nhiều hơn thì phẩm chất tinh sẽ kém và tỷ lệ thụ thai thấp hơn. Trâu đực không có chu kỳ tính dục nhưng phẩm chất tinh dịch cũng phần nào bị ảnh hưởng bởi mùa vụ, phẩm chất tinh trâu tốt nhất vào mùa thu so với các mùa khác do ảnh hưởng của thức ăn tốt trong mùa mưa. *Đặc điểm sinh sản trâu cái trâu cái có tuổi động dục lần đầu lúc 3 tuổi, lúc đó khối lượng cơ thế mới đạt 70-75% khối lượng lúc trưởng thành. Tuổi đẻ lứa đầu cua trâu là khoảng 4 tuổi, khối lượng cơ thể đạt 80-85% khối lượng lúc trưởng thành. Chu kỳ động dục của trâu 21-22 ngày, thời gian động dục (tính thời gian chịu đực) là 15-20 giờ và thời điểm phối giống cho kết quả đậu thai cao là gần với thời điểm kết thúc chịu đực. Thời gian mang thai của trâu sông có thời gian mang thai 305 ngày. Thời gian động dục lại sau khi đẻ 6 tháng, dẫn đến nhịp đẻ thường 3 năm 2 nghé hoặc 2 năm 1 nghé. Trâu là động vật đơn thai, rất ít trường hợp sinh đôi (dưới 1%).Khó khăn lớn nhất trong việc nâng cao khả năng sinh sản của trâu cái là phát hiện động dục và phối giống có chửa. Chu kỳ động dục của trâu dao động khá lớn, từ 15-35 ngày. Các phương pháp phát hiện động dục thông qua các triệu chứng chưa được khẳng định chắc chắn. Tin cậy nhất vẫn là dùng trâu đực thí tình. Điều này đã gây nhiều phiền phức cho việc áp dụng rộng rãi kỹ thuật thụ tinh nhân tạo trâu. Sự sinh sản của trâu mang tính mùa vụ khá rõ rệt thường tập trung vào tháng 7-8 trong năm, trâu động dục tập trung vào mùa thu đông, còn mùa hè nóng nực thì tỷ lệ động dục rất thấp. Tỉ lệ đẻ đối với trâu Mura đạt từ 40%-50% tùy vào kỹ thuật nuôi Svth: Đoàn quàn thực Page 10 [...]... tự như khi luyện cày Tuổi Sơ sinh 6 tháng 12 tháng 24 tháng n 36 19 16 7 Trâu lai mura- vn F1 Đực cái M(kg) n M(kg) 36 31 34 131 24 122 231 21 213 428 6 319 2.5 Các sản phẩm từ trâu Mura 2.5.1 Sữa: Svth: Đoàn quàn thực Page 13 Trâu địa phương (♀♂) 28 120 184 225 Chăn nuôi đại cương Tìm hiểu về những đặc điểm của trâu Mura Sữa trâu có vẻ sệt hơn sữa bò, vì có chứa tới16% chất khô trong khi sữa bò chỉ... pha vào trà hay cà phê Sữa trâu mura Thành phần Nước Protein Chất béo đơn vị g g g Svth: Đoàn quàn thực bò 87,8 3,2 3,9 Page 14 Con dê 88,9 3,1 3,5 Cừu 83,0 5,4 6,0 Trâu 81,1 4,5 8,0 Chăn nuôi đại cương Carbohydrate Năng lượng g kcal kJ g Đường (Lactose) Axit béo: Bão hòa g Mono-unsaturated g Không bão hòa đa g Cholesterol mg Canxi iu Tìm hiểu về những đặc điểm của trâu Mura 4,8 66 275 4,8 4,4 60 253... cúc áo, nhạc cụ, hàng mỹ nghệ cao cấp và đồ trang sức đắt tiền được khách du lịch ưa chuộng Lông trâu dùng làm bàn chải, bút lông 2.6 Quá trình lai tạo Trâu mura đã được nhập vào nước ta từ rất sứm, noài mục đích nhan giống thuần chủng, thì trâu mura còn được cho lai với trâu địa phương nhàm cại thiện chất lượng giống của trâu dịa phương Con lai thế hệ F1 tỏ ra có ưu thế lai vượt trộ so với giống địa... Trâu Murrah lai có khả năng cho sữa tương đối cao, sản lượng sữa trung bình 70010000kg trong chu kỳ vắt 240ngày, tỷ lệ mỡ sữa trung bình 6% III/ kết luận Trâu mura đóng một vai trò quan trọng trong đời sống sản xuất của con người ở nước ta trâu mura được xem là một giống nhập ngoại góp phần cải thiện chất lượng của giống nội Trong những năm qua chăn nuôi trâu theo quy mô lớn vẫn chưa cao, do vậy nhà...Chăn nuôi đại cương Tìm hiểu về những đặc điểm của trâu Mura Mối liên hệ giữa vùng dưới đồi tuyến yên và buồng trứng Tốc độ sinh trưởng: Sinh trưởng của vật nuôi được đạc trưng bởi tốc độ sinh trưởng, độ dài sinh trưởng và được đánh giá bằng khối lượng và kích... kích thước: năm thứ nhất chiều cao, năm thứ hai chiều dài và rộng, năm thứ 3 chiều rộng, năm thứ 4 chiều sâu và rộng Svth: Đoàn quàn thực Page 11 Chăn nuôi đại cương Tìm hiểu về những đặc điểm của trâu Mura Sinh trưởng của trâu chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền, mức độ dinh dưỡng, quản lý chăm sóc, tính biệt, thời tiết, mùa vụ v.v Hiểu biết được đặc điếm, quy luật phát triển theo giai đoạn và các... giai đoạn phát triển của trâu, nhằm thu được năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất Tốc độ sinh trưởng của trâu phụ thuộc vào chế độ nuôi dưỡng, điều kiện chăm sóc và yếu tố giống 2.3.5 Thức ăn của trâu mura: Thức ăn của trâu có thể có những loại sau: * thức ăn xanh thô: các cây cỏ xanh là nguồn thức ăn chủ yếu của trâu chúng chếm từ 70-80% nhu cầu về thức ăn, thức ăn xanh bao gồm các loại sau,thức ăn... sạch nhúng vào nước ấm 37-40oC xoa xung quanh bầu vú và từng núm vú nhiều lần, sau đó lau khô 2.4.2 Kỹ thuật vắt sữa Svth: Đoàn quàn thực Page 12 Chăn nuôi đại cương Tìm hiểu về những đặc điểm của trâu Mura Chuẩn bị sãn sàng dụng cụ vắt sữa như khăn lau vú, nước ấm, xô đựng sữa, khăn lọc sữa, thùng chứa đầy đủ, sạch sẽ - Vệ sinh và kích thích bầu vú: Đưa trâu vào nơi vắt sữa quy định, buộc đuôi, dùng... hơn nữa trong việc khuyến khích chăn nuôi trâu Tăng cường công tác nghiên cứu nhằm phát trển giống trâu này.th10-11 Svth: Đoàn quàn thực Page 15 Chăn nuôi đại cương Tìm hiểu về những đặc điểm của trâu Mura TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Giáo trình chăn nuôi trâu bò-Nguyễn xuân Trạch Nuôi trâu sữa-vũ ngọc tý& lê việt ly Trâu sữa và sữa trâu- nguyễn thượng chánh Google.com.vn spsvietnam.gov.vn suckhoedoisong.vn . điểm sinh vật học của trâu mura - Dinh dưỡng và thức ăn của trâu mura - Tình hình lai tạo. - Môi trường chăn nuôi mura - Bệnh thường gặp ở mura - Sản phẩm từ trâu mura. II. NỘI DUNG: 2.1 Vai. số giống trâu mura của Ấn độ về nuôi thử nghiệm. Sau đây, tôi xin báo cáo kết quả về đề tài “Tìm hiểu đặc điểm của giống trâu mura . Gồm có những nội dung sau: - Vai trò của trâu mura trong chăn. đặc điểm của trâu Mura Quá tình tiêu hóa và hấp thu glucid Svth: Đoàn quàn thực Page 8 Chăn nuôi đại cương Tìm hiểu về những đặc điểm của trâu Mura - Cơ quan sinh dục của trâu mura cũng như các