Làm gì để bé ngon giấc luôn là băn khoăn của nhiều bậc cha mẹ. (Ảnh minh họa). Chuyện ăn, ngủ và bệnh của trẻ con (P.1) - Lên chức bố mẹ thật không dễ dàng gì, vô số những khúc mắc về việc nuôi con sẽ thi nhau xâm chiếm đầu óc bạn. Các chuyên gia, chưa kể gia đình và bạn bè, đôi khi đưa ra những lời khuyên hoàn toàn trái ngược nhau. Chả trách mà những ông bố bà mẹ trẻ thấy kiệt sức và bối rối. Đây là lời giải đáp cho 3 vấn đề của những vị tân phụ huynh quan tâm nhất: Chuyện ngủ: Đến bao giờ con tôi mới chịu ngủ suốt đêm? Chẳng có phép màu nào giúp cho bé con chịu ngủ cả. Nhưng ngay cả khi không thể áp đặt được con ngủ khi nào và bao lâu, bạn vẫn có thể tạo ra những điều kiện đưa đến giấc ngủ, và gợi ý con rằng đã đến lúc nghỉ ngơi. Các em bé cuối cùng sẽ học được cách tự đưa mình vào giấc ngủ. Khi con bạn lớn lên, hãy khuyến khích bé tự ngủ bằng cách đặt bé vào nôi khi vẫn còn thức. Một số người có thể khuyến khích bạn rời khỏi đó trước khi con thiếp đi, nhưng ở lại đến khi bé ngủ thì cũng chả sao cả. Mục tiêu của bố mẹ là phải giúp con phát triển một thái độ đúng với giấc ngủ: đó là một trạng thái thoải mái, dễ chịu và không có gì phải sợ, vì vậy bé có thể yên tâm mà ngủ. Khi con bạn đã ngủ được cả đêm, hãy thử gia tăng khoảng cách giữa bạn và nôi của bé, hoặc cho bé ngủ phòng riêng. Từ giờ đến đó, hãy thử những cách dỗ bé ngủ sau đây: Đây có thể là một cách dỗ con ngủ hiệu quả! - Ảnh: Gettyimage - Tất cả chỉ là vấn đề thói quen sinh hoạt. Cho con đi ngủ không chỉ bao gồm đặt bé vào giường. Những đứa trẻ đi ngủ đúng giờ mỗi đêm thường ít gặp khó khăn hơn trong việc ngủ. Nếu con bạn vẫn còn hưng phấn, tắm nước nóng hoặc xoa bóp trước khi ngủ có thể khiến bé thư giãn. Với trẻ em nhỏ hơn 6 tháng tuổi, bạn có thể thử địu con trong lúc đi bộ quanh nhà, điều này giúp bé bình tĩnh lại bởi chuyển động đó mô phỏng lại cảm giác lúc còn trong tử cung. - Cho bé ăn đêm. Một cách khác để dụ cho con ngủ là cho bú mẹ hoặc bú bình đến khi bé thiếp đi. Để tránh sâu răng và nhiễm trùng tai, đừng để con bạn ngủ khi chai sữa còn trong miệng và đừng để chai lại trong cũi của bé. - Ngủ thân mật. Hãy thử cho con ngủ ở những chỗ khác trong nhà. Một số phụ huynh phát hiện ra cách dễ nhất và nhanh nhất để con bạn ngủ lại khi bé thức giấc là để cho con ngủ trong phòng bạn. Bạn có thể mang nôi của con đến cạnh giường hay mua một chiếc cũi có thể lắp bên giường được. Mục tiêu là để xoa dịu con trước khi cả bạn và bé đều tỉnh ngủ. - Thoải mái êm dịu. Khi con bạn tỉnh giấc khóc ré lên mà việc thay tã hay cho ăn cũng không xoa dịu được bé, hãy xem xét xem đồ ngủ của bé có chật không, mũi bé có nghẹt không, phòng ngủ nóng quá hay lạnh quá không, hay những rắc rối đường hô hấp khác, ví dụ như khói thuốc lá, lông động vật hay bụi. Tất cả những yếu tố trên có thể làm bé thức giấc. Nếu sau khi đã loại trừ hết mọi khả năng mà vẫn không có kết quả gì, hãy trao đổi với bác sĩ về những nguyên nhân sức khoẻ có khả năng là thủ phạm – ví dụ như chứng trào ngược dạ dày, dị ứng sữa hoặc thức ăn, hay nhiễm trùng tai. Hãy thử mẹo này! Bạn có thể giúp con chìm vào giấc ngủ bằng cách khuyến khích các ông bố chăm con. Đặt đầu em bé vào chỗ cong trên cổ người bố, ngay dưới cằm ấy, thanh quản của đàn ông rung mạnh hơn, nên em bé có thể cảm nhận được sự vỗ về từ đó. . luôn là băn khoăn của nhiều bậc cha mẹ. (Ảnh minh họa). Chuyện ăn, ngủ và bệnh của trẻ con (P. 1) - Lên chức bố mẹ thật không dễ dàng gì, vô số những khúc mắc về việc nuôi con sẽ thi nhau. quan tâm nhất: Chuyện ngủ: Đến bao giờ con tôi mới chịu ngủ suốt đêm? Chẳng có phép màu nào giúp cho bé con chịu ngủ cả. Nhưng ngay cả khi không thể áp đặt được con ngủ khi nào và bao lâu, bạn. đến giấc ngủ, và gợi ý con rằng đã đến lúc nghỉ ngơi. Các em bé cuối cùng sẽ học được cách tự đưa mình vào giấc ngủ. Khi con bạn lớn lên, hãy khuyến khích bé tự ngủ bằng cách đặt bé vào nôi