Nhằm góp phần giải quyết một số khía cạnh của tình hình trên đề tài "Sử dụng tư liệu viễn thám để thành lập bản đồ cho mục đích khai thác lãnh thổ và bảo vệ thiên nhiên" mã số 46-A-06-01
Trang 1TINH HINA CAP PHAT PHAN BO VA SU DUNG KINH PHT
CUA DE TAI 46A4-06-01
- Ban Chủ nhiệm chỉ (phụ cấp trách nhiệm, 5.048 ngàn đồng
hội thảo, in ấn ảnh, tai liệu, báo vệ)
- Tiểu đề tài 1,2,5 (rung tâm Viễn thấm) 12.145 ngèa cồng
~ Tiéu đề thi 3 (Viện N/cứu nhí tượng 1V) 5.240 ngen đồng
- Tiểu đề tài : (Trung tâm Địa lý Tài
- miễu cỀ thị 6 - sau năm 1987 BẾt bỏ
Cộng 29,036 ngàn đồng
Tình hình sử đụng kinh phí
- sội thảo, in ấn ảnh, bản đồ, in
tei liệu va p phụ cấp tréch niêm, báo về 5,048 ngà" đồng
- kine tw liéa cảnh về bản đồ, số liệu 44000 ngàn đồng
Trang 2SU DUNG TU LIEU VIỄN THÁM ĐỀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ
CHO MUC DICH KHAI THÁC LANH THO VA BAO VE THIEN NHIEN
Chỉ số phân loại
Số đăng ký đề tài 87-46-224
chỉ số lưu trữ
Tên các cán bộ, chức vụ khoa học và cơ quan nghiên cứu phối hợp
Ban chủ nhiệm đề tài
P.T.S Tô Quang Thịnh - Chủ nhiệm Cục đo đạc và bản đồ nhà nước P.T.S Nguyễn Trần Cầu - Phớ chủ nhiệm Viện khoa học Việt Nam
P.T.S Hoang Niêm - Phó chủ nhiệm Tổng cục khí tượng thủy văn Cán bộ thực hiện từng phần
Phần 1 - Những vấn đề chung
P.T.S Tô Quang Thịnh
Phần hai - Sử dụng tư liệu viễn thám để thành lập bản đồ dự báo quặng nội sinh
P.T.S Nguyễn Thơ Các, Cục đo đạc và bản đồ nhà nước
Phần ba - Sử dụng tư liệu viễn thám trong nghiên cứu và thành lập bân đồ tài nguyên
nước mặt
P.T.S Hoàng Niêm, 'Tổng cục khí tượng thủy văn
Pham Mạnh Cường, VũPhương Ngà
Phần bốn - Sử dụng tư liệu viễn thám để thành lập bản đồ cảnh quan
P.T.S Nguyén Trần Cầu, Cao Xuân Hùng,
céc KS Phùng Quang Huy, Viện khoa học Việt Nam
Phạm Quang Vinh, Nguyễn Cẩm Vân, (Trung tâm Địa lí-tài nguyên)
Trần Kiều Hạnh, Nguyễn Văn Vinh,
Nguyễn Thành Long
Phan nam - Sử dụng tư liệu viễn thám để thành lập bản đồ biến động của một số đối
tượng tự nhiên và kinh tế-xã hội
P.T.S Tô Quang Thịnh, Cục đo đạc và bản đồ nhà nước
các K5 Đặng Kim Quy, Vũ Dinh Thảo, (Trung tâm viễn thám)
Trang 3Lé Minh Son, Nguyễn Quốc Khánh,
Phạm Thị phương Lan, nguyễn Tuấn Mão, Cục đo đạc và bàn đồ nhà nước Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Thu Hàng
Ngày/z thangs nam 1991
Thistrudng yo quan chủ trì đề tài
oe i) PHO GIAM BOG,
Trang 4CHUONG TRINH 46-A
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐO ĐẠC VÀ TƯ LIỆU TRẮC ĐỊA-BẢN ĐỒ
Trang 5MO DAU
Trong chi€n hige phát triển kinh tế của mỗi nước, mỗi vùng, khai thác lãnh thổ và bảo vệ thiên nhiên là hai mặt gắn bớ khăng khít với nhau Để giải quyết tốt những vấn đề đó, trước hết đòi hỏi phải có cơ sở thông tin về nhiều mặt, như tỉiềm năng và sự phân bố tài nguyên thiên nhiên, tình hình sử đụng tài nguyên và phân bố lực lượng sản kuăt, trạng thái môi trường và
cường độ, xu thế biến đổi của thiên nhiên trong quá trình phát triển tự nhiên cũng như dưới
tác động của con người v.v
Ban đồ chuyên đề, như những mô hình không gian, có thể đáp ứng được nhu cầu về những théng tin dd Song các phương pháp thành lập bản đồ cổ truyền không thỏa mãn được đầy đủ
các yêu cầu về đảm báo thông tin bản đồ cho mục đích khai thác lãnh thổ và bảo vệ thiên
nhiên, như thu nhận thông tin nhanh về nhiều mặt trên phạm vỉ rộng, trong đơ thông tỉn phải
rất lớn, nhưng đây mới chỉ là giai đoạn phát triển ban đầu Triển vọng của việc sử dụng tư
liệu viễn thám kết hợp với các thành tựu mới về tín học và tự động hớa để thành lập bản đồ chuyên đề, cũng như để nghiên cứu thiên nhiên, nói chung, cho mục đích khai thác lãnh thổ,
mà nội dung chính là sử dụng hợp lÍ tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên, còn rất lớn
Ở nước ta trong những năm gần đây tư liệu viễn thám, trước hết là ảnh hàng không và
ảnh vũ trụ, đã bắt đầu được sử dụng trong nhiều ngành và kết quả cuối cùng được thể hiện dưới dạng các bản đồ Song đến nay vẫn chưa hỉnh thành và chưa đưa được vào thực tế quan điểm và phương pháp thành lập đồng bộ bản đồ tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở tư liệu viễn thám
Nhằm góp phần giải quyết một số khía cạnh của tình hình trên đề tài "Sử dụng tư liệu viễn thám để thành lập bản đồ cho mục đích khai thác lãnh thổ và bảo vệ thiên nhiên" (mã số 46-A-06-01) được đạt ra trong khuôn khổ của chương trình 46-A "Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật nhằm nâng cao chất lượng công tác đo đạc và tư liệu trác địa-bản
đồ" Đâm bảo thông tìn bân đồ cho mục đích khai thác lãnh thổ và bảo vệ thiên nhiên là lĩnh
vực rất rộng và phức tạp Trong phạm vỉ một đề tài không đủ khả năng đề cập đến tất cả các vấn đề có liên quan Vì vậy đề tài giới hạn ở những mục tiêu sau :
1 Thiết lập phương pháp luận chung về sử dụng tư liệu viễn thám để thành lập đồng bộ bản đồ tài nguyên thiên nhiên cho mục đích xây dựng kế hoạch và đề suất các biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên
Trang 62 Thiết lập và thử nghiệm phương pháp sử dụng tư liệu viễn thám để thành lập một số
loại bản đồ cho mục đích trên ; cụ thể là :
- bản đồ dự báo quặng nội sình,
- bản đồ tài nguyên nước mặt,
- bản đồ cảnh quan, :
- bản đồ biến động của một số đối tượng tự nhiên và kinh tế xã hội
"Theo các mục ‡iÊU trên trong các năm 1987-1990 đề tài đã nghiên cứu và thử nghiệm theo
B vấn đề sau :
1 - Những vấn đề chung
2 - Sử dụng tư liệu viễn thám để thành lập bản đồ dự báo quặng nội sinh
3 - Sử dụng tư liệu viễn thám trong nghiên cứu và thành lập bản đồ tài nguyên nước mặt
4 - Sử đụng tư liệu viễn thám để thành lập bản đồ cảnh quan
ð - Sử dụng tư liệu viễn thám để thành lập bản đồ biến động của các đối tượng tự nhiên và
một số đối tượng kinh tế-xã hội
Đề tài đo tập thể tác giả thuộc Trung tâm Viễn thám Cục Đo đạc và bản đồ Nhà nước, Trung tâm Địa lí-tài nguyên Viện Khoa học Việt nam, Viện nghiên cứu Khí tượng thủy văn
Tổng cục Khí tượng thủy văn thực hiện Trong đó :
Phần 1 Do PTS Tô Quang Thịnh thực hiện
Phần 2 Do PTS Paskop B.R (Liên Xô), PTS Nguyễn Thơ Các, KS La Minh Sơn và một
Phan 5 Do PTS T6 Quang Thịnh, các kỉ sư Đặng Kim Qui, Vũ Dinh Thảo, Lê Minh Sơn,
Nguyễn Quốc Khánh, Phạm Thị Phương Lan, Nguyễn Tuấn Mão, Nguyễn Văn Đức và Nguyễn
Trang 71 NHUNG VAN DE CHUNG
1.1 NGUYÊN TAC THANH LAP VA YEU CAU DOL VOI BAN BO DUNG CHO MUC DICH KHAI THAC LANH THO VA BAO VE THIEN NHIEN
/ Cùng với sự phát triển kinh tế con người tác động ngày càng mạnh vào thiên nhiên và :
đang gây ra những suy thoái nghiêm trọng về môi trường, kiệt quệ về tài nguyên Trong tình
hình đó ở các nước trên thế giới cũng như ở nước ta vấn đề khai thác lãnh thổ mà mục tiêu,
nội dung chính của nó là sử dụng hợp lí tài nguyên, đòi hỏi phải gắn chặt với bảo vệ thiên
nhiên Mặt khác, những vấn đề bảo vệ thiên nhiên này sinh và hình thành trong quá trình sử đựng tài nguyên và phải được giải quyết trong quá trình đó Chính vì vậy sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên là hai mặt gắn bó khăng khít với nhau, hay đúng hơn, bảo vệ thiên nhiên phải là một bộ phận của vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên Đơ là một xuất phát điểm của công tác thành lập bản đồ cho mục đích khai thác lãnh thổ và bảo vệ thiên nhiên, trong đó việc nghiên cứu và thành lập bản đồ tài nguyên, bản đồ bảo vệ thiên nhiên là những
bộ phận của công tác thành lập đồng bộ bản đồ tài nguyên thiên nhiên
Để xây dựng kế hoạch cũng như đề xuất các biện pháp sử dụng tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên đời hỏi nghiên cứu toàn diện về các đối tượng, hiện tượng, các quá trình tự nhiên, dan
cư, kinh tế-xã hội có liên quan đến vấn đề đạt ra Từ đây hình thành yêu cầu về tính đầy đủ
của nội dung bản đồ, nghĩa là nội dung và cơ cấu của các tài liệu bản đồ phải phản ánh đầy đủ các khía cạnh, các đặc trưng cần thiết để giải quyết những nhiệm vụ về khai thác lãnh thổ và bảo vệ thiên nhiên Yêu cầu trên phải được lưu tâm đầy đủ khi chọn các chỉ số và xác định nội dung của bản đồ, và chỉ có thể thực hiện được bằng cách thành lập bộ bản đồ hoặc tập bản đồ theo quan điểm đồng bộ Trong thực tế thường thành lập bộ bản đồ liên quan chặt chẽ với nhau Nội dung và cơ cấu bộ bản đồ có thể rất khác nhau, phụ thuộc vào nhiệm vụ đặt ra, đặc điểm địa lí và triển vọng phát triển kinh tế của khu vực
Nói đến khai thác lãnh thổ và bảo vệ thiên nhiên là đề cập đến hệ thống "xã hội-thiên nhiên” bao gồm nhiều hệ thống cấp hạng kbác nhau Trong hệ thống đó thiên nhiên, một mặt được cơi là đối tượng lao động, mặt khác, là môi trường sống, tồn tại và phát triển như một thể thống nhất và được coi là hệ thống gồm nhiều hệ thống phụ với độ phức tạp khác nhau, với
nhiều hợp phần có quan hệ chặt chế và thường xuyên tác động qua lại với nhau Chính vì thế
kbi con người làm thay đổi một hợp phần nào đó sẽ dẫn đến sự biến đổi của các hợp phần khác cũng như toàn bộ thể tổng hợp tự nhiên Vì vậy thành lập bản đồ dùng cho mục đích khai thác lãnh thổ và bảo vệ thiên nhiên phải tiến hành theo quan điểm hệ thống
Quan điểm hệ thống trong bản đồ thể hiện ở hai khía cạnh :
- Coi các đối tượng cần thành lập bản đồ như những hệ thống hoặc phần tử của hệ thống
- Mô hình hóa hệ thống đó dưới đạng các bản đồ riêng lẻ hoặc bộ bản đồ có quan hệ chặt
chẽ với nhau, hoặc tập bân đồ tổng hợp
Trang 8Thành lập bản đồ theo quan điểm hệ thống đời hỏi phải phản ánh các đối tượng như những
hợp phần của một thể thống nhất (hệ thống) và các bản đồ thể hiện các đối tượng phải phù hợp với nhau cũng như với bản đồ tổng hợp phản ánh cả hệ thống Từ đây một yêu cầu đối với bản đồ dùng cho mục đích khai thác lãnh thổ và bảo vệ thiên nhiên là tính chỉnh hợp của các
bản đồ trong bộ - nghĩa là bản đồ phải phản ánh đúng mối quan hệ, tác động qua lại và tính nhân quả giữa các đối tượng, và phải so sánh, đối chiếu được với nhau Để thỏa mãn yêu cầu
này, trước hết là hệ phân vị các đối tượng, bân chú giải của các bản đồ phải được xây dựng
trên cơ sở phương pháp luận chung và có mức độ chỉ tiết đối sánh được với nhau Sau đó việc
tổng quát hóa đường nét (về mặt hình học) phải thực hiện theo các chỉ tiêu định lượng phù
hợp với đặc điểm phân bố của các đối tượng và có mức độ chỉ tiết tương quan với nhau
Quan điểm hệ thống không chỉ áp dụng khi thành lập bộ bản đồ hoặc tập bản đồ mà đòi
hỏi phải được áp dựng khi thành lập một bản đồ về đối tượng nào đó trong hệ thống
Thành lập bán đồ theo quan điểm đồng bộ, hệ thống cho phép bao quát toàn diện các khía cạnh, và mối quan hệ của đối tượng để nhận thức đầy đủ thực tại, đồng thời tạo điều kiện để
sử dụng có hiệu quả hơn các đặc tính của bản đồ như một phương tiện nghiên cứu, một nguồn thông tin, cũng như tạo điều kiện đễ dàng nghiên cứu các mối quan hệ và tác động qua lại của các đối tượng Nhờ đó giá trị của bản đồ và phương pháp bản đồ được nâng cao rõ rệt Khác với nhiều xu hướng bản đồ chuyên đề, công tác thành lập đồng bộ bản đồ chơ mục đích khai thác lãnh thổ và bão vệ thiên nhiên dem lại hiệu quả cao khi tiến hành theo nguyên tác từ khái quát đến chỉ tiết, từ chung đến riêng Trên cơ sở nghiên cứu khái quát và chung cho nhiều mục đích xác định những vùng có tiềm năng để tiến hành nghiên cứu chỉ tiết có mục tiêu, theo định hướng được lựa chọn bằng cách giới hạn lãnh thổ và đối tượng nghiên cứu,
tang ti lé bản đồ và mức độ chỉ tiết nghiên cứu Kết quả của quá trình trên dẫn đến hình thành
hệ thống bản đồ không chỉ gồm nhiều chủ đề và thể loại mà còn gồm một số tỉ lệ và bao trùm điện tích lãnh thổ khác nhau trong khu vực thành lập bản đồ Từ đây bổ sung cho yêu cầu "cơ cấu và nội dung bản đồ phải phù hợp với nhiệm vụ đặt ra" đã hình thành yêu cầu đảm bảo mức độ chỉ tiết và tính cụ thể về mặt địa H của các bân đồ cho mục đích đặt ra.Yêu cầu trên
có thể đáp ứng được bằng cách chọn tỈ lệ bản đồ thích hợp và xác định đúng đắn mức độ chỉ
tiết của hệ phân vị các đối tượng, của thang tầng các đặc trưng định lượng cũng như qui định
hợp H về các chỉ tiêu tổng hợp về mặt hình học cho từng trường hợp cụ thể
Ngày nay, với sự phát triển mạnh của sức sản xuất, sự gia tăng nhanh về đân số và sự mở rộng qui mô khai thác tài nguyên, con người đang làm thay đổi nhanh chóng thiên nhiên Vì vậy thành lập bản đồ cho mục đích khai thác lãnh thổ và bảo vệ thiên nhiên phải phản ánh các đối tượng không những chỉ trong mối quan hệ và tác động qua lại, mà còn phải phản ánh trong sự biến động, sao cho có thể dự đoán được xu thế phát triển trong tương lai
Công tác thành lập bản đồ dùng cho mục đích khai thác lãnh thổ và bảo vệ thiên nhiên đã
được đề cập đến từ lâu và đã được thực hiện theo những mức độ khác nhau ở một số nước
cũng như ở nước ta Song một hạn chế lớn của các phương pháp cổ truyền là quá trình thành
lập kéo dài, không đảm bảo tính kịp thời, tính thời sự (cập nhật) của thông tin Hơn nữa thông tín trên các bản đồ trước đây thường thuộc các thời điểm khác nhau, làm cho việc so sánh, đối chiếu giữa các bản đồ không còn ý nghỉa và việc sử dụng bản đồ để nghiên cứu theo quan điểm
hệ thống trở nên kém hiệu quả Tình hình đó đã hạn chế rõ rệt giá trị sử dụng của bản đồ
Trang 9Nhu cầu thực tiễn đòi hỏi phải đâm bảo kịp thời thông tin ở cùng thời điểm hoặc ở thời điểm
gần nhau trên toàn vùng và thông tin phải phản ánh đúng hiện trạng ở thời điểm cần nghiên
cứu - phải cập nhật - nghỉa là phải hoàn thành công tác bản đồ trong thời gian ngắn, dựa theo
những nguồn thông tin mới nhất
Như vậy, bản đồ dùng cho mục đích khai thác lãnh thổ và bảo vệ thiên nhiên phải đảm bảo
tính đồng nhất về thời điểm cũng như tính cập nhật của thông tin trên bản đồ Để đàm bảo
yêu cầu này phải ứng dụng các phương pháp và ki thuật thu nhận, xử lÍ thông tin nhanh, cho phép thành lập bản đồ trong thời gian ngắn Một hướng quan trọng để đáp ứng yêu cầu này
là sử dụng tư liệu viễn thám, tự động hớa quá trình xử HÍ thông tin và thành lập bản đồ dưới dang số cũng như họa hình
Bộ bản đồ dùng cho mục đích khai thác lãnh thổ và bảo vệ thiên nhiên có đối tượng sử dụng
rất rộng gồm nhiều chuyên ngành và trình độ khác nhau Vì vậy bên cạnh những yêu cầu trên
cần đảm bảo khả năng sử dụng thuận tiện và đễ tiếp thu cho người dùng Yêu cầu này liên
quan đến nhiều vấn đề như chợn tỉ lệ thích hợp, chọn lưới chiếu đồng nhất, xác định đúng đán
nội dung và cơ cấu bộ bản đồ (giới hạn ở mức cần và đủ) trình bày rõ ràng, trực quan theo những nguyên tắc thống nhất Nhưng một điều quan trọng nữa là bản đồ, nhất là những
bản đồ tổng hợp và kết luận (bản đồ cảnh quan, bản đồ đánh giá, bản đồ kiến nghị ), phải
thể hiện những thông tin đã xử lí đưới dạng những kết luận, những kiến nghị, tránh cho người
sử dụng việc phân tích, tổng hợp phức tạp, và cách diễn giải trong bản chú giải phải đơn giản,
đến chỉ tiết hoặc kết hợp nguyên tắc đó trong một bộ bán đồ Các bộ bản đồ dùng cho mục đích
trên phải đảm bảo các yêu cầu về :
- Tính đầy đủ về nội dung (cơ cấu và nội dung bộ bản đồ phải phù hợp với nhiệm vụ dat ra)
- Tinh chỉnh hợp
- Mức độ chỉ tiết và tính cụ thể về mặt địa lí
- Phan ánh sự biến động
- Tính đồng nhất về thời điểm và tính cập nhật của thông tìn
- Khả năng sử dụng thuận tiện và dễ tiếp thu
Những nguyên tắc và yêu cầu trên được hình thành trên cơ sở tổng hợp tài liệu của các
nước về những vấn đề có liên quan và, một phần, rút ra từ yêu cầu của người sử dụng, từ kinh
nghiệm thành lập bản đồ phục vụ qui hoạch lãnh thổ, lập tổng sơ đồ phân bố lực lượng sân xuất ở nước ta trong những năm trước đây, cũng như từ kết quả thử nghiệm thành lập bộ bản
đồ tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở tư liệu ảnh vũ trụ, mà tác giả là một
trong những người đề xướng và thực hiện
Trang 101.2 DAC DIEM CUA ANH VU TRỤ DUOI GOC ĐỘ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ
DUNG CHO MUC DICH KHAI THAC LANH THG VA BAO VE THIEN NHIEN
Ngày nay ngoài tu liéu Anh hang không, trong vốn tư liệu viễn thám của thế giới gồm nhiều
loại hình tư liệu vũ trụ khác nhau về các đặc trưng kỉ thuật và hướng sử dụng Trong đề tài
"Sử dụng tư liệu viễn thám trong công tác bản đồ" (48-07-05-08) do Trung tâm Viễn thám Cục Đo đạc và bản đồ Nhà nước thực hiện trong các năm 1982-1985 đã phân tích các đặc điểm
của ảnh vũ trụ dưới góc độ của bản đồ học VÌ vậy trong phần này chỉ đề cập đến các đặc điểm
của ảnh vũ trụ đưới góc độ thành lập bản đồ phục vụ cho mục đích khai thác lanh thổ và bảo
vệ thiên nhiên Mặt khác, ở đây không đề cập đến vấn đề khai thác lãnh thổ và bào vệ thiên nhiên trên phạm vỉ toàn cầu hoặc khu vực liên quốc gia, mà chỉ giới hạn trong phạm vi nước
ta, nên việc phân tích các đặc điểm của ảnh vũ trụ, và từ đó nổi lên khả năng sử dụng chúng cho mục đích đặt ra, cũng nằm trong giới hạn đú ˆ
Ảnh vũ trụ có tầm bao quát rộng Một tấm ảnh chụp từ vệ tỉnh Landsat loại TM, hoặc từ
vé tinh Kosmos loai KATE-200 hodc MK-4 phi trùm điện tích 32.400 km2, một tấm ảnh Kosmos độ phân giải cao loại KFA-1000 phủ trùm điện tích từ 3.600 km? đến 5.600 km” ; một tấm ảnh SPOT phủ trùm diện tích 3.600 km” Với tầm bao quát rộng như thế, ảnh vũ trụ cho
phép nhanh chóng thu nhận được thông tỉn trên những vùng rộng lớn ở cùng thời điểm trong cùng điều kiện vật H Nhờ vậy ảnh vũ trụ đã tạo ra cơ sở kÏ thuật để đảm bảo tính đồng nhất
về thời điểm của thông tin, và khả năng thành lập ban dd trong thời gian ngắn đáp ứng yêu cầu về tính cập nhật của thông tin Từ đó ảnh vũ trụ đem lại giá trị đích thực của phương pháp bản đồ trong nghiên cứu mối quan hệ và tác động qua lại của các đối tượng, các hiện tượng, nhất là các đối tượng biến động nhanh như sử dụng đất, thâm thực vật-tài nguyên rừng › đem lại khả năng thực tiễn cho xu hướng thành lập bản đồ theo quan điểm đồng bộ, hệ thống Và nhờ đặc điểm này cũng như các đặc điểm khác trình bày ở sau, ảnh vũ trụ đã đem lại ý nghĩa thực tiến cho công tác thành lập bản đồ dùng cho mục đích khai thác lãnh thổ và bảo vệ thiên nhiên Ngoài ra do chụp ở cùng một điều kiện vật lí ảnh vũ trụ cho phép sử dụng
có hiệu quả phương pháp tương tự khi suy giải và ngoại suy kết quả khảo sát các khu khóa ra các vùng khác
Với tầm bao quát rộng, được chụp ở tỈ lệ 1:200 000 và nhỏ hơn cùng với tính chất tổng quát hóa tự nhiên, ảnh vũ trụ cho phép thực hiện thành lập bản đồ theo nguyên tắc từ khái quát đến chỉ tiết nhằm chính xác hóa đần vùng và đối tượng cần khảo sát chuyên sâu cho mục dich đặt ra Nhờ đó cơ sở khoa học theo quan điểm hệ thống được đảm bảo và tính ứng dụng, hiệu
quả kinh tế được nâng cao
Ảnh vũ trụ được coi là mô hình của thiên nhiên, trong đó bảo tồn tối đa các đặc trưng, các thuộc tính và cấu trúc của các hợp phần (địa chất-địa mạo, thổ nhưỡng, thực vật, thủy văn)
cũng như của toàn bộ thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên với các mối quan hệ thực giữa các hợp phần Ảnh vũ trụ còn ghi nhận kết quả tác động của con người lên thiên nhiên cũng như "dấu
vết" của nhiều quá trình tự nhiên đã và đang diễn ra trên vùng thành lập bản đồ Nhờ đó ảnh
vũ trụ là nguồn thông tin phong phú, tổng hợp, đâm bảo tư liệu cho công tác thành lập bản
đồ theo quan điểm đồng bộ, hệ thống cho mục đích khai thác lãnh thổ và bảo vệ thiên nhiên Trong thực tế ảnh vũ trụ đã trở thành nguồn thông tin chính để thành lập các bản đồ về điều
Trang 11kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên với nhiều thể loại, nhiều chủ đề khác nhau, gồm cả các bản đồ tổng hợp như bản đồ cảnh quan
Như vậy, ảnh vũ trụ, với khả năng thông tin rất phong phú, cho phép nghiên cứu lãnh thổ
một cách tổng thể cũng như chuyên sâu về những mặt nào đó Tính tổng thể và khả năng
chọn lọc kết hợp trên một vật mang thong tin lam cho Anh vũ trụ có giá trị đặc biệt cho công tác thành lập bản đồ phục vụ mục đích sử dụng hợp lÍ tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên Tuy nhiên, ảnh vũ trụ mới chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu về thông tin cho mục đích đặt ra Nhiều thông tin, nhất là về kinh tế-xã hội, phải lấy từ các nguồn tài liệu khác
Mặt khác, với đặc điểm trên ảnh vũ trụ đảm bảo cơ sở kỉ thuật để thực hiện nguyên tác
đồng bộ, chỉnh hợp một cách chặt chẽ, đúng đán và khách quan bàng cách cho phép tạo ra một nền ảnh thống nhất, trên đó phân ánh từng hợp phần cũng như tổng thể các hợp phần
với các mối quan hệ qua lại giữa chúng Nguyên tắc thành lập bản đồ theo quan điểm đồng
bộ với yêu cầu quan trọng là thể hiện các đối tượng trong mối quan hệ qua lại của chúng và
dam bảo tính chỉnh hợp của các bản đồ trong bộ hoặc trong tập bản đồ, đã được các nhà bản
đồ học Liên xô, mà tiêu biểu là K_.A Salisep, I-P Darutskaia và O.A Epchiep, đề ra và đưa vào thực tiễn từ những năm sáu mươi Song do thiếu cơ sở kỉ thuật đâm bảo cho tính khách
quan của việc chỉnh hợp nên kết quả không tránh khỏi những hạn chế liên quan đến tính chủ
quan của người thực hiện, và trong thực tế yêu cầu đó chưa được thực hiện hoàn chỉnh Ảnh
vũ trụ đã đem lại những nét mới cho phương pháp chỉnh hợp và những thay đổi có lợi trong công nghệ thành lập đồng bộ bản đồ tài nguyên thiên nhiên
Ảnh vũ trụ được chụp lặp lại theo các chu kì khác nhau Nhờ đó khả năng thu nhận thông tin mới trên các vùng rộng lớn, đảm bảo tính cập nhật của bản đồ là thực tế Đây là yêu cầu rất quan trọng, nhiều khi có ý nghĩa quyết định giá trị sử dụng của bản đồ trong thực tiễn Các phương pháp cổ truyền không đảm bảo được yêu cầu này Bên cạnh đó, ảnh vũ trụ được chụp lặp lại là nguồn tư liệu phân ánh sự biến động của các đối tượng tự nhiên và một số đối tượng kinh tế-xã hội dưới tác động của các hiện tượng, các quá trình tự nhiên cũng như của
con người Nhờ đó ảnh vũ trụ cung cấp một công cụ hiệu nghiệm để nghiên cứu và thành lập ban đồ động thái của nhiều đối tượng, trên phạm vi rộng lớn, theo các chu kì khác nhau và
mở ra khả năng theo đõi diễn biến môi trường Việc nghiên cứu và thành lập bản đồ biến động
đã được đặt ra từ lâu Song bằng các phương pháp cổ truyền (quan sát liên tục hoặc quan trắc theo định kì) chỉ có thể tiến hành lẻ tẻ về một số đối tượng trên phạm vi hẹp và nhiều khi thiếu chính xác Vì thế ảnh vũ trụ đã đem lại khả năng thực tế để nghiên cứu và thành lập bản đồ biến động, một nhiệm vụ không thể thiếu được trong công tác thành lập bản đồ cho
mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên
Với kỉ thuật thu nhận và xử lí thông tin vũ trụ ngày càng hoàn thiện, ảnh vũ trụ thông
dụng hiện nay đã có độ phân giải cao Độ phân giải của ảnh osmos loại KFA-1000 là 5 m,
loại MK-4 là 8 m (kênh toàn sắc), Anh SPOT - 10 m (kênh toàn sắc) Với độ phân giải cao, ảnh
vũ trụ cho phép phóng lên nhiều lần (đến 105) để sử dựng Nhờ đó ảnh vũ trụ hiện nay đã cho
phép thành lập bản đồ chuyên đề các tỈ lệ 1:50 000 và nhỏ hơn Trong một số trường hợp, khi
đã có nền địa hình chính xác, có thể thành lập một số bản đồ chuyên đề tỉ lệ 1:25 000 Nhờ đặc điểm trên, ảnh vũ trụ cho phép nghiên cứu và thành lập bản đồ ở mức độ chỉ tiết
Trang 12rất khác nhau và có thể thành lập ở tỉ lệ bất kì trong dãy tỉ lệ trên - không phải tuần tự tổng hợp từ tỉ lệ lớn về tỉ lệ nhỏ Kết quả là cùng với các đặc điểm nêu trên, độ phân giải cao của
ảnh vũ trụ càng tạo điều kiện để thành lập bản đồ theo nguyên tắc từ khái quát đến chỉ tiết, tổng hợp kết hợp với chuyên sâu về một số mặt, và đồng thời cho phép hình thành một bệ
thống bản đồ thống nhất dùng cho một mục đích, nhưng có thể khác nhau về tỈ lệ, lãnh thổ
phủ trùm phục vụ các bước nghiên cứu, các nhiệm vụ khác nhau trong quá trình khai thác lãnh thổ và bảo vệ thiên nhiên Nhờ đó giá trị sử dụng của tài liệu bản đồ và hiệu quả kinh tế của công tác thành lập bản đồ được nâng cao rõ rệt Cùng với những đặc điểm trên của ảnh
vũ trụ kỉ thuật thu nhận và xử lí thông tỉn ngày nay cho phép nâng cao khả năng suy giải của
ảnh (đượng thông tin hữu Ích) và xử lí nhanh để rút ngắn thời gian thành lập bản đồ, tạo điều kiện chuyển sang loại hinh bản đồ khác (bản đồ số, bản đồ "màn hình", bản đồ "máy"), sang
bước phát triển mới của công tác thành lập bản đồ cho mục đích khai thác lãnh thổ và bảo vệ thiên nhiên
Đặc điểm của ảnh vũ trụ đưới góc độ đáp ứng các yêu cầu đối với bản đồ dùng cho mục đích khai thác lãnh thổ và bảo vệ thiên nhiên có thể khái quát như sau :
Các đặc điểm của
ảnh vũ trụ Tam bao Thong tin Độ phân Chụp
lãnh thổ và bảo vệ thiên nhiên mà các phương pháp cổ truyền không đạt được Nhờ đó giá trị
của phương pháp bản đồ được nâng cao rõ rệt Tuy nhiên, việc sử dụng ảnh vũ trụ hoàn toàn không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp truyền thống và các tài liệu thu được bằng các phương pháp đó Mà ngược lại, bên cạnh những tính ưu việt tư liệu viễn thám có những bạn chế của nó Vì vậy sự kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp viễn thám với các phương pháp cổ truyền, giữa tư liệu ảnh vũ trụ với các nguồn tài liệu khác là hết sức cần thiết
Trang 131.3 THÀNH LẬP ĐỒNG BỘ BẢN ĐỒ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
VIET NAM TRÊN CÓ SỐ TƯ LIỆU VIỄN THÁM
Sử dụng tư liệu viễn thám để thành lập bản đồ cho mục đích khai thác lãnh thổ và bảo vệ thiên nhiên có thể tiến hành theo một số hướng nhằm giải quyết những nhiệm vụ khác nhau như nghiên cứu khoáng sản, đâm bảo thông tin cho mục đích phát triển nông nghiệp v.v
Song kết quả phân tích khả năng của ảnh vũ trụ và như cầu thực tiễn cho thấy trong giai đoạn
hiện nay việc thành lập đồng bộ bân đồ tài nguyên thiên nhiên dùng chung cho nhiều mục đích trong lĩnh vực sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên qui mô các cấp toàn quốc,
vùng, tỉnh là một hướng có hiệu quả hơn cả
Õ nước ta công tác điều tra khảo sát và thành lập bản đồ tài nguyên đã được tiến hành từ
nhiều năm nay và kết quả đã đem lại nhiều loại bản đồ chuyên đề Song trên qui mô toàn quốc
cũng như cấp vùng, tỉnh công tác thành lập bản đồ điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên, trừ atÌas quốc gia và một số tập bản đồ các tỉnh, đều tiến hành riêng lẻ theo từng loại tài nguyên và từng hợp phần của thiên nhiên trong khuôn khổ của từng ngành Những công tác này được tiến hành ở những thời kì khác nhau và theo các yêu cầu khác nhau Vì vậy các bản đồ đã thành lập có chất lượng không đồng đều và thường không chỉnh hợp với nhau Hơn nữa những khía cạnh biến động của các đối tượng không được phản ánh trên bản đồ
'Trong những năm gần đây công tác điều tra tổng hợp đã được tiến hành ở một số vùng như đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên v.v Song trong các chương trỉnh này cũng chưa
đặt ra nhiệm vụ thành lập đồng bộ bản đồ tài nguyên thiên nhiên theo đúng các yêu cầu của
nơ Các bản đồ vẫn được thành lập riêng lẻ như trước đây và thiếu phương pháp luận, thiếu
cơ sở ki thuật chung
"Trong tỉnh hình đó thành lập đồng bộ bản đồ tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở tư liệu viễn thám sẽ có ý nghĩa lớn đối với nước ta, nhất là trước yêu cầu đâm bảo cơ sở khoa học cho các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế và sự tác động của con người đang làm biến đổi rõ
rệt môi trường ở nước ta
1.3.1 Bản chất và nhiệm vụ thành lập đồng bộ bản đồ tài nguyên thiên nhiên trên có sở tư liệu
viễn thám ð nước ta
Thành lập đồng bộ bản đồ tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở tư liệu viễn thám là nghiên
cứu và thành lập bộ bản đồ phản ánh toàn điện về tiềm năng thiên nhiên theo quan điểm đồng
bộ, hệ thống, chủ yếu bằng cách suy giải tư liệu viễn thám Do tính phức tạp của các hệ thống
tự nhiên, từ những yêu cầu đối với bản đồ dùng cho mục đích khai thác lãnh thổ và bảo vệ thiên nhiên, công tác thành lập đồng bộ bản đồ tài nguyên thiên nhiên dẫn đến hình thành bộ bản đồ hoặc hệ thống bản đồ (mục 1.1) quan hệ chặt chế với nhau như một thể thống nhất Với điện tích lãnh thổ và đạc điểm thiên nhiên của nước ta, với hệ thống quân lí kinh tế-hành chính hiện nay vấn đề xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, lập kế hoạch sử dụng
tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên có ý nghĩa ở qui mô cấp toàn quốc, vùng và tỉnh Vì vậy đối
với nước ta hệ thống bản đồ tài nguyên thiên nhiên gồm các hệ thống ba cấp hạng : toàn quốc, vùng và tỉnh Mỗi hệ thống được hình thành dưới dạng bộ hoặc các bộ bản đồ (đối với cấp vùng
và tỉnh) khác nhau về cơ cấu tỉ lệ, điện tích bao trùm, cơ cấu và mức độ chỉ tiết về nội dung
Trang 14Với tình hình bản đồ tài nguyên thiên nhiên hiện nay của nước ta, công tác thành lập đồng
bộ bản đồ tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở tư liệu viễn thám sẽ tiến hành theo hướng hoàn thiện các bản đồ tài nguyên hiện có dựa theo nguồn tư liệu viễn thám và thành lập mới các bản đồ về các đối tượng cần thiết, mà chưa được phản ánh trên bản đồ, hoặc đến nay những
bản đồ đã thành lập không còn phản ánh đúng hiện trạng do đối tượng biến đổi nhanh theo
- Kiểm kê, đánh giá tài nguyên thiên nhiên
- Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, xây dựng kế hoạch và các biện pháp sử dụng hợp
lÍ tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên
- Hoàn thiện phân bố lực lượng sản xuất, trước hết là hoàn thiện tổ chức sản xuất theo - lãnh thổ của ngành nông, lâm nghiệp
- Bảo vệ môi trường, trong đó đặc biệt quan tâm đến bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ và cải tạo tài nguyên đất, chống hoang mạc hóa
Riêng mục đích kiểm kê, đánh giá tài nguyên, bộ bản đồ hướng vào giải quyết các vấn đề sau :
- Kiểm kê từng loại tài nguyên và phát hiện các tổ hợp tài nguyên trên lãnh thổ, hệ thống
hóa các tài liệu về tiềm năng tự nhiên
- Khảo sát và đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên ; phát hiện những tài nguyên chưa được sử dụng
- Nghiên cứu các điều kiện địa lí công trình cần tính đến khi xây dựng những công trình lớn, trước hết là các hồ chứa nước, các nhà máy thủy điện lớn
- Theo dõi sự biến động của thiên nhiên do các nhân tố tự nhiên cũng như nhân tác gây ra, đặc biệt là suy thoái của lớp phủ thực vật và thổ nhưỡng, quá trình hoang mạc hóa vùng đồi
núi, cũng như sự biến động của giải bờ ven biển và các dòng sông lớn, hồ chứa nước lớn
Ngoài những nhiệm vụ chung nêu trên, tùy thuộc vào đặc điểm của từng vùng về điều kiện
tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và mục tiêu phát triển kinh tế trong từng giai đoạn, các bộ
bản đồ cấp vùng và tỉnh có thể có những nhiệm vụ cụ thể khác nữa
Với các nhiệm vụ như trên, thành lập đồng bộ bản đồ tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở tư liệu viễn thám không thay thế hoặc làm giảm ý nghĩa của công tác thành lập bản đồ tài nguyên chuyên ngành Ngược lại, một mặt nó đảm bảo cơ sở để giải quyết những vấn đề sử dụng tổng hợp tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên, mặt khác nó cung cấp cơ sở để đảm bảo quan điểm hệ
thống khi sử dụng hoặc bảo vệ, tái tạo một loại tài nguyên nào đó là đối tượng của bản đồ
chuyên ngành
Như vậy, công tác thành lập đồng bộ bản đồ tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở tư liệu viễn thám chỉ là một bộ phận của công tác điều tra cơ bản cho mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên
Trang 15và bảo vệ môi trường
1.3.2 Yên chụ đối với bộ bản đồ Tỉ lệ bản đồ Cơ cấu, nội dưng bộ bản đồ
Các bộ bản đồ tài nguyên thiên nhiên được thành lập trên cơ sở tư liệu viễn thám để giải quyết những nhiệm vụ như trên (1.8.1) phải tiến hành theo quan điểm đồng bộ, hệ thống và tuân theo các yêu cầu chung đối với bản đồ dùng cho mục đích khai thác lãnh thổ và bảo vệ thiên nhiên (mục 1.1) Cụ thể là :
_ 9i Gung và eơ cấu bộ bản đồ phải đáp từng các nhiệm vụ đặt ra cụ thể cho lừng bộ (yêu cầu về tính đầy đủ về mặt nội đưng)
- Các bản đồ trong bộ, trong hệ thống phải chỉnh hợp với nhau
- Đảm bảo yêu cầu về mức độ chỉ tiết và tính cụ thể về mặt dia lí cho các nhiệm vụ được
đặt ra
- Phản ánh sự biến động của đối tượng
- Đảm bảo tính đồng nhất về thời điểm và tính cập nhật của thông tỉn bản đồ
- Đảm bảo khả năng sử đụng thuận tiện và dễ tiếp thu cho người dùng
Ngoài ra do thành lập trên cơ sở tư liệu viễn thám, bộ bản đồ sẽ mang những đặc điểm sau :
- Chủ yếu phản ánh các đặc trưng định tính, định lượng suy giải được từ ảnh Tuy nhiên, can sử dụng kết hợp cả các tài liệu thu nhận được bằng các phương pháp khác
- Trên bản đồ phản ánh tối đa hiện trạng của các loại tài nguyên có tính đến cường độ và
xu hướng biến động của chúng :
Để phục vụ mục đích đặt ra (1.1) trong mỗi bộ bản đồ phải kết hợp tính toàn diện, tổng hợp với chuyên sâu có định hướng ở mức độ cần thiết, tùy thuộc vào tiềm năng thiên nhiên,
mnức độ nghiên cứu về từng loại tài nguyên cũng như nhiệm vụ phát triển kinh tế của vùng
Tỉ lệ bản đồ được xác định xuất phát từ mục đích nhiệm vụ và yêu cầu đặt ra đối với bộ bản đồ cũng như từ đặc điểm tự nhiên của vùng Với mục đích sử dụng hợp lÍ tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên, với các nguyên tắc và yêu cầu đối với bộ bản đồ, trong một bộ bản đồ có thể và cần sử dụng một số tỉ lệ, trong đó có một tỉ lệ chung cho cả bộ, tỉ lệ lớn hơn cho bản đồ
các hợp phần quan trọng với độ phân dị lớn trên lãnh thổ, và tỉ lệ lớn hơn nữa cho các khu
vực tiêu biểu về một phương diện nào đớ, đòi hỏi phải nghiên cứu sâu hơn, chỉ tiết hơn Điều cần lưu ý là để thuận tiện cho công tác thành lập và sử dụng bản đồ, nhất là với quan điểm
bản đồ địa hình là cơ sở của hệ thống bản đồ tài nguyên, các tỉ lệ dùng cho hệ thống bản đồ tài nguyên phải phù hợp với đây tỉ lệ của bản đồ địa hình, Điều này càng cần thiết nếu tính
đến xây dựng các hệ thống thông tỉn (GIS)
Đối với nước ta bộ bản đồ tài nguyên cấp toàn quốc sử dụng các tỈ lệ :
~ 1:1000 000 - tÍ lệ chung của bộ - nhằm phản ánh bao quát và đồng bộ về các mặt trong
phạm vỉ cả nước
- 1:500 000 - tỉ lệ của các bản đồ tài nguyên quan trọng và phân bố phức tạp trên lãnh thổ
‘ll
Trang 16nhu rimng, thd nhudng, hién trang si dung dat
- 1:200 000 (và khi cần thiết - 1:100 000) - tỈ lệ của các bản đồ khu vực tiêu biểu về một
phương điện nào đó cần nghiên cứu chỉ tiết
Bộ bản đồ cấp vùng cần sử dụng các tỉ lộ :
- 1:500 000 - tỉ lệ chung của bộ
- 1:200 000 - tÌ lệ của các bản đồ tài nguyên quan trọng và phân dị mạnh trên lãnh thổ
- 1:B0 000 - tỈ lệ của các bản đồ khu vực tiêu biểu
