1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Đầu xuân, luận đàm về “Xuân dược” pptx

6 192 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 118,4 KB

Nội dung

Đầu xuân, luận đàm về “Xuân dược” Trong tất cả các nền văn minh cổ đại trên thế giới, thuốc tăng cường chức năng tình dục đều đã xuất hiện từ rất sớm. Đó là một vấn đề có vai trò hết sức đặc biệt, vì loại thuốc này không chỉ ảnh hưởng tới đời sống tình dục của từng cá thể, mà còn liên quan cả đến y học, dược học, luân lý học, xã hội học… Thời xưa, ở phương Tây, loại thuốc này có tên là “Aphrodisiacs”, bắt nguồn từ chữ “Aphrodite”, là tên của Nữ thần tình dục và tình yêu, trong thần thoại Hy Lạp cổ đại. Còn ở phương Đông, thời xưa tất cả những thứ liên quan đến tình dục và tình yêu, đều được gắn kết với chữ “xuân”, nghĩa là mùa xuân: ham muốn tình dục gọi là “xuân tâm”, trạng thái đó bộc lộ ra ngoài gọi là “xuân tình”; Đêm nam nữ giao hoan gọi là “xuân tiêu”; Nơi cung cấp dịch vụ tình dục hoặc địa điểm hoạt động tình dục gọi là “xuân cung” Do đó, thuốc tăng cường chức năng và khoái cảm tình dục, được người xưa gọi là “xuân dược”. Xuân dược có từ đâu? Sự xuất hiện của xuân dược ban đầu gắn liền với phòng trung thuật (Thuật dưỡng sinh phòng the) và cuộc sống hưởng lạc của vua chúa trong thời phong kiến. Chuyện “ngự hạnh” các thê thiếp, cung tần mỹ nữ, thời đó thường được ví như “chiến đấu” nơi chiến trường. Để “chinh phục” được “đối phương”, phải có đủ tiềm năng và sức mạnh tình dục. Cho nên, những thứ thuốc dùng nơi phòng the thời xưa, chủ yếu có tác dụng tăng cường sức mạnh cho nam giới và có tên là “Thuốc tráng dương”. Tương truyền, Bành Tổ là ty tổ của Phòng trung thuật và là người phát minh xuân dược. Trong sách “Thiên kim phương” của đại danh y Tôn Tư Mạc, người được tôn vinh là “dược vương” (vua thuốc), có đoạn đối thoại giữa Thái Nữ (một trong số các chuyên gia nổi tiếng về tình dục học cổ đại) và Bành Tổ, liên quan đến xuân dược như sau: - Thái Nữ hỏi Bành Tổ: Những kỹ thuật giao hợp đã được ngài chỉ dẫn rất kỹ lưỡng rồi. Nay nếu muốn uống thuốc, thì cần dùng những vị thuốc nào? - Bành Tổ đáp: Muốn làm cho người ta tăng thêm sức khỏe và trẻ mãi không già, nam nữ giao hợp nơi phòng the không cảm thấy mệt mỏi, khí lực không suy giảm, sắc diện vẫn tươi nhuận, không có gì tốt hơn nhung hươu. Cách phối phương là: dùng 20 lát nhung hươu, nghiền thành bột, thêm một lượng sinh phụ tử tán bột, trộn Nhung hươu được xem là một vị “xuân dược”. đều. Mỗi lần dùng 1 phương thốn chủy (đơn vị đo lường cổ), ngày uống 3 lần, rất hiệu nghiệm. Suy tôn Bành Tổ là người phát minh xuân dược, tất nhiên là hư cấu. Nhưng điều đó cũng nói lên rằng, xuân dược đã được sử dụng từ rất sớm. Theo sách “Hán Thư”, đương thời có 8 bộ sách về Phòng trung thuật, như “Dung Thành âm đạo”, “Vụ Thành Tử âm đạo”, “Nghiêu Thuấn âm đạo” Do cả 8 bộ đều đã thất truyền, nên chúng ta không thể biết trong đó có đề cập tới xuân dược hay không. May là, năm 1973, các nhà khảo cổ đã khai quật được một số lượng lớn trước tác về Phòng trung thuật, viết trên thẻ tre hoặc trên lụa, trong những ngôi mộ cổ thời Tây Hán. Theo khảo chứng, chúng được viết ra vào thời Tiên Tần và được coi là những trước tác cổ nhất về Phòng trung thuật còn bảo tồn được. Nhờ những tài liệu này, ngày nay chúng ta có thể biết, xuân dược đã được sử dụng từ trước thời nhà Hán. Cụ thể, trong “Dưỡng sinh phương” có chép 2 bài thuốc có tác dụng tăng cường chức năng tình dục ở nam giới và 2 bài thuốc ngâm rửa, có tác dụng kích thích âm đạo, gây hưng phấn đối với nữ giới. Còn trong “Tạp liệu phương” có giới thiệu cụ thể về một loại thuốc, nhét vào âm đạo để gây kích thích. Thành phần của thuốc chủ yếu gồm các vị thuốc có tính cay nóng như: tạo giáp (bồ kết), ba đậu, xà sàng tử, gừng Khi đặt vào âm đạo, thuốc kích thích và gây hưng phấn. Để phòng ngừa kích thích quá mạnh, có thể làm tổn thương cơ quan sinh dục, sách còn chỉ dẫn: cần trộn bột thuốc với cao táo hoặc mật ong, lại dùng vải lụa