Cha mẹ không khỏi lo lắng khi bé bị ốm. (Ảnh minh họa). Chuyện ăn, ngủ và bệnh của trẻ con (P.2) - Khi nhận được nhiều lời khuyên khác nhau từ chuyên gia, bạn bè, người thân về vấn đề đau ốm, ăn uống của con bạn không khỏi băn khoăn. Chuyện đau ốm: Sao con tôi cứ đau ốm liên miên? Trong suốt 2 năm đầu đời, khi hệ miễn dịch phát triển chưa đầy đủ, đa số trẻ em đều nhiễm ít nhất 3 chứng bệnh đường hô hấp và một vài dạng nhiễm trùng đường ruột gây tiêu chảy. Bạn có thể giảm tần suất và mức độ của bệnh bằng những cách sau: Trong những năm đầu đời, trẻ rất dễ nhiễm bệnh. (Ảnh minh họa). - Cho bú, cho bú, cho bú! Cho con bú sữa mẹ càng lâu càng tốt. các em bé được nuôi bằng sữa mẹ ít bị cảm lạnh, nhiễm trùng tai và bệnh đường ruột hơn, và khi mắc bệnh cũng bị nhẹ hơn. - Hút mũi. Hãy giữ cho mũi của bé sạch và thông thoáng. Nếu bé bị nghẹt mũi, hãy nhỏ ngay nước muối loãng vào mũi bé, sau đó dùng dụng cụ hút mũi để hút – cả 2 thứ này đều có bán tại các nhà thuốc. Hãy làm thường xuyên nếu cần. - Xông hơi. Vào mùa đông, khi hệ thống sưởi làm mũi họng của con bị khô và dễ nhiễm trùng, hãy cho bé vào nhà tắm, mở nước nóng và cho bé hít thở hơi nước trong khoảng 10 phút. Bạn cũng có thể máy phun hơi nước trong phòng ngủ của con vào ban đêm, nhưng nhớ giữ máy sạch sẽ và không bị ẩm mốc. - Hãy chủ động! Đưa con đi bác sĩ để kiểm tra thường xuyên. Bác sĩ sẽ cho con bạn tiêm hoặc uống thuốc chủng ngừa. Tiêm hoặc uống vắcxin đúng hạn là cách dễ nhất để bảo vệ sức khoẻ của bé. Chuyện ăn: Con tôi ăn có đủ không? Trong những tuần đầu tiên, rất khó để biết con bạn có uống đủ sữa hay không, cho nên hãy khám bác sĩ thường xuyên để theo dõi cân nặng của bé. Hãy tin vào cảm giác của mình để biết bé đã bú đủ hay chưa? - Ảnh: Gettyimages - Bé bú sữa mẹ: Trong tháng đầu tiên, một em bé bú mẹ đủ dinh dưỡng sẽ làm bẩn tã từ 6 đến 8 lần mỗi ngày, trong đó có 3, 4 tã có phân. Nếu bạn cảm thấy con bú hăng hái, nghe tiếng bé nuốt, cảm thấy sữa của bạn dần cạn (có khi đi kèm với cảm giác nhoi nhói) và nhìn thấy bé thiếp ngủ trong no nê, thì bé nhiều khả năng có đủ dinh dưỡng. Tuy trẻ con thường sút cân một ít sau khi sinh ra, thông thường việc tăng cân là bằng chứng tốt nhất cho thấy bé ăn đầy đủ. Những bé đủ dinh dưỡng thường tăng từ 120 đến 150gr mỗi tuần trong vài tuần đầu tiên và trung bình từ 0,5 đến 1kg mỗi tháng trong vòng 6 tháng đầu. - Bé bú bình: Bạn sẽ dễ biết bé bú bình (dù cho trong đó là sữa mẹ hay sữa công thức) có bú đủ hay không. Rất nhiều trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên chỉ tiếp nhận từ 30 đến 60gr sữa mỗi lần bú. Khi được 1 tháng tuổi, đa số trẻ uống đến 90 đến 120gr mỗi bữa. Cũng tuỳ thuộc vào thể trạng và độ tuổi, nhưng bình quân mỗi ngày một em bé bú bình sẽ tiêu thụ từ 120 đến 150gr sữa mẹ hay sữa bình tỉ lệ với số kg cân nặng. Vì vậy, nếu con của bạn nặng 5 kg, bé sẽ uống từ 600 đến 750gr sữa mỗi ngày. Hãy để ý dịch vụ trông trẻ! Nếu con bạn có người trông hay đi nhà giữ trẻ, hãy đảm bảo đó là một môi trường khoẻ mạnh. Hãy tìm hiểu xem dịch vụ giữ trẻ có nhận giữ trẻ bị cảm hay mang bệnh truyền nhiễm có khả năng lây cho con bạn hay không. Cũng nên quan sát xem những người giữ trẻ có rửa tay sau khi thay tã, tách riêng khu vực cho ăn và khu vực thay tã, tiệt trùng đồ chơi khi cần thiết và hạn chế dùng chung chai sữa, núm vú và những vật dụng cá nhân khác không. . họa). Chuyện ăn, ngủ và bệnh của trẻ con (P. 2) - Khi nhận được nhiều lời khuyên khác nhau từ chuyên gia, bạn bè, người thân về vấn đề đau ốm, ăn uống của con bạn không khỏi băn khoăn. Chuyện. nhiễm trùng tai và bệnh đường ruột hơn, và khi mắc bệnh cũng bị nhẹ hơn. - Hút mũi. Hãy giữ cho mũi của bé sạch và thông thoáng. Nếu bé bị nghẹt mũi, hãy nhỏ ngay nước muối loãng vào mũi bé,. hơi nước trong phòng ngủ của con vào ban đêm, nhưng nhớ giữ máy sạch sẽ và không bị ẩm mốc. - Hãy chủ động! Đưa con đi bác sĩ để kiểm tra thường xuyên. Bác sĩ sẽ cho con bạn tiêm hoặc uống