BỆNH HỌC NỘI KHOA TẬP 1 - BS. DOANH THIÊM THUẦN - 4 potx

22 245 0
BỆNH HỌC NỘI KHOA TẬP 1 - BS. DOANH THIÊM THUẦN - 4 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

65 đoạn: * Giai đoạn khô: Bệnh nhân cảm thấy cảm giác rát bỏng sau xương ức, tăng khi ho. Ho khan hoặc ông ổng, ho từng cơn, khản tiếng. Triệu chứng toàn thân: sốt có thể sốt cao 39-40 o C, nhức đầu, mệt mỏi, biếng ăn. Khám phổi có rải rác ran rít và ran ẩm to hoặc vừa hạt. * Giai đoạn ướt: Cảm giác rát bỏng sau xương ức giảm và hết, khó thở nhẹ, ho khạc đờm nhầy, đờm vàng mủ. Nghe phổi có ran rít, ran ngáy, ran ẩm to và vừa hạt. Diễn biến 4 - 10 ngày thì khỏi hẳn. Có trường hợp ho khan kéo dài vài tuần. Có thể bệnh bắt đầu rầm rộ biểu hiệ n sốt cao, ho nhiều, ho ra máu 2.1.2. Triệu chứng cận lâm sàng - Xquang phổi: rốn phổi đậm. - Xét nghiệm máu: số lượng bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng tăng. 2.2. Triệu chứng của viêm phế quản mạn 2.2.1. Triệu chứng lâm sàng Đa số gặp ở độ tuổi 50, nam giới, nghiện thuốc lá, thuốc lào. Bệnh thường diễn biến âm thầm, sau đó biểu hiện các tri ệu chứng sau: Ho và khạc đờm vào buổi sáng, đờm nhầy, trong, dính hoặc xanh vàng, đục mủ. Lượng đờm khoảng 200ml. Mỗi đợt kéo dài 3 tuần vào những tháng đông - xuân. - Đợt cấp của viêm phế quản mạn thường có các biểu hiện sau: + Ho, khạc đờm có mủ. + Khó thở như cơn hen. + Phổi có ran rít, ran ngáy, ran ẩm, rì rào phế nang giảm. + Sốt hoặc không. + Có thể có suy hô hấp. 2.2.2. Triệu chúng cận lâm sàng - Xquang: rốn phổi đậm, có thể thấy cung động mạch phổi phình ra. Nếu có giãn phế nang còn thấy hình ảnh ứ khí, hình tim dài và bé. Nếu chụp phế quản có chất cản quang (Lipiodol) thấy vách phế quản không đều có chỗ tắc. Chụp động mạch phế quản thấy giãn. - Soi phế quản: vách phế quản dày, niêm mạc nhạt màu, xung huyết và viêm nhiễm từng vùng. Kết hợp hút dịch tìm tế bào, sinh thiết nếu nghi ngờ khố i u. 66 - Thăm dò chức năng hô hấp: + VEMS giảm. + VC giảm. + Tiffeneau giảm. + RV (thể tích cặn) tăng khi giãn phế nang. - Xét nghiệm: + Đờm: tìm vi khuẩn, làm kháng sinh đồ. Nên tìm trực khuẩn BK nhiều lần. + Máu: thấy hồng cầu tăng, hematocrit tăng, bạch cầu tăng, tốc độ lắng máu tăng (khi có đợt bội nhiễm). 3. CHẨN ĐOÁN 3.1. Chẩn đoán xác định * Viêm phế quản c ấp dựa vào: - Triệu chứng của viêm đường hô hấp trên: + Nhẹ: viêm họng đỏ, chảy nước mũi. + Nặng: viêm mũi mủ, viêm xoang, viêm amydal, viêm tai giữa. - Triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới: + Nhẹ: ho, khản tiếng, thở khò khè và dấu hiệu của viêm đường hô hấp trên, nghe phổi có ran rít. + Nặng: ngoài những triệu chứng trên, khó thở rõ rệt, co kéo lồng ngực, tím, nhịp thở nhanh trên 50 lần/ phút. Nghe phổ i thấy có ran rít, ran ẩm ở vùng đáy phổi phía sau lưng. * Viêm phế quản mạn dựa vào: - Nam giới, tuổi 40-50, tiền sử nghiện thuốc lá thuốc lào, ho và khạc đờm về buổi sáng từng đợt 3 tuần, 3 tháng trong năm và trong 2 năm liền. - Có đợt kịch phát. - Xquang: rốn phổi đậm hai bên. Tại tuyến cơ sở thường chẩn đoán xác định được ngay là viêm phế quản cấp. Đối vớ i viêm phế quản mạn phải hỏi kỹ tiền sử giúp chẩn đoán. 3.2. Chẩn đoán phân biệt 3.2.1. Cần phân biệt viêm phế quản cấp với - Hen phế quản tăng tiết dịch: sau cơn hen thì hết các triệu chứng. - Ứ đọng phổi trong suy tim: có biểu hiện suy tim. 67 - Một số bệnh phổi có biểu hiện viêm phế quản: lao phổi, bệnh bụi phổi, ung thư phổi không nghĩ đến viêm phế quản nếu triệu chứng nghe phổi chỉ ở một bên. 3.2.2. Cần phân biệt viêm phế quản mạn với - Giãn phế nang: có thể viêm phế quản mạn tính mà không có hoặc chưa có giãn phế nang, hoặc giãn phế nang mà không có triệu chứng của viêm phế quản m ạn tính, để phân biệt nên dựa vào một số đặc điểm sau: Xem bảng 3.1. Bảng 3.1. Giãn phế nang Viêm phế quản mạn tính - Khó thở: nặng - Ho: xuất hiện sau khó thở - Viêm đường hô hấp ít - Suy hô hấp: vào giai đoạn cuối - Xquang: lồng ngực căng, phổi quá sáng - R (sức cản đường thở) tăng nhẹ - Khuếch tán khí của phổi: giảm nhiều - Vừa - Xuất hiện nước khó thở - Rất thường gặp - Từng đợt cấp - Các nhánh phế huyết quản tăng đậm - Tăng nhiều - Giảm ít - Lao phổi: tìm BK (+), có tổn thương trên phim chụp phổi. - Hen phế quản: cần hỏi kỹ tiền sử hen, hoặc chứng kiến có cơn hen phế quan. - Ung thư phế quản: điều trị kháng sinh không đỡ, cần phải chụp phổi, soi phế quản để phân biệt. - Giãn phế quản: chụp phế quản thấy giãn hình ống, hình túi. 3.3. Chẩn đoán giai đoạn viêm phế quản mạn tính * Giai đoạn O: - Không khó thở - Không có rối loạn chức năng hô hấp. * Giai đoạn l: - Ho dai dẳng 3 tuần. - Khạc đờm dai dẳng 3 tuần. - Khó thở độ 2 (khi leo tầng 2- theo Sadoul) * Giai đoạn 2: giống giai đoạn 1 và - Ho, khạc đờm trên 3 tuần trong năm. - Khó thở độ 3 (khi đi bình thường) - Phổi có ran rít, ran ngáy. 68 - Khó thở giống hen. - Thay đổi thông khí phổi. * Giai đoạn 3: giống giai đoạn 2 và - Rối loạn chức năng hô hấp. - Khó thở nhiều. * Giai đoạn 4: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng. * Giai đoạn 5: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng, rối loạn chức năng thông khí nặng. Bệnh tiến triển 5-10-20 năm, thành từng đợt, trong quá trình tiến triển của bệnh, có thể có những biến chứng sau: - Bội nhiễm phổi - Giãn phế nang, suy hô hấp. - Suy tim phải. 4. ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH 4.1. Điều trị và phòng bệnh viêm phế quản cấp * Thể nhẹ: nghỉ ngơi tại giường. Uống đủ nước Cho Codein Không cần dùng kháng sinh * Thể nặng: có viêm mũi mủ, viêm amydal, viêm VA, viêm tai giữa, viêm phế quả n: - Cho kháng sinh: có thể dùng Erythromycin 1- 2 gam/ ngày cho 10 ngày. - Nên cho kháng histamin khi có dấu hiệu co thắt phế quản. - Hạ sốt, giảm đau. - Long đờm: Natri Benzoat - Điều trị nguyên nhân. - Phòng bệnh: + Loại bỏ các yếu tố kích thích: tránh khói bụi, môi trường ô nhiễm. + Giữ gìn sức khỏe, giữ ấm trong mùa lạnh. + Tiêm vacxin chống virus, vi khuẩn. + Dùng kháng sinh từng đợt, nhất là những người có viêm đường hô hấp mạn 69 tính. 4.2. Điều trị và phòng bệnh đối với viêm phế quản mạn tính 4.2.1. Trong đợt cấp - Dẫn lưu đờm theo tư thế, kết hợp vỗ rung lồng ngực. - Dùng thuốc long đờm: Natri Benzoat, Mucomyst. - Nếu có suy hô hấp: thở oxy ngắt quãng. - Nếu có tắc nghẽn, co thắt phế quản: cho Aminophyllin tiêm tĩnh mạch, Ventolin khí dung - Corticoid: Depersolon, hoặc Prednisolon 30mg/24 giờ. - Kháng sinh: dùng nhóm Cyclin, hoặc Erythromycin 1-2 gam/ ngày. .2.2. Ngoài đợt cấp - Tiêm vacxin phòng cúm mùa thu- đông. Vacxm chố ng vi khuẩn. - Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp. - Tập thở bụng. - Bỏ thuốc lá, thuốc lào. 4.2.3. Phòng bệnh - Bỏ, hạn chế các yếu tố kích thích: thuốc lá, thuốc lào. - Bảo hộ lao động cho những người tiếp xúc với môi trường có nhiều bụi như công nhân làm việc ở hầm mỏ - Xây dựng các xí nghiệp xa vùng dân cư và ngược chiều gió. - Tiêm phòng cúm vào mùa thu - đông. - Điều trị tất các ổ nhiễm trùng đường hô hấp trên. Dùng kháng sinh vào những tháng lạnh mỗi đợt 10 ngày (có thể dùng nhóm cyclin, hoặc Erythromycin) - Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng, quản lý bệnh nhân tốt. 70 VIÊM PHỔI THÙY 1. ĐẠI CƯƠNG Định nghĩa: viêm phổi là hiện tượng viêm nhiễm của nhu mô phổi, bao gồm viêm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và viêm tiểu phế quản tận cùng. Nguyên nhân do vi khuẩn, virus, ký sinh vật. * Đặc trưng của thương tổn là khối đông đặc nhu mô phổi. Ở Việt Nam viêm phổi chiếm 12% các bệnh phổi. Bệnh gặp ở cả nam và nữ. * Tổ n thương giải phẫu bệnh: Thường gặp ở thùy dưới phổi phải hơn, ít khi bị cả hai bên. Theo Laennec, có ba giai đoạn: - Giai đoạn xung huyết: vùng phổi bị tổn thương xung huyết mạnh, giãn mạch máu, thoát hồng cầu, bạch cầu vào phế nang, nếu cấy dịch ở ổ viêm này thấy có nhiều vi khuẩn. - Giai đoạn gan hóa đỏ: sau bị bệnh 1 - 2 ngày, vùng phổi đó có màu đỏ chắ c như gan, cắt mảnh phổi bỏ vào nước thấy chìm. Trong phế nang chứa nhiều hồng cầu, bạch cầu. Nếu cấy dịch phế nang có nhiều phế cầu. - Giai đoạn gan hóa xám: vùng tổn thương chắc như gan, màu xám, trên mặt có mủ, trong phế nang có nhiều hồng cầu, bạch cầu, đại thực bào. 2. NGUYÊN NHÂN - Do phế cầu Gr(+) được phân lập từ 1883 (Talamon). Hiện nay có > 75 chủng loại, typ 1, 2, 3 gây bệnh ở người lớn, typ 4 gây bệnh ở trẻ em. - Điều kiện thuận lợi: + Lạnh. + Có thể suy yếu, còi xương, già yếu. + Nghiện rượu. + Chấn thương sọ não, hôn mê. + Mắc bệnh phải nằm điều trị lâu. + Biến dạng lồng ngực, gù, vẹo cột sống. + TMH: viêm xoang, viêm amydal. + Bệnh tắc nghẽn đường hô hấp. - Đường vào: thường do 71 + Hít phải vi khuẩn ở môi trường, không khí. + Hít phải vi khuẩn do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. + Vi khuẩn theo đường máu từ ổ nhiễm khuẩn xa. 3. TRIỆU CHỨNG * Cơ năng: bệnh thường xảy ra đột ngột ở người trẻ tuổi. - Bắt đầu bằng cơn rét run khoảng 30 phút, nhiệt độ 39 – 40 o C, mạch nhanh, mặt đỏ, sau vài giờ thấy khó thở, toát mồ hôi, môi tím, có mụn herpet ở môi, mép. - Ở người già, người nghiện rượu có lú lẫn, trẻ em có co giật. - Đau ngực bên tổn thương. - Ho: lúc đầu ho khan, sau có đờm hoặc màu gỉ sắt. - Có khi nôn mửa, trướng bụng. * Thực thể. - Lúc đầu thấy rì rào phế nang giảm bên tổn thương, gõ và sờ bình thường. Có thể có tiếng cọ màng phổi và ran nổ cuối thì thở vào. - Thời kỳ toàn phát: có hội chứng đông đặc rõ, có tiếng thổi ống. * Cận lâm sàng: - X quang: thấy một đám mờ của một thùy hay một phân thuỳ hình tam giác, đáy quay ra ngoài, đỉnh quay vào trong. - Xét nghiệm máu: BC tăng 15.000 - 25.000/mm, 80 - 90% là BC đa nhân trung tính. Tốc độ lắng máu tăng. Cấy máu có khi có phế cầu. - Nước tiểu: có protein thoáng qua. * Tiến triển: thường sốt khoảng một tuần, sau đó giảm sất, ra nhiều mồ hôi, đái được nhiều, bệnh nhân dễ chịu và khỏi bệnh. Khám phổi vẫn còn hội chứng đông đặc, hình ảnh X quang tồn tại vài tuần nữa. Nếu có biến chứng thì triệu chứng nặng lên. 4. CHẨN ĐOÁN 4.1. Chẩn đoán xác định Dựa vào: - Khởi phát đột ngột ở người trẻ. - Cơn rét run, sốt cao 39 – 40 o C. - Hội chứng nhiễm khuẩn: môi khô, lưỡi bẩn, bạch cầu tăng, đái ít. - Đau ngực bên tổn thương. 72 - Ho, khạc đờm màu gỉ sắt. - Hội chứng đông đặc phổi. - X quang phổi có đám mờ đều hình tam giác đáy quay ra ngoài. Tại cơ sở chẩn đoán thường dựa vào hai biểu hiện : + Hội chứng nhiễm khuẩn + Hội chứng đông đặc. Do vậy việc thăm khám lâm sàng là rất quan trọng. 4.2. Chẩn đoán phân biệt - Xẹp phổi: trung thất bị kẻo v ề bên xẹp, cơ hoành lên cao. - Tràn dịch màng phổi: vừa viêm vừa tràn dịch (chọc dò để chẩn đoán). - Nhồi máu phổi: đau ngực dữ dội, sốc, sốt, ho ra máu. Thường xảy ra ở người có bệnh tim, hoặc phẫu thuật vùng hố chậu. - Áp xe phổi giai đoạn đầu: dựa vào diễn biến của bệnh. - Ung thư phổi: sau điều trị hết nhiễm khuẩn mà tổn th ương còn tồn tại > 1 tháng nhất là ở người có tuổi, nghiện thuốc lá. - Giãn phế quản bội nhiễm: ho, khạc đờm kéo dài, nên chụp