Đề thi số 1 Trang 1 Trường Đại Học Cần Thơ Khoa Khoa học Bô môn Hoá học Đề Thi Số 1 Câu 1 . Xét phân tử formaldehyde (HCHO) với C là nguyên tố trung tâm. Góc liên kết HCO khoảng: a. 180° b. 120° c. 109,5° d. 90° e. 60° Câu 2. Ion nào trong số các ion sau đây không phải là ion đẳng điện tử với một khí trơ? a. Mg 2+ b. Ca + c. O 2– d. Br – e. Na + Câu 3. Giản đồ đúng của cấu hình điện tử1s 2 2s 2 2p 4 là: a. b. c. d. e. Câu 4. Các nguyên tố trong dãy lantan giống nhau là vì: a. Chúng có khối lượng nguyên tử lớn. b. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân Z thì các điện tử được xếp thêm vào các lớp lượng tử bên trong ch ứ không phải bên ngoài. c. Chúng có các phân lớp s bão hòa. d. Chúng nằm trong cùng một chu kỳ. e. Tất cả đều không đúng. Câu 5. Chọn phát biểu không đúng về thuyết VSEPR: a. Thuyết được sử dụng để dự đoán góc liên kết. b. Cho rằng các cặp điện tử ở tầng hóa trị sẽ đẩy nhau. c. Thuyết được sử dụng để dự đoán độ âm điện của các nguyên tố.* d. Thuyết được sử dụng để dự đoán cấu trúc hình học của phân tử. e. Cặp điện tử tự do cồng kềnh hơn cặp điện tử liên kết. Câu 6. Nhôm (Al) tạo thành hợp chất Al 2 X 3 . Nguyên tố X thuộc phân nhóm: a. III A b. IV A c. V A d. VI A e. VII A Câu 7. Chọn kết luận đúng về bán kính của các ion và nguyên tử: a. Mg 2+ > Rb + b. Na + > K + c. As 3+ > Sb 3+ d. Br − > Cl − e. O > S 2- Câu 8. Nguyên tố nào có ái lực điện tử lớn nhất (về trị tuyệt đối)? a. P b. Ca c. Na d. Cl e. Cs ĐỀ THI HỌC KỲ II - LẦN 2- NĂM HỌC 2006-2007 MÔN THI: HÓA ĐẠI CƯƠNG A1 TH ỜI GIAN: 60 PHÚT Đề thi số 1 Trang 2 Câu 9 Loại lực liên phân tử nào không có trong chất tinh khiết? a. Tương tác ion-lưỡng cực. b. Tương tác ion-ion. c. Liên kết hydro. d. Tương tác lưỡng cực-lưỡng cực. e. Tất cả đều không có. Câu 10. Liên kết ion là loại liên kết trong đó: a. Có sự chuyển dời proton giữa hai nguyên tử tương tác. b. Có sự góp chung điện tử giữa hai nguyên tử tương tác. c. Có sự góp chung proton giữa hai nguyên tử tương tác. d. Có sự chuyển dời điện tử giữa hai nguyên tử tương tác. e. Tất cả đều sai. Câu 11. Trong các chất sau đây, chất có thể tan trong carbon tetrachloride (CCl 4 ) nhưng không tan trong nước là: a. Muối ăn (NaCl) b. Đường ăn (C 12 H 22 O 11 ) c. Benzene (C 6 H 6 ) d. Ammonia (NH 3 ) e. NH 4 Cl Câu 12. Bộ số lượng tử nào trong số các bộ số lượng tử sau đây là không dược phép: (1) n = 3, l = 2, m = -2 (2) n = 3, l = 1, m = 0 (3) n = 3, l = 0, m = -1 (4) n = 3, l = 2, m = 0 (5) n = 3, l = 3, m = -2 a. (2) và (4) b. (1) và (3) c. (3) và (5) d. (4) và (5) e. (1) và (4) Câu 13. Chất chỉ tồn tại lực London là: a. CsBr b. LiH c. CO d. He e. PH 3 Câu 14. Trạng thái lai hóa của P trong PCl 4 + là: a. sp 3 b. sp 2 c. sp 4 d. s 2 p 3 e. sp 3 d Câu 15. Phân tử hay ion nào sau đây không có cấu hình điện tử kiểu: σ 1s 2 σ* 1s 2 σ 2s 2 σ* 2s 2 π 2p 4 σ 2px 2 (theo thuyết MO)? a. N 2 b. CO c. NO + d. NO e. CN - Câu 16. Sodium chloride (NaCl) có nhiệt độ nóng chảy cao do có: a. Cấu trúc mạng tinh thể cộng hóa trị trong không gian ba chiều. b. Các liên kết đôi cộng hóa trị với năng lượng liên kết lớn. c. Các phân tử NaCl sắp xếp theo kiểu đặc khít nhất. d. Lực hút mạnh giữa các ion. e. Tất cả đều sai. Câu 17. Theo thuyết liên kết hóa trị VB (Valence Bond), liên kết N−H trong phân tử NH 3 được hình thành do sự xen ph ủ giữa các orbital: a. s và p. b. sp 3 và sp 3 . c. sp 3 và s. d. sp 3 và p. e. p và p. Câu 18. Chọn phát biểu đúng về phân tử SO 2 : a. Liên kết S–O là liên kết ion. b. Phân tử có cấu trúc thẳng hàng. c. Hai liên kết S–O khác nhau. d. Phân tử không phân cực. e. Hai liên kết SO có độ dài và năng lượng liên kết như nhau. Đề thi số 1 Trang 3 Câu 19. Chọn phát biểu đúng về phân tử CH 2 = CH−OH a. Có 2 liên kết π giữa 2 nguyên tử carbon. b. Trạng thái lai hóa của O là sp. c. Cấu trúc hình học xung quanh O là thẳng hàng. d. O có 2 cặp điện tử tự do. e. Cả 2 nguyên tử C đều ở trạng thái lai hóa sp 3 . Câu 20. Sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi của các chất: GeBr 4 , SiH 4 , CH 4 , GeCl 4 , SiCl 4 : a. CH 4 < SiCl 4 < SiH 4 < GeBr 4 < GeCl 4 b. GeBr 4 < GeCl 4 < SiCl 4 < SiH 4 < CH 4 c. SiH 4 < SiCl 4 < CH 4 < GeCl 4 < GeBr 4 d. CH 4 < SiH 4 < SiCl 4 < GeCl 4 < GeBr 4 * e. GeCl 4 < GeBr 4 < SiH 4 < SiCl 4 < CH 4 Câu 21. Trường hợp nào sau đây không chỉ đúng trạng thái lai hóa của nguyên tố trung tâm Xe: a. XeF 2 : sp 3 d b. XeO 3 : sp 3 c. XeF 4 : sp 3 d. XeOF 4 : sp 3 d 2 e. Không có trường hợp nào. Câu 22. Cấu trúc không gian của phân tử SF 2 là: a. Thẳng hàng. b. Tam gíac đều. c. Tứ diện. d. Hình chữ V. e. Lưỡng tháp đáy tam giác. Câu 23. Hóa chất nào có thể tạo liên kết hydro với những phân tử cùng loại? a. HOCH 3 b. N(CH 3 ) 3 c. PH 3 d. BH 3 e. CH 3 F Câu 24. Phân tử nào sau đây không có cấu trúc kiểu tứ diện? a. GeF 4 b. SiBr 4 c. SBr 4 d. PH 4 + e. AlCl 4 − Câu 25. Orbital phân tử (MO) đầy điện tử có năng lượng cao nhất trong phân tử B 2 là: a. σ* 2px b. π * 2py c. π 2py d. σ* 2s e. σ 2px Câu 26. Chọn phát biểu đúng về phân tử NO: a. NO kém bền hơn O 2 bởi vì nó có bậc nối nhỏ hơn. b. NO là chất thuận từ. c. NO có 5 điện tử phản liên kết. d. Bậc nối của NO bằng 2,5. e. b và d. Câu 27. Hợp chất nào trong số các hợp chất sau đây có tất cả các nguyên tử đều đạt qui tắc bát bộ? a. IF 5 b. C 2 H 4 c. SiF 4 d. NO 2 e. SF 6 Câu 28. Nguyên tử có năng lượng ion hóa nhỏ nhất là nguyên tử có cấu hình điện tử: a. [Ne] 3s 2 3p 1 b. [Ne] 3s 2 3p 2 c. [Ne] 3s 2 3p 3 d. [Ne] 3s 2 3p 4 e. a và b. Đề thi số 1 Trang 4 Câu 29. Phân tử hoặc ion nào sau đây có cấu trúc lưỡng tháp đáy tam giác? a. ClO 2 b. ClO 2 – c. ClO 3 – d. ClO 4 – e. Không có công thức nào. Câu 30. Giản đồ nào sau đây biểu diễn cấu hình điện tử của nguyên tử ở trạng thái cơ bản? a. (a) b. (b) c. (c) d. (d) * e. (e) Câu 31. Loại hạt tử cơ bản nào quy định hoạt tính hóa học của một nguyên tố hoặc một hợp chất? a. proton b. điện tử c. neutron d. số khối nguyên tử e. photon Câu 32. Phân tử nào trong số các phân tử sau có cấu trúc không gian hình chữ T? a. PCl 3 b. ICl 3 c. BCl 3 d. NH 3 e. SO 3 Câu 33. Những orbital nào sẽ xen phủ với nhau để hình thành liên kết trong phân tử HF? a. 1s và 3p b. 2p và 2p c. 1s và 1s d. 2s và 2p e. 1s và 2p Câu 34. Sắp xếp các chất sau theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi: C 4 H 9 OH, NO, N 2 a. C 4 H 9 OH < NO < N 2 b. NO < C 4 H 9 OH < N 2 c. N 2 < C 4 H 9 OH < NO d. NO < N 2 < C 4 H 9 OH e. N 2 < NO < C 4 H 9 OH Câu 35. Điện tử cuối cùng của nguyên tử của nguyên tố X có các số lượng tử: n =3, l = 2, m = -1, m s = -1/2. V ị trí của X trong bảng phân loại tuần hoàn các nguyên tố hóa học là: a. Chu kỳ 3, phân nhóm VIII B. b. Chu kỳ 3, phân nhóm II A c. Chu kỳ 4, phân nhóm II B d. Chu kỳ 4, phân nhóm VIII B e. Chu kỳ 4, phân nhóm II A. Sinh viên chỉ được phép sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn không được phép sử dụng bất cứ tài liệu nào khác. − Hết − . (về trị tuyệt đối)? a. P b. Ca c. Na d. Cl e. Cs ĐỀ THI HỌC KỲ II - LẦN 2- NĂM HỌC 2006-2007 MÔN THI: HÓA ĐẠI CƯƠNG A1 TH ỜI GIAN: 60 PHÚT Đề thi số 1 Trang 2 Câu 9 Loại lực liên phân tử nào. Đề thi số 1 Trang 1 Trường Đại Học Cần Thơ Khoa Khoa học Bô môn Hoá học Đề Thi Số 1 Câu 1 . Xét phân tử formaldehyde (HCHO) với C. nhau. d. Phân tử không phân cực. e. Hai liên kết SO có độ dài và năng lượng liên kết như nhau. Đề thi số 1 Trang 3 Câu 19. Chọn phát biểu đúng về phân tử CH 2 = CH−OH a. Có 2 liên kết π giữa