Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
255,41 KB
Nội dung
BẢN THỂ LUẬN Ontology Bùi Quang Thắng (Trích từ: Bùi Quang Thắng (cb). 30 thuật ngữ nghiên cứu văn hóa. – H.: NXB KHXH, 2008) Bản thể luận là một khái niệm căn bản của triết học: Đó là thuật ngữ chỉ rõ quan điểm của con người nhìn nhận thế giới: Vật chất là khách quan? Vật chất có trước hay ý thức có trước? Cái nào quyết định cái nào? Trong sách nghiên cứu và giáo trình triết học ở Việt Nam, nội hàm của thuật ngữ này được gọi là vấn đề cơ bản của triết học. Thuật ngữ bản thể luận trong các khoa học xã hội và nhân văn thực chất là sự vận dụng, mở rộng nội hàm của vấn đề cơ bản của triết học trong lĩnh vực xã hội và nhân văn. Nếu như trong triết học người ta bàn về quan điểm của con người đối với thế giới vật chất và thế giới tinh thần và về mối quan hệ giữa chúng, thì trong khoa học xã hội bản thể luận chính là quan điểm của con người về mối quan hệ giữa xã hội và cá nhân (thực tại xã hội là mang tính khách quan hay mang tính chủ quan? Xã hội quy định hành vi của cá nhân hay chính các hành vi có ý nghĩa của các cá nhân "tạo” thành xã hội?); cũng tương tự như vậy, trong nghiên cứu con người, bản thể luận là thuật ngữ bàn về mối quan hệ giữa hành vi và cấu trúc, giữa cái ý thức với cái vô thức, giữa tâm lý xã hội và tâm lý cá nhân… Thuật ngữ bản thể luận bao hàm hai vấn đề: - Cách nhìn nhận thực tế xã hội (là khách quan hay chủ quan?) - Xã hội quy định hành vi cá nhân hay chính các hành vi của con người tạo thành sự tồn tại của xã hội (cái nào quyết định cái nào?) Thoát thai từ triết học, các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn (tâm lý học, nhân học, xã hội học ) đều chịu ảnh hưởng những tư tưởng, những quan điểm của triết học khi xem xét các sự vật, hiện tượng. Đến nay, có nhiều kiểu phát biểu khác nhau về vấn đề này, nhưng tựu trung lại, có thể được tóm lược thành hai khuynh hướng đối lập nhau như sau: 1. Kiểu bản thể luận thứ nhất 1.1. Nhìn nhận xã hội và văn hóa như là thực tại khách quan: Đại diện cho quan điểm này có thể kể từ Francis Bacon (1561-1626) - người cha đẻ của tinh thần thực nghiệm khoa học. Nhưng phải đến khi Auguste Comte (1798-1857) đặt tên sociology cho một bộ môn khoa học mới, thì quan điểm coi xã hội là một thực tại khách quan và xã hội cũng cần được nghiên cứu bằng những "phương pháp khoa học" - tức được nghiên cứu theo cách của khoa học tự nhiên - mới được thừa nhận và phát triển. (Nói theo ngôn từ của A. Comte thì khoa học nghiên cứu về xã hội ấy phải được hiểu như là "vật lý xã hội"). Trong các nghiên cứu văn hoá của các chuyên ngành như tâm lý học, nhân học, xã hội học, khuynh hướng trên cũng được thể hiện rất rõ. Tiêu biểu cho khuynh hướng này trước hết phải kể đến E. Durkheim. Thực tại xã hội - theo Durkheim - là thực tại khách quan, tính khách quan đó được thể hiện ở “sự kiện xã hội”, ở “ý thức tập thể”. Ông cho rằng, “sự kiện xã hội”- những cách thức hành động, kể cả tư duy và cảm giác - có đặc tính đáng chú ý là tồn tại ngoài ý thức của cá nhân. Các loại hình hành vi hay tư duy đó chẳng những ở bên ngoài cá nhân, mà còn có sẵn một sức mạnh ra mệnh lệnh và cưỡng bức, nhờ đó mà chúng được áp đặt cho cá nhân, dù cá nhân đó muốn hay không. Chắc chắn là khi tôi hoàn toàn tự nguyện phù hợp với nó, sự cưỡng bức ấy sẽ không còn làm cho cảm thấy, hoặc chỉ cảm thấy ít thôi, vì vô ích. Nhưng nó vẫn là một thực chất bên trong của các sự kiện ấy, chứ không ít hơn, và bằng chứng là nó tự khẳng định khi tôi cố chống lại [4, tr. 30]. Trong tác phẩm Những hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo, Durkheim đã củng cố lý thuyết của mình về sự kiện xã hội bằng cách cấp cho ý thức tập thể những biểu hiện cụ thể: Tôn giáo cấp cho nhóm tín đồ một tính thống nhất, một sự gắn bó, nuôi dưỡng họ bằng hệ thống biểu tượng như nhau về thế giới, các nghi lễ tôn giáo kết hợp người ta lại trong việc lặp lại những cử chỉ như nhau [xem 1, tr. 18]. Cuối cùng, ông đã cố gắng chứng minh rằng, tôn giáo thực chất là một cách biểu trưng của xã hội - thực tại khách quan - mà thôi [xem sđd, tr. 19-20]. Trong nhân học, L. Strauss cũng thể hiện rất rõ quan điểm này khi lập thuyết cấu trúc luận của mình. Trước hết, ông cho rằng chính Ferdinand de Saussure là tiền bối trực tiếp của mình bởi nhà ngôn ngữ học cấu trúc ấy đã có cách tiếp cận khách quan hơn cả khi coi ngôn ngữ học chính là tín hiệu học và “cấp cho nó đối tượng là nghiên cứu sự sống của các tín hiệu trong lòng đời sống xã hội” [dẫn theo 6, tr. 43]. Để chỉ rõ hơn tính khách quan của các tín hiệu ngôn ngữ, ông đã phân biệt ngôn ngữ và lời nói. “Lời nói là cá nhân, cụ thể và ngẫu nhiên. Trái lại, ngôn ngữ là có tính chất xã hội, trừu tượng và tất yếu. Muốn làm thành một khoa học về ngôn ngữ học phải lấy đối tượng là ngôn ngữ, là cái duy nhất có thể tiếp cận một cách duy lý, và gạt bỏ lời nói. Như vậy là con người nói năng, chủ thể kinh nghiệm luận bị loại trừ” [sđd, tr. 43]. Trong nghiên cứu nhân học, Strauss đã lấy giao tiếp tín hiệu như là một thực tế khách quan để khảo cứu, đó là “ngôn ngữ huyền thoại, tín hiệu bằng miệng, và bằng cử chỉ tạo nên nghi lễ, qui tắc hôn nhân, các hệ thống thân tộc, các tục lệ, một vài dạng thức của những trao đổi kinh tế” [dẫn theo sđd, tr.50]. Ông đã khái quát hoá xã hội - cái thực tại khách quan, có thể quan sát được - bằng định nghĩa sau: "Một xã hội bao gồm những cá nhân và những nhóm giao tiếp với nhau” [dẫn theo sđd, tr. 49]. Ngoài ra, có thể kể đến những quan điểm trong nhân học của R. C. Brown, hay Prichart về “thể chế xã hội”, "cấu trúc xã hội" và "liên hệ xã hội ", những nghiên cứu tâm lý học của E. Fromm về "Tính cách tập thể " hay của K. G. Jung về "Vô thức tập thể" Tất cả đều thể hiện rất rõ quan điểm: Coi xã hội và văn hóa là thực tại khách quan. 1.2. Xã hội quy định hành vi của cá nhân Trong các chuyên ngành nghiên cứu văn hoá, đặc biệt là trong nhân học và xã hội học, kiểu bản thể luận thứ nhất thường được thể hiện ở việc lựa chọn lý thuyết tổng thể luận, coi xã hội là một cấu trúc hữu cơ, tồn tại khách quan và quy định hành vi của các thành viên trong xã hội. Xã hội học cấu trúc - chức năng của Talcott Parsons chẳng hạn: Trong lý thuyết này, ông không phủ nhận rằng các chủ thể cá nhân trong xã hội đã có những giá trị, những niềm tin, những động cơ và những thái độ tương đối riêng, nhưng các phân tích của Parsons cho rằng các khía cạnh này của kinh nghiệm và ý nghĩa của nó đến từ bên ngoài cá nhân. Thái độ và hành vi cá nhân trước tiên và trên hết là những phản chiếu hoặc những biểu đạt của một văn hóa tập thể không - cá nhân làm phát sinh những mong đợi, niềm tin và thực hành. Như vậy hệ thống văn hóa được coi như ở bên ngoài ý thức cá nhân, những thành phần cấu trúc của nó, đặc biệt tập hợp thiết chế những chuẩn mực của nó, buộc các cá nhân xử sự theo một cách riêng biệt [1, tr. 457]. Bởi vậy, kiểu phân tích này cho rằng các cấu trúc xã hội, với tư cách là những cái quyết định hành vi, không thể bị giảm xuống thành những hành động cá nhân kín đáo hoặc được xác định bằng những hành động đó. Có thể đưa ra một vài ví dụ về vấn đề này: - E.Durkheim có thể được coi là đại biểu thứ nhất cho quan điểm phương pháp luận này. Ông luôn cho rằng, xã hội tồn tại khách quan và độc lập với cá nhân, có thể nghiên cứu được bằng những phương pháp khoa học. Theo ông, mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội là: các cá nhân bị cưỡng ép phải chấp nhận nền văn hoá của họ chính vì họ là thành viên của nền văn hoá đó. Xã hội nào cũng thế, các cá nhân không hành động một cách tuỳ tiện, tự do, vô lối, mà trong những hoàn cảnh, tình huống nhất định, trong những tương quan vai trò nhất định, nó phải ứng xử theo những khuôn mẫu nhất định. Quan điểm phương pháp luận này đã được Durkheim thể hiện khá rõ nét ở tác phẩm Tự tử: Sự tự tử không phải là hành vi cá nhân (mặc dầu theo quan niệm thông thường, đây là hành vi mang tính cá nhân nhất), ngược lại, đó là hành vi mang bản chất xã hội. Bởi chỉ có sự "điều chỉnh tinh thần" của xã hội mới có thể giải thích được những biến đổi trong tỷ lệ tự tử ở các dân cư, các nhóm xã hội khác nhau, điều mà những giải thích tâm lý học về tự tử không làm được [xem thêm 1, tr. 433-438]. - Ferdinand Toennies cũng tuân thủ phương pháp luận này khi phân tích mối tương quan giữa các kiểu xã hội và các tính cách điển hình. Ví dụ, ông cho rằng, trong các kết cấu xã hội kiểu "cộng đồng" (khái niệm này chỉ toàn bộ thực tế của một xã hội tiền công nghiệp, trong đó sự chung sống được xác định bởi sự gần gũi thân thiện, sự gắn bó và các nhận thức chung, các mối quan hệ giữa con người chưa trở nên xa lạ. Các mối quan hệ họ hàng, láng giềng bạn bè, hành vi của con người trong xã hội này được nảy sinh từ nội lực cá nhân và không chịu ảnh hưởng của bên ngoài) thì kiểu đàn bà điển hình là nặng về tình cảm, rụt rè, có nhiều năng khiếu mỹ thuật Nhưng khi xã hội công nghiệp làm tan rã hình thức cuộc sống cộng đồng đó và hình thành một kết cấu xã hội kiểu mới (Toennies dùng thuật ngữ "xã hội" để chỉ kiểu kết cấu xã hội này) thì “đàn bà trở nên thông tuệ, lạnh lùng và tự tin. Không còn gì như họ xưa kia, dù có nhiều biến cải vẫn luôn xa lạ với tự nhiên bẩm sinh, rõ là ghê gớm. Không có gì có thể đặc trưng hơn và có ý nghĩa hơn thế đối với quá trình hình thành và tan rã của cuộc sống cộng đồng" [dẫn theo 8, tr. 118]. Những người theo bản thể luận này (bao gồm 2 điểm 1.1. và 1.2.) được gọi là những người theo thực chứng luận (positivism). Vì vậy, có thể nói rằng, thực chứng luận là một kiểu bản thể luận. Chính kiểu bản thể luận của nhà nghiên cứu sẽ quyết định quan điểm phương pháp luận và cả sự lựa chọn các phương pháp nghiên cứu của anh ta. Ai nhìn nhận các hiện tượng