Cấy ghép võng mạc: Hiện thực hóa những ước vọng tương lai pptx

5 237 0
Cấy ghép võng mạc: Hiện thực hóa những ước vọng tương lai pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cấy ghép võng mạc: Hiện thực hóa những ước vọng tương lai Muốn chữa được bệnh “mù” khoa học chẳng còn cách nào khác là hồi phục cho kỳ được những tế bào võng mạc đã tổn thương. Nhưng làm thế nào để các tế bào võng mạc đã chết có thể sống lại được. Cơ sự này như là một thế bí chưa có hồi kết. Mắt nhìn được là do võng mạc Nhìn bên ngoài có vẻ đơn giản, mắt chỉ gồm hai mi mắt, một “lòng trắng” và một “lòng đen”. Nhưng kỳ thực, đi sâu vào trong mắt thì ta mới thấy hết sự phức tạp của nó. Hoạt động dựa trên một thấu kính hội tụ, mắt có cấu tạo như một phòng chụp ảnh studio cao cấp. Điều khác ở đây, màn hứng ảnh không là những thứ vật liệu bình thường sơ cấp mà là những tế bào sinh học cao cấp và rất đỗi tinh vi. Chúng tinh vi đến nỗi không một thứ vật liệu nào bên ngoài có thể sánh được. Màn hứng ảnh ấy chính là võng mạc Do các tập hợp tế bào thần kinh nhận cảm ánh sáng cấu tạo nên, võng mạc thực chất là một màng tế bào thần kinh. Đứng về góc cạnh tạo hiệu ứng hình ảnh thì đây chính là bộ phận quan trong nhất có vai trò giúp con người nhìn thấy vạn vật. Chính là võng mạc chứ không phải là một bộ phận nào khác có chức năng quan trọng nhất thực hiện công việc chuyển đổi tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi và chỉ khi các tế bào võng mạc nguyên vẹn về cấu trúc và chức năng. Bởi chỉ có trong điều kiện như vậy thì chúng mới có thể có khả năng hiểu được hình ảnh có nội dung là gì. hi võng mạc mất chức năng đó là lúc chúng ta chẳng còn nhìn được gì cả. Mô phỏng mắt sinh học. Những khó khăn không dễ khắc phục Hiện tượng võng mạc mất chức năng là hiện tượng chủ yếu của các bệnh nhân không may mắn mắc các bệnh về võng mạc, đặc biệt là bệnh thoái hoá điểm vàng và bệnh viêm võng mạc sắc tố hoá có tính chất di truyền. Người bệnh cứ giảm thị lực dần, nhìn mờ dần rồi mù hẳn. Trong điểm vàng chỉ còn một số các tế bào thần kinh còn sót lại. Khoa học muốn chữa được bệnh này chẳng còn cách nào khác là hồi phục cho kỳ được những tế bào võng mạc đã tổn thương tựa như là làm thế nào mà các tế bào võng mạc đã chết có thể sống lại được. Cơ sự này như là một thế bí của các nhà khoa học bởi 3 lý do sau: Lý do thứ nhất là các tế bào thần kinh vốn là những tế bào rất “khó” ở, tách được chúng ta và nuôi cấy chúng thực sự là gian nan. Quá trình này không đơn giản như tế bào da hay tế bào niêm mạc. Âu cũng là bởi tại tế bào thần kinh được xếp vào dạng biệt hoá quá cao. Lý do thứ hai là cho dù có nuôi cấy thành công thì việc kết nối chúng với các tế bào thần kinh khoẻ mạnh chẳng phải là một điều dễ dàng gì. Nối vào sợi nào, nối vào chỗ nào là một điều quá khó. Các tế bào thần kinh nối với nhau chằng chịt như mớ bòng bong, biết lắp vào đâu. Lý do thứ ba là kể cả khi chúng ta vượt qua được những khó khăn trên thì sự tạo ra hiệu ứng hình ảnh chưa chắc đã thành công bởi nếu không có sự phối hợp đồng bộ thì chúng ta chẳng thể tạo ra một hình ảnh đúng như nguyên nghĩa của nó. Nghĩa là không khéo chúng ta sẽ tạo ra những con mắt nhìn quả trứng tròn thành quả trứng “vuông”. Những khó khăn trên đã làm chậm lại bước tiến của khoa học trong quá trình chống lại tự nhiên này. Và y học trả lời Dường như không chịu bó tay trước các khó khăn. Người ta đã tìm ra được một phương thức nuôi cấy tế bào thần kinh của võng mạc đúng như theo tự nhiên nó diễn ra. Sản phẩm tạo ra chứa được các tế bào thần kinh của võng mạc, đủ mềm mại để tích hợp vào mô mắt cần ghép, đủ độ tinh vi để nhận cảm hình ảnh. Phương thức mới này được gọi là cấy ghép võng mạc trên polyme sinh học. Các nhà khoa học tại Viện công nghệ Italia đã sáng chế thành công kỹ thuật tích hợp các tế bào thần kinh sống với một polyme sinh học đặc chủng. Cụ thể các chuyên gia tại đây đã lấy các tế bào thần kinh phôi thai vùng hải mã của chuột cấy lên một màng nền chứa các điệc cực nhạy sáng. Những điện cực này được chế tạo từ 90% hợp chất In 2 O 3 và 10% hợp chất SnO 2 . Đây là những vật liệu trong suốt, không màu và cực kỳ mỏng tương hợp rất cao với mô võng mạc. Những điện cực này được phủ một lớp polyme sinh học dẫn truyền ánh sáng và một lớp khác đệm đỡ và kết dính. Theo đó, các điện cực khi được hoạt hóa bởi ánh sáng thì tạo ra dòng điện. Dòng điện làm cho các tế bào thần kinh phát xung. Công việc tiếp theo, người ta chỉ việc cấy màng nơron nhân tạo này vào vị trí một cách chính xác. Những điện cực này sẽ xử lý hình ảnh cho ra các tín hiệu đầy đủ sắc màu chứ không chỉ là những tín hiệu hình ảnh đen trắng. Kỹ thuật mới này có tác dụng tăng khả năng thành công, tăng độ tích hợp sinh học. Không những thế nó còn khắc phục được các nhược điểm là nhìn mờ, chỉ nhìn hai màu đen và trắng, chỉ nhìn được ranh giới của hình ảnh của đối tượng. Như vậy, khát vọng nhìn được thế giới không còn quá xa vời với những người “mù” do bệnh võng mạc gây ra . Cấy ghép võng mạc: Hiện thực hóa những ước vọng tương lai Muốn chữa được bệnh “mù” khoa học chẳng còn cách nào khác là hồi phục cho kỳ được những tế bào võng mạc đã tổn thương Chính là võng mạc chứ không phải là một bộ phận nào khác có chức năng quan trọng nhất thực hiện công việc chuyển đổi tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện. Điều này chỉ có thể thực hiện được. Mô phỏng mắt sinh học. Những khó khăn không dễ khắc phục Hiện tượng võng mạc mất chức năng là hiện tượng chủ yếu của các bệnh nhân không may mắn mắc các bệnh về võng mạc, đặc biệt là bệnh

Ngày đăng: 13/08/2014, 20:22

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan