Axit folic giúp giảm nguy cơ chậm nói ở trẻ ( 12:16 PM | 14/10/2011 ) Theo một nghiên cứu mới đây, bổ sung axit folic trước và trong thai kỳ làm giảm nguy cơ sinh con bị chậm phát triển ngôn ngữ ở độ tuổi lên 3. Nghiên cứu của Na-Uy phát hiện ra rằng phụ nữ không bổ sung axit folic trước và trong thai kỳ tăng gấp hơn 2 lần nguy cơ có con bị chậm phát triển ngôn ngữ nặng so với những phụ nữ dùng các sản phẩm bổ sung axit folic. Nghiên cứu này bao gồm số liệu từ Nghiên cứu thuần tập Bà mẹ và trẻ em Na Uy. Các tác giả đã thu thập số liệu ở những trẻ em cho đến khi chúng lên 3 tuổi. Các bà mẹ đánh giá kỹ năng ngôn ngữ của trẻ theo thang điểm 6. Những trẻ chỉ sử dụng một từ hoặc cách phát âm khó hiểu khi lên 3 tuổi được phân loại là chậm phát triển ngôn ngữ nặng. Trong số gần 39.000 trẻ thuộc nghiên cứu, 204 trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ nặng. Nghiên cứu cho thấy 0,9% số trẻ mà mẹ không sử dụng các sản phẩm bổ sung axit folic khi mang thai bị chậm phát triển ngôn ngữ nặng so với 0,4% số trẻ được sinh bởi những bà mẹ dùng các sản phẩm này trước hoặc trong thai kỳ. Tỉ lệ này là 0,4% ở những trẻ mà mẹ có bổ sung axit folic kết hợp với các sản phẩm bổ sung khác trước và trong thai kỳ. Các nhà nghiên cứu không biết chính xác cách mà axit folic ngăn ngừa chậm phát triển ngôn ngữ song có thể là do những lợi ích về dinh dưỡng của chất này đối với hệ thần kinh. Phụ nữ độ tuổi sinh đẻ được khuyến nghị bổ sung axit folic để phòng ngừa các dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống và các khuyết tật ống thần kinh khác. Các kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of the American Medical Association số ra ngày 12/10 . Axit folic giúp giảm nguy cơ chậm nói ở trẻ ( 12:16 PM | 14/10/2011 ) Theo một nghiên cứu mới đây, bổ sung axit folic trước và trong thai kỳ làm giảm nguy cơ sinh con bị chậm phát. phát triển ngôn ngữ ở độ tuổi lên 3. Nghiên cứu của Na-Uy phát hiện ra rằng phụ nữ không bổ sung axit folic trước và trong thai kỳ tăng gấp hơn 2 lần nguy cơ có con bị chậm phát triển. thuộc nghiên cứu, 204 trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ nặng. Nghiên cứu cho thấy 0,9% số trẻ mà mẹ không sử dụng các sản phẩm bổ sung axit folic khi mang thai bị chậm phát triển ngôn ngữ