phế quản có cản quang để chẩn đoán. 5. BIẾN CHỨNG 5.1. Biến chứng tại phổi - Bệnh lan rộng hai hoặc nhiều thuỳ phổi: khó thở tăng lên, tím môi, mạch nhanh, có thể chết. - Xẹp một thuỳ phổi: do cục đờm gây tắc phế quản một thuỳ. - Áp xe phổi: sốt dai dẳng, đờm nhiều mủ, X quang có một hoặc nhiều hình hang có mức nước mức hơi. - Viêm phổi mạn tính: bệnh tiến triển kéo dài, thùy phổi bị tổn thương xơ hóa. 5.2. Biến chứng ngoài phổi - Tràn dịch màng phổi: thường nhẹ, chóng khỏi. - Tràn mủ màng phổi: sốt dai dẳng, chọc dò màng phổi có mủ. - Viêm màng ngoài tim: đau vùng trước tim, có tiếng cọ màng ngoài tim. - Viêm nội tâm m ạc cấp tính do phế cầu: (ít gặp): sốt rét run, lách to. - Viêm khớp do phế cầu: khớp sưng đỏ, nóng, đau. - Viêm màng não do phế cầu ít gặp. - Viêm phúc mạc: hay gặp ở trẻ em. 73 - Viêm tai xương chũm. - Loạn nhịp ngoại tâm thu, suy tim. - Sốc 6. ĐIỀU TRỊ * Chống nhiễm khuẩn. - Nên dùng kháng sinh sớm. - Penicillin 2 - 3 triệu đơn vị/24h tiêm bắp thịt 3 - 4 lần. - Kết hợp với Gentamycin 80 - 120 mg/24 h. Đến khi hết sất 4 - 5 ngày hoặc dùng Ampicillin 2 - 3 g/24h. * Điều trị triệu chứng. - Giảm đau ngực: cho Codein 2 - 4v/24h. Đau quá có thể dùng Morphin 0,01g x 1 ống (tiêm dưới da). - Nếu có trướng bụng. Prostigmin 1ml dung dịch 0,05%, 1 - 2 l ần/24h (tiêm dưới da). - Nếu có mất nước: cho ăn lỏng, bồi phụ nước và điện giải bằng dung dịch đẳng trương (Ringer Lactat, dung dịch Glucose 5%). * Với thể nặng (khó thở nhiều, tím, mạch nhanh ) - Thở oxy. - Kháng sinh liều cao: Penicillin 5 triệu đơn vị/24 h kết hợp Gentamycin 80 - 120mg/24h. - Nếu có truỵ mạch. Truyền dịch. Prednisolon (Depersolon). Dopamin. - Chuyển tuyến trên nếu điều trị không đỡ hoặc có biế n chứng. 7. PHÒNG BỆNH - Điều trị tốt ổ nhiễm khuẩn ở vùng tai mũi họng, nhất là viêm xoang có mủ, viêm amydal có mủ viêm họng: bằng kháng sinh hoặc khí dung - Điều trị tốt đợt cấp của viêm phế quản mạn tính: bằng kháng sinh uống mỗi tháng 10 ngày trong 5 tháng mùa đông. - Loại bỏ yếu tố kích thích có hại: bỏ thuốc lá, thuốc lào. - Giữ ấm cổ, ngực trong mùa lạnh. - Tiêm vacxin phòng bệnh. (Vacxin ph ế cầu đa giá). 74 ÁP XE PHỔI 1. ĐỊNH NGHĨA VÀ DỊCH TỄ HỌC - Định nghĩa: áp xe phổi là ổ mủ trong nhu mô phổi, sau khỏi ộc mủ ra ngoài thì tạo thành hang mới, quá trình hoại tử do viêm nhiễm cấp tính ở phổi (do vi khuẩn, ký sinh vật, nấm không do lao). - Dịch tễ học: trước đây bệnh gặp nhiều hơn do có ít kháng sinh, hiện nay áp xe phổi là bệnh gặp ít hơn so với các bệnh phổi khác do được chẩn đoán sớm và đi ều trị tích cực. 2. NGUYÊN NHÂN * Viêm nhiễm hoại tử. - Do vi khuẩn làm mủ: tụ cầu vàng, Klebsiella, liên cầu khuẩn nhóm A và những Cocci yếm khí khác. - Mycobacteria: Mycobacterium, tuberculosis - Ký sinh vật: amíp, sán lá phổi. * Ổ nhồi máu ở phổi do: - Tắc mạch. - Tắc mạch nhiễm khuẩn. - Viêm mạch máu (viêm nút quanh động mạch). * Ung thư nguyên phát ở phế quản. * Nguyên nhân khác. - Kén hơi nhiễm khuẩn. - Tổn thương hoại t ử trong bệnh bụi phổi. - Ở Việt Nam áp xe phổi thường do tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu, trực khuẩn mủ xanh, amíp (áp xe gan vỡ lên phổi). * Các điều kiện thuận lợi: - Chấn thương lồng ngực có mảnh đạn nằm trong phổi. - Sau gây mê đặt nội khí quản, thở máy. - Sau phẫu thuật vùng TMH, RHM. - Bị bệnh khác: đái đường, suy mòn. - Có bệnh phổi mạn tính: giãn phế quả n. - Nghiện rượu, nghiện thuốc lá. [...]... tràn dịch - Ho ra máu nhiều do vỡ mạch máu lớn 77 - Nhiễm trùng máu - Viêm mủ trung thất, viêm màng ngoài tim có mủ - Giãn phế quản và xơ phổi - Áp xe não, thận nhiễm bột - Bội nhiễm lao, suy mòn - Tử vong 9 ĐIỀU TRỊ 9 .1 Nguyên tắc - Dùng kháng sinh liều cao phối hợp, dựa vào kháng sinh đồ, điều trị theo nguyên nhân - Điều trị triệu chứng và biến chứng (nếu có) 9.2 Cụ thể 9.2 .1 Điều trị nội khoa - Dùng... hợp gõ, lắc, rung lồng ngực - Thuốc long đờm: Acemuc 4- 6 gói/24h Natribenzoat: 4- 6 g/24h - Soi hút phế quản chỉ làm khi có tắc phế quản do dị vật hoặc mủ không thoát ra được - Chọc hút mủ qua thành ngực nếu ổ áp xe ở gần thành ngực - Điều trị đặc hiệu: cho Emetyl, Flagyl trong áp xe do amíp - Nếu áp xe phổi do tắc mạch nhiễm khuẩn: cần trích rạch ổ nhiễm khuẩn bên ngoài 78 - Điều trị triệu chứng: giảm... Penicillin 5 - 10 triệu đơn vị/24h tiêm bắp, truyền tĩnh mạch Hoặc Cephalosporin thế hệ mới như Cefotaxim 2 -4 g/24h kết hợp với Gentainycin 16 0mg/24h Thời gian dùng thuốc đến khi hết triệu chứng lâm sàng, hình ảnh X quang chỉ còn những dải mờ nhỏ - Dẫn lưu tư thế cho bệnh nhân nằm ở tư thế thích hợp (ví dụ: ổ áp xe ở đỉnh phổi phải thì cho bệnh nhân nằm nghiêng sang trái, đầu cao, áp xe thùy đáy thì cho bệnh. .. bằng miệng - Điều trị ổ nhiễm khuẩn vùng tai mũi họng, răng hàm mặt - Khi phẫu thuật vùng tai mũi họng, răng hàm mặt cần chú ý đề phòng áp xe phổi - Bệnh nhân hôn mê, động kinh, nhược cơ khi nuôi dưỡng bằng ống thông phải cẩn thận tránh sặc 79 LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG 1 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC Loét dạ dày tá tràng là một bệnh phổ biến trong các bệnh đường tiêu hóa Tỷ lệ mắc bệnh tại Mỹ: 1, 9%, Nga 3 -4 % Ở Việt... có nội soi đã phát triển và nội soi có ưu việt hơn hẳn Thăm dò chức năng chỉ làm trong nghiên cứu và khi nghi ngờ có thiểu toan dạ dày 81 4 CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH VÀ CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT 4 .1 Chẩn đoán xác định - Đau thượng vị có tính chất chu kỳ - X