Sử dụng quá liều: Thuốc hạ sốt thành thuốc độc Không chỉ thuốc ngủ, thuốc diệt cỏ (paraquat). Thuốc trừ sâu hay thuốc chuột mới gây ngộ độc, ngay cả thuốc hạ sốt cũng gây ra những nguy hiểm chết người nếu sử dụng quá liều… Không được tự ý dùng thuốc khi trẻ bệnh mà phải để thầy thuốc khám và chỉ định toa thuốc. Ảnh: minh họa Hạ sốt nhanh, bệnh nhi phải vào cấp cứu Bị sốt 2 ngày liên tiếp không bớt, em Ph.T.B.Ng 6 tuổi, ngụ tại phường 8, quận 4, TP.HCM được người nhà ra nhà thuốc Tây tự mua thuốc uống, trong đó có gói thuốc hạ sốt Paracetamol (Acetaminophen) 250mg. Muốn con hạ sốt nhanh nên mẹ cho Ng. uống liên tục 4 gói chỉ trong vòng nửa ngày, nhưng vẫn không hạ nhiệt. Tại một bệnh viện (BV), em được tiếp tục cho hạ sốt với 2 viên Efferalgan (Acetaminophen) 150mg nhét hậu môn và còn được chích 260mg Perfangan (cũng là Acetaminophen). Sau đó em có triệu chứng ói ra máu và lơ mơ nên được chuyển đến BV. Nhi Đồng 2. Tại đây, các bác sĩ (BS) ghi nhận em Ng. đang ở trong tình trạng xuất huyết tiêu hóa trên, lơ mơ và liên tục co gồng. Một bệnh nhi khác cũng nhập viện cùng thời điểm là em Đ.Ng 10 tháng, ngụ tại huyện Bù Đốp, tỉnh Bình phước, có bệnh 3 ngày sốt cao liên tục, ói và tiêu chảy nhiều lần. Theo lời khai của người nhà, em được cho uống lên tục 5 liều thuốc hạ sốt, mỗi lần với Paracetamol 325mg. Sau đó em có triệu chứng co gồng và được người nhà cho nhập viện BV. Nhi Đồng 2 với tình trạng môi tái, mạch không bắt được, huyết áp không đo được, có tình trạng suy chức năng gan, thận, rối loạn đông máu. Sau khi nhập viện, cả 2 em đều được các BS của khoa Cấp cứu và Hồi sức của BV. Nhi Đồng 2 tích cực điều trị. Xét nghiệm và đo nồng độ Acetaminophen trong máu cho thấy P.T.B.Ng. có nồng độ Acetaminophen trong máu rất cao là 199,18µ/mL > 12giờ (vượt qua ngưỡng ngộ độc là 50µ/mL giờ thứ 12). Riêng Đ.Ng., dù nồng độ Acetaminophen trong máu không quá cao, không vượt qua ngưỡng ngộ độc Acetaminophen, nhưng do tình trạng nhiễm trùng huyết nặng đồng thời do sử dụng quá liều thuốc hạ nhiệt Acetaminophen, nên tình trạng suy tế bào gan càng trầm trọng, rối loạn đông máu càng nặng hơn. Cả hai đều có triệu chứng tổn thương tế bào gan do ngộ độc vì uống thuốc quá liều. Trước đó, vào đầu tháng 3, Khoa cấp cứu BV này cũng tiếp nhận cùng một lúc 2 em Yến V. (12 tuổi) và Phương T. (9 tuổi) là học sinh nội trú của một trường tiểu học dân lập Quốc tế TP.HCM với chẩn đoán là ngộ độc thuốc. Yến V. đã uống 20 viên Panadol và Phương T. uống 18 viên. Trong vài tháng đầu năm nay, đã có hàng chục ca nhập BV. Nhi Đồng 2 vì ngộ độc thuốc như thế. Đưa trẻ nhập viện khi thấy dấu hiệu ngộ độc thuốc Theo BS. Trịnh Hữu Tùng, BV. Nhi Đồng 2, ngộ độc thuốc hạ sốt Paracetamol khi dùng quá liều, dùng trên 150mg/kg cân nặng/liều đơn độc ở trẻ em hay trên 7g cho một người lớn trung bình trong 24 giờ. Tất cả các bệnh nhân (BN) dùng liều trên 350mg/kg sẽ gây độc cho gan nặng. Khi ngộ độc thuốc hạ sốt Paracetamol, BN sẽ có những triệu chứng: buồn nôn hay nôn mửa, vã mồ hôi, tái nhợt, thẫn thờ, lo âu. Từ 24 - 72 giờ sau uống, BN sẽ có triệu chứng của tổn thương gan rõ như: đau hạ sườn phải, gan lớn, tăng các men gan như AST và ALT, tiểu ít và suy giảm chức năng thận. Một nghiên cứu của Trung tâm chống độc, BV. Bạch Mai, Hà Nội cách đây vài năm đã Sau 3 ngày, BN có biểu hiện vàng da, lơ mơ, lú lẫn do bệnh cảnh não do gan, và có xuất huyết nội tạng, hạ đường huyết và suy thận cấp do hoại tử ống thận cấp. Tử vong xảy ra trong giai đoạn này thường do suy chức năng đa cơ quan. Từ 4 ngày đến 2 tuần, nếu BN còn sống sẽ bước vào giai đoạn hồi phục, thường bắt đầu ngày thứ 4 và hoàn toàn 7 ngày sau quá liều. Hồi phục có thể chậm hơn ở BN nặng, những triệu chứng và và xét nghiệm có thể không bình thường trong vài tuần. BS. Tùng khuyến cáo, khi thấy trẻ có triệu chứng hay nghi ngờ trẻ bị ngộ độc thuốc hạ sốt Paracetamol, các bậc phụ huynh cần cho trẻ vào ngay BV để các BS xử trí cấp cứu. Để cấp cứu ngộ độc có hiệu quả, điều hết sức quan trọng là nhận biết kịp thời chất độc hoặc thuốc mà BN đã dùng. Qua những trường hợp trên, các bậc phụ huynh nên lưu ý không được “nóng vội” cho trẻ uống quá liều thuốc hạ sốt Paracetamol (Acetaminophen). Tuân thủ liều điều trị thông thường là 40 - 60mg/kg/ngày chia 3 - 4 lần hay 10 - 15mg/kg cân nặng/lần. Nếu trẻ dùng liều hạ sốt như trên cho thấy tình hình ngộ độc thuốc Paracetamol có xu hướng gia tăng, vì thuốc này được coi là thuốc an toàn và BN có thể tự ý mua và tự điều trị mà ít cần đơn của BS. Nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ ngộ độc Paracetamol đã đứng hàng thứ hai (sau ngộ độc thuốc ngủ và thuốc an thần) trong số các BN ngộ độc thuốc phải điều trị. mà vẫn không giảm được nhiệt độ, các bậc phụ huynh cần tham khảo ý kiến của BS, chứ không nên tự tiện dùng tiếp thuốc hạ sốt thêm sẽ dẫn đến quá liều và ngộ độc thuốc . Sử dụng quá liều: Thuốc hạ sốt thành thuốc độc Không chỉ thuốc ngủ, thuốc diệt cỏ (paraquat). Thuốc trừ sâu hay thuốc chuột mới gây ngộ độc, ngay cả thuốc hạ sốt cũng gây ra. người nếu sử dụng quá liều… Không được tự ý dùng thuốc khi trẻ bệnh mà phải để thầy thuốc khám và chỉ định toa thuốc. Ảnh: minh họa Hạ sốt nhanh, bệnh nhi phải vào cấp cứu Bị sốt 2 ngày. viện khi thấy dấu hiệu ngộ độc thuốc Theo BS. Trịnh Hữu Tùng, BV. Nhi Đồng 2, ngộ độc thuốc hạ sốt Paracetamol khi dùng quá liều, dùng trên 150mg/kg cân nặng/liều đơn độc ở trẻ em hay trên 7g