Tại sao Việt Nam thích sử dụng tiền mặt trong các giao dịch ? doc

3 2.5K 5
Tại sao Việt Nam thích sử dụng tiền mặt trong các giao dịch ? doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tại sao Việt Nam thích sử dụng tiền mặt trong các giao dịch?? Hầu như trong suốt cả thời kỳ đổi mới kinh tế đến nay thì việc thanh toán trong nền kinh tế được thực hiện bằng tiền mặt luôn luôn chiếm một tỷ lệ rất lớn. Tình trạng này lại diễn ra chủ yếu trong khu vực các doanh nghiệp sản suất hàng hoá và cung ứng dịch vụ của tất cả các thành phần kinh tế. Nhận định này đã được rút ra từ cuộc khảo sát tình hình thanh toán trong năm 2003. Qua việc khảo sát tại 750 doanh nghiệp Việt Nam trên phạm vi cả nước thì việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán diễn ra như sau: - Các doanh nghiệp tư nhân có trên 500 công nhân có khoảng 63% số giao dịch được tiến hành qua hệ thống ngân hàng; - Các doanh nghiệp có dưới 25 công nhân thì tỷ lệ giao dịch qua ngân hàng là 47%; - Các doanh nghiệp nhà nước thực hiện các giao dịch qua ngân hàng chỉ hơn 80%; - Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân đều sử dụng 100% tiền mặt để trả lương; - 82% các hộ kinh doanh sử dụng tiền mặt để chi trả tiền hàng; - 72% số hộ kinh doanh tư nhân nộp thuế bằng tiền mặt. Như vậy, đến năm 2003, việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán vẫn ở một tỷ lệ cao. Hậu quả này là sự tiếp nối của một thời kỳ khá dài “buông lỏng” quản lý tiền mặt kể từ sau thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế; đặc biệt là sau khi Luật Ngân hàng Nhà nước ra đời từ 1997. Chính vì vậy, sau 10 năm thực hiện đổi mới; trong đó có sự đổi mới rất căn bản hệ thống ngân hàng, nhưng tỷ trọng tiền mặt được sử dụng trong thanh toán so với tổng phương tiện thanh toán luôn luôn ở mức độ rất cao (năm 1997: 32,2%; năm 2001: 23,7%; năm 2004: 20,3%; năm 2005: 19%; đến tháng 3 năm 2006 là 18,5%), nên Việt Nam vẫn là một trong số nước ít ỏi có “nền kinh tế tiền mặt”. Vậy thì, nguyên nhân nào đã dẫn đến tình trạng tiền mặt đã và đang được sử dụng nhiều như thế trong thanh toán. Vấn đề này đã và đang được lý giải khá khác nhau từ các chuyên gia kinh tế trong và ngoài ngành Ngân hàng. Một số ý kiến đề cập một cách toàn diện những nguyên nhân gây ra tình trạng tiền mặt đã được sử dụng nhiều trong thanh toán cả về mặt kinh tế - xã hội cũng như cơ chế - chính sách. - Về cơ chế - chính sách: Có một thực tế là, sau khi thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế nói chung, đổi mới hoạt động ngân hàng nói riêng thì tất cả những quy định về quản lý tiền mặt đã từng được sử dụng trước đó đều bị loại bỏ. Do vậy, tiền mặt đã nghiễm nhiên trở thành một công cụ thanh toán không hạn chế về đối tượng và phạm vi sử dụng. Đây cũng chính là nguyên nhân để tạo ra một thói quen tâm lý trong dân chúng, trong các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế là “việc ưa thích sử dụng tiền mặt trong thanh toán”. Thói quen này lại củng cố thêm sự ngộ nhận của các nhà hoạch định chính sách đối với kinh tế thị trường. Đó là, trong kinh tế thị trường thì Nhà nước không thể bắt ép các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế… phải sử dụng phương thức này hoặc phương thức khác trong thanh toán. Khi họ đã có tiền thì việc sử dụng tiền mặt hay Séc, hay Uỷ nhiệm chi để thanh toán cho nhau là quyền của người có tiền Liên quan đến nguyên nhân thuộc cơ chế - chính sách, còn có ý kiến cho rằng, tình trạng thanh toán bằng tiền mặt còn nhiều, và việc thanh toán qua ngân hàng còn hạn chế là vì “hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán chưa hoàn thiện”. Trên thực tế, sau khi cùng với đất nước thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế, ngành Ngân hàng đã có nhiều đổi mới rất quan trọng. Tuy nhiên, trong lĩnh vực thanh toán thì không những chưa được đổi mới để phát triển mà còn gần như bị buông lỏng; việc quản lý tiền mặt xem như đã không được đề cập đến như đã nói ở phần trên. Do vậy, tình trạng của một nền kinh tế tiền mặt ở Việt Nam đã kéo dài trong nhiều năm là do không có một hành lang pháp lý ngay từ đầu; Nhà nước cũng không quản lý và cũng không kiểm soát việc thanh toán giữa các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và giữa các tầng lớp dân cư với nhau như thế nào mà cứ để cho họ tự lựa chọn lấy cho mình các phương thức thanh toán thích hợp. Như vậy, việc nhận thức chưa đầy đủ, toàn diện và sâu sắc vai trò của TTKDTM trong nền kinh tế ngay sau khi đất nước đi vào đổi mới kinh tế đã là nguyên nhân chính để việc TTKDTM và thanh toán qua ngân hàng không những đã không phát triển được mà còn gây ra những thiệt hại không nhỏ về cả kinh tế và về cả xã hội. - Về kinh tế - xã hội: Quan điểm cho rằng, việc phát triển kinh tế “không chính thức” (mà trong đó, kinh tế ngầm chiếm một tỷ lệ không nhỏ) cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên tình trạng tiền mặt được sử dụng rất nhiều trong thanh toán, làm cho việc mở rộng TTKDTM, thanh toán qua ngân hàng bị cản trở. Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng, sự buông lỏng của Nhà nước trong quản lý tiền mặt đã tạo “đất” cho kinh tế không chính thức phát triển. Có ý kiến cho rằng, việc TTKDTM phát triển kém là do các ngân hàng thương mại không có nhiều vốn để đầu tư cho việc trang bị máy móc thiết bị. Thực ra, có rất nhiều hình thức TTKDTM mà việc đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật cho nó không phải là lớn lắm. Trong đó, Séc là một hình thức thanh toán rất phổ biến trên thế giới, và cũng là một trong những hình thức TTKDTM rất tiện lợi, nhưng đến nay ở Việt Nam, thanh toán bằng Séc chỉ chiếm 1% trong tổng phương tiện thanh toán; còn các dịch vụ thanh toán khác cũng đã được các ngân hàng thương mại triển khai như một số loại thẻ thanh toán, và thẻ rút tiền tự động. Tuy nhiên, các dịch vụ này vẫn đang ở tình trạng rất khiêm tốn do nhiều nguyên nhân khác nhau; trong đó có cả nguyên nhân về những hiểu biết tối thiểu về thẻ, và có cả các nguyên nhân về kiểm soát và quản lý kỹ thuật của các nhà chuyên môn Khi nói đến nguyên nhân làm cho tình hình TTKDTM ở nước ta đang trong tình trạng yếu kém còn được lý giải rằng, “vì nền kinh tế nước ta về căn bản vẫn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu…”. Để đưa ra các giải pháp cho việc khắc phục tình trạng yếu kém trong TTKDTM thì cần nêu ra được những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng đó. Còn sự lạc hậu của nền kinh tế chỉ là nguyên nhân gián tiếp góp phần làm cho tình trạng sử dụng tiền mặt trong thanh toán của ta ngày một tăng lên. Chính vì vậy, những năm 60 của thế kỷ 20 khi miền Bắc bắt tay vào xây dựng CNXH thì nền kinh tế đang là một nền kinh tế nông nghiệp rất lạc hậu; nhưng nhờ có những chính sách quản lý tiền mặt chặt chẽ nên việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán được hạn chế tới mức thấp nhất. ý kiến cho rằng, “TTKDTM phụ thuộc vào tình hình phát triển của công cụ thanh toán ” là một ý kiến không chính xác. Khi TTKDTM có được những cơ sở về mặt pháp lý để phát triển thì việc đưa ra các loại công cụ thanh toán chỉ phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng; và các ngân hàng thương mại sẵn sàng đáp ứng các loại nhu cầu khác nhau đó mà không phải là chuyện quá khó, không thể làm được. . Tại sao Việt Nam thích sử dụng tiền mặt trong các giao dịch? ? Hầu như trong suốt cả thời kỳ đổi mới kinh tế đến nay thì việc thanh toán trong nền kinh tế được thực hiện bằng tiền mặt luôn. nước và các doanh nghiệp tư nhân đều sử dụng 100% tiền mặt để trả lương; - 82% các hộ kinh doanh sử dụng tiền mặt để chi trả tiền hàng; - 72% số hộ kinh doanh tư nhân nộp thuế bằng tiền mặt. Như. lý trong dân chúng, trong các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế là “việc ưa thích sử dụng tiền mặt trong thanh toán”. Thói quen này lại củng cố thêm sự ngộ nhận của các

Ngày đăng: 13/08/2014, 23:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan