1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NÂNG TRÌNH ĐỘ SỐNG ĐỂ THÍCH NGHI - PHÁT TRIỂN pdf

4 127 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

NÂNG TRÌNH ĐỘ SỐNG ĐỂ THÍCH NGHI - PHÁT TRIỂN Vương Trí Nhàn Lịch sử ngoại xâm liên miên, người Việt quen sống co lại, ít có khao khát ra với thế giới, hiểu thế giới. Càng co lại ta càng đánh mất đi khả năng phát triển, càng không đủ bản lĩnh để ra với thế giới và hiểu thế giới. Nhìn lại thời gian mấy chục năm nay, dễ thấy Việt Nam sau chiến tranh đã trải qua một quá trình, lúc chậm lúc nhanh, nhiều lúc như là quanh co, hỗn loạn, nhưng nhìn chung đến nay đã chạm tới một cái ngưỡng và cần lo để chuyển sang giai đoạn mới. Có thể hình dung xã hội VN trong quá khứ là đoàn quân tổ chức với nhiệt tình, và quyết tâm giữ nước hơn là xã hội làm ăn. Chiến tranh cho phép người ta bất chấp quy luật miễn là được việc; chỉ lo hiệu quả, còn cái giá của nó thì không cần biết. Chiến tranh từng bòn rút tất cả sức lực, kéo cuộc sống chậm lại. Mở cửa, ta lại lao vào làm ăn với bất cứ giá nào, sức khỏe kém đi, con cái không người dạy dỗ, cũng hư hỏng đi. Nhìn cả môi trường tự nhiên lẫn môi trường xã hội đều bị xói mòn mà không khỏi xót xa. Trong chiến tranh, nhất là chiến tranh ở VN, cứ chờ có những điều kiện cần và đủ thì không ai dám làm gì. Phải liều. Phải duy ý chí. Cách làm đó nay vẫn được ta áp dụng. Từ chiến tranh bước ra ta chưa nhận thức đầy đủ rằng mình là một thành phần của thế giới và trước sau sẽ phát triển theo quy luật của thế giới. Cho đến tương lai của ta ra sao, cũng chưa ai hình dung nổi. Nếu trong chiến tranh ta phá với bất cứ giá nào thì nay ta xây với bất cứ giá nào. Trên báo chí luôn có những tin đại loại cây cầu này sang năm phá năm nay vẫn cứ thi công vì đã vào kế hoạch rồi, hoặc xây nhà máy ào ào mà chả chú ý gì tới tác hại của nó với môi trường. Ở ta, tư tưởng tiểu nông chi phối tất cả. Tâm lý tiểu nông vẫn còn ăn sâu trong cách đi ra thế giới của người mình. Và cả cách tư duy nữa: tư duy tiểu nông. Ta không chuẩn bị để bước vào thế giới hiện đại. Với quá trình lịch sử liên miên bị đe doạ bởi ngoại xâm, người Việt quen nghĩ rằng những tai vạ của mình là do nước ngoài mang tới. Trong mắt ta, họ thường là là kẻ thù nhiều hơn là đối tác cùng tồn tại. Ta quen sống co lại, ít có khao khát ra với thế giới, hiểu thế giới. Trong tiếp xúc ít có khả năng đặt mình vào địa vị người khác, không có thói quen và kinh nghiệm quan hệ với bên ngoài, lảng tránh là hơn. Càng co lại ta càng đánh mất đi khả năng phát triển, càng không đủ bản lĩnh để ra với thế giới và hiểu thế giới. Đợt hội nhập vừa rồi là có vẻ như ta buộc phải bung ra, mở cửa, chứ thật ra chưa chín ở bên trong. Vừa không có thói quen, vừa không chuẩn bị thích đáng, cuối cùng ta "nhảy đại" cho xong. Chính cái đó sinh ra nhiều tệ nạn: tâm lí đánh quả, định đi tắt đón đầu, "lừa", lách luật Nhìn ở một tầng sâu hơn, có thể nói quan hệ kinh tế của VN với thế giới trong thời gian vừa qua không dựa trên cơ sở văn hoá chắc chắn. Đại khái thấy ai làm mình cũng làm theo, khi thất bại mới ngớ ra thì đã muộn. Định bán hàng cho người ta nhưng không hiểu gì về lịch sử tâm lý dân tộc cách sống của người ta, cái gu của người ta thì bán sao được? Một xã hội chỉ phát triển được nếu biết ứng xử khôn ngoan với thiên nhiên, vừa khai thác vừa làm giàu thêm thiên nhiên. Đằng này chúng ta quen với tư duy hái lượm, thâu nhặt từ thiên nhiên, hơn là cấy trồng, tổ chức sản xuất tạo ra của cải. Một ví dụ, so với đất đai, VN có tỉ lệ bờ biển khá dài. Nhưng