1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

VĂN HÓA THẨM MỸ VÀ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TRONG ĐÀO TẠO BẬC SAU ĐẠI HỌC pptx

5 483 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 138,09 KB

Nội dung

VĂN HÓA THẨM MỸ VÀ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TRONG ĐÀO TẠO BẬC SAU ĐẠI HỌC PGS. TS. Tạ Văn Thành Trường Đại học Dân lập Hùng Vương Báo cáo tại Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo bậc sau đại học chuyên ngành văn hóa học” do Bộ môn Văn hóa học tổ chức tháng 1-2006 Chương trình đào tạo bậc sau đại học chuyên ngành Văn Hóa Học do Bộ môn Văn Hóa Học, ĐHKHXH & NV thuộc ĐH Quốc Gia TP.HCM tổ chức ngày càng có đông người theo học và đã đạt những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, nâng cao chất lượng đào tạo vẫn là mối quan tâm đúng đắn của Bộ môn. Để nâng cao chất lượng đào tạo, phải giải quyết nhiều vấn đề : nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, công tác hướng dẫn viết luận văn, phương pháp làm việc của học viên khi tìm tài liệu, khảo sát thực tế, viết luận văn, việc tổ chức chấm luận văn một cách nghiêm túc, khoa học, việc tìm ra những đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, … Sau đây tôi chỉ xin đề cập một vấn đề trong nội dung chương trình đào tạo : vấn đề vị trí và nội dung của 2 môn học “Văn hóa thẩm mỹ” và “Văn hóa nghệ thuật”. Nhìn từ góc độ Văn hóa học, Văn hóa thẩm mỹ và Văn hóa nghệ thuật là hai loại hình văn hóa của loài người cần được nghiên cứu bởi 2 môn học. Mỹ học và Nghệ thuật học có thể cung cấp nhiều kiến thức cho 2 môn học này song không thể thay thế chúng. Mỹ học nghiên cứu mối quan hệ thẩm mỹ giữa con người với hiện thực và hình thái cao của mối quan hệ này là nghệ thuật. Nghệ thuật học nghiên cứu các loại hình nghệ thuật trên ba bình diện : lý luận, lịch sử và phê bình. Còn Văn hóa thẩm mỹ và Văn hóa nghệ thuật có đối tượng và nội dung của nó căn cứ trên định nghĩa của Văn hóa học về khái niệm văn hóa. GS. TSKH Trần Ngọc Thêm định nghĩa văn hóa như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”. (Giá trị – Con người – Hoạt động). Còn trong cuốn “Tìm hiểu về Cách mạng tư tưởng và văn hóa”, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1990, tôi đã định nghĩa văn hóa như sau (có sửa chữa đôi chút) : “Văn hóa là sự phát triển những lực lượng bản chất của con người nhằm cải tạo tự nhiên, tổ chức xã hội, hoàn thiện bản thân, thể hiện ra trong hoạt động sáng tạo và kết tinh lại ở các giá trị vật chất và tinh thần có tác dụng thúc đẩy xã hội và nhân cách tiến bộ theo hướng đạt tới chân, thiện, mỹ”. (Con người – Hoạt động – Giá trị). Theo tôi, về nội dung cơ bản, hai định nghĩa trên có sự thống nhất, chỉ khác ở chỗ, định nghĩa của GS. TSKH Trần Ngọc Thêm đi từ giá trị đến con người và hoạt động, còn định nghĩa của tôi đi từ con người qua hoạt động đến giá trị. Theo các quan niệm nói trên về văn hóa, văn hóa thẩm mỹ và văn hóa nghệ thuật không chỉ bao gồm các giá trị thẩm mỹ, các giá trị nghệ thuật mà phải bao gồm cả chủ thể thẩm mỹ, chủ thể nghệ thuật và hoạt động thẩm mỹ, hoạt động nghệ thuật. Một số tác giả khi định nghĩa văn hóa còn đưa vào khái niệm này những thiết chế văn hóa nhằm quản lý, định hướng, phổ biến các giá trị văn hóa và giáo dục văn hóa cho công chúng. Tôi cho quan niệm này là hợp lý. Do đó xin đưa ra các định nghĩa về Văn hóa thẩm mỹ và Văn hóa nghệ thuật như sau : - Văn hoá thẩm mỹ : “Văn hóa thẩm mỹ là sự phát triển năng lực thẩm mỹ của con người (thụ cảm, nhận thức, sáng tạo thẩm mỹ) thể hiện ra trong hoạt động thẩm mỹ (có trong mọi hoạt động của con người) và kết tinh lại ở các giá trị thẩm mỹ”. Văn hóa thẩm mỹ bao gồm các thành tố sau : + Chủ thể thẩm mỹ + Giá trị thẩm mỹ + Hoạt động thẩm mỹ + Các thiết chế quản lý, định hướng, phổ biến các giá trị thẩm mỹ và giáo dục thẩm mỹ - Văn hóa nghệ thuật : “Văn hóa nghệ thuật là sự phát triển năng lực nghệ thuật (thụ cảm, nhận thức, sáng tạo nghệ thuật) của con người, thể hiện ra trong hoạt động nghệ thuật) và kết tinh lại ở các giá trị nghệ thuật”. Văn hóa nghệ thuật bao gồm các giá trị sau : + Chủ thể nghệ thuật (nghệ sỹ – công chúng nghệ thuật) + Hoạt động nghệ thuật (sáng tạo – thụ cảm các tác phẩm nghệ thuật) + Giá trị nghệ thuật (Tác phẩm thuộc các loại hình, loại thể nghệ thuật) + Các thiết chế định hướng, quản lý, phổ biến nghệ thuật và giáo dục nghệ thuật. Như vậy, đối tượng và cấu trúc của 2 môn học Văn hóa thẩm mỹ và Văn hóa nghệ thuật là khác với đối tượng và cấu trúc của Mỹ học và Nghệt thuật học. Môn học Văn hóa thẩm mỹ phải trang bị cho học viên kiến thức về bản chất, đặc trưng, chức năng của văn hóa thẩm mỹ, về chủ thể thẩm mỹ, hoạt động thẩm mỹ, các giá trị thẩm mỹ cơ bản, hệ thống các thiết chế của văn hóa thẩm mỹ, giáo dục thẩm mỹ và thực trạng của văn hóa thẩm mỹ nước ta hiện nay. Môn học Văn hóa nghệ thuật cần trang bị cho học viên kiến thức về bản chất, đặc trưng, chức năng của văn hóa nghệ thuật, của nghệ thuật, về chủ thể nghệ thuật (nghệ sỹ và công chúng nghệ thuật), về sáng tạo nghệ thuật của nghệ sỹ và thụ cảm nghệ thuật của công chúng, về đặc trưng của các giá trị nghệ thuật, về các thiết chế nghệ thuật, về giáo dục nghệ thuật và về thực trạng nền văn hóa nghệ thuật nước ta hiện nay. Hai môn học nói trên đối với nước ta là môn học mới. Hiện nay tôi đã khai thác nhữg tri thức của Mỹ học và Nghệ thuật học để soạn bài giảng cho 2 môn học này. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề cần bổ sung, ví như : bản chất và đặc điểm của nghệ sỹ, quá trình thụ cảm tác phẩm của công chúng, vai trò của công chúng đối với sự phát triển của văn hóa nghệ thuật, vị trí, chức năng của các thiết chế văn hóa nghệ thuật, những vấn đề về giáo dục nghệ thuật,… Tuy nhiên, tôi nhiệt liệt hoan nghênh và tán thành ý kiến của GS. TSKH Trần Ngọc Thêm – Trưởng Bộ môn Văn hóa học đưa môn “Văn hóa nghệ thuật” vào chương trình đào tạo bậc sau đại học chuyên ngành Văn hóa học, vì đây là một loại hình quan trọng của văn hóa, được nghiên cứu dưới góc độ Văn hóa học. Theo tôi nên học cả 2 môn trên, mỗi môn 2 đơn vị học trình. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay có thể gộp 2 môn làm một với tên gọi “Văn hóa nghệ thuật” gồm 3 đơn vị học trình. Môn học này có một vị trí xứng đáng trong chương trình đào tạo và nghên cứu về văn hóa học. Văn hóa thẩm mỹ và Văn hóa nghệ thuật là những loại hình văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, lại nổi lên ở bề mặt của nền văn hóa, có ảnh hưởng lớn lao đến lối sống, đến văn hóa đạo đức, pháp luật, khoa học, đến đời sống tình cảm, đến việc hình thành nhân cách toàn diện. Môn học này cần cho học viên cao học về văn hóa học, đặc biệt là cho những ai hoạt động trong lĩnh vực văn hóa thẩm mỹ và văn hóa nghệ thuật. Tôi cũng mong sẽ có nhiều học viên cao học và sau này là các nghiên cứu sinh sẽ chọn các đề tài luận văn, luận án liên quan đến môn học này. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học về đối tượng và nội dung của 2 môn tôi đã đề cập. . và cấu trúc của 2 môn học Văn hóa thẩm mỹ và Văn hóa nghệ thuật là khác với đối tượng và cấu trúc của Mỹ học và Nghệt thuật học. Môn học Văn hóa thẩm mỹ phải trang bị cho học viên kiến thức về. lượng đào tạo bậc sau đại học chuyên ngành văn hóa học do Bộ môn Văn hóa học tổ chức tháng 1-2006 Chương trình đào tạo bậc sau đại học chuyên ngành Văn Hóa Học do Bộ môn Văn Hóa Học, ĐHKHXH. VĂN HÓA THẨM MỸ VÀ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TRONG ĐÀO TẠO BẬC SAU ĐẠI HỌC PGS. TS. Tạ Văn Thành Trường Đại học Dân lập Hùng Vương Báo cáo tại Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo

Ngày đăng: 13/08/2014, 14:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w