xã hội (văn hoá cũng là hiện tượng xã hội) là thực tại khách quan, người đó sẽ lựa chọn phương pháp luận tổng thể - cấu trúc - thực chứng cho nghiên cứu của mình. Thực tại xã hội (văn hoá cũng thế) - theo quan điểm thực chứng luận, coi xã hội là tồn tại khách quan - được cấu tạo bằng những hiện tượng liên kết lẫn nhau một cách nhân quả. Cái gì là "thực" chỉ có thể chứng minh là thực do quy chiếu vào bằng cứ thực nghiệm về sự tồn tại của nó. Trong khi các cách giải thích khác rõ ràng là tồn tại, thì đối với các nhà khoa học thực chứng luận, chúng không thể chấp nhận được trừ phi chúng dựa trên cơ sở những bằng cứ có tính thực nghiệm, có thể quan sát được [1, tr. 449]. Như vậy, các nghiên cứu về xã hội và văn hoá là nhằm vào sự khám phá ra những mối quan hệ nhân - quả giữa các hiện tượng (hay giữa các thành tố trong một sự vật, hiện tượng) trong thực tế. Nói cách khác là chúng phải đi tìm những qui luật khoa học trong các mối tương liên nhân - quả ấy. Theo cách đó, các sự kiện trong tương lai cũng có thể được dự báo. Tiếp theo, những nghiên cứu tuân thủ phương pháp luận này phải đưa ra những giả định về cấu trúc và những quan hệ nhân - quả vẫn còn chưa được chứng minh của đối tượng nghiên cứu. Đó là giả thuyết. Giả thuyết có thể được xây dựng thành một lý thuyết nếu nó được kiểm chứng. 2. Kiểu bản thể luận thứ hai 2.1. Nhìn nhận xã hội và văn hóa như là thực tại chủ quan Quan niệm này có gốc rễ đầu tiên ở nền triết học và khoa học xã hội Đức cuối thế kỷ XIX-đầu XX. Các học giả Đức như Sombart, Dilthey, Rickert và Weber, tất thảy đều quan tâm theo nhiều cách phân biệt các khoa học "nhân văn" hoặc "văn hoá" với các khoa học tự nhiên. Họ cho rằng, khác với khoa học tự nhiên (có đối tượng nghiên cứu là những sự vật tồn tại khách quan, và tìm ra qui luật nhân quả của những sự kiện "bên ngoài" là mục đích của các nghiên cứu), đặc trưng của "khoa học nhân văn" (hay "triết học đời sống") là quan tâm đến tri thức bên trong của "cách cư xử có ý nghĩa", hoặc, quan tâm đến sự "nắm bắt ý nghĩa" của một kinh nghiệm cá nhân về thế giới [1, tr. 453-454 ]. Một nhà xã hội học đã phát biểu quan điểm của mình về vấn đề này như sau: Con người không phải là những "sự vật" phải được nghiên cứu theo cách người ta nghiên cứu cây cỏ hoặc đá, mà là những sinh vật kèm theo giá trị, ý nghĩa mà phải được hiểu như là những chủ thể và được biết như là chủ thể. Xã hội học đề cập đến hành động có ý nghĩa, và mọi sự hiểu biết, giải thích, phân tích, hoặc bất cứ gì khác, phải được tiến hành với sự cân nhắc tới những ý nghĩa đang khiến cho sắp xếp hành động con người trở nên khả thể áp đặt những ý nghĩa thực chứng luận lên lĩnh vực các hiện tượng xã hội, đó là bóp méo bản chất cơ bản của sự tồn tại con người [sđd, tr. 454]. Theo quan điểm này, nhiều nhà nghiên cứu văn hoá đã nhấn mạnh đến khía cạnh chủ quan của chủ thể ở từng xã hội cụ thể, cho rằng, văn hoá của một xã hội chỉ được cấu thành và biểu thị thông qua sự tác động qua lại giữa những chủ thể cụ thể (những con người cụ thể, trong nhóm cụ thể, trong những hoàn cảnh cụ thể, và ở một xã hội cụ thể). Có thể dẫn ra ở đây một số ví dụ về cách nhìn nhận thực tại văn hóa theo quan điểm này: - Khác với một người thường, một nhà nhân học văn hóa khi quan sát sẽ cố gắng tìm hiểu để phân biệt sự khác biệt của một cái nháy mắt với một cái chớp mắt. Các nhà nhân học sẽ dựa vào những hiểu biết về văn cảnh mà hành động được quan sát diễn ra và cá nhân ấy để phân biệt ý nghĩa của những tín hiệu dường như giống nhau ấy: hoặc ý nghĩa ấy sẽ là “tôi đang đùa”, hay “em đẹp thật”, hoặc “được đấy” [ 7, tr. 2]. - Chúng tôi xin dẫn lại từ cuốn Nhập môn xã hội học [1] một ví dụ khác. Sau khi dẫn quan diểm của W. I. Thomas (cho rằng, hành vi xã hội của con người là sản phẩm của cái mà họ cho là đang có xung quanh họ và là cái mà họ coi là ý nghĩa trong những hành vi của những người khác), các tác giả viết: ở cấp độ đơn giản nhất, điều này có nghĩa là, nếu ta thấy một người mặc váy, ta sẽ cho rằng người đó là phụ nữ, và ta sẽ hành động trên cơ sở quyết định đó; hay cho rằng ai đó đang gào hết sức và đang trong trạng thái kích động hay giận dữ, và ta có thể hành động tương ứng với suy luận đó. Trong thực tế thì người “phụ nữ” đó có thể là một người đóng giả đàn bà hay một diễn viên thủ vai phụ nữ trên đường tới nhà hát; người đang “giận dữ” hay “kích động” có thể là người bị điếc, hay một ai đó đang gọi bạn mình ở phía xa. Những cái “sự thực” ở đây không phải là điều quan trọng; vấn đề là, chúng ta, những con người, cần thiết phải có những quá trình suy luận khi tiếp xúc với những người khác, cũng như ngược lại khi họ gặp gỡ chúng ta. Từ quan điểm đó, xã hội là một tập hợp những hoạt động như vậy và trật tự xã hội là trật tự của những quy ước [sđd, tr. 37]. Chính vì thế, những nghiên cứu theo quan điểm bản thể luận này không nhằm vào việc giải thích các hiện tượng, quá trình văn hoá bằng những qui luật xã hội. Họ cho rằng, bằng việc "hiểu" các ý nghĩa ở những quan hệ tương tác cụ thể, người ta mới có thể tránh được những áp đặt có tính cách phương pháp luận và lý giải được những khác biệt và những đặc thù của các nền văn hoá. Đại diện cho khuynh hướng này có thể kể đến B. Malinowski khi ông cho rằng mục tiêu cuối cùng của các nhà dân tộc học - nhân học là “nắm bắt cách nhìn nhận của người bản địa, mối quan hệ của họ với đời sống, hiểu được sự nhìn nhận của họ về thế giới của họ” [dẫn theo 7, tr. 88] và những nhà nhân học văn hóa nổi tiếng khác như F. Boas (khi ông nhấn mạnh vào tính duy nhất của mỗi nền văn hóa) Trong xã hội học những đại biểu cho khuynh hướng này là M. Weber (người đã phát triển từ ngữ Verstehen thành một thuật ngữ điển hình cho phương pháp “hiểu biết có tính chất giải thích” của phản thực chứng luận), 2.2. Thế giới được cấu thành thông qua sự tác động qua lại giữa những chủ thể Những người theo quan điểm này cho rằng, "thực tại xã hội được tạo ra một cách có ý thức và tích cực bởi các cá nhân có ý định làm các chuyện này chuyện nọ và gán những ý nghĩa cho hành vi những người khác. Vậy là, về mặt bản thể luận, thực tại xã hội chỉ tồn tại như sự tác động qua lại có ý nghĩa giữa các cá nhân " [xem 1, tr. 454]. Những ngôn từ trên giống như tuyên ngôn của kiểu bản thể luận thứ hai: Không có sự tồn tại của xã hội hay văn hoá một cách chung chung, trừu tượng, ngược lại chỉ khi có những con người cụ thể giao tiếp với nhau trong những hoàn cảnh cụ thể mới tạo ra thực tại xã hội. Những người bị chi phối bởi kiểu bản thể luận thứ hai này được coi là những người theo phản - thực chứng luận, họ luôn cố gắng "xem xét thế giới qua những đôi mắt của chủ thể và đem ý nghĩa cho nó qua những phương tiện họ sử dụng, bởi lẽ không có thế giới xã hội nào ngoài cái thế giới này" [sđd]. Như vậy, phản - thực chứng luận là một kiểu bản thể luận. Thực ra, thuật ngữ "phản - thực chứng" chỉ là một thuật ngữ mang tính qui ước, dùng để chỉ những quan điểm đối lập với quan điểm thực chứng luận [xem thêm 1, tr. 453]. Quan điểm này phê phán thực chứng luận chủ yếu ở việc bác bỏ quan điểm "xã hội có thể được mô tả và hiểu theo một bản thể luận và phương pháp luận coi hành vi xã hội như phạm trù được quan niệm trước mà thực chứng luận nghĩ ra để định nghĩa thực tế xã hội" [ sđd,tr. 454]. Phản - thực chứng luận coi mọi sự hiểu biết phải được xuất phát từ các ước vọng chủ quan, các ý nghĩa giá trị và ngôn ngữ của con người trong đời sống hàng ngày. Người phản - thực chứng phát hiện hay "mở ra" thực tế xã hội, không phải như người thực chứng đang làm bằng cách áp đặt những phạm trù người quan sát cho hành động cá nhân, mà bằng cách lĩnh hội và chấp nhận những nhận thức của các chủ thể và những giải thích về thế giới được cấu thành thông qua sự tác động qua lại với những chủ thể khác [sđd, tr. 455]. Những người phản - thực chứng luận luôn cố gắng "xem xét thế giới qua những đôi mắt của chủ thể và đem ý nghĩa cho nó qua những phương tiện họ sử dụng, bởi lẽ không có thế giới xã hội nào ngoài cái thế giới này" [sđd]. (Các nhà thực chứng luận thường đặt ra trước những giả thuyết về các mối quan hệ nhân quả và như thế, họ thường nhìn các sự kiện, hiện tượng bằng đôi mắt của chính mình rồi áp đặt một cấu trúc hoàn toàn chủ quan vào đối tượng khảo cứu). [...]... chọn bản thể luận thực chứng là phương pháp luận chủ đạo Tuy nhiên, những yếu tố hợp lý của bản thể luận phản thực chứng cũng sẽ được lưu ý, tiếp thu hợp lý trong tổng thể của một quy trình nghiên cứu khoa học: Từ bản thể luận tới hệ thống lý thuyết, tới phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Theo chúng tôi, sự tiếp thu này có thể được diễn ra ở hai cấp độ: a Cấp độ lý thuyết - phương pháp luận: ... vận động bảo vệ môi trường được hình thành và hiện thực hoá Vì vậy có thể coi quan điểm nhìn nhận thế giới theo cách tách biệt chủ thể - khách thể hay tham dự là một tiêu chí mới để phân biệt quan điểm bản thể luận của từng nhà nghiên cứu 3 Có hay không một bản thể luận dung hoà được những hạt nhân tích cực của hai kiểu bản thể luận trên? Văn hoá/xã hội - dù nhìn từ góc độ nào - cũng phải thông qua... 454] Trong nghiên cứu văn hoá đương đại, với bản thể luận phản - thực chứng, nhiều nhà khoa học đã đạt được những thành tựu mang tính đột phá, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu tộc người và nhân học sinh thái Thành tựu ở lĩnh vực này được thể hiện ở một loạt những thuật ngữ mang tính lý thuyết mới như bản thể luận tham dự (participatory ontology) , liên chủ thể (intersubjecktivity), liên nhân (interperson),... (intersubjecktivity), liên nhân (interperson), [xem thêm 3]: Bằng cách này mà các nhà nhân học có thể phát hiện ra, hiểu được và diễn giải được những vấn đề quan trọng của thế giới quan bản địa của những tộc người khác nhau (mà kiểu bản thể luận tách biệt - ontology of detachment - phân tách chủ thể và khách thể, không thể nào hiểu và diễn giải được) Từ đó, những ý tưởng mới mẻ cho việc nghiên cứu và công cuộc... hóa đã được thể hiện trong những lý thuyết kiểu như lý thuyết tương tác tượng trưng, phương pháp luận dân tộc học… hay ở những thuật ngữ mang tính phương pháp luận như tiểu văn hóa, tâm lý nhóm, tâm lý tộc người, kiểu tâm lý hướng ngoại và kiểu tâm lý hướng nội Chúng ta đều biết rằng, mỗi quan điểm bản thể luận đều có những mặt hợp lý và ưu thế của mình nhưng nhà nghiên cứu lại khó có thể cùng một... điểm phương pháp luận này rất hiếm khi được thực thi một cách triệt để: thực chứng luận có thể ảnh hưởng ngay từ khi bắt tay vào thiết kế nghiên cứu (ví dụ vẫn có những giả thiết nghiên cứu hay đánh giá sơ bộ giả thuyết nghiên cứu ấy), nó cũng có thể tác động vào quá trình phân tích, giải thích thực tế (ví dụ, mặc dù báo cáo nghiên cứu có tính cách chủ đạo là định tính, nhưng nó vẫn không thể từ chối những... một mặt chống lại những lập trường cực đoan của thực chứng luận, Giddens cho rằng, thực tế xã hội không thể được xem như là một vũ trụ có trước, mà đúng ra phải hiểu nó như một sản phẩm đang xảy ra của các chủ thể tạo lập một cách có ý thức thế giới của họ với tư cách là các tác nhân lịch sử Mặt khác, cùng một lúc ông lại lý luận rằng, các chủ thể bị kiềm chế bởi các điều kiện cấu trúc trong đó họ đang... pháp luận: Về căn bản, văn hóa học phải coi đối tượng nghiên cứu là thực tại khách quan và đặt nó vào mối quan hệ với cái tổng thể và lấy phương pháp luận chủ đạo là phương pháp luận cấu trúc - thực chứng Tuy nhiên, cần luôn lưu ý đến những hạt nhân hợp lý của các lý thuyết phản thực chứng, đó là: - Các lý thuyết phản thực chứng nhấn mạnh vào việc phân tích khả năng cá nhân hiểu và suy luận ý nghĩa của... có một cá thể người nào sống biệt lập một cách tuyệt đối, (cho dù những cá nhân sống biệt lập với xã hội như Robinson thì cũng vẫn phải thực hành những văn hóa mà xã hội đã áp đặt lên anh ta trước đó), mà nó phải sống, hoạt động trong nhóm, trong một tập thể, trong một xã hội nhất định Đúng là, trong một xã hội có những khác biệt cá thể, nhưng điều đó không có nghĩa là cứ có bao nhiêu cá thể là có... nổi tiếng của ông là: những đặc điểm cơ bản của quần áo phụ nữ xuất hiện, sau đó trở nên lỗi thời là một việc bình thường và có thể dự đoán trước và những khuôn mẫu này độc lập với những nhà thiết kế riêng lẻ [7,tr 3940] và ông còn nói thêm một ví dụ khác: ở điều kiện của các xã hội nguyên thuỷ thì một thiên tài như Mozar không thể sáng tạo nổi dù chỉ là một bản sonat [sđd] Về vấn đề này, nhiều nhà . thực chứng luận (positivism). Vì vậy, có thể nói rằng, thực chứng luận là một kiểu bản thể luận. Chính kiểu bản thể luận của nhà nghiên cứu sẽ quyết định quan điểm phương pháp luận và cả sự. BẢN THỂ LUẬN Ontology Bùi Quang Thắng (Trích từ: Bùi Quang Thắng (cb). 30 thuật ngữ nghiên cứu văn hóa. – H.: NXB KHXH, 2008) Bản thể luận là một khái niệm căn bản của triết. cần lựa chọn bản thể luận thực chứng là phương pháp luận chủ đạo. Tuy nhiên, những yếu tố hợp lý của bản thể luận phản thực chứng cũng sẽ được lưu ý, tiếp thu hợp lý trong tổng thể của một quy