1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chủ đề 2: SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM potx

4 583 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 125,18 KB

Nội dung

Chủ đề 2: SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM A. Các câu hỏi thuộc cấp độ 1, 2 I. Sóng cơ Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ học. A. Sóng cơ học là sự lan truyền của dao động theo thời gian trong một môi trường vật chất. B. Sóng cơ học là sự lan truyền của vật chất theo thời gian. C. Sóng cơ học là những dao động cơ học. D. Sóng cơ học là sự lan truyền của vật chất trong không gian. Câu 2: Vận tốc truyền sóng trong một môi trường A. phụ thuộc vào bản chất môi trường và tần số sóng. B. phụ thuộc vào bản chất môi trường và biên độ sóng. C. chỉ phụ thuộc vào bản chất môi trường D. tăng theo cướng độ sóng. Câu 3: Sóng ngang là sóng: A. Lan truyền theo phương nằm ngang. B. Có các phần tử sóng dao động theo phương nằm ngang. C. Có các phần tử sóng dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng. D. Có các phần tử sóng dao động theo cùng phương với phương truyền sóng. Câu 4 : Kết luận nào sau đây là không đúng khi nói về tính chất của sự truyền sóng trong môi trường? A. Sóng truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí. B. Sóng truyền đi không mang theo vật chất của môi trường C. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng. D. Các sóng âm có tần số khác nhau nhưng truyền đi với vận tốc như nhau trong một môi trường. Câu 5 : Chọn câu trả lời sai: A. Sóng cơ học là những dao động truyền theo thời gian và trong không gian. B. Sóng cơ học là những dao động cơ học lan truyền theo thời gian trong một môi trường vật chất. C. Phương trình sóng cơ là một hàm biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì là T. D. Phương trình sóng cơ là một hàm biến thiên tuần hoàn trong không gian với chu kì là λ. II. Giáo thoa sóng Câu 1: Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có: A. Hai sóng chuyển động ngược chiều nhau giao nhau B. Hai sóng dao động cùng chiều, cùng pha gặp nhau. C. Hai sóng xuẩt phát từ hai nguồn dao động cùng pha, cùng tần số giao nhau. D. Hai sóng xuất phát từ hai nguồn dao động cùng pha, cùng biên độ giao nhau. Câu 2: Hai nguồn dao động được gọi là hai nguồn kết hợp khi có: A. Cùng tần số và hiệu số pha không thay đổi. B. Cùng biên độ và cùng tần số. C. Cùng tần số và ngược pha. D. Cùng biên độ nhưng tần số khác nhau. Câu 3: Hiện tượng giao thoa là hiện tượng: A. Giao thoa của hai sóng tại một điểm của môi trường. B. Tổng hợp của hai dao động kết hợp. C. Gặp nhau của hai sóng tại một điểm có thể tăng cường nhau hoặc triệt tiêu nhau, tuỳ thuộc vào lộ trình của chúng. D. Tạo thành các vân hình hypebol trên mặt nước. Câu 4: Chọn câu trả lời đúng: A.Giao thoa sóng nước là hiện tượng xảy ra khi 2 sóng có cùng tần số gặp nhau trên mặt thoáng. B.Nơi nào có sóng thì nơi ấy có hiện tượng giao thoa. C.Hai sóng có cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian là hai sóng kết hợp. D.Hai nguồn dao động có cùng phương, cùng tần số là hai nguồn kết hợp. Câu 1: Một sóng cơ học phát ra từ một nguồn O lan truyền trên mặt nước với vận tốc v = 2 m/s. Người ta thấy hai điểm M và N gần nhau nhất trên mặt nước nằm trên cùng một đường thẳng qua O và cách nhau 40cm luôn dao động ngược pha nhau. Tần số sóng đó là: A. 0,4 Hz. B. 1,5 Hz. C. 2 Hz. D. 2,5 Hz. III. Sóng dừng Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về sóng dừng? A. Khi sóng tới và sóng phản xạ của nó truyền theo cùng một phương, chúng giao thoa với nhau tạo thành sóng