người Việt gần như không biết khai thác biển, khái niệm kinh tế biển còn quá xa lạ. Trong một tổng kết về chính quyền Hà Nội thời trung đại, người ta lưu ý là trong số các văn bản đưa ra, pháp lệnh về an ninh chiếm tới 65,56%, trong khi chỉ 16,42% văn bản ban hành là có liên quan tới sản xuất và kinh doanh, 8,96% liên quan tới quản lý văn hoá xã hội. Suốt thời phong kiến vai trò tổ chức làm ăn của chính quyền hầu như không có. Nói một cách hình ảnh, nếu như xã hội chuẩn là một cánh rừng nguyên sinh thì VN có nhiều phần giống như đồng cỏ hoang. Về mặt cá nhân con người chúng ta còn nặng về bản năng và tự phát - người Pháp nói đó là dạng "tư duy tiền Descartes" - trước sự duy lí. Bản thân câu "một người Việt không thua kém một người Nhật" cũng là một nhận xét mơ hồ, có pha nhiều ảo tưởng. Không nên thảo luận về một cảm tưởng thoáng qua và tuỳ tiện như vậy. Còn cái chuyện ba người Việt so với ba người Nhật thì liên quan tới cấu trúc xã hội. Mượn cách nói của Marx có thể bảo xã hội ta còn ở tình trạng của những bao khoai tây lủng củng. Thế nên cả nước có tới vài chục cảng nước sâu mà không có cảng nào đạt chuẩn quốc tế. Trong trường kỳ lịch sử, yếu tố bên ngoài luôn luôn đóng vai trò những cú hích thúc đẩy sự chuyển đổi của xã hội. Có điều, các yếu tố đó thường tác động ngoài sự kiểm soát người trong cuộc. Ta không tự nguyện đón nhận. Nghèo là như vậy, kém phát triển, thiếu kinh nghiệm như vậy, nhưng VN lại không biết học hỏi để chủ động phát triển. Trong thực tế sự học hỏi diễn ra khá “tế nhị”. Từ xưa ta đã học của Trung Hoa rất nhiều, nhưng chỉ học lỏm, bắt chước mà không nghiêm túc tuân theo bài bản, ăn bớt bài gốc của người ta rất nhiều. Đến thời tiếp xúc với văn hoá Tây phương, lúc đầu từ chối, sau buộc phải tiếp nhận thì bên cạnh phần tiếp thụ sáng tạo cũng nhiều phần chỉ qua loa láng cháng, mà tình trạng học đòi những cái lặt vặt lại diễn ra dài dài. Quan sát bề ngoài, người Việt Nam hôm nay thích nghi nhanh, học nhanh. Thế nhưng đó lại là cái học, cái thích nghi hời hợt, dễ dãi chứ không phải tiếp nhận ở bề sâu văn hóa. Thành ra nhiều khi chỉ hớt váng, hớt lấy cái phần hời hợt của người và hệ quả tất yếu là những rác rưởi của thế giới đã vào quá dễ dàng, cả rác công nghiệp và rác văn hoá. Xã hội cần có sự khai phá thay đổi trong tư duy. Thích nghi bị động chỉ đủ để tồn tại, thay đổi một cách chủ động mới có thể phát triển. Nhiều khi ta không hiểu hoặc cố tình không hiểu luật chơi thế giới. So với thế giới chúng ta không chỉ lạc hậu mà còn lạc lõng và cái sau là đáng sợ hơn cái trước. Những gợi ý loại đó đáng để chúng ta cùng suy nghĩ. Điều may mắn là chúng ta đang sống trong một thế giới thức tỉnh; bộ mặt của thế giới bộc lộ đầy đủ hơn bao giờ hết, kể cả sự bất lực của nhân loại trước nhiều vấn đề. Ngay những thất bại của các cộng đồng dân tộc khác cũng đáng được nghiên cứu để nhờ thế mà ta tránh được những hy sinh vô ích. . NÂNG TRÌNH ĐỘ SỐNG ĐỂ THÍCH NGHI - PHÁT TRIỂN Vương Trí Nhàn Lịch sử ngoại xâm liên miên, người Việt quen sống co lại, ít có khao khát ra với thế giới,. tác động ngoài sự kiểm soát người trong cuộc. Ta không tự nguyện đón nhận. Nghèo là như vậy, kém phát triển, thiếu kinh nghi m như vậy, nhưng VN lại không biết học hỏi để chủ động phát triển. . dàng, cả rác công nghi p và rác văn hoá. Xã hội cần có sự khai phá thay đổi trong tư duy. Thích nghi bị động chỉ đủ để tồn tại, thay đổi một cách chủ động mới có thể phát triển. Nhiều khi ta

Ngày đăng: 13/08/2014, 14:21

Xem thêm: NÂNG TRÌNH ĐỘ SỐNG ĐỂ THÍCH NGHI - PHÁT TRIỂN pdf

w