Trong thực tế hiện nay các bản đồ chuyên đề, trừ hệ thống bản đồ địa chất, thường hay sử dụng tỉ lệ 1:250 000 thay cho 1:200 000 Li do chính ở day là thời gian qua bản đồ nền tỉ lệ
1:200 000 không còn lưu lại nhiều, trong khi đó bản đồ địa hình tỉ lệ 1:250 000 do Mĩ thành
lập và được các cơ quan đo đạc và bản đồ nước ta tái bản sau này đang được lưu bành sử dụng
Ở đây vẫn dựa vào qui định đấy tỉ lệ bân đồ địa hình biện hành của nước ta để đề suất tỉ lệ 1:200 000
Bộ bản đồ cấp tỉnh có cơ cấu tỈ lệ phức tạp hơn do điện tích các tỉnh rất khác nhau Theo
đặc điểm này có thể hình thành các nhớm sau :
- Nhớm 1 - các tỉnh có diện tích từ 10 000 km2 trở lên (9 tỉnh) sẽ sử dụng dãy tỉ lệ
1:200 000, 1:100 000 và 1:50 000
- Nhớm 2 - các tỉnh có điện tích từ 4000 đến 10 000 km2 (26 tỉnh) sẽ sử đụng đãy tỉ lệ 1:100 000, 1:50 000, 1:25 000
- Nhớm 8 - các tinh có điện tích dưới 4000 km2 (9 tỉnh và 1 đặc khu) sẽ sử dụng day ti le 1:50 000 va 1:25 000
Đối với các bản đồ tỉ lệ 1:25 000 chủ yếu dùng ảnh hàng không
Như vậy hệ thống bản đồ tài nguyên nước ta nên sử dụng day tỈ lệ sau :
Cơ cấu và nội dung bộ bản đồ phục vụ cho mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
và bảo vệ thiên nhiên không chỉ khác nhau giữa các cấp hạng các vùng mà còn có thể khác nhau, tùy thuộc vào các nhiệm vụ đặt ra trong từng thời kì và mức độ nghiên cứu lãnh thổ ở
thai ki dé Trong giai đoạn hiện nay các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của cả nước cũng như trong từng tỉnh đều đòi hỏi phải sử dụng đầy đủ hơn, đồng bộ hơn và có hiệu quả hơn các tài nguyên thiên nhiên, mà trước hết là tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên thực vật
và khoáng sản Trong khi đó hiện tượng phá rừng với tốc độ lớn trên phạm vi cả nước đã dẫn đến tình trạng là bằng các phương pháp cổ truyền không thể kiểm kê kịp thời tài nguyên
Trang 17rừng, và đòi hỏi sau những định kì nhất định phải thành lập mới hoặc hiện chỉnh bản đồ rừng Các bản đồ tài nguyên đất của nước ta hiện nay cũng cần phải hoàn thiện theo hướng chính xác hóa, chỉ tiết hớa bản đồ thổ nhưỡng và thành lập mới hoặc hiện chỉnh theo định kì bản đồ
hiện trạng sử dụng đất Đến nay bản đồ tài nguyên nước mặt của câ nước mới được thành lập
ở tỉ lệ nhỏ dưới dạng bản đồ trong các atlas, còn tài nguyên nước ngầm chưa được nghiên cứu
đầy đủ Công tác điều tra tìm kiếm khoáng sân đã tiến hành trong nhiều năm ở nước ta và đã đem lại khối lượng tài liệu lớn và quí Song ảnh vũ trụ đem lại nhiều thông tín mới, cung cấp thêm cho các nhà địa chất công cụ mới để nghiên cứu và thành lập bản đồ khoáng sản Bên cạnh đó với việc mỡ ra các công trình xây dựng các hồ chứa nước lớn và các nhà máy thủy điện lớn vấn đề nghiên cứu địa chấn theo tư liệu viễn thám để bổ sung cho các phương pháp
cổ truyền cũng sẽ có ý nghĩa đối với nước ta
Ngoài ra với mục đích nhanh chóng ứng dụng các kết quả thành lập bân đồ tài nguyên thiên nhiên cần nghiên cứu và đề suất các kiến nghị sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ thiên
Do trình độ phát triển của ki thuật và phương pháp viễn thám ở nước ta còn hạn chế, do
tính phức tạp của việc nghiên cứu tài nguyên biển, trong giai đoạn biện nay chưa đủ cơ sở để đưa bản đồ tài nguyên biển vào bộ bản đồ tài nguyên thiên nhiên thành lập trên cơ sở tư liệu viễn thám
Như vậy, bộ bản đồ tài nguyên thiên nhiên, thành lập trên cơ sở tư liệu viễn thám trong
giai đoạn hiện nay cần có định hướng kiểm kê tài nguyên rõ rệt và bước đầu đề cập đến bảo
vệ thiên nhiên Theo định hướng đó bộ bản đồ tài nguyên thiên nhiên của cả nước cũng như
của các vùng và của nhiều tÍnh sẽ gồm các nhớm bân đồ sau :
- Kiến trúc địa chất và khoáng sản
- Tài nguyên nước
- Tài nguyên đất
- Tài nguyên thực vật „
- Sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên
Chủ đề và nội dung bản đồ trong bộ bản đồ các cấp lãnh thổ kbác nhau được xác định cụ
thể cho từng trường hợp, song những bản đồ chính trong bộ bản đồ hiện nay nên gồm :
- Kiến trúc-chỉ thị và dự báo khoáng sản
- Đánh giá tài nguyên
- Động thái môi trường
- Kiến nghị sử dụng tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên
13
Trang 18Tùy theo đặc điểm của vùng cần nghiên cứu, ngoài những bản đồ trên trong các bộ bản đồ
có thể có thêm những bản đồ khác phản ánh đặc thù của vùng Mặt khác thành lập đồng bộ
ban đồ tài nguyên thiên nhiên là một quá trình, trong đó nhiệm vụ trơng từng giai đoạn có khác nhau, phụ thuộc vào nhu cầu thực tiến, khả năng về kỉ thuật và kinh phí, tình hình đâm bảo tư liệu bản đồ hiện có v.v Đối với nước ta hiện nay, trong thời gian ngắn đòi hỏi trên cơ
sở sử dụng kết hợp tài liệu hiện có và tư liệu viễn thám nhanh chóng hình thành bộ bản đồ kiểm kê tài nguyên, tình hình sử dụng tài nguyên, và kiến nghị sử đụng hợp H tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên Bộ bản đồ sẽ được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và hiện chỉnh trong các
giai đoạn tiếp theo Từ đó bộ bản đồ toàn quốc trong giai đoạn ban đầu nhằm bổ sung cho
nguồn tư liệu bản đồ biện có nên gồm các chủ đề va tỉỈ lệ như sau
(Các vàng tiêu biểu) Kiến nghị sử đụng hợp lí tài
nguyên và bảo vệ thiên nhiên + +
( Các vùng quan trọng)
Bản đồ kiến trúc-chỉ thị khoáng sản có mục đích phát hiện những vùng có khoáng sản hoặc
có triển vọng chứa khoáng sản Một trong những loại ban dd do là bản đồ kiến trúc-chỉ thị và
Trang 19du báo quặng nội sinh Trên bản đồ thể hiện : các khối (đới) kiến trúc-sinh khoáng ; các khối xâm nhập có vai trò như những vùng sinh khoáng ; các loại và các kiểu thành tạo vòng theo nguồn gốc hỉnh thành ; các Lineament và các loại đứt gãy phân chia theo ý nghĩa mang
quặng ; các vùng chứa quặng và có tiềm năng chứa quặng, hướng sinh khoáng của chúng ;
các loại đối tượng quặng ; kết quả công tác kiểm tra-tìm kiếm tại các vùng có tiềm năng; kiến
nghị các loại công tác địa chất cần tiến hành tại các vùng cơ tiềm năng chứa quặng Trên bản
đồ còn thể hiện các mỏ và điểm quặng đã phát hiện
Ban đồ địa chấn kiến tạo nhằm phân ánh và phát hiện những vùng có độ nguy hiểm khác
nhau về mặt địa chấn Trên bản đồ thể hiện các yếu tố kiến tạo đứt gãy, các kiến trúc khối,
các chuyển dịch địa chấn và sự phát triển của các kiến trúc hoạt tính về mặt địa chấn, các tâm động đất (theo tài liệu quan trắc), vi phân vùng theo mức độ nguy hiểm về mặt động đất Bản đồ tài nguyên nước mặt có mục đích phản ánh tiềm năng tài nguyên nước mặt, tỉnh hỉnh sử dụng và mức độ đâm bảo nước cho các mục đích phát triển kinh tế và đời sống Trên bản đồ thể hiện mạng lưới các đối tượng thủy văn và mật độ sông ngòi, dòng chảy năm và biến trình dòng chây năm, lưu lượng nước của các sông lớn, trữ lượng nước của các khu vực, (theo
tài Hệu quan trắc và kết quả tính toán), vùng bị ngập trong mùa lũ lụt, ranh giới xâm nhập
của nước mặn vào mùa khô, trên bản đồ vạch riêng những vùng khan hiếm nước hoặc không
có đòng chảy, ao hồ Kem theo bản đồ chính có bản đồ phân vùng thủy văn theo raức độ đảm bảo nước
Ban đồ thổ nhưỡng phản ánh cấu trúc lớp phủ thổ nhường thông qua thể hiện sự phân bố
các kiểu và kiểu phụ đất (bản đồ tỉ lệ 1:1000 000 và 1:500 000) hoặc các loại đất (bản đồ tỉ lệ
1:200 000), thành phần cơ giới cũng như nham thạch tạo thành đất theo quan điểm nguồn gốc sinh thái em theo bản đồ chính có bản đồ phân vùng địa lí thổ nhưỡng và các lát cắt tiêu biểu
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phản ánh hiện trạng sử dụng qũy đất thông qua các loại hình sử đụng đất theo hệ phân loại qui định của Tổng cục Quản lí ruộng đất
Bản đồ thâm thực vật phản ánh sự phân bố trong không gian các quần xã hay các nhóm quần xã và diễn thể của chúng trong mối quan hệ chật chẽ với điều kiện môi trường Kèm theo bản đồ chính có bản đồ thảm thực vật phục hồi và thám thực vật tiềm năng
Bản đồ tài nguyên rừng thể hiện các kiểu rừng phân theo trữ lượng gỗ như hệ phân loại hiện hành của Bộ Lâm nghiệp cũng như tình hình sử dụng rừng Trên bản đồ phản ánh các lâm trường, các khu rừng cấm
Bản đồ cảnh quan phân ánh các thể tổng hợp tự nhiên theo quan điểm sinh thái Trên bản
đồ thể hiện các kiểu, kiểu phụ và loại cảnh quan sinh thái
Bản đồ đánh giá đết phản ánh kết quả đánh giá mức độ thuận lợi về mặt thổ nhưỡng cho muc dich phat triển nông-lâm nghiệp
Bản đồ đánh giá tổng hợp tài nguyên thiên nhiên phản ánh kết quả đánh giá n::íc độ thuận
lợi về tiềm năng thiên nhiên cho các mục đích sử dụng khác nhau hoặc sự cần thiết phải tiến
hành các biện pháp cải tạo và bảo vệ thiên nhiên Bản đồ này là một trong những cơ sở để đề
15
Trang 20suất kế hoạch, kiến nghị sử dung tai nguyén va bảo vệ thiên nhiên
Bản đồ biến động môi trường phản ánh sự biến động của lớp phủ bề mặt đất gồm các đối
tượng thủy văn và bề mặt nước, thực phủ, địa hình, hiện trạng sử dụng đất
Ban đồ kiến nghị sử dụng tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên là bản đồ kết luận của bộ bản
đồ, trên đó phản ánh kiến nghị và các hướng và biện pháp sử dụng, cải tạo tài nguyên và bảo
vệ thiên nhiên, cũng như những đối tượng cần bảo vệ
Đối với cấp tỉnh, thí dụ như Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay nên thành lập bộ bản đồ
Kiến trúc-chỉ thị và dy báo quặng nội sinh +
(Trung du, ven biển)
Kiến nghị sử dụng tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên +
Nhằm giúp cho người dùng dễ dàng tiếp thu và sử dụng toàn bộ các tài liệu của bộ bản đồ,
hoặc hệ thống bản đồ, bộ bản đồ có kèm theo tài liệu thuyết minh, trong đó bên cạnh bài viết
có các tài liệu thống kê, các đồ thị, biểu đồ phản ánh kết quá thu được sau quá trình thành
- Lập phương án kinh tế-kí thuật
- Lập đề cương chung của bộ bản đồ
- Lập đề cương chỉ tiết của từng bản đồ
Trang 212.2 Diều vẽ nội nghiệp ảnh vũ trụ bước một (sơ bộ)
2.3 Khảo sát và điều vẽ ngoại nghiệp
3.4 Hoàn chỉnh kết quả điều vẽ
Công nghệ trên có thể phản ánh bằng sơ đồ (xem trang 18)
Sơ đồ công nghệ cho thấy công tác thành lập đồng bộ bản đồ trên cơ sở tư liệu viễn thám
có nhiều nét khác biệt với phương pháp cổ truyền, nhưng đồng thời kết hợp chặt chẽ với phương pháp cổ truyền và tận dụng tất cả các tài liệu nguồn hiện có
Trong công tác chuẩn bị, nét đặc biệt đầu tiên là khâu xử lí Ảnh vũ trụ Xử lí ảnh có nhiệm vụn, phóng ảnh, tổng hợp ảnh dùng cho công tác điều vẽ và lập nền ảnh để ghi nhận kết quả
điều vẽ Nền ảnh tốt nhất là bình đồ ảnh Lập các bản đồ nền phác thảo và nền chuẩn tiến hành tương tự như trong phương pháp thành lập bản đồ cổ truyền Điều cần lưu ý ở đây là do các bản đồ địa hinh tỉ lệ trung bình và nhỏ của nước ta đều đã cũ, trên đó có nhiều biến đổi so
với thực địa nên lập bản đồ nền thường đòi hỏi hiện chỉnh theo ảnh vũ trụ mới Mặt khác để
có cơ sở chuyển vẽ, kết quả điều vẽ, nhất là khi không cơ điều kiện thành lập bình đồ ảnh, cần lưu lại trên bản đồ nền phác thảo đủ các địa vật rõ rệt còn tồn tại để đối điểm khi chuyển vẽ Thảo sát tổng quan và khảo sát các khu khóa tại thực địa c mục đích tạo điều kiện cho tập thể tác giả tìm hiểu sâu hơn đặc điểm của vùng, qui luật phân phối và mối quan hệ giữa các hợp phần Đồng thời một nhiệm vụ quan trọng là khảo sát khả năng suy giải của ảnh, dấu hiệu điều vẽ và thử nghiệm phương pháp điều vẽ Dựa vào kết quả khảo sát tổng quan và khảo sát các khu khóa tiến hành hoàn thiện đề cương của từng bản đồ, gồm cả hoàn thiện hệ phân loại, bản chú giải, cũng như chính xác hóa đấu hiệu và phương pháp điều vẽ ảnh vũ trụ
17
Trang 22SÓ ĐỒ CÔNG NGHỆ THÀNH LẬP ĐỒNG BỘ BẢN ĐỒ TÀI NGUYÊN TRÊN CÓ SỎ TƯ LIỆU VIỄN THÁM
các đề cưöng ban đầu Thiết kế và lập
Điều vẽ nội nghiệp bước một còn gọi là điều vẽ sơ bộ Trong khâu này tiến hành điều vẽ ảnh theo các chuyên đề Kết quả thu được là các tài liệu điều vẽ ban đầu, trên đó đánh dấu riêng những chỗ không điều vẽ được và khoanh vùng đối tượng điều vẽ chưa chắc chắn, cần
kiểm tra khảo sát thực địa, hoặc cần khảo sát bổ sung bằng các phương pháp cổ truyền, cũng
như sử dụng các tài liệu nguồn hiện có
Khảo sát ngoại nghiệp có mục đích kiểm tra kết quả điều vẽ nội nghiệp, xác minh những đối tượng điều vẽ chưa chắc chắn, khảo sát và điều vẽ ngoại nghiệp những đối tượng chưa
điều vẽ được ở nội nghiệp, thu thập tài liệu, lấy mẫu điển hình Đồng thời trong khâu này giải quyết những mâu thuẫn về tính chỉnh hợp của các bản đồ
Hoàn chỉnh điều vẽ có nhiệm vụ hoàn thiện kết quả suy giải trên cơ sở xử lí các tài liệu thu
được trong khâu khảo sát thực địa và, khi cần thiết, chỉnh sửa hoặc điều vẽ lại Kết quả của
Trang 23
khâu này là tài liệu điều vẽ hoàn chỉnh dùng để lập bản gốc tác giả
Lập bản gốc tác giả và biên soạn tài Hiệu thuyết minh có nhiệm vụ hình thành bản gốc tác giả và các tài liệu kèm theo trên cơ sở sử dụng tài liệu điều vẽ, các tài liệu nguồn, tài liệu khảo
sát thực địa và kết quả xác định các đặc trưng định tính, định lượng (đo tính diện tích .) trên
tài liệu điều vẽ
Biên tập chung cho bộ bản đồ là giai đoạn cuối của quá trình biên tập khi thành lập đồng
bộ bản đồ bằng tư liệu viễn thám Trong giai đoạn này nhiệm vụ chủ yếu là giải quyết vấn đề
chỉnh hợp giữa các bản đồ với nhau và giữa bản đồ với nội dung thuyết mình Công tác biên
tập, nơi chung, và riêng về chỉnh hợp, thực ra được tiến hành trong suốt quá trình thành lập
bộ bản đồ từ khâu chọn chỉ tiêu, xác định nội dung các bản đồ, lập bản chú giải, lập nền ảnh
và các loại bản đồ nền, điều vẽ Song trong điều kiện ở nước ta khi công tác thành lập bản
đồ bằng ảnh vũ trụ còn mới mẻ, khi kinh nghiệm về chỉnh hợp bản đồ còn thiếu thì đưa nhiệm
vụ này thành một khâu trong sơ đồ công nghệ là cần thiết
Công tác biên vẽ và trình bày mầu tiến hành như khi thành lập các bản đồ khác
Trong quá trình thành lập đồng bộ bản đồ tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở tư liệu viễn thám có một khâu quan trọng không được ghi nhận trên sơ đồ là đâm bảo phương pháp luận
cho những người thực hiện Khâu này đặc biệt cần thiết đối với nước ta khi việc sử dụng ảnh
vũ trụ nhất là suy giải ảnh để thành lập bản đồ theo quan điểm hệ thống còn là vấn đề mới
mẻ Vấn đề đảm bảo phương pháp luận, trước hết, hướng vào đảm bảo chất lượng cao cho công
tác biên soạn đề cương của các bản đồ và bản chú giải, cho việc chỉnh hợp các bản đồ cũng như
suy giải ảnh vũ trụ Công việc này thực hiện đưới các hình thức seminar kết hợp với công tác thử nghiệm, gồm cả khảo sát các khu khớa Những vấn đề thường được đặt ra là tìm hiểu
định hướng phát triển kinh tế của vùng, những vấn đề liên quan đến sử dụng tài nguyên và
bảo vệ thiên nhiên đã và đang hình thành ; các đặc trưng kỉ thuật và khả năng thông tin của ảnh ; dấu hiệu và phương pháp điều vẽ, nhất là phương pháp cảnh quan chỉ thị v.v
Với nội dung và tính chất công việc như trên, công tác thành lập đồng bộ bản đồ tài nguyên thiên nhiên đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ của nhiều ngành, nhiều chuyên gia chuyên ngành khác nhau như địa chất, địa mạo, thủy văn, thực vật, thổ nhưỡng, cảnh quan, bản đồ-hàng trắc và
cả những chuyên gia kinh tế và qui hoạch lãnh thổ, những chuyên gia về môi trường Trong
đó bản chất của phương pháp và công nghệ cũng như thực tiễn đã cho thấy vai trò trong công
tác thành lập đồng bộ bản đồ tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở tư liệu viễn thám của cơ quan
viễn thám thuộc Cục Đo đạc và bản đồ Nhà nước, nơi có cơ sở tổ chức thực hiện thành lập đồng bộ bản đồ một cách khách quan, mang tính liên ngành, có khả năng và phương tiện kỉ thuật để cung cấp các dạng tư liệu viễn thám cần thiết cũng như nền ảnh và nền bản đồ, nơi
có lực lượng cán bộ và thiết bị cần thiết cho các khâu xử lí bản đồ để bộ bản đồ có chất lượng
cao Tuy nhiên, trong mọi điều kiện đảm bảo kết quả cao của công tác thành lập đồng bộ bản
đồ tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở tư liệu viễn thám là sự liên kết chặt chẽ, có hiệu quá giữa các ngành
Sơ đồ công nghệ và nguyên tắc tổ chức như trên đã được thử nghiệm có kết quả trong công trình thành lập bộ bản đồ tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thanh Hóa
19
Trang 242 SỬ DỤNG ANH VO TRY DE THANH LAP BAN DO
DY BAO VUNG CHUA QUANG NOI SINH
Sử dụng ảnh vũ trụ để thành lập bản đồ dự báo khoáng sản là một nhiệm vụ quan trọng
của công tác thành lập đồng bộ bản đồ tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở tư liệu viễn thám
Một trong những bản đồ như thế là bân đồ kiến trúc-chỉ thị và đự báo vùng chứa quặng nội sinh, thành lập trên cơ sở suy giải kiến trúc địa chất trên ảnh vũ trụ Phương pháp này đã được B.R Paskov nghiên cứu '
Với mục đích tiếp thu, kiểm nghiệm phương pháp trên trong điều kiện Việt Nam, dưới sự
chỉ đạo và tham gia trực tiếp của B.R Paskov đã tiến hành thử nghiệm và thành lập bản đồ
mẫu trên một số khu vực khác nhau như Cao Bằng, Thanh Hơa, Nghệ Tĩnh, Hà Sơn Bình (để
góp phần hình thành tài liệu bước đầu và phương pháp luận, ứng dụng trong điều kiện ở nước ta)
2.1 BẢN CHAT CUA PHUONG PHAP
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU VA NOI DUNG BAN BO
2.1.1 Bản chất của phương pháp
Trong số các đối tượng địa chất có thể phát hiện được trên ảnh vũ trụ thì các phần tử kiến
trúc, đặc biệt là các đới đứt gãy Lineament, các khe nứt kiến tạo, các kiến trúc vòng ., được
nhận biết với độ tin cậy cao hơn cả Chính vì thế hướng sử dụng ảnh vũ trụ để cụ thể hóa các
nhân tố kiến trúc khống chế quặng, chính xác hóa các vị trí kiến trúc chứa quặng và vạch ra
các nút kiến trúc có triển vọng để tìm kiếm quặng nội sinh là một hướng có giá trị thực tiến
cao
Như đã biết, các phương pháp tÌm kiếm các mỏ quặng hiện nay dựa vào phân tích các nhân
tố kiến trúc, thạch học, mácrna biến chất, địa hóa và địa vật ÌÍ, tiếp đơ là thành lập bản đồ dự báo sinh khoáng Để thành lập được các bản đồ này phải tiến hành hàng loạt các công tác
thành lập bản đồ địa chất, công tác tìm kiếm, thăm dò địa vật lí, hớa phân tích, đời hỏi chỉ phí
Kết quả nghiên cứu của B.R Paskov, dựa trên cơ sở suy giải kiến trúc địa chất trên ảnh
vũ trụ ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới cho thấy trong hệ thống các kiến trúc vòng và tuyến ineament) các mỏ quặng chiếm lĩnh vị trí kiến trúc xác định (vị trí chuẩn) Một số những vị trí đó có thể nhận biết trực tiếp trên ảnh nhờ các chỉ thị kiến trúc-địa mạo Một số
đối tượng chứa quặng khác có thể xác định gián tiếp bằng cách phát hiện các qui luật phân
bố của các điện tích chứa quặng và ngoại suy các kết quả thu được sang các vùng lân cận Từ
đơ hình thành phương pháp sử dụng ảnh vũ trụ để thành lập bản đồ dự báo quặng nội sinh
Cơ sở của phương pháp được lựa chọn để tiến hành thử nghiệm là thành lập bản đồ chuyên
Trang 25dụng "kiến trúc-chỉ thị và dự báo quặng" dựa trên cơ sở suy giải kiến trúc địa chất trên ảnh
vũ trụ kết hợp với phân tích các kết quả nghiên cứu địa chất đã tiến hành trước đó (địa vật lí,
địa hóa .) Phương pháp này cho phép phân tích các kiến trúc tuyến và kiến trúc vòng để phát hiện qui luật phân bố các vùng chứa quặng, vạch ra các nút hình thái kiến trúc tạo điều
kiện thuận lợi để hình thành các mỏ quặng Trên ảnh có thể phát hiện các dạng kiến trúc độc
đáo được gọi là các kênh dẫn nội sinh, cho thấy con đường xâm nhập lên mặt đất của các Fluit
thể khí-lỏng chứa quặng Trên ảnh vũ trụ có thể nhận biết rất rõ các đới Lineament, các đứt
gãy ngang và chéo là những kiến trúc đãn Các nút tích hội của các kiến trúc đó với các thành tạo vòng và đứt gãy phá hủy dọc cưng là vị trí thuận tiện cho việc lưu thông các dung dịch
Như vậy phương pháp sử dụng ảnh vũ trụ thành lập bản đồ dự báo quặng nội sinh dựa vào nghiên cứu hình ảnh nhận biết và vạch ra trên ảnh những kiến trúc giữ vai trò những bây
quặng như đã nêu ở trên
Việc sử dụng phương pháp này không loại bỏ khả năng đồng thời sử dụng các phương pháp tìm kiếm khoáng sản khác dựa theo những dấu hiệu (chỉ thị) trực tiếp và gián tiếp
2.1.2 Mục đích, yêu chu và nội dung bản đồ
Bản đồ các kiến trúc-chỉ thị và dự báo quặng nội sinh có mục đích phát hiện qui luật phân
bố các vùng chứa quặng đã biết trong các hệ thống kiến trúc tuyến và vòng, và phát hiện các
nút kiến trúc có điều kiện thuận lợi hình thành vùng chứa quặng
Bản đồ phải thỏa mãn các yêu cầu sau :
- Phản ánh khách quan và đầy đủ (thích ứng với tỉ lệ bản đồ) các hiện tượng đối tượng với các nét đặc trưng, các đặc điểm phân bố trong không gian của chúng nhằm phản ánh tiềm
năng quặng nội sinh của vùng
- Đâm bảo độ chính xác cao về vị trí phân bố trong không gian và phải phản ánh đúng vị trí tương quan giữa các đối tượng
- Ban đồ phải trực quan, đễ đọc
Về nội dung, bản đồ này thuộc nhớm bản đồ dự báo sinh khoáng, và phụ thuộc vào điều kiện địa chất cụ thể của vùng, nội dung của bản đồ có thể có những nét khác nhau Song trên
bản đồ cần phản ánh các phần tử sau :
- Các khối (đới) kiến trúc sinh khoáng được đặc trưng bởi hướng chuyên khoáng và thế của
các kiến trúc kiến tạo
- Các khối xâm nhập giữ vai trò các lò mácma chứa quặng, được phân theo tuổi và thành
phần vật chất
- Mức độ xâm thực của các thể xâm nhập
- Các loại và kiểu thành tạo vòng theo nguồn gốc phát sinh được gộp nhóm theo mức độ
thể hiện rõ trong trường địa vật lÍ và mối quan hệ với quá trình tạo thành quặng nội sinh
- Các Lineament và các phá hủy đứt gãy, phân theo ý nghĩa khống chế quặng của chúng
- Các vùng chứa quặng và có tiềm năng chứa quặng, vị trí kiến trúc của chúng và hướng sinh khoáng
- Các loại đối tượng quặng
21
Trang 26- Két qua cong tac kiém tra-tim kiém đã thực hiện trên các vùng có tĩềm năng chứa quặng
- Các loại công tác thăm đò địa chất nên tiến hành ở những đối tượng quặng đã xác định Thi thành lập bản đồ cần lưu ý các khía cạnh sau :
- Trên bản đồ chỉ thể hiện các đối tượng địa chất có thể nhìn rõ trên ảnh vũ trụ
- Sự thiếu cũng như thừa thông tin sẽ cân trở việc vạch ra một cách cơ sở các vùng chứa quặng Thông tin thừa thường dẫn đến những khớ khăn lớn trong dự báo, trong khi đó thông
tin thiếu có thể bổ sung bằng các suy xét logic
Một thí dụ cụ thể về nội dung loại bản đồ này là bản đồ dự báo vùng chứa quặng nội sinh
tỉnh Thanh Hóa với bản chú giải sau :
1 Các khối (đới) kiến trúc-sinh khoáng
- Khối phía Tây với các kiến trúc kiến tạo không định hướng rõ rệt
- Khối phía Đông với các kiến trúc kiến tạo định hướng chủ yếu theo hướng kinh tuyến và Tay-Bác-Đông Nam
2 Các khối xâm nhập đóng vai trò lò mácma chứa quặng
2.1 Thành phần và tuổi đá xâm nhập
- Đá axit
- Đá kiềm-axit
- Đá maphic và siêu maphic (bên cạnh thành phần còn phân theo tuổi)
2.2 Mức độ xâm thực của các khối xâm nhập
- Các kiến trúc vòng : cấp khu vực ; cấp địa phương
- Các kênh dẫn nội sinh
8.2 Các kiến trúc vòng theo nguồn gốc
- Mácma
- Chưa xác định
3.3 Ý nghĩa khống chế quặng của kiến trúc vòng
- Chita quang
- Cé kha nang chia quang
- Thành phần quặng chủ đạo của các kiến trúc vòng
4 Các phá hủy đứt đoạn
Trang 274.1 Các loại phá hủy đứt đoạn
- Các đới Lineament
- Các đứt gãy : khu vực ; địa phương
4.2 Giá trị khống chế quặng của phá hủy đứt đoạn
- Các Lineament khống chế quặng
- Các đứt gãy khống chế quặng : khu vực ; địa phương
- Các Lâneament và các đứt gãy có khả năng khống chế quặng (phân theo thành phần
- Vùng có tiềm năng chứa quặng
6 Tính chuyên hớa sinh khoáng của các vùng chứa quặng và các vùng có tiềm năng chứa quặng
- Thiéc-Vonfram
- Chi-kém (da kim)
- Đồng
- Ântimon-thủy ngân hoặc antimon
7 Vị trí kiến trúc của các vùng chứa quặng và có tiềm năng chứa quặng
- Trong đới tiếp cận các kiến trúc khác phương
- Trong khu vực giao nhau giữa các Lineament với các đứt gãy ngang và chéo
- Trong các nút tích hợp kiến tạo của các đới Lineament và các đứt gãy khác phương
- Ổ rìa các kiến trúc vòng ;
-6 trung tâm các kiến trúc vòng ;
- Ở các nút gìao nhau của các kiến trúc vòng với các Lineament và đứt gây ;
-6 vùng các kiến trúc vòng tiếp giáp với các đới Lineament và đứt gãy ;
- Ở những khu vực các kiến trúc vòng cát nhau ;
- Ở vùng kiến trúc vòng tiếp giáp nhau ;
- Ở nơi tập trung nhiều kiến trúc vòng ;
- Ở rìa các kênh nội sỉnh ;
- Ở vòm các khối xâm nhập kèm theo các kiểu kiến trúc vòng phát sinh từ mácma
- Õ nơi đứt gãy cất qua các tiếp xúc của đới xâm nhập và đá vây quanh
8 Kiến nghị công tác tÌm kiếm cần tiến hành tại các vùng có tiềm năng chứa quặng
- Tìm kiếm khái quát
23
Trang 28- Lấy mẫu trọng sa
- Lấy mẫu thạch địa hóa
- Khảo sát địa vật If
- Tìm kiếm và thăm đò địa chất chỉ tiết
2.2, PHUONG PHAP THÀNH LẬP BẢN DO TAL LIEU DUNG bE
THANH LAP BAN DO DAC DIEM DIEU VE ANH VO TRU
2.2.1 Phương pháp thành lập bản đồ kiến trúc-chỉ thị và dự báo quặng nội sinh
Bản đồ kiến trúc-chỉ thị và dự báo quặng nội sinh được thành lập trên cơ sở điều vẽ kiến trúc địa chất và phân tích kết hợp với kết quả của các công tác địa chất-địa vat Hi, địa hóa đã
tiến hành trước đó cũng như các tài liệu khảo sát kiểm tra-tìm kiếm ngoài thực địa Từ đó
công tác thành lập bản đồ tiến hành theo sơ đồ sau :
- Điều vẽ kiến trúc địa chất theo ảnh vũ trụ
- Phân tích kết quả điều vẽ
Đối với các bản đồ thành lập theo ảnh vũ trụ, nhất là bản đồ dự báo quặng nội sinh, đề
cương ban đầu còn mang tính chất định hướng, nhất là phần qui định về nội dung và bản chú giải Đề cương này sẽ được chính xác hóa ở khâu sau, sau khi đã có kết quả điều vẽ bước đầu 'Thu thập và phân tích tài Hệu nguồn có mục đích tìm biểu đặc điểm địa chất khu vực, hình thành ý niệm về khoáng sản và đặc điểm phân bố trong không gian cũng như nhằm đảm bảo các tài liệu hỗ trợ cho khâu điều vẽ và phân tích kết quả điều vẽ
Xử lí ảnh vũ trụ gồm các công việc in, phóng phim ảnh, tổng hợp ảnh, nắn ảnh, lập nền anh dưới dạng bình đồ ảnh hoặc ảnh đã nần và đưa về tỉ lệ bàn đồ cần thành lập Trong điều
vẽ kiến trúc địa chất, tài liệu chính dùng để điều vẽ là phim dương và ảnh đen trắng Việc
Trang 29tổng hợp ảnh chỉ tiến hành trong những trường hợp hãn hữu
Lập bản đồ nền, tốt nhất là trên đế trong và lập từ bản đồ địa hình tỉ lệ tương ứng Nếu
ban đồ địa hình không còn phân ánh đúng hiện trạng ngoài thực địa thì khi lập bản đồ nền
cần tiến hành hiện chỉnh các đối tượng, là phần tử nội dung của bản đồ nền
Quá trình điều vẽ tiến hành theo nguyên tắc từ chung đến riêng, từ khái quát đến chỉ tiết
Các kiến trúc địa chất điều vẽ được cần dùng mực ghi nhận lên một ảnh trong cặp ảnh lập
thể sau đó chuyển lên nền ảnh (bình đồ ảnh) Nên dùng ảnh lập thể để điều vẽ có độ tin cậy
cao hơn Để dễ dàng cho khâu chuyển vẽ sau này cần dùng ảnh đã đưa về tỈ lệ bản đồ cần thành lập hoặc bình đồ ảnh làm nền, ghỉ nhận kết quả điều vẽ `
Tiếp theo tiến hành phân tích kết quả điều vẽ đối sánh với các tài liệu bản đồ và tài liệu
tra cứu khác Trong quá trình này cần xác định :
- Các kiểu kiến trúc vòng theo nguồn gốc, mức độ thể hiện trong các trường địa vật lí cũng
như ý nghĩa khống chế quặng của chúng
- Tính chất quan hệ giữa quá trình hình thành quặng nội sinh với các đới Lineament hoặc
các đứt gãy khác nhau về qui mô và hướng
Đồng thời tiến hành nhận biết hoặc chuyển vẽ lên nền ảnh theo tọa độ (hoặc lên bản đồ nền) tất cả các điểm quặng và mỏ đã phát hiện, vạch ranh giới các vùng chứa quặng và xác định hướng chuyên khoáng Tiếp đó lập mô hình các vùng chứa quặng trong điều kiện kiến
trúc địa chất cụ thể, phát hiện và phân tích qui luật phân bố quặng nội sinh, xác định mối
quan hệ với các dạng kiến trúc, phân tích đặc điểm phân bố các dị thường của trường địa vật
1
Trén co sở kết quả phân tích như trên, xác lập các chỉ tiêu vạch các vùng có triển vọng để tìm kiếm quặng nội sinh
Trước khi bước vào xây dựng bản tác giả cần chính xác hóa đề cương bản đồ, sau khi đã
có những tài liệu cơ bản để thành lập bản đồ
Bản tác giả thường lập trên nền bản đồ phiên lam trên dé trong chế từ bân đồ địa hình và
chỉnh lí theo ảnh mới Việc chuyển vẽ từ nền ảnh lên bản đồ có thể tiến hành theo một số
phương pháp, nhưng tiện lợi hơn cả bằng cách chập hình nền ảnh với bản đồ nền trên đế trong
hi cần thiết dùng máy chuyển vẽ, thí dụ KARTOFLEX
Công tác kiểm tra tìm kiếm ngoại nghiệp nhằm mục đích kiểm tra độ tin cậy kết quá vạch
các vùng tiềm năng chứa quặng, cụ thể hớa, chính xác hóa về triển vọng của các vùng đó, vạch ra các đối tượng có triển vọng cần tiến hành các công tác thăm đò chỉ tiết Trong quá
trình khảo sát ngoại nghiệp sẽ chỉnh lí kết quả điều vẽ nội nghiệp và kiểm tra, tìm kiếm các
vùng tiềm năng chứa quặng với mức độ chỉ tiết cần thiết để có cơ sở kết luận về triển vọng
và kiến nghị các công tác thăm đò địa chất cần tiến hành tiếp theo ở những vùng khác nhau —”
Khi khảo sát ngoại nghiệp cần sử dụng ảnh vũ trụ độ phân giải cao (oại KFA-1000) phóng lên tỉ lệ 1:50 000 hoặc ảnh hàng không tỉ lệ trung bình, trên đó các kết quả điều vẽ đã được chuyển lên
25
Trang 30Dựa theo những kết quả thu được trong quá trình khảo sát ngoại nghiệp tiến hành hoàn thiện bản tác giả - chính xác hóa, bổ sung hoặc đưa vào những thay đổi trong nội dung bản
đồ Đồng thời với việc hoàn thiện bản gốc tác giả tiến hành biên soạn tài liệu thuyết mỉnh kèm theo bản đồ, trong đó ngoài phần giới thiệu phương pháp và tài liệu gử dụng, chủ yếu sẽ phản ánh kết quả thu được và những kiến nghị áp dụng kết quả đó vào thực tế
Để bản đồ có chất lượng cao, sau khi thu được bản tác giả đã hoàn thiện sẽ tiến hành biên
vẽ bản gốc tác giả theo đúng các yêu cầu kỹ thuật của bản đồ Bản gốc tác giả có thể thành lập trên đế trong hoặc trên giấy vẽ bồi lên để cứng Tài liệu dùng để biên vẽ bản gốc tác giả là bản tác giả đã hoàn thiện, ảnh điều vẽ đã chuyển kết quả khảo sát ngoại nghiệp lên đó
Khi thành lập bản gốc biên vẽ cần chuyển vẽ và vẽ các nội dung chuyên môn theo tuần tự
sau:
- Vẽ các kiến trúc vòng, các kênh dẫn nội sinh
- Chuyển vẽ các đới Lineament, các đứt gãy có ý nghĩa khu vực và địa phương
~ Các ki hiệu và các số tự thuộc kiến trúc vòng và kiến trúc tuyến
- Vẽ kí hiệu các mỏ và điểm quặng (biểu hiện quặng), số tự các thành phần quặng chính
và phụ
~ Vẽ ranh giới các khối xâm nhập, và các số ty vé thành phần và tuổi
- Vẽ ranh giới các vùng chứa quặng và có tiềm năng chứa quặng, kí hiệu chỉ dẫn vị trí trong các kiến trúc và hướng chuyên khoáng của các vùng đó
- Vẽ các vùng cần tiến hành các công tác tìm kiếm địa chất
thi vẽ các thành tạo vòng, trước hết cần vẽ từ những thành tạo nhỏ đến lớn, sau đó vẽ các
kênh dẫn nội sinh Khi vẽ các phá hủy đứt gãy, trước hết vẽ những Lineament, sau đó vẽ các
đứt gãy có ý nghĩa khu vực rồi đến loại đứt gãy có ý nghĩa địa phương Trong vùng nhiều đứt gãy cùng phương cho phép bỏ những đứt gãy Ít giá trị, nếu khoảng cách giữa chúng dưới
2 mm Để tránh sai sốt, khi biên vẽ thường xuyên đối sánh với ảnh điều vẽ
Các đối tượng quặng phải thể hiện với độ chính xác tối đa Tâm của kí hiệu phải trùng với
vị trí của chúng Khi có nhiều đối tượng quặng ở gần nhau cho phép đặt kí hiệu lệch ra khỏi
vị trí của chúng Trong trường hợp này, vị trí của đối tượng quặng được biểu thị bằng chấm
có đường kính 0.8 mm Kí hiệu nối với điểm đó bằng nét giể "chỉ dẫn mảnh
"Kosmos” của Liên Xô loại KF'A-1000 với độ phân giải B m và loại KATE-200 với độ phân giải 20-30 m Ảnh loại KFA-1000 là ảnh phổ cớ tỉ lệ gốc là 1:200 000-1:250 000 ; ảnh loại KATE-200
Trang 31là ảnh đa phổ cơ tỉ lệ gốc khoảng 1:1 200 000 Trong loại ảnh đa phổ thì ảnh kênh 700-800
nm có lượng thông tỉn cao hơn cả cho mục đích đặt ra Khi có ảnh "Kosmos" loại MK-4 với độ phân giải 8 m có thể dùng loại ảnh này Trong trường hợp không có các loại ảnh trên sẽ dùng
ảnh SPOT của Pháp với độ phân giải 10 m và ảnh Landsat của Mỹ loại TM với độ phân giải
20 m Các tài liệu chính dùng để suy giải là phim dương, và tài Hiệu hỗ trợ là ảnh Trong điều
kiện không có phim đương sẽ đùng ảnh làm tài liệu chính Ảnh dùng để điều vẽ phải đạt chất
lượng cao, lượng mây dưới 20%
Thi sử dụng đồng thời hai loại ảnh - độ phân giải cao (loại KFA-1000) và độ phân giải trung
bình (KATE-200) thì ảnh độ phân giải trung bình với mục đích dùng để suy giải những kiến trúc lớn, liên vùng ở trong nước, cần phủ trùm diện tích rộng hơn khu vực thành lập bản đồ tối thiểu là hai lần Ngoài ảnh vũ trụ ra, trong trường hợp cần thiết, như phần ảnh vũ trụ bị mmây che phủ, hoặc ảnh vũ trụ có chất lượng kém, có thể dùng ảnh hàng không ở một số khu
vực
Các nền ảnh dùng để ghi nhận kết quả điều vẽ cũng thành lập từ các tài liệu trên Tùy
thuộc vào tỉ lệ bản đồ cần thành lập có thể dùng ảnh độ phân giải cao, hoặc phân giải trung
bình để lập nền ảnh : khi bản đồ tỉ lệ 1:500 000 và nhỏ hơn - dùng ảnh độ phân giải trung bình; khi bản đồ tỉ lệ 1:200 000 và lớn hơn - dùng ảnh độ phân giải cao
Trong giai đoạn chuẩn bị cũng như trong quá trình thành lập bản đồ, cần thu thập, phân tích và hệ thống bóa các nguồn tài liệu địa chất-địa vật lí Những tài liệu chính gồm các loại bân đồ như địa chất khoáng sản, trọng trường, từ trường và kết quả phân tích mẫu
Bản đồ địa chất dùng để nghiên cứu nguồn gốc các kiến trúc vòng, hiệu chỉnh ranh giới
các khối xâm nhập, xác định thành phần và tuổi các đá xâm nhập
Ban đồ khoáng sản dùng để phân tích kết quả điều vẽ kiến trúc địa chất, xác định giá trị
khống chế quặng của các kiến trúc tuyến và kiến trúc vòng, xác định ranh giới vùng chứa quặng và hướng sinh khoáng của chúng
Các tài liệu địa vật H cần để xác định độ thể hiện của các kiến trúc tuyến và kiến trúc vòng trong các trường địa vật lí
Tài liệu phân tích trọng sa và hàm lượng cần để khẳng định thêm tính đúng đán của các vùng có tiềm năng quặng được vạch ra trên bản đồ và đánh giá triển vọng của các vùng đó, cũng như xác định trình tự tiến hành các công tác kiểm tra-tìm kiếm
Những tài liệu trên là rất cần thiết, tuy nhiên, theo kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu của B.R Paskov thì nếu thiếu tài liệu nào đó trong số nêu trên thì cũng không ảnh hưởng lớn
đến kết quả thành lập bản đồ Khi cần thiết vẫn có thể thành lập bản đồ kiến trúc-chỉ dẫn và
dự báo quặng nội sinh trên cơ sở phân tích kết quả điều vẽ ảnh vũ trụ Như vậy trở ngại lớn
nhất dé vạch ra các vùng tiềm năng chứa quặng là thiếu ảnh vũ trụ hoặc chất lượng ảnh kém Đương nhiên kết quả phải phụ thuộc vào kinh nghiệm, kiến thức của người suy giải
Ngoài những tài liệu trên trong quá trình thành lập bản đồ dự báo quặng nội sinh can sit dụng bản đồ địa hình, Các bản đồ địa hình dùng trong công tác nội nghiệp cũng như ngoại nghiệp để định vị ảnh, nghiên cứu đặc điểm khu vực, phân tích kiến trúc khi điều vẽ nội nghiệp
27
Trang 32dùng để khảo sát thực địa và lập bản đồ nền Bản đồ địa hình phải phản ánh đúng hiện trạng
ngoài thực địa và gồm một số tỉ lệ thích hợp cho công tác nội và ngoại nghiệp Thông thường,
để thành lập bản đồ ở tỉ lệ nào đó cần phải có bản đồ địa hình ở cùng tỉ lệ và bản đồ địa hình
ở tỉ lệ nhỏ hơn để nghiên cứu bao quát và theo đối những kiến trúc xuyên khu vực, cũng như
bản đồ địa hình tỉ lệ lớn hơn,thường là tỉ lệ 1:50 000,để khảo sát thực địa Dùng bản đồ cũ
hoặc bản đồ có tỉ lệ không thích hợp sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quà công việc
Điều vẽ các đối tượng tuyến cũng như các đối tượng có bề mặt diện tích cần thể hiện trên bản đồ vào nghiên cứu và phân tích tổng thể các dấu hiệu điều vẽ trực tiếp cũng như gián tiếp,
đặc trưng cho từng loại đối tượng Các dấu hiệu điều vẽ đó là hình thái đối tượng, kiến trúc
và sắc ảnh của hình ảnh, đặc điểm phân bố thực vật trên phạm vì của đối tượng cũng như
hình dáng mạng lưới thủy văn và địa hình, đặc trưng cho loại đối tượng
Các đối tượng kiến trúc được thể hiện trên bản đồ là Lineament, các đứt gấy, kiến trúc vòng và các kênh dẫn nội sinh
Các đới Lineament là các phần tử lưu dẫn mácma và khống chế quặng quan trọng nhất của kiến trúc địa chất Do độ phân tán và không thể hiện rõ trên nền địa chất các đối tượng
đó thường không phát hiện được đầy đủ bằng các phương pháp địa chất truyền thống và không
được biểu thị trên bản đồ
Trên ảnh vũ trụ, các Lineament được thể hiện bàng các dị thường ảnh hình tuyến trùng với các dạng địa hình hoặc cảnh quan kéo dài theo các Lineament đó (những thung lũng sông thẳng, những dãy núi, các bậc thềm v.v )
Những phá hủy đứt gãy có thể phát hiện được trên ảnh vũ trụ nhờ trực tiếp quan sát được
các tuyến cất via
Cũng như các dị thường trong dạng địa hình như các khe rãnh, các vực xâm thực-kiến tạo „ trong nhiều trường hợp, các chỉ thị của các đứt gãy là các giải có độ ẩm cao, kèm theo thực vật phát triển rậm rạp, hoặc là các dấu hiệu gián tiếp khác
Các kiến trúc vòng có thể phát hiện trên ảnh nhờ các biểu hiện của nó qua sơn văn và cảnh
quan rất rõ rệt Các chỉ thị của kiến trúc vòng là các dạng địa hình vòng mà trong nhiều trường hợp trùng với hệ thống các nếp uốn tuyến hình vòng, các đứt gãy hình cung, các vòm hoa
cuong-gnai v.v
Các kênh dẫn nội sinh là các kiến trúc vòng mang tính chất khu vực (thường rất khó phát
hiện trên ảnh vũ trụ do kích thước của chúng không lớn) phản ánh con đường xâm nhập lên mặt đất của các Fluit khí-lỏng có nhiều thành phần quảng Bằng thực nghiệm đã xác định
Trang 33rằng ở các nơi trên thế giới liên quan tới các thành tạo vòng kiểu này thường tập trung nhiều loại quặng Phát hiện những đối tượng này trên ảnh vũ trụ, nhất là cho vùng trung du, đồi
thấp là rất khớ khăn Bởi vì chỉ thị duy nhất của các kênh dẫn nội sinh là những giới hạn hình
vòng đều đặn và thường là các dạng vòm
Khi vạch các vùng tiềm năng chứa quặng đã xuất phát từ những qui luật rút ra từ thực nghiệm thí dụ như :
- Nhiêu mỏ quặng chiếm những vị trí kiến trúc xác định trong hệ thống các kiến trúc tuyến
và kiến trúc vòng Thường các mỏ quặng nằm ở các nút giao cát của các kiến trúc đó, nơi hoạt
tính nội lực mạnh hơn
- Khoáng hóa nhiệt độ cao có nguồn gốc mácma thường gắn với các kiến trúc vòng Nó thường phân bố trong vùng các khối xâm nhập hoa cương, thể hiện phần rìa hoặc trung tâm
của các kiến trúc vòng VỊ trí của các trường quặng với quá trình sinh khoáng nhiệt địch nhiệt
độ thấp và trung bình liên quan đến các nút giao cắt giữa các đới Lineament với các đứt gãy
có các hướng khác nhau
- Khoáng hớa nội sinh chủ yếu kèm theo các kiến trúc vòng dương (vòm) có nguồn gốc mácma và biến chất Cho đến nay chưa rõ vì lí do raào đó mà chưa phát hiện được mối quan
hệ giữa các kiến trúc vòng âm với quá trình sinh khoáng nội sinh
Phát hiện mối quan hệ hệ quả giữa các sản phẩm mácma và sinh khoáng với các phần tử kiến trúc tuyến và kiến trúc vòng cho phép đự báo sự hÌnh thành quặng nội sinh một cách chắc chắn
23 KET QUA THU NGHIEM
Công tác thử nghiệm phương pháp dự báo quặng nội sinh trên cơ sở ảnh vũ trụ được tiến
hành trên các vùng lãnh thổ miền Bác Việt Nam theo đúng sơ đồ công nghệ được trình bày ở
các mục trên, đi từ chung đến riêng, từ tổng thể đến cụ thể
2.3.1 Giai đoạn tổng quan
"Trước khi bất tay vào việc vận dụng phương pháp viễn thám để nghiên cứu dự báo quặng nội sinh cho một đơn vị lãnh thổ cụ thể cần hình thành ý niệm chung về qui luật phân bố quặng nội sinh, nếu không phải là tất cả thì cũng là trên những miền rộng lớn của lãnh thổ miền Bác Việt Nam Nhằm mục đích này, trong năm 1989, tại phòng thí nghiệm thuộc Liên hiệp khoa học sân xuất Trắc địa nước cộng hòa xô viết Tadzit, Dusanbe, PTS B.V Paskov đã thực hiện việc suy giải các tập ảnh lập thể tỉ lệ 1:1 000 000 thuộc nhiều vùng lãnh thổ miền Bác Việt Nam
Trong hoàn cảnh chưa thể trực tiếp tìm hiểu các kiến trúc địa chất của khu vực nghiên cứu, B.V Paskov đã vận dụng vốn biểu biết và kĨ năng đoán đọc của mình để cố gắng đến mức mà tÌ lệ ảnh cho phép, đọc tất cả những biểu hiện kiến trúc vòng, lineament và các kênh nội sinh có thể đọc được Tháng 8 năm 1990, tại phòng chuyên đề thuộc Trung tâm Viễn thám,
Hà Nội, các kết quả suy giải trên được đem ra đối chiếu với bản đồ địa chất và khoáng sản
29
Trang 34Viét Nam ti 16 1:500 000 Dong thời, ở một số khu vực trọng điểm như Lạng Sơn, Cao Bằng, Thanh Hĩa, Nghệ Tỉnh, việc suy giải các biểu hiện kiến trúc vịng, lineament, các kênh dẫn
nội sinh cũng được thực hiện trên các cặp ảnh độ phân giải cao ở tỉ lệ 1:200 000, độc lập với
các kết quả đã đạt được trên các cặp ảnh tỉ lệ 1:1 000 000 Như ta biết, các đối tượng kiến trúc vịng hoặc lineament cĩ qui mơ lớn thường biểu hiện rõ hơn trên các ảnh tỉ lệ nhỏ Các thơng
tin suy giải trên các ảnh cĩ tỉ lệ khác nhau được phối hợp lại khi chuyển vẽ đồng thời lên các
bản đồ địa hình tỉ lệ 1:500 000, 1:200 000, 1:100 000, và 1:50 000 trên máy KARTOFLEX
Bước thứ bai của giai đoạn tổng quan là tiến hành khảo sát các vùng lãnh thổ khác nhau
để kiểm chứng các kết quả suy giải nội nghiệp và hình thành những quan niệm chung về qui
luật phân bố quặng nội sinh trên miền Bác Việt Nam Cơng việc khảo sát thực địa được tiến
hành vào nhiều thời điểm khác nhau tại Bình Gia (Lạng Sơn), Tĩnh Túc - Phia Oäc (Cao Bằng),
Qùy Hợp - Qùy Châu (Nghệ Tĩnh), Cẩm Thủy - Thạch Thành, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc
Lạc, Như Xuân (Thanh Hĩa) Các kết quả cụ thể của những đợt khảo sát thực địa sẽ được
trình bày trong phần tiếp theo Ở đây xin được phép trình bày kết quả chủ yếu nhất của giai
đoạn tổng quan là đã hình thành được quan niệm chung về qui luật cĩ tính chất khu vực trong
sự phân bố quặng nội sinh ở miền Bác
Những nghiên cứu được thực hiện ở các tỉnh Cao Bàng, Lạng Sơn, Thanh Hĩa, Nghệ Tỉnh (nội và ngoại nghiệp) và Hà Sơn Bình (nội nghiệp) đã đưa đến những kết luận chủ yếu như
sau : theo hướng từ Tính Túc ở phía Bắc, qua Sơn Dương, Quán Triều, xuống đến Hồi Xuân
và xa hơn nữa về phía nam, đến Qùy Hợp, trên chiều dài hon 400 km, trai dài một đới lineament
á kinh tuyến lớn nhất miền Bắc Việt Nam Rư ràng là đới lineament này cịn tiếp tục xa hơn
về phía bắc sang lãnh thổ Trung Quốc và về phía nam sang Lào Đới lineament xuyên vùng
này khống chế sự phân bố quặng thiếc-vonfram, nớ cĩ thể được xem như một hệ thống sinh khống mácma dạng tuyến Trên suốt chiều đài của đới cơ phân bố các thể xâm nhập granitoid kèm theo sự khống hĩa mạnh thiếc-vonfram, liên quan đến các greizen, spacnơ, và các mạch thạch anh-tuamalin Các thể xâm nhập phân bố hoặc ngay trong đới lineament, hoặc gắn với các kiến trúc vịng cĩ tính khu vực, nằm ở các miền rìa hoặc trung tâm của chúng Tất cả đã ghi nhận được năm kiến trúc vịng : Tĩnh Túc, Kim Bơi, Hồi Xuân, Thường Xuân, Qùy Hợp
Trong số chúng, các kiến trúc vịng thứ nhất, thứ hai và thứ tư là thuộc kiểu cĩ nguồn gốc
mácma Kiến trúc thứ năm cĩ nguồn gốc biến chất Nguồn gốc của kiến trúc thứ ba chưa được định rõ Đường kính của các kiến trúc vịng này biến động từ 15-30 km và lên đến 50 km ở
phía Bác
Dọc theo cánh phía đơng của đới lineament sinh khống mácma (đới thiếc-vonfram) kéo
đài một dải quặng hĩa tập trung nhiều nhất quặng vàng-antimon và ở các phần rÌa được thay thế bằng các vệt phân tán chỉ-kẽm và antimon-thủy ngân
Về phía tây của đới lineament á kinh tuyến (khống hĩa thiếc-vơnfram nhiệt độ cao) là dải
khống hĩa chì-kẽm, hơn nữa sự phân bố của đãy này thường chịu ảnh hưởng của các phá hủy
theo hướng vỉ tuyến Thuộc số này cĩ đứt gãy Dài Thị ở Hà Tuyên cũng như hệ thống đứt gãy
á vi tuyến ở phần phía tây của tỉnh Thanh Hĩa (xem bản đồ)
Day la so dB tổng quát về qui luật cĩ tính khu vực trong sự phân bố quặng nội sinh ở miền
Bác Việt Nam, được xác định do kết quả suy giải địa chất kiến trúc các tài liệu ảnh vũ trụ kết
hợp với việc khảo sát tổng quan tại thực địa trên nhiều vùng khác nhau Ổ phạm vi hẹp hơn,
Trang 35thí dụ trên lãnh thổ tỉnh Thanh Hĩa, các qui luật này thể hiện đặc biệt rõ rột Ở đây tính hợp
HÍ của việc phân ra hai đới kiến trúc sinh khống là khá hiển nhiên Dọc theo đai giáp với chúng phân bố phần lớn các diện tích chứa quặng đã biết hoặc cĩ nhiều tiềm năng đã được vạch ra
Sơ đồ tổng quát này được đùng làm phương hướng chỉ đạo trong việc khảo sát tìm kiém 6
lệ lớn bơn trên các vùng cụ thể
2.3.2 Giai đoạn nghiên cứu các khu vực
1 Khu vực phía Bắc
Bao gồm một điện tích rộng lớn thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bác Thái, Hà Giang
Mục tiêu đặt ra cho đợt khảo sát khu vực phía Bác là :
- Kiểm tra giả thiết về qui luật chung trong sự hình thành quặng nội sinh ở miền Bắc
- Kiểm chứng các điều kiện cụ thể, để nếu cĩ thể thì tiến hành nghiên cứu chỉ tiết phục vụ
cho việc tìm kiếm khống sản theo yêu cầu của ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng
Việc nghiên cứu dự báo quặng nội sinh ở phía Bắc gặp một số khĩ khăn quan trọng, mà trước hết là khả năng đảm bảo ảnh vũ trụ với chất lượng ảnh cần thiết VÌ nằm ở phần rìa phía Bác của lãnh thổ, các tài liệu ảnh vũ trụ chựp vùng này khơng đảm bảo độ trùm phủ cần
thiết để tạo hiệu ứng lập thể tốt Hơn nữa các tài liệu ảnh hiện cĩ ở đây bị mây che phủ nhiều
nên rất khĩ đọc hoặc khơng đọc lập thể được Tuy nhiên bằng cách phối hợp nhiều tài liệu khác nhau chúng tơi đã cố gắng đọc được một kiến trúc vịng lớn nhất miền Bác và 14 kiến trúc vịm-kênh dẫn nội sinh rải rác trên tồn khu vực và rất nhiều nút hội tụ các lìneament
và đứt gãy cĩ khả năng sinh quặng
Kiến trúc vịng lớn nhất nằm ở vùng giáp giới các tỉnh Cao Bằng, Bác Thái, Hà Tuyên Gờ phía nam và phía tây của kiến trúc này biểu hiện rất rõ : bắt đầu từ phía tây thị trấn Nguyên Bình ơm sát khối Phía Oäc, kéo đọc đường 8b qua đèo Lê A xuống gáp sơng Năng ở đơng bắc Chợ Ra, tiếp tục dọc thung lũng sơng Năng sang lãnh thổ Hà Tuyên và ngược lên phía bắc đến cận đỉnh 1184 m Cĩ một đoạn đứt quãng và lại nổi rõ ở dọc thung lũng sơng ở Bảo Lạc cho đến biên giới Việt Trung Khối mácma Phia Oäc (cao 1930 m) nằm trong thân và sát phần rỉa phía đơng của kiến trúc vịng này Ngay trong thân kiến trúc vịng đã đọc được ba kênh dẫn nội sinh : một ở đơng bác đỉnh Phia Da (1980 m), một ở sát đường ơ tơ từ Tĩnh Túc đi Bảo Lạc (đơng Trang Thượng) và một ở Phiền Puộc (gần sơng Năng) Dọc rìa kiến trúc vịng nhiều
nơi bị cắt chếo với các lineament và đứt gãy tạo thành các điểm nút cĩ nhiều khả năng tìm
thấy kênh dẫn và quặng nội sinh Chính tại một trong các nút này đã hình thành quặng thiếc
gốc ở gần Tỉnh Túc mà người Pháp đã khai thác bằng hệ thống hào Một trong các nút giao điểm lineament cĩ nhiều triển vọng hình thành quặng nội sinh nằm ở điểm cực tây của tỉnh Cao Bàng và trên đất Hà Tuyên
Đợt khảo sát thực địa vùng lãnh thổ này được tiến hành vào đầu tháng 10/1990, cĩ tính
chất tổng quan Hành trình bắt đầu từ Hà Nội, qua Lạng Sơn, đọc biên giới Việt Trung đến Cao Bằng Tại Cao Bàng, đồn khảo sát được bổ sung thêm các cán bộ địa chất người địa
phương Từ Cao Bàng hành trình tiếp tục vào Tỉnh Túc, qua đèo Lê A, sát khối Phia Oäc đến
Nà Cơi, theo đường 3b trở lại Nà Phạc, đèo Giĩ, Ngân Sơn, trở lại Cao Bằng Sau cùng hành trình lại từ Cao Bằng qua Bác Cạn, Thái Nguyên về Hà Nội
31
Trang 36Cần lưu ý một điều rằng ngoài kết quả suy giải ảnh nội nghiệp và bản đồ địa chất miền
Bác Việt Nam tỉ lệ 1:500 000, các thành viên trong nhớm nghiên cứu cơ rất Ít thông tin về
lịch sử nghiên cứu địa chất và tìm kiếm khoáng sân ở khu vực này Tuy nhiên, những quan niệm tổng quát về qui luật sinh khoáng và các điểm có nhiều triển vọng phát hiện dấu hiệu quặng nội sinh, trước hết là thiếc-vonfram và vàng, rút ra từ nghiên cứu ảnh vũ trụ, khi được
trình bày trong cuộc hội thảo với các cán bộ địa chất của tỉnh Cao Bằng và đoàn địa chất thuộc
Tổng cục Địa chất phụ trách địa bàn này đều được xác nhận là phù hợp với những kết quả
nghiên cứu tìm kiếm xưa nay tại đây (hình 2.1 và phụ lục 2.1) Biên bản làm việc của đoàn
nghiên cứu với địa phương đã xác nhận điều này Mục tiêu của đợt khảo sát chỉ là nghiên cứu
tổng quan, tuy nhiên sự trùng khớp về vị trí của mỏ thiếc gốc mà người Pháp đã khai thác với
kết quả được vạch trên ảnh, cũng như hiệu suất đãi vàng sa khoáng dọc sông Năng do dân
tiến hành trùng hợp với phán đoán về triển vọng quặng đọc theo rìa phía nam của kiến trúc vòng này là chứng cớ cho tính xác thực và hiệu quả của phương pháp
Rất tiếc, vùng Ngân Sơn, nơi xưa nay dân địa phương đã phát hiện vàng ở nhiều điểm, thì ảnh vũ trụ mà chúng tôi biện có lại bọ mây che phủ nhiều nên chưa nêu được thông tỉn gì mới
"Theo kiến nghị của địa phương, cần tìm mọi khả năng để tiến hành nghiên cứu chỉ tiết hơn vùng này bàng phương pháp khai thác ảnh vũ trụ kết hợp với khảo sát thực địa
2 Khu vực Qùy Hợp - Quy Châu (Nghệ An)
Đợt khảo sát tổng quan vùng Qùy Hợp - Qùy Châu được tiến hành cuối tháng 10/1990 (từ 15-20/10), ngay sau khi kết thúc các lộ trình ở phía Bắc Đợt khảo sát này được tiến hành đo yêu cầu có tính chất phương pháp luận nhằm kiểm chứng giả thiết về đới lineament sinh khoáng á kinh tuyến vắt qua lãnh thổ miền Bác Đồng thời, nó cũng được thực hiện theo yêu
cầu của Công ty khai thác khoáng sân Nghệ Tĩnh Tham gia đoàn khảo sát, ngoài các thành
viên của đề tài còn có 3 cán bộ địa chất có thâm niên của địa phương
Kết quả suy giải các cặp ảnh vũ trụ độ phân giải trung bình và độ phân giải cao trên khu vực tương đối hẹp của huyện Qùy Châu, Qùy Hợp giáp giới với vùng Bãi Chành của Thanh
Hóa, đã đọc được một kiến trúc vòng lớn có đường kính từ 15-30 km, gần 20 kiến trúc vòm
và kênh dẫn nội sinh, rất nhiều lineament phân bố ngay trong thân và ở các phần rìa của kiến
trúc vòng này (hỉnh 2.2 và phụ lục 2.2)
Chính dòng sông Hiếu, bắt đầu từ huyện ly Qùy Châu đến sát sườn phía tây của khối núi
Bù Gâm là giới hạn phía bác và phía đông của kiến trúc vòng này Giới hạn phía nam đi đọc theo thung lũng một phụ lưu của sông Hiếu (cũng gọi là sông Cọn trên bản đồ địa hình tỉ lệ
1:500 000) từ ngã ba Kẻ Dinh về phía tây đến quá thị trấn Qùy Hợp và hướng lên phía tây bắc
theo thượng nguồn dòng chảy này Khép kín giới hạn kiến trúc vòng ở phía tây chính là dòng
dong Nam Pong Phần trung tâm của kiến trúc vòng này là khối núi Bù Khang cao 1085 m
© phan nay bằng suy giải ảnh lập thể nội nghiệp đã đọc được hơn 10 kiến trúc vòm rất gần
với khái niệm kênh dẫn nội sinh
Do thời gian dành cho việc đi lộ trình rất hạn chế, và do thời tiết xấu mưa to liên tục trong nhiều ngày, việc khảo sát được tiến hành chỉ ven theo đường 6 t6 từ Quy Hợp lên Qùy Châu,
đến sát ranh giới với tỉnh Thanh Hóa Theo kế hoạch, sẽ khảo sát 6 cấu trúc dạng vòm ở gần
bản Gié, bản Chiềng ở phía đông chân nứi Bu Khang Đặc điểm chung của các đồi khu vực
Trang 37Khu vực Phía Bac (Tĩnh Tuc - Cao Bằng)
Trang 38Các yếu tố địa chất kiến trúc
Khu vực Quy Hop, Quy Chau - Ngh@ Tinh ‘
Trang 39này là lớp vỏ phong hĩa rất đày, ít vết lộ Tuy nhiên, ven các cấu trúc được khảo sát, phát hiện nhiều vỉa thạch anh gần vùng tạo quặng Đặc biệt, trên một dịng suối gần bản Chiềng suốt đọc chiều dài địng chày của nĩ, ngổn ngang các khối đá tảng thạch anh và rất nhiều tang tuamalin mau den, cĩ hịn rất nặng-một trong những dấu hiệu chỉ thị quặng thiếc gốc Tại
một thung lũng suối ven chân một kênh dẫn nội sinh gần mạch nước khống (mà các cán bộ địa chất đã phát hiện từ những năm 60) cĩ nhiều thạch anh và dảm kết chứa các hợp chất cĩ
thạch tín Theo B.V Paskov, cần phải tiếp tục khảo sát chỉ tiết quanh cấu trúc vịm này vi cĩ
nhiều dấu hiệu trực tiếp của quặng nội sinh Điểm thứ năm dự kiến trong kế hoạch khảo sát,
theo thơng báo của cán bộ địa phương, cĩ nhiều thạch anh, mica và các biểu hiện chứa quặng
khác Do điều kiện thời tiết và đường sá, đồn khơng đến nơi trực tiếp được Các thơng tin
nhận được từ người đân tại chỗ phù hợp với nhận định đã đự báo
Đồn đã cố gắng tranh thủ thời gian khảo sát thêm một điểm ở vùng Đồng Căn,phía đơng
đường đi Qùy Châu, nằm ở phía bắc nga ba Ké Dinh 10 km Đã tiếp cận được đối tượng, đĩ là một cấu trúc vịm khá hồn chỉnh cĩ độ cao gần 200 m Lớp vỏ phong hĩa rất dày, các tang
lăn chủ yếu là đăm kết Rất tiếc do mưa nhiều và nước sơng Hiếu lên to việc khảo sát thực địa phải ngừng lại Các mẫu đá chứa quặng mà đồn đã thu thập đã được chuyển giao cho Cơng
ty khai thác khống sản để phân tích
Biên bản kết thúc đợt khảo sát giữa đồn cơng tác và lãnh đạo Cơng ty khai thác khống
sản Nghệ Tĩnh (do đồng chí Hồng Đình Hĩa phĩ chủ tịch tỉnh ủy nhiệm) đã kết luận : "cơng
tác khảo nghiệm kết quả suy giải ảnh vũ trụ về khả năng chứa quặng nội sinh đã đem lại kết quả tốt Qua đĩ cho thấy đây là phương pháp cĩ hiệu quả cao, cho phép giảm nhiều lần kinh phí và rút ngắn thời gian cơng tác tìm kiếm khống sản Hai bên đều mong muốn cộng tác với nhau để tiếp tục tỉm kiếm thăm dị và khai thác khống sản trên địa bàn Nghệ Tĩnh" (Vĩnh,
ngày 20/10/1990)
3 Khu vực Hà Sơn Bình /
Trên cơ sở nhận thức rằng một phần đáng kể của lãnh thổ Hà Sơn Bình nằm ngay trên
đới lineament á kinh tuyến sinh khống của miền Bác Việt Nam, chúng tơi cũng đã tiến hành suy giải các tài liệu ảnh vũ trụ ở khu vực này Ngay trên ảnh tỉ lệ 1:1000 000 đã đọc được một kiến trúc vịng khá lớn, 16 kênh dẫn nội sinh, rất nhiều nút giao điểm các lineament, đứt gãy Tất cả cĩ thể khoanh được 15 khu vực cĩ nhiều triển vọng để tìm kiếm khống sản nội sinh Kién trúc vịng ở đây cĩ qui mơ 25-30 km đường kính như ở Qùy Châu - Qùy Hợp Rìa phía bác-đơng bắc của kiến trúc này đi ngang qua huyện ly Kim Bơi, về phía nam xuống gần đến huyện ly Vụ Bản sau đĩ theo dịng suối ngược lên hướng tây bác Vùng trung tâm của kiến
trúc vịng này là hai thể xâm nhập granitoid tây nam Kim Bơi Kiến trúc này rất điển hình,
tương tự như ở Phia Oäc va Bi Khang Dọc rìa phía nam của kiến trúc vịng, ở vùng Vụ Bản,
trên các cặp ảnh độ phân giải cao tỉ lệ 1:200 000 đọc được thêm 16 kênh dẫn quặng Khu vực này cơ nhiều khả năng hình thành quặng nội sinh, đáng để khảo sát chỉ tiết (hình 2.3 và phụ
lục 2.3) Lưu ý rằng trên bản đồ khống sản 1:500 000 đã xuất bản, chưa ghi nhận được đấu
hiệu quặng nào ở khu vực này
Đo điều kiện chủ quan và khách quan, chúng tơi chưa thể thực hiện được các đợt khảo sát thực địa ở Hà Sơn Bình để kiểm chứng các kết quả suy giải từ ảnh vũ trụ các loại tỉ lệ Tuy
Trang 40nhiên, những kết quả đạt được là có giá trị khi chuyển giao cho các nhà chuyên môn thm kiếm
và thăm đò khoáng sản để họ có thể tiếp tục công việc
4 Khu vực Thanh Hóa
Lãnh thổ Thanh Hóa được chọn làm nơi thử nghiệm ứng dụng phương pháp nghiên cứu
dự báo quặng nội sinh trên cơ sở ảnh viễn thám Việc chọn Thanh Hóa làm trọng điểm thử nghiệm còn xuất phát từ yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dan tinh này Song cách đặt vấn
đề của tỉnh là trong các loại quảng nội sinh nói chung cần tập trung chủ yếu vào việc dự báo khả năng tìm kiếm vàng gốc Do vậy, việc nghiên cứu dự báo được tiến hành ở đây cũng hướng theo trọng tâm nay
Việc suy giải ảnh vũ trụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa được thực hiện khá chỉ tiết, nhiều
lần, trong giai đoạn đầu tiên ở nội nghiệp cũng như trong quá trình khảo sát ngoại nghiệp
Ngoài các cặp ảnh tỉ lệ 1:1000 000, 1:200 000 còn sử đụng các tờ ảnh phóng đến tỉ lệ 1:50 000 (độ phân giải cao) Các ảnh TM của Mĩ và SPOT của Pháp cũng được tham khảo đến Cần nói
rõ thêm rằng phần phía tây của tỉnh, nơi giáp giới với Sơn La và Lào, chất lượng ảnh không
được tốt nên kết quả suy giải ở vùng này chưa đủ chỉ tiết như ở các vùng khác trong tỉnh
Két quả nhiều lần suy giải các ảnh chụp lãnh thổ Thanh Hóa từ vũ trụ đã vạch ra được
hơn 10 kiến trúc vòng có qui mô lớn nhỏ khác nhau, phân bố dọc đới lineament á kinh tuyến
và ở vùng miền tây của tỉnh Đã đọc được hơn 70 cấu trúc dạng vòm tương đương với khái
niệm kênh dẫn nội sinh phân bố trong đới lineament này, tại rÌa các kiến trúc vòng và các nút hội tụ các đứt gãy và phá hủy Trong số đó, có 6 đối tượng ở thượng nguồn sông Bưởi (bác Cúc Phương), ð đối tượng trong địa phận huyện Thạch Thành, 4 đối tượng ở Lương Nội (Bá Thước) giáp giới Hà Sơn Bình, 4 đối tượng ở Ngọc Lạc trên hướng kéo dài của đứt gãy qua Cẩm Tâm
(nơi đã phát hiện ra vàng gốc trong via thạch anh) ; có hơn 10 đối tượng trên hướng từ Ngọc
Lạc đi Lang Chánh, 5 đối tượng ở phía bäc huyện ly Cẩm Thủy, gần 30 đối tượng trên địa bàn của huyện Như Xuân và 2 đối tượng thuộc phạm vi Thường Xuân (hÌnh 2.4 và phụ lục 2.4)
Đới lineament á kinh tuyến này, trên phạm vị tỉnh Thanh Hóa, bao gồm cả một hệ thống đứt
gãy gần như song song nhau, biểu hiện rất rõ thành từng đoạn trên bề mặt lãnh thổ, nhưng gần như liên tục nối tiếp nhau vắt ngang địa phận tỉnh Thí dụ, ở vùng Cẩm Thủy, song sơng với đứt gãy chứa vàng Cẩm Tâm, về phía bắc huyện ]y quan sát thấy 3 hoặc 4 đứt gãy tương
tự kéo dài từ ranh giới với Hà Sơn bình, vất ngang sông Mã xuống phía nam Theo quan niệm của nhiều nhà địa chất Việt Nam vốn đã từng nghiên cứu qui luật phân bố khoáng sản ở Thanh Hóa thì các đứt gãy kéo dài theo hướng rất đặc trưng cho cả miền Bác Việt Nam, hướng tây
bác-đông nam, là có ý nghia khống chế quặng Tuy nhiên, sau khi phân tích kết quả suy giải ảnh vũ trụ, kết hợp với bản đồ địa chất khoáng sản Việt Nam tỉ lệ 1:500 000, bản đồ khoáng sân Thanh Hóa tỉ lệ 1:200 000, và một số tài liệu địa vật lí, địa hóa do Liên đoàn địa chất cũng
cấp, B.V Paskov cho rằng các đứt gãy á kinh tuyến này có ý nghĩa quan trọng đối với việc khống chế quặng nội sinh ở vùng này, đặc biệt là ở những nút giao cát của chung với các đứt găy theo hướng tây bắc-đông nam
Phán đoán thứ hai, rút ra từ việc phân tích kết quả suy giải ảnh, có đối chiếu với các tài liệu địa chất là : bên cạnh sự phân đị của hướng sinh khoáng theo chiều ngang (như đã trình