dừng. B. Những điểm nút là những điểm không dao động. C. Bụng sóng là những điểm dao động với biên độ cực đại. D. A, B và C đều đúng. Câu 2: Chọn phương án đúng. Nguyên nhân tạo thành sóng dừng. A. Là do sự giao thoa của hai sóng kết hợp. B. Là do sự giao thoa của sóng tới và sóng phản xạ. C. Là do sự giao thoa của sóng tới và sóng phản xạ của nó cùng truyền theo một phương. D. Là do tổng hợp của hai hay nhiều sóng kết hợp trong không gian. VI. Sóng âm … Câu 1: Chọn câu sai: A. Sóng âm chỉ truyền được trong môi trường khí và lỏng B. Sóng âm có tần số nhỏ hơn 16Hz là sóng hạ âm. C. Sóng âm và sóng cơ học có cùng bản chẩt vật lý. D. Vận tốc truyền sóng âm phụ thuộc vào nhiệt độ. Câu 2 : Lượng năng lượng được sóng âm truyền trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm được gọi là: A. Cường độ âm. B. Độ to của âm. C. Mức cường độ âm. D. Năng lượng âm. Câu 3: Chọn câu trả lời sai: A. Sóng âm là những sóng cơ học dọc lan truyền trong môi trường vật chất, có tần số từ 16 Hz đến 20 000 Hz và gây ra cảm giác âm trong tai con người. B. Sóng âm, sóng siêu âm, sóng hạ âm, về phương diện vật lý có cùng bản chất. C. Sóng âm truyền được trong môi trường vật chất và cả trong chân không. D. Vận tốc truyền âm trong chất rắn thường lớn hơn trong chất lỏng và trong chất khí. Câu 4: Độ to của âm thanh được đặc trưng bởi: A. Cường độ âm. B. Biên độ dao động của âm. C. Mức cường độ âm. D. Mức áp suất âm thanh. Câu 5: Âm sắc là: A. Màu sắc của âm thanh. B. Một tính chất vật lý của âm giúp ta phân biệt được các nguồn âm. C. Một tính chất sinh lý của âm. D. Một tính chất chung của các sóng cơ học. Câu 6: Độ cao của âm là: A. Một tính chất vật lý của âm. B. Một tính chất sinh lý của âm. C. Vừa là tính chất sinh lý vừa là tính chất vật lý của âm. D. Tần số âm. B. Các câu hỏi thuộc cấp độ 3 Câu 1: Một sóng cơ học phát ra từ một nguồn O lan truyền trên mặt nước với vận tốc v = 2 m/s. Người ta thấy hai điểm M và N gần nhau nhất trên mặt nước nằm trên cùng một đường thẳng qua O và cách nhau 40cm luôn dao động ngược pha nhau. Tần số sóng đó là: A. 0,4 Hz. B. 1,5 Hz. C. 2 Hz. D. 2,5 Hz. Câu 2: Trong một thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn kết hợp S 1 và S 2 dao động với tần số f = 15 Hz. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 30 m/s. Tại một thời điểm nào sau đây dao động sẽ có biên đô cực đại ( d 1 và d 2 lần lượt là khoảng cách từ điểm đang xét đến S 1 và S 2 ): A. M( d 1 = 25cm, d 2 = 20cm). B. N( d 1 = 25cm, d 2 = 21cm ). C. P ( d 1 = 20cm, d 2 = 25cm ). D. Q ( d 1 = 20cm, d 2 = 20cm ). Câu 3: Người ta khảo sát hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước tạo thành do hai nguồn kết hợp A và B dao động với cùng tần số 15 Hz. Người ta thấy sóng có biên độ cực đại thứ nhất kể từ đường trung trực của AB tại những điểm M có hiệu khoảng cách đến A và B bằng 2cm. Tính vận tốc truyền sóng trên mặt nước: A. 45cm/s. B. 30cm/s. C. 15 cm/s. D. 13 cm/s. . Chủ đề 2: SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM A. Các câu hỏi thuộc cấp độ 1, 2 I. Sóng cơ Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ học. A. Sóng cơ học là sự lan truyền. gian. VI. Sóng âm … Câu 1: Chọn câu sai: A. Sóng âm chỉ truyền được trong môi trường khí và lỏng B. Sóng âm có tần số nhỏ hơn 16Hz là sóng hạ âm. C. Sóng âm và sóng cơ học có cùng bản. 20 000 Hz và gây ra cảm giác âm trong tai con người. B. Sóng âm, sóng siêu âm, sóng hạ âm, về phương diện vật lý có cùng bản chất. C. Sóng âm truyền được trong môi trường vật chất và cả trong

Ngày đăng: 13/08/2014, 19:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w