quang hoặc nội soi có kết luận loét dạ dày hay hành tá tràng - Thăm dò chức năng của dạ dày có rối loạn - Trong việc chẩn đoán ở cộng đồng cần chú ý hỏi bệnh. .. Paracetamol 0,5 - lg/24h Nếu điều trị không thấy đỡ thì cần phải chuyển tuyến trên kịp thời 9.2.2 Điều trị ngoại khoa Có thể cắt thùy phổi, lá phổi Chỉ định: - Áp xe phổi mạn tính - Ho ra máu tái phát nhiều lần và nặng - Áp xe phổi phối hợp với giãn phế quản - Ung thư phổi áp xe hóa Thực tế rất hiếm khi phải điều trị phẫu thuật do được điều trị nội khoa sớm và hiệu quả 9.3 Phòng bệnh - Tuyên truyền... thức ăn chứa nhiều nhất - Viêm quanh dạ dày- tá tràng: có mảng cứng vùng thượng vị, hội chứng nhiễm 82 trùng Nội soi không tổn thương dạ dày, hành tá tràng 6 ĐIỀU TRỊ 6 .1 Chỉ định nội khoa Phần lớn các trường hợp loét dạ dày, hành tá tràng ngày nay được chỉ định điều trị nội khoa nhằm bảo tồn chức năng của dạ dày, tránh những rối loạn sau này Các thuốc điều trị và phác đồ: - Thuộc tác động lên hệ thần... nhiều lần để xác định - Áp xe thực quản: nguyên nhân do hóc xương gây áp xe thực quản có thể gây lỗ rò với khí phế quản, để chẩn đoán xác định cần hỏi tiền sử hóc xương, chụp thực quản có cản quang hoặc soi phế quản, thực quản - Rò màng phổi- phế quản: cần chọc dò màng phổi để chẩn đoán - Áp xe dưới cơ hoành: gây lỗ rò cơ hoành - phế quản - Nang tụ máu do chấn thương lồng ngực - Kén sán chó: X quang... Atropin, Pirenzepin 10 0 15 0mg (ức chế M1) - Thuộc chống acid: Chủ yếu trung hoà acid tác dụng từ từ: Hydroxit nhôm, Hydroxit magiê, Calci carbonat, Trixilicat magné Không dùng NaHCO3 gây viêm dạ dày, tăng pa quá nhanh và gây tăng HCl pha 2 - Các thuốc bảo vệ niêm mạc, băng niêm mạc Alumin Sacharo sulfat (Surcralfate) Khi gặp HCl trở nên dính quánh, có tác dụng băng niêm mạc Liều: 4 g / 24 giờ - Bismuth: trước... thời 7 DỰ PHÒNG 7 .1 Dự phòng chung - Làm việc điều độ, tránh mọi kích thích quá mức, nghỉ ngơi sau khi ăn - Không ăn quá nhiều một số thức ăn có thể làm bỏng niêm mạc như gừng, hạt tiêu không uống quá nhiều rượu - Điều trị các bệnh viêm nhiễm liên quan vùng tai mũi họng 7.2 Dự phòng biến chứng và tai biến của thuốc - Điều trị sớm bệnh loét, điều trị triệt để, tránh các biến chứng xảy ra - Một số thuốc . khuẩn. - Nên dùng kháng sinh sớm. - Penicillin 2 - 3 triệu đơn vị/24h tiêm bắp thịt 3 - 4 lần. - Kết hợp với Gentamycin 80 - 12 0 mg/ 24 h. Đến khi hết sất 4 - 5 ngày hoặc dùng Ampicillin 2 - 3. g/24h. * Điều trị triệu chứng. - Giảm đau ngực: cho Codein 2 - 4v/24h. Đau quá có thể dùng Morphin 0,01g x 1 ống (tiêm dưới da). - Nếu có trướng bụng. Prostigmin 1ml dung dịch 0,05%, 1 -. rung lồng ngực. - Thuốc long đờm: Acemuc 4- 6 gói/24h. Natribenzoat: 4- 6 g/24h. - Soi hút phế quản chỉ làm khi có tