Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
313,03 KB
Nội dung
NHÂN HỌC Anthropology TS. Bùi Quang Thắng (biên soạn) (Trích từ: Bùi Quang Thắng (cb). 30 thuật ngữ nghiên cứu văn hóa. – H.: NXB KHXH, 2008) Có thể coi “anthropology” là một thuật ngữ khó diễn giải nhất trong số các thuật ngữ khoa học hiện nay. Sở dĩ như vậy là nó có liên quan và được tích hợp từ nhiều bộ môn khoa học khác nhau và được sử dụng với sự khác biệt về nội dung của môn học (từ quan điểm đến phương pháp luận, đến phương pháp nghiên cứu) ở những không gian khác nhau và trong những thời kỳ lịch sử khác nhau. Vì thế, có người đã ví nhân học như một cái la bàn trong đó cái kim định hướng không phải lúc nào, ở đâu cũng quay về một hướng. Ngay cả những nhà bác học tầm cỡ thế giới như C. L. Strauss cũng phải rất thận trọng khi nói đến bộ môn khoa học này. Ông viết: Mọi cái đều diễn ra tựa hồ như nhân học xã hội và nhân học văn hóa chẳng hề xuất hiện trên diễn đàn phát triển khoa học với tư cách là một bộ môn độc lập, đòi hỏi vị trí của mình giữa các bộ môn khác, mà lại đại khái mang hình thức một tinh vân dần dần nhập vào một đề tài cho đến giờ vẫn mơ hồ hay được phân phối khác đi, và do chính sự tập trung này tạo nên một sự phân bố lại toàn bộ các chủ đề nghiên cứu giữa mọi khoa học xã hội và nhân văn chăng? [dẫn theo 7, tr. 5] Chính vì vậy, muốn trả lời tốt được câu hỏi: “Nhân học là gì?” thì tốt nhất phải có một bài chuyên luận (hay một cuốn sách) về lịch sử của bộ môn khoa học này. Như thế người đọc sẽ hình dung được sự hình thành và phát triển của nó ở những khu vực khác nhau, ở trong những thời kỳ khác nhau và qua đó họ sẽ hiểu “nhân học là gì?” một cách mạch lạc hơn. Tuy nhiên, khuôn khổ của một mục từ không cho phép nên chúng tôi cố gắng trình bày vấn đề trên theo một cách khác. Đó là cách trình bày theo cấu trúc của môn học (quan điểm bản thể luận? lý thuyết và phương pháp luận? phương pháp?). Hy vọng rằng, cách trình bày này sẽ phần nào trả lời được câu hỏi: “Chiếc kim chỉ hướng” của cái “la bàn nhân học” kia quay theo lực hút nào? Tôi cho rằng, chiếc kim chỉ hướng đó - dù ở thời kỳ nào của lịch sử nhân học - chính là quan điểm bản thể luận của các nhà nghiên cứu, các trường phái, các lý thuyết nhân học. (xem thêm mục từ Bản thể luận ở cuốn sách này). 1. Nhân học theo trường phái thực chứng Có một thực tế là, ở châu Âu lục địa, ở Anh và ở Mỹ, ba thuật ngữ Ethnology, Anthropology, và Sociology nhiều lúc được sử dụng theo cùng một nghĩa. Dân tộc chí - ethnography - được coi là một bộ môn khoa học ở thế kỷ XVIII, tuy nhiên, trước đó, thậm chí thời cổ đại, đã có nhiều tác phẩm mô tả về các tộc người "lạ" và các nền văn hóa kỳ thú của họ. Đối với dân tộc chí, không có sự tranh cãi trong cách định nghĩa môn học. Đa số đều chấp nhận đây là môn học về sự miêu tả các xã hội cổ sơ, bán khai và các nền văn hóa riêng biệt. Trong "Nhân học cấu trúc", Lévi-Strauss viết: Đối tượng của dân tộc chí là sự khảo cứu những biểu thị vật chất của hoạt động người. Sự ăn và sự ở, sự mặc và trang sức, vũ khí chiến tranh và dụng cụ của các công việc thời bình, săn bắn, đánh cá, trồng trọt và công nghệ, phương tiện vận tải và trao đổi, lễ - tết - hội tôn giáo, các trò chơi, nghệ thuật phát triển mạnh hay yếu, tất thảy những gì, trong sự sinh tồn vật chất của các cá nhân, các gia đình hay các xã hội trình ra nét nào đó đặc biệt, là thuộc lĩnh vực của dân tộc chí [dẫn theo 2, tr. 12]. Dân tộc chí mặc dầu chỉ là một khoa học miêu tả nhưng nó vẫn tồn tại cho đến ngày nay, ít ra là trên phương diện phương pháp (bởi không có khoa học nào mà lại không cần đến quan sát và miêu tả cả). Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở miêu tả thì người ta sẽ chẳng bao giờ thoát ra khỏi được những "sự lạ" không cùng của thế giới này để đi đến một hay những kết luận có tính khái quát khả dĩ áp dụng được cho cuộc sống đương đại. Chính vì vậy, giữa thế kỷ XIX, dân tộc học được ra đời với tư cách là bước phát triển mới của dân tộc chí. Ethnology - mà nhiều người dịch là dân tộc học lý luận - là khoa học nghiên cứu văn hóa và xã hội các tộc người (thường là ở các xã hội bán khai, hay nói rộng ra là các xã hội cổ truyền). Nó là một bước tiến so với những kết quả thuần tuý miêu thuật của dân tộc chí. ở Đức, người ta gọi môn học này bằng những thuật ngữ Volkunde hoặc Folklore để gọi việc nghiên cứu những tộc người trong nước, và thuật ngữ Volkerkunde để chỉ việc nghiên cứu các tộc người ở nước ngoài, chủ yếu là các tộc người ở thuộc địa. Quá trình hình thành dân tộc học gắn liền với sự phát triển của giai cấp tư sản châu Âu: mở rộng thị trường để tiêu thụ hàng hóa và sau này là xâm chiếm và mở rộng thuộc địa để kiếm tìm nguồn tài nguyên mới và nhân công mới. Trong khoảng 100 năm của thời kỳ này, những kiến thức tương đối toàn diện về các xã hội và các nền văn hóa ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, hoặc các nước ở châu Mỹ, châu Phi, châu Đại Dương đã được thu thập và chúng thực sự trở thành công cụ đắc lực cho quá trình thực dân hóa. Nhiều nhà dân tộc học coi cuốn Văn hóa nguyên thủy (Primitive Culture - xuất bản tại London năm 1871) của nhà dân tộc học/nhân học người Anh là Edward Burnett Tylor là tác phẩm mẫu mực của xu hướng dân tộc học/nhân học cổ điển. Đối tượng của dân tộc học - theo Tylor - là văn hóa của các dân tộc sơ khai. Trở lại với các dân tộc sơ khai, Tylor không nhằm nghiên cứu văn hóa của các dân tộc sơ khai một cách thuần túy, mà ông nhằm vào việc tìm ra những qui luật chung về quá trình hình thành, phát triển của văn hoá. Thuật ngữ Anthropology gắn liền với tên tuổi của nhà tự nhiên học người Thuỵ Điển Karl Von Linné[1] người đầu tiên phân loại loài người theo những tiêu chí chủng tộc. Theo và phát triển xu hướng này, anthropology được các học giả châu Âu hiểu là khoa học về lịch sử tự nhiên của con người (mà đối tượng của nó là các dân tộc sơ khai, các giống người tiền sử). Vào thế kỷ XIX, xu hướng này lan ra nhiều nước ở châu Âu (ví dụ ở Pháp, Paul Broca sáng lập trường nhân chủng học, ở Thuỵ Điển có những bảo tàng nhân chủng học, ). Như thế, Anthropology (nhân chủng học) thời ấy đồng nghĩa với Physical Anthropology (nhân học hình thái). Tuy nhiên, dường như các nhà khoa học thời ấy đã cảm thấy tính hữu hạn ở những đặc điểm tự nhiên của con người. (Thật vậy, cho đến nay các giáo trình nhân chủng học hiện đại cũng không tìm ra được giống người nào khác lạ hơn, có khác chẳng qua chỉ là tên gọi, cách phân loại, phân nhóm mà thôi). Mặt khác, những thành tựu của các nhà nhân chủng học lại thường phụ thuộc rất nhiều vào những cuộc khai quật khảo cổ học, vì thế, cơ hội thành đạt của các nhà khoa học này là rất hiếm. Thêm nữa, nhu cầu căn bản của các nhà tài trợ cho các nhà khoa học thời đó không phải chỉ là những đặc điểm cấu tạo hình thể của con người, mà là cái gì đó thực dụng hơn, có ích hơn cho công cuộc xâm chiếm và mở rộng thuộc địa của họ: đó chính là những kiến thức toàn diện về xã hội của người bản địa. Có lẽ đó chính là những lý do mà thuật ngữ nhân học xã hội (Social Anthropology) và nhân học văn hóa (Cultural Anthropology) ra đời. Hai thuật ngữ này được gộp chung vào thuật ngữ nhân học (từ này cũng được chuyển ngữ từ từ Anthropology với ý nghĩa chủ yếu là để phân biệt nó với nhân chủng học hay nhân học hình thái). Có ba quan điểm chủ yếu sau về bộ môn nhân học (cả về phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu, bộ khái niệm ): - Nhân học đồng nhất với dân tộc học. - Nhân học đồng nhất với xã hội học. - Nhân học là kết quả của sự giao thoa giữa hai khoa học trên (dân tộc học và xã hội học). Chúng tôi tán thành quan điểm thứ ba, bởi : a) Nhân học, đúng như nhận xét của L. Strauss: Ở tất cả nơi nào ta bắt gặp, từ nhân học xã hội hay nhân học văn hoá, thì chúng đều được gắn liền với giai đoạn thứ hai và cuối cùng của sự tổng hợp lấy cơ sở là những kết luận của dân tộc chí và dân tộc học. Trong các xứ Anglo-Saxons, nhân học nhằm vào những hiểu biết toàn diện về con người, bao quát chủ thể của nó trong tất cả sự khuếch trương lịch sử và địa lý; mong đi tới một hiểu biết khả áp dụng vào toàn thể sự phát triển người từ Homo Sapiens đến các chủng tộc hiện đại; và hướng tới những kết luận, tích cực hay tiêu cực, nhưng có giá trị đối với tất cả các xã hội người, từ thành phố lớn hiện đại đến một bộ lạc nhỏ nhất Melanesian. Vậy, trong ý nghĩa ấy, người ta có thể nói giữa nhân học và dân tộc học có cùng mối quan hệ giống như quan hệ đã xác định ở trên giữa dân tộc học với dân tộc chí. Dân tộc chí, dân tộc học và nhân học không tạo thành ba môn học khác nhau hay ba quan niệm khác nhau về cùng những khảo cứu. Thực tế đó là ba giai đoạn hay ba yếu tố của cùng một khảo cứu, và sự ưa thích đối với từ này hay từ nọ chỉ diễn đạt sự chú ý lớn hơn đối với một loại hình khảo cứu, nó không bao giờ có thể bác bỏ hai loại hình kia [dẫn theo 3, tr. 16]. Và, cả dân tộc học và nhân học đều dựa vào những tư liệu dân tộc chí để tiến hành những nghiên cứu của mình. Dân tộc chí chủ yếu là sự quan sát và sự phân tích các nhóm người được xem xét trong tính riêng biệt của chúng và nhằm phục nguyên theo cách trung thành nhất khả thể đời sống của mỗi nhóm; trong khi ấy, nhà dân tộc học sử dụng theo so sánh những tư liệu được trình ra bởi nhà dân tộc chí. Với những xác định như vậy, dân tộc chí có cùng một nghĩa trong mọi nước; và dân tộc học tương ứng suýt soát với cái mà người ta hiểu là nhân học xã hội và nhân học văn hoá ở các xứ Anglo-Saxons [ dẫn theo 2, tr. 12 ]. Như vậy, mặc dù thừa nhận sự đồng nhất giữa nhân học (theo cách gọi của người Anh) với dân tộc học (theo cách gọi ở châu Âu lục địa) nhưng các đoạn văn trên của Lévi-Strauss vẫn ám chỉ: ông vẫn nghiêng về ngữ nhân học hơn với ý nghĩa là khoa học mang tính khái quát ở trình độ cao nhất - và vì thế, chỉ nó mới có thể đưa ra được những kết luận khái quát, có thể áp dụng cho mọi xã hội. (Dĩ nhiên, không phải ai học nhân học và nghiên cứu nhân học cũng có thể trở thành Morgan, Tylor, hay Lévi-Strauss, nhưng ứng dụng những thành tựu của những nhà nhân học ấy để nghiên cứu những xã hội và nền văn hóa cụ thể ở những xã hội truyền thống cũng đã đủ để nhân học trở thành một ngành khoa học độc lập.) Thực ra, anthropology (nhân học) chỉ mới được đưa vào giảng dạy ở bậc đại học với tư cách là một bộ môn khoa học độc lập ở nửa đầu thế kỷ XX. Ghế giáo sư đầu tiên về nhân học ở đại học Liverpool do G. Frazer đảm nhiệm năm 1908. Tuy nhiên, trước đó, từ năm 1884, Tylor đã đảm nhận ghế giáo sư dân tộc học tại đại học Oxford. Sự thực, Tylor và các nhà dân tộc học danh tiếng ở cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX như Frobenius, Malinowski, Frazer, L. Morgan đã tạo nên những tiên đề lý thuyết cho bộ môn nhân học hiện đại. Ở những nhà nhân học này và các tác phẩm của họ, ta nhận thấy rất rõ: đó là những nhà bác học trực tiếp nghiên cứu điền dã, hoặc ít nhất như Tylor cũng căn cứ vào những tư liệu dân tộc chí đa dạng để khái quát một vấn đề gì đó. Từ đó, bằng tài năng của mình, các nhà bác học đó đã đưa ra được những kết luận khái quát cao: đó là những tri thức mới, ví dụ: tiến hóa luận (evolutionism), thuyết hồn linh (animism), thuyết chức năng (functionism), thuyết cấu trúc (structurism), và kèm theo đó là hệ khái niệm và phương pháp nghiên cứu. Nhân học theo nghĩa ấy luôn ưu tiên đến những tương đồng, và về mặt phương pháp nó ưu tiên cho phương pháp tổng hợp và khái quát. Sự tổng hợp và khái quát của nhân học được tập trung ở những bình diện sau: - Tổng hợp theo chiều hướng không gian - Tổng hợp theo chiều hướng thời gian - Tổng hợp theo chiều hướng hệ thống Như thế, các công trình nhân học thường tổng hợp các hiện tượng (văn hóa và xã hội) từ những không gian và thời gian xã hội khác nhau để đi đến một kết luận chung về cấu trúc và chức năng của một hay những hình thái thể chế nào đó. Chính vì thế, nhà nhân học Anh A. R. Radcliffe-Brown đã đặc định đối tượng của nhân học là những liên hệ xã hội và các cấu trúc xã hội [xem 3, tr.18], hay Pritchard đã coi nhân học là khoa học "khảo cứu tất nhiên về một hình thức này hay một hình thức khác của định chế xã hội" [9, tr.80]. b) Lịch sử phát triển nhân học đã cho thấy: Không có những tư tưởng phương pháp luận (ví dụ những tư tưởng của E. Durkheim, hay của M. Weber), và cả các khái niệm của xã hội học, thì nhân học không thể có sự phát triển như ngày nay được. Chính những tư tưởng xã hội học (tổng thể - thực chứng và hành vi - phản thực chứng) đã trở thành cơ sở của những khác biệt về quan điểm của nhiều trường phái lý thuyết nhân học hiện đại. Một yếu tố căn bản làm cho nhân học trở thành khoa học có tính khái quát cao hơn dân tộc học là nó đã sử dụng được những tư tưởng và bộ máy khái niệm của xã hội học. Nếu để ý những đề tài của đại đa số các công trình nhân học hay những luận văn của sinh viên nhân học ở Anh [xem 9, tr. 83] ta thấy rất rõ là, chúng được tập trung vào một trong ba vấn đề: cơ cấu, chức năng hoặc thể chế - những vấn đề cơ bản của xã hội học. Đây chính là cơ sở để nhân học tạo được hệ thống lý thuyết cũng như khái niệm (công cụ khái quát, tổng hợp) cho mình, khiến nó trở thành một khoa học phổ quát: với nó, người ta có thể nghiên cứu bất kỳ kiểu loại xã hội nào. Về vấn đề này Pritchard viết "nhân học dễ tổng quát hoá hơn và có một lý thuyết đại cương mà sử học không có. Không chỉ có những điểm tương đồng rõ rệt giữa các xã hội cổ sơ trên thế giới, mà các xã hội này còn có thể phân loại thành vài nhóm có giới hạn nếu ta áp dụng phương pháp phân tích cơ cấu. Điều này làm cho đề tài được thống nhất. Các nhà nhân học khảo cứu xã hội cổ sơ luôn luôn theo một cách thức nhất định, dù cho có khảo cứu ở Polynesia, ở Phi châu, hay xứ Laponia, và bất cứ họ viết về một đề tài nào - một hệ thống thân tộc, một hình thức sinh hoạt tôn giáo, hay một định chế chính trị - đề tài đó phải được đặt trong cơ cấu xã hội toàn diện" [đã dẫn, tr. 82]. Như thế, một lần nữa chúng ta lại thấy, cái chung chứ không phải cái riêng, cái khác biệt là mục đích của kiểu nhân học này. Tóm lại, Nhân học hiểu theo nghĩa thông dụng là hệ thống lý thuyết và phương pháp nghiên cứu giúp cho những người nghiên cứu ở những đối tượng khảo sát khác nhau (về không gian và thời gian) có cùng một cách thức thu thập thông tin và xử lý chúng. Đến đây, ta có thể tạm hiểu nhân học theo quan điểm thực chứng là: - Giai đoạn phát triển cao nhất của dân tộc chí và dân tộc học. - Kết quả của sự giao thoa với xã hội học. - Đối tượng nghiên cứu là cấu trúc - chức năng các hiện tượng xã hội và văn hóa với tư cách là những sự kiện xã hội tổng thể. - Đối tượng khảo sát: là các sự kiện xã hội và văn hóa trong các xã hội cổ truyền (bao hàm cả xã hội bán khai, cổ sơ, ) và ngày nay thì trong cả các xã hội đương đại nữa. - Phương pháp luận nghiên cứu: Xem xét các sự kiện xã hội và văn hóa ấy trong mối tương liên giữa cấu trúc xã hội và hành vi, trong đó cấu trúc quy định hành vi. - Phương pháp chủ đạo là phương pháp tái dựng mô hình. 2. Nhân học theo quan điểm phản - thực chứng luận Trong các sách giáo khoa nhân học hay trong các buổi thuyết trình về nhân học gần đây, người ta thường bắt đầu bằng những mẩu chuyện tưởng như bình thường (đối với những ngời trong cuộc) để dẫn đến cách tiếp cận tham dự mà các nhà nhân học đã trải nghiệm[2]. Cách viết một tác phẩm nhân học cũng khác với cách viết kiểu truyền thống của những nhà nhân học thực chứng luận: không dùng giọng văn nghị luận, duy lý, không nêu hay khái quát hoá một vấn đề lý thuyết lớn lao nào cả (kiểu như tiến hoá luận hay lý thuyết về vật tổ hay thuyết hồn linh…), ngược lại, những trang viết thường mô tả, diễn giải ý nghĩa của những hiện tượng văn hoá hay từng hành vi cụ thể nào đó, trong một bối cảnh cụ thể nào đó theo giọng điệu của chủ thể nền văn hoá ấy. Văn phong của những tác phẩm này gần gũi với đời sống thường nhật hơn và những người đọc bình thường (không phải là các nhà chuyên môn) cũng có thể lĩnh hội được. Đó là kiểu nhân học theo quan điểm phản thực chứng. Các nhà phản thực chứng luận cho rằng, khác với khoa học tự nhiên (có đối tượng nghiên cứu là những sự vật tồn tại khách quan, và tìm ra qui luật nhân quả của những sự kiện "bên ngoài" là mục đích của các nghiên cứu), đặc trưng của "khoa học nhân văn" (hay "triết học đời sống") là quan tâm đến tri thức bên trong của "cách cư xử có ý nghĩa", hoặc, quan tâm đến sự "nắm bắt ý nghĩa" của một kinh nghiệm cá nhân về thế giới. Chính vì thế, những nghiên cứu theo quan điểm bản thể luận này không nhằm vào việc giải thích các hiện tượng, quá trình văn hoá bằng những qui luật xã hội. Họ cho rằng, bằng việc "hiểu" các ý nghĩa ở những quan hệ tương tác cụ thể, người ta mới có thể tránh được những áp đặt có tính cách phương pháp luận và lý giải được những khác biệt và những đặc thù của các nền văn hoá. Trong Xã hội học, đại biểu cho khuynh hướng này là M. Weber (người đã phát triển từ ngữ Verstehen thành một thuật ngữ điển hình cho phương pháp “hiểu biết có tính chất [...]... hiện thực hoá Phát triển khuynh hướng này, các nhà nhân học hậu hiện đại đã tuyệt đối hoá vai trò chủ thể của cái đặc thù, phủ nhận tri thức khách quan (xem thêm mục từ Hậu hiện đại trong cuốn sách này) 3 Nhân học xã hội và nhân học văn hoá Nhân học được chia thành hai nhánh: nhân học văn hóa và nhân học xã hội Sự phân biệt giữa nhân học xã hội với nhân học văn hoá là dựa vào tiêu chí nào? Nếu so sánh... nhà nhân học văn hóa thường mô tả nhân học xã hội là một kiểu chuyên môn hóa trong phạm vi nhân học văn hóa Các nhà nhân học xã hội có khuynh hướng gạt bỏ một vài mối bận tâm chính của các nhà nhân học văn hóa, ví dụ nghiên cứu văn hóa và nhân cách, vì chúng dựa trên các giả thuyết sai lầm Trong khi đó, các nhà nhân học văn hóa lại mô tả các nhà nhân học xã hội là các tín đồ quá trung thành của một học. .. chí, dân tộc học hay nhân học văn hóa (1960: 391) Đến cuối những năm 1930, tất cả các nhà nhân học Mỹ có các công trình nghiên cứu về văn hóa và có tác phẩm được viết nhờ các bài học của Boas đều tự coi họ là các nhà nhân học văn hóa Những bất đồng và phê phán Mối quan hệ giữa nhân học văn hóa và xã hội có một số điểm không đối xứng Sau Radcliffe Brown, các nhà nhân học xã hội thường coi nhân học văn hóa... giữa nhân học xã hội với nhân học văn hoá có một số khác biệt tế nhị có thể tách gỡ ra được Ông viết: Người ta hẳn có thể nói: chính xác là nhân học văn hoá và nhân học xã hội đảm nhiệm cùng một chương trình; nhân học văn hoá thì xuất phát từ những kỹ thuật và những đồ vật để đối đầu tới cái "siêu - kỹ thuật" là hoạt động xã hội và chính trị, khiến khả thể và quy định đời sống trong xã hội; nhân học. .. khoa học xã hội chủ yếu Ảnh hưởng quốc gia và quốc tế Nhân học văn hóa tiếp tục đóng vai trò truyền thống chi phối ở Mỹ trong khi nhân học xã hội có ảnh hưởng lớn ở Anh và các nước thuộc khối thịnh vượng chung Tuy vậy, thực tế không thực sự phù hợp xét về sự phân chia phạm vi ảnh hưởng Nhà nhân học Anh Edward Tylor (1832 - 1917) rõ ràng là bậc tiền bối của nhân học văn hóa trong khi nhà nhân học Mỹ... các nhà nhân học cùng thời), Khởi đầu cho khuynh hướng này (trong nhân học) có thể kể đến B Malinowski khi ông cho rằng mục tiêu cuối cùng của các nhà dân tộc học - nhân học là “nắm bắt cách nhìn nhận của người bản địa, mối quan hệ của họ với đời sống, hiểu được sự nhìn nhận của họ về thế giới của họ” [dẫn theo 8, tr 88] Tuy nhiên, thời đó, kiểu nghiên cứu nhân học này của ông bị các nhà nhân học theo... tính hóa các phong cách nhân học một cách nhanh chóng Nhân học văn hóa nói chung được áp dụng cho các tác phẩm nhân học có tính chính thể luận, hướng tới các phương pháp trong đó văn hóa tác động đến kinh nghiệm cá nhân hoặc nhằm mục đích đưa ra cái nhìn trọn vẹn về tri thức, tập quán và thiết chế của một dân tộc Nhân học xã hội là một thuật ngữ được áp dụng cho các tác phẩm nhân học cố gắng tách biệt... nhiều nhà dân tộc học /nhân học đã xây dựng một chương trình phương pháp luận mới cho việc tiến hành điều tra nghiên cứu hiện trường Người ta gọi đó là dân tộc học khoa học hay là dân tộc học mới Dân tộc học mới này được xây dựng dựa trên sự phê phán cách điều tra, nghiên cứu hiện trường truyền thống Các nhà dân tộc học mới này phê phán rằng dân tộc học truyền thống là không khoa học, nó buộc sự phân... không đạt đến mức độ tinh tế bằng các nhà nhân học xã hội Anh như Meyer Fortes (1906 - 1983) và Audrey Richards (1899 - 1984) Từ những năm 1960, nhân học văn hóa đã tiến hành một số phân tích về quan hệ họ hàng và trật tự chính trị mà trước đây chỉ được đề cập đến trong nhân học xã hội; tuy vậy, nhân học văn hóa có xu hướng hoàn toàn bỏ qua phần cốt yếu về nhân học xã hội căn bản được hình thành dựa trên... nghiên cứu nhân học là liệu sự phân biệt trên chỉ đơn thuần là vấn đề phong cách hay truyền thống mang tính học thuật (được tô điểm bằng bản sắc dân tộc), hay sự phân biệt đó lại dẫn đến một kiểu phân biệt khác quan trọng hơn về triết học Có thể lập luận cho cách suy đoán thứ hai như sau: Theo truyền thống nhân học của Boas, nhân học văn hóa muốn bao hàm toàn bộ cuộc sống văn hóa của con người Nhân học xã . học. - Nhân học đồng nhất với xã hội học. - Nhân học là kết quả của sự giao thoa giữa hai khoa học trên (dân tộc học và xã hội học) . Chúng tôi tán thành quan điểm thứ ba, bởi : a) Nhân học, . Nhân học xã hội và nhân học văn hoá Nhân học được chia thành hai nhánh: nhân học văn hóa và nhân học xã hội. Sự phân biệt giữa nhân học xã hội với nhân học văn hoá là dựa vào tiêu chí nào?. với nhân chủng học hay nhân học hình thái). Có ba quan điểm chủ yếu sau về bộ môn nhân học (cả về phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu, bộ khái niệm ): - Nhân học đồng nhất với dân tộc học.