THIẾT KẾ HỌC THEO DỰ ÁN Văn hóa dân gian của dân tộc Ê Đê... VĂN HÓA DÂN GIAN... TRÌNH BÀY SẢN PHẨMTìm hiểu nét đặc sắc về Văn hóa dân gian của dân tộc Ê Đê Âm nhạc, phong tục,kiến
Trang 1
LỚP TẬP HUẤN
GIÁO DỤC BẢO TỒN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
(Dự án JFPR – 9099 –VIE)
(Quy Nhơn, ngày 20 tháng 10 năm 2010)
Trang 2
Đoàn Cao đẳng Sư phạm ĐăkLăk,
Chào mừng quý thầy cô giaó!
Trang 3
THIẾT KẾ HỌC THEO DỰ ÁN
Văn hóa dân gian của dân tộc Ê Đê
Trang 4Mục đích lý do chọn đề tài dự án
(GV hướng dẫn SV tìm hiểu)
Tây Nguyên đại ngàn hùng vĩ chứa đựng kho tàng văn hóa dân gian phong phú và đa dạng, còn tiềm ẩn nhiều vấn đề hấp dẫn cần khai thác tìm hiểu, sưu tầm.
Ý tưởng tìm hiểu lưu giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thể hiện tình cảm ý thức tự hào về dân tộc
Định hướng về nội dung và phương pháp giúp sinh viên
Ngành Việt Nam học thực hành học theo dự án khi học chuyên đề Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên
Trang 5Mục tiêu dự án
KIẾN THỨC:
+ Hiểu biết, phân tích những nét đặc sắc về VH dân gian của dân tộc Ê Đê + Nhận diện,phân tích thực trạng văn hóa dân gian trong đời sống sinh hoạt của đồng bào Ê đê ở ĐăkLăk.
+ Đề xuất những giaỉ pháp để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân gian của đồng bào Ê Đê ở ĐăkLăk
KỸ NĂNG
+ Thu thập, thống kê, phân loại tư liệu Văn hóa dân gian của dân tộc Ê Đê + Phân tích tổng hợp đặc trưng của VHDG Êđê
THÁI ĐỘ
+ Trân trọng, yêu mến kho tàng VHDG của dân tộc Êđê
+ Ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân gian của dân tộc Êđê
Trang 6Dự kiến kế hoạch triển khai của dự án
Thời gian và địa điểm
Thời gian triển khai: 1 tuần (từ ngày 25 đến ngày 30 tháng 10 năm 2010)
Trang 7Dự kiến kế hoạch triển khai của dự án
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
âm, quay phim
Trang 8Dự kiến những vấn đề triển khai của dự án
(GV dùng kỹ thuật công não cho SV thảo luận nhóm phát hiện những
vấn đề cần nghiên cứu về văn hóa DG Ê đê)
VĂN HÓA DÂN GIAN ?
?
Trang 9VĂN HÓA DÂN GIAN
Trang 10VĂN HÓA DG Ê ĐÊ
KIẾN TRÚC
PHONG TỤC
TÍN NGƯỠNG
Đinh
Năm
Ma chay
Hôn nhân
Nhà
sàn
Tượng Nhà
Đa thần
SƠ ĐỒ GRAPH VỀ CÁC CẤP ĐỘ TÌM HIỂU MỘT SỐ LOẠI HÌNH VĂN HÓA DÂN GIAN Ê ĐÊ
Trang 11BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
4 ngày Tư liệu văn bản,
băng ghi âm
3
ĐĂM SAN Sưu tầm tư liệu: chủ đề phong tục, tín ngưỡng Sách vở, Internet, máy ảnh, máy ghi âm 4 ngày Tư liệu hình ảnh, phim, băng ghi âm
4
THÁC ĐỔ
Sưu tầm tư liệu: chủ đề
kiến trúc, điêu khắc
Sách vở, Internet, máy ảnh, máy ghi âm
4 ngày Tư liệu hình ảnh,
phim, băng ghi âm
5
CỒNG CHIÊNG Sưu tầm tư liệu: chủ đề âm nhạc, lễ hội Sách vở, Internet, máy ảnh, máy ghi âm 4 ngày Tư liệu hình ảnh, phim, băng ghi âm
6
BA ZAN
Hậu cần chuẩn bị hồ sơ Giấy bút, thiết bị ghi âm,
máy ảnh, xe cộ
1 ngày
GV tổ chức phân nhóm SV thực hiện
các nhiệm vụ của dự án
Trang 12Nội dung các hoạt động
(GV hướng dẫn các nhóm tổ chức các hoạt động)
HOẠT ĐỘNG 1: Giao tiếp chia sẻ - Thiết lập mối quan hệ tin cậy với chính quyền, ban ngành, và người dân bản địa để hội nhập vào cộng đồng dân tộc Ê Đê tìm hiểu về văn hóa dân gian
HOẠT ĐỘNG 2: Quan sát, tìm hiểu, thu thập tư liệu từ đó phân tích, xây dựng hồ sơ để có cái nhìn tổng quan về một số khía cạnh đặc trưng của văn hóa dân gian Ê Đê
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu thực trạng văn hóa dân gian trong đời sống sinh hoạt cộng đồng hiện nay của đồng bào Ê đê ở Đăklăk
HOẠT ĐỘNG 4: Chia sẻ một số giải pháp để bảo tồn phát huy những giá trị của văn hóa dân gian Ê Đê.
Dự kiến những vấn đề triển khai của dự án
Xây dựng chương trình hành động cụ thể để nhân rộng những giá trị của văn hóa dân gian Ê Đê trường tồn vĩnh cửu
Trang 13Phương pháp triển khai
Đọc tài liệu : sách vở, mạng Internet
Phỏng vấn (Kỹ thuật lắng nghe phản hồi )
Quan sát tương tác
Thảo luận nhóm (Kỹ thuật mảnh ghép, khăn trải
bàn)
So sánh đối chiếu,Phân tích tổng hợp kết quả
Dự kiến những vấn đề triển khai của dự án
Trang 14THỰC HIỆN TRIỂN KHAI DỰ ÁN
1.Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện trang thiết bị
Soạn thảo và thống nhất một số biểu bảng, phiếu điểu tra
phỏng vấn để thu thập tư liệu
+ Phiếu khảo sát về các chủ đề văn hóa dân gian Ê đê
+ Phiếu phỏng vấn về thực trạng văn hóa dân gian trong đời sống sinh hoạt cộng đồng hiện nay
+ Phiếu phỏng vấn về những suy nghĩ của đồng bào bảo tồn
phát huy những giá trị của văn hóa dân gian Ê Đê.
Chuẩn bị các phương tiện trang thiết bị thu thập dữ liệu
(Giấy, máy ảnh, ghi âm, quay phim, máy tính…)
Trang 15PHIẾU ĐIỀU TRA
Tên chủ đề Nguồn gốc Mô tả (Đặc
điểm, tính chất, tiến trình…)
Ý nghĩa
Âm nhạc Đàn T.rưng
Đinh NămK’lôngput
Tín ngưỡng Đa thần
Kiến trúc
-Điêu khắc Nhà sàn
Tượng nhà mồ
Lễ hội Lễ đâm trâu
Lễ hội cồng chiêng
Trang 16PHIẾU PHỎNG VẤN
Gợi ý một số vấn đề phỏng vấn:
1 Hiểu gì về VHDG của dân tộc Êđê
2 Thuyết minh (giới thiệu, mô tả) các loại hình văn hóa GD): âm nhạc, lễ hội, tín ngưỡng, phong tục…
3 Thực trạng việc bảo tồn VHDG ở buôn làng
(những thuận lợi, khó khăn)
4 Suy nghĩ về việc giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc
Trang 17Quan sát, điều tra thu thập dữ liệu của các
tiểu chủ đề của dự án
(GV hướng dẫn SV điền dã điều tra)
Những nét đặc sắc của văn hóa dân gian Ê đê
Âm nhạc dân gian Ê đê: Tìm hiểu một số nhạc cụ
dân gian Ê Đê (Đàn T’rưng, Đinh Năm, K’lôngput) trên các bình diện: Mô tả đặc điểm, môi trường diễn
xướng, ý nghĩa
THỰC HIỆN TRIỂN KHAI DỰ ÁN
Trang 18Quan sát, điều tra thu thập dữ liệu của các tiểu
chủ đề của dự án
(GV hướng dẫn SV điền dã điều tra)
Những nét đặc sắc của văn hóa dân gian Ê đê
Phong tục tập quán dân gian Ê đê:
+ Hôn lễ: Tìm hiểu tập tuc nối dây (Chế độ mẫu hệ)
+ Tang lễ: Tìm hiểu tập tục bỏ mả
+ Trang phục: Tìm hiểu trang phục của người Êđê gắn liền
với những tập tục
+ Trò chơi dân gian: tìm hiểu một số trò chơi dân gian gắn
liền với tính cách tâm hồn người Êđê
THỰC HIỆN TRIỂN KHAI DỰ ÁN
Trang 19Quan sát, điều tra thu thập dữ liệu của các
tiểu chủ đề của dự án
(GV hướng dẫn SV điền dã điều tra)
Những nét đặc sắc của văn hóa dân gian Ê đê
Kiến trúc, điêu khắc: Tìm hiểu đặc trưng, ý nghĩa
của kiến trúc dân gian Êđê qua hình ảnh nhà sàn và tượng nhà mồ; kiến trúc gắn liền với sinh hoạt cộng động và tín ngưỡng dân gian
THỰC HIỆN TRIỂN KHAI DỰ ÁN
Trang 20Điều tra về thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân gian Ê Đê:
Yêu cầu: thu thập và xử lý tư liệu đầy đủ, điển hình
1 Phỏng vấn các già làng, cán bộ văn hóa ở buôn làng và một số đồng bào Êđê về các nội dung sau:
+ Việc lưu giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa (cơ chế, chính
sách, ý thức của cộng đồng…)
+ Quan niệm nhận thức và tình cảm của mọi người về văn
hóa dân gian (Đặc biệt chú ý đến đối tượng thanh thiêu niên) trước những tác động của nhịp sống hiện đại (Internet, âm
nhạc hiện đại).
2 Quan sát tìm hiểu thống kê những hiện vật (văn hóa vật
thể) hiện nay còn lại ở buôn làng: Nhà sàn, tượng nhà mồ, cộng chiêng, nhạc cụ… và tìm hiểu thực tế việc bảo tồn
những hiện vật đó như thế nào?
THỰC HIỆN TRIỂN KHAI DỰ ÁN
(GV hướng dẫn SV điền dã điều tra)
Trang 211 Thu thập và xử ký kết quả điều tra từ các thành viên trong nhóm dự án
2 So sánh đối chiều tư liệu thu thập từ khảo sát thực tế với những nguồn
tư liệu khác có liên quan đến nội dung dự án (sách vở, Internet…) để
nhận ra những nét tương đồng và loại biệt.
3 Phân tích tổng hợp thành những thông tin có giá trị, độ tin cậy chính xác; có ý nghĩa và coi đây là những đóng góp của dự án.
4 Thảo luận thống nhất về hình thức sản phẩm của dự án:
+ Sản phẩm trình bày dưới dạng báo cáo văn bản
+ Sản phẩm được minh họa bằng hình thức trình chiếu Power point, thuyết minh bằng tranh ảnh, video Clip và nhạc.
5 Phân công thành viên xây dựng và giới thiệu sản phẩm
TỔNG HỢP KẾT QUẢ
(GV hướng dẫn các nhóm tổng hợp kết quả điền dã điều tra)
Trang 22TRÌNH BÀY SẢN PHẨM
Tìm hiểu nét đặc sắc về
Văn hóa dân gian của dân tộc Ê Đê
(Âm nhạc, phong tục,kiến trúc)
Trang 23Nhạc cụ dân gian Ê Đê
Khi diễn tấu, người chơi ở tư thế đứng, tay trái đảmnhiệm lỗ bấm hàng trên, tay phải đảm nhiệm lỗ bấmhàng dưới Miệng ngậm vào núm quả bầu và thổi vào
1 luồng hơi hoặc hút hơi làm rung lưỡi gà
Đing Nǎm dành cho nam giới sử dụng trong ngày lễ Trong ngày thường thanh niên Êđê cũng rất ưa chuộngĐing Nǎm, họ hay thổi Đing Nǎm trên nương,rẫy hoặc đệm cho hát Aray
Trang 24Nhạc cụ dân gian Ê Đê
Đàn Đing Năm -
Người bạn thân thương của đồng bào Ê Đê
Trang 25Nhạc cụ dân gian Ê Đê
ĐÀN T’RƯNG TÂY NGUYÊN
- Nhạc cụ gõ phổ biến ở Tây Nguyên, làm bằng một số ống tre lồ ô hay nứa ngộ có kích
cỡ khác nhau
- Đàn t'rưng chuyên nghiệp có khoảng 12 đến 16 ống xếp thành hàng trên giá đàn theo thứ tự đi dần lên từ ống lớn đến ống nhỏ, từ ống dài đến ống ngắn
- Kỹ thuật diễn tấu nhạc cụ này khá đơn giản, dùng dùi (bằng tre hoặc gỗ) gõ vào ống
để tạo ra âm thanh
- Theo truyền thống, T'rưng là nhạc cụ do nam giới sử dụng, chỉ được chơi trên nương rẫy, kiêng cữ đánh trong nhà và trong làng
Vì người dân tộc tin rằng trong mỗi ống đàn có một vị thần cư trú, giúp con người bảo vệ cây trồng trên rẫy
Trang 26Nhạc cụ dân gian Ê Đê
Đàn K’lôngPut Nhạc cụ của đồng bào Ê Đê
Trang 27Phong tục tập quán dân tộc Ê Đê
Xét dưới góc độ tôn giáo tín ngưỡng là nghi thức tang ma.nhưng nhìn một nghi thức tang
ma, nhưng gắn liền với NT điêu khắc dân gian( tượng nhà mồ) thể hiện tính nhân văn
Lễ bỏ mả bao gồm nhiều hoạt động như:
Hiến tế bằng súc vật;Lễ cúng và chia của cải cho người đã khuất;Trình diễn âm nhạc, múa, trò rối và mặt nạ;Ẩm thực cộng đồng
người sống ăn bữa ăn cộng cảm cuối cùng với người chết để rồi lưu luyến tiễn đưa người chết về thế giới bên kia bằng bài nhạc cồng chiêng, bằng những con rối
Tục bỏ mả của đồng bàoÊđê
Trang 28Phong tục tập quán dân tộc Ê Đê
Nhà mồ của dân tộc Êđê
Trang 29 Xã hội Ê đê cổ đại theo tín ngưỡng
đa thần: Đứng đầu là thần Aêđiê (Trời, ông Gỗn) có toàn quyền phán xét, sắp đặt thế giới
Dưới đó là các vị chư thần đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau:
Thần núi (Giang Chư), Thần nước (Yang Ea), Thần lửa (Yang Púi); sau đó là các vị thần nông, thần chữa bệnh, thần trừng phạt những kẻ có tội
Xã hội Ê đê cổ đại theo chế độ mẫu quyền gắn liền với tập tục nối dây (Tục Chuê nuê)
Phong tục tập quán dân tộc Ê Đê
LỄ CẦU THẦN LỬA
Trang 30Phong tục tập quán dân tộc Ê Đê
Múa mừng
lễ cưới
Trang 31Phong tục tập quán dân tộc Ê Đê
Nguyên liệu dệt của người Êđê là cây bông Người ta tách hạt, bật cho bông tơi xốp rồi se lại thành những con bông, từ con bông lại kéo thành sợi thô ( chưa qua quy trình nhuộm)
Trang phục Êđê truyền thống có 5 màu
cơ bản:đỏ, vàng, xanh, đen và trắng, đều từ nguyên liệu của các loại cây củ trong rừng
Khung dệt của người Eđê là kiểu khung dệt Indonesien, nói một cách đơn giản, là về
hình thức dệt vải của người Eđê không khác
gì việc đan lát (các nhà dân tộc học gọi đây là kỹ thuật đan luồn sợi)
Trang 32Phong tục tập quán dân tộc Ê Đê
TRANG PHỤC LỄ HỘI
Trang 33THIẾU NỮ Ê ĐÊ
Trang 34+ Nhà dài truyền thống thường được xây dựng bằng vật liệu gỗ, tre, nứa lợp mái tranh Nhà có kết cấu cột kèo bằng gỗ tốt có sức bền Những lần nối dài thường là khi trong nhà có một thành viên nữ xây dựng gia thất ( chế độ mẫu hệ)
+ Các cột, kèo trang trí bằng hình ảnh các con vật như voi, ba ba,kì đà Cầu thang nhà của người Ê Đê luôn được đẽo bằng tay và thường được trang trí bằng hình hai nhũ hoa (trông thể hiện tín ngưỡng
phồn thực rõ rệt của người Ê Đê) và hình trăng khuyết
+ Mỗi đầu nhà có một sân sàn Sân sàn ở phía cửa chính được gọi là sân khách Muốn vào nhà phải qua sân sàn Nhà càng khá giả thì sân khách càng rộng, khang trang
Kiến trúc, điêu khắc dân gian Ê Đê NHÀ SÀN
Trang 35Kiến trúc, điêu khắc dân gian Ê Đê
TƯỢNG NHÀ MỒ
Loại hình nghệ thuật điêu khắc độc đáo gắn liền với lễ bỏ mả với mục đích phục vụ người chết Tượng được làm bằng những loại gỗ quý chịu mưa nắng Trước khi đẽo tượng, người ta phải cúng thần để xin phép
Tượng thể hiện chủ yếu bằng các mảng, khối, không quá đi sâu vào chi tiết Tư thế, thần thái của tượng thì muôn hình muôn vẻ Người bế con, lấy nước, mang gùi,ngồi khóc, Đó chính là sự tái hiện cuộc sống thật một cách sinh động, phong phú
Tượng nhà mồ Tây Nguyên, qua bàn tay sáng tạo của các nghệ nhân, chứa đựngnhững thông tin mang tính xã hội, cộng đồngsâu sắc Chúng vừa là những tác phẩm nghệ thuật, vừa có ý nghĩa tín ngưỡng thiêng liêng
Trang 36Âm vang thác đổ giữa đại ngàn cao nguyên đổ
Trang 37Hương sắc cao nguyên
Trang 38Một số hình ảnh minh họa việc giữ gìn và phát
huy giá trị văn hóa dân gian Ê đê
PHÁC THẢO TOÀN CẢNH VĂN HÓA DÂN GIAN TÂY NGUYÊN
Trang 39Ấn tượng Tây Nguyên
Trang 40Ngày hội văn hóa các dân tộc
Trang 41Gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa dân gian Tây Nguyên
Trang 42NGHỆ SĨ ND Y MOAN SƯU TẦM LƯU GIỮ VHDG
Trang 43Một số hình ảnh minh họa việc giữ gìn và phát
huy giá trị văn hóa dân gian Ê đê
Trang 44Festival CÀ PHÊ BUÔN MÊ THUỘT
Trang 45ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ RÚT RA KINH NGHIỆM
I Đánh giá kết quả
Dự án đã nêu bật được những giá trị đặc sắc của văn hóa dân gian
Êđê (Văn hóa vật thể và phi vật thể)
II Bài học kinh nghiệm
1.Về tổ chức kế hoạch triển khai đự án
2.Sử dụng một số phương pháp điều tra hợp lý, thu được kết quả
chính xác.
3.Thành công trong việc hợp tác giữa những thành viên trong nhóm dự
án
4.Sử dụng những phương pháp học tích cực khi thực hiện dự án.
III Hướng triển khai bước tiếp theo
1 Nhận diện thực trạng văn hóa dân gian trong đời sống sinh hoạt
cộng đồng của đồng bào Ê đê,
2 Chia sẻ một số giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc.
Trang 46
Đoàn Cao đẳng Sư phạm ĐăkLăk
Kính chào quý thầy cô giaó!
Người thực hiện: Trịnh Đức Long – Khoa XHNV
Trường CĐSP ĐăkLăk