bọc bên ngoài; không dùng quá nhiều, không đặt quá lâu Cùng với thời gian, “phổ tác dụng” của “Thuốc tráng dương” ngày càng được mở rộng. Ngoài tác dụng “thôi thúc” và “tăng sức mạnh”, chúng còn có tác dụng điều chỉnh, hoàn thiện cả một số khiếm khuyết trong hành vi tính dục, có thể chữa trị một số bệnh thuộc hệ thống sinh dục, lại có thể kéo dài tuổi xuân và tăng cường sức khỏe toàn thân. Dần dần người xưa thường gọi những loại thuốc sử dụng nơi phòng the là “xuân dược”. Trong sách “Thạch dược nhĩ nhã” do Mai Bưu, thời Đường biên soạn, đã thu thập tới vài trăm loại xuân dược khác nhau. Cùng với thời gian, số lượng và chủng loại xuân dược xuất hiện ngày càng nhiều. Ngoài các sách y dược và dưỡng sinh, trong thơ, văn, tiểu thuyết cũng thường đề cập tới xuân dược. Một số loại xuân dược cổ nổi tiếng (“danh phương”), còn lưu truyền tới tận ngày nay. Tuy nhiên, tác dụng thực sự của rất nhiều loại xuân dược truyền thống, vẫn còn chờ vào sự kiểm chứng. Ngay như đối với những loại thuốc thực sự hữu hiệu, từ nhiều thế kỷ trước các thầy thuốc cũng đã nhận thấy: trên thực tế, mỗi loại xuân dược chỉ có thể phát huy tác dụng tốt đối với một số đối tượng nhất định, không thể sử dụng nhất loạt đối với tất cả mọi người. Nghĩa là, cần dùng thuốc theo nguyên tắc “Biện chứng luận trị” của Đông y học: căn cứ vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe, bệnh tình cụ thể của người bệnh mà chọn dùng loại thuốc thích hợp. Mặt khác, ngay từ nhiều thế kỷ trước, y giới cũng đã nhận thức rõ tác hại của việc lạm dụng xuân dược để trợ hứng và khuyên người ta nên để cho mọi thứ diễn ra theo đúng với quy luật tự nhiên. Chỉ nên sử dụng như… mì chính Ngày nay, sinh hoạt tình dục chủ yếu gắn liền với các nhân tố tâm lí xã hội. Tình dục đã trở thành một nhu cầu về mặt tâm lí. Việc sử dụng xuân dược để trợ giúp hoạt động tình dục, tăng cường khoái cảm, đã trở thành hiện tượng tương đối phổ biến. Với trình độ phát triển y học hiện nay, đã xuất hiện những loại xuân dược có tác dụng thực sự và rất ít tác dụng phụ ngoài sự mong muốn. Nếu sử dụng một cách hợp lý, có thể bảo đảm an toàn và hưởng thụ niềm vui trọn vẹn. Đặc biệt, với những trường hợp bị trục trặc về phương diện chức năng tình dục, sử dụng xuân dược để khắc phục, cũng không phải là một giải pháp tồi. Thỉnh thoảng sử dụng xuân dược để trợ hứng, với liều lượng thích hợp, nói chung không gây tổn hại nhiều đối với cơ thể. Nhưng nếu sử dụng không tiết chế, mỗi lần sinh hoạt đều dùng xuân dược, thì tất nhiên sẽ bất lợi đối với sức khỏe. Trường hợp nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng tới quá trình sản sinh hormone của tuyến yên, dẫn tới rối loạn nội tiết và hậu quả khó lường trước được. Giống như các nhà dưỡng sinh thời cổ đại, chuyên gia y học ngày nay cũng khuyến cáo: nếu không thật cần thiết, tốt nhất không nên dựa vào sự trợ giúp của thuốc. Phương pháp tốt nhất để củng cố quan hệ vợ chồng, là bồi dưỡng sức khỏe, củng cố tình cảm và sinh hoạt phòng the thuận theo tự nhiên. Xuân dược, suy cho cùng là loại thuốc gì rất khó nói rõ. Nhưng thực tế, chỉ nên xem tác dụng của xuân dược đối với chuyện phòng the, giống như vai trò của mì chính (bột ngọt) khi chúng ta chế biến món ăn. Món ăn được gia thêm một chút mì chính, sẽ làm tăng hương vị và không có hại. Nhưng nếu như sử dụng quá nhiều mì chính, thì thức ăn sẽ bị biến chất, ăn mất ngon và có hại đối với sức khỏe . Đầu xuân, luận đàm về “Xuân dược” Trong tất cả các nền văn minh cổ đại trên thế giới, thuốc tăng cường chức. đều được gắn kết với chữ “xuân , nghĩa là mùa xuân: ham muốn tình dục gọi là “xuân tâm”, trạng thái đó bộc lộ ra ngoài gọi là “xuân tình”; Đêm nam nữ giao hoan gọi là “xuân tiêu”; Nơi cung cấp. tình dục gọi là “xuân cung” Do đó, thuốc tăng cường chức năng và khoái cảm tình dục, được người xưa gọi là “xuân dược”. Xuân dược có từ đâu? Sự xuất hiện của xuân dược ban đầu gắn liền với

Ngày đăng: 13/08/2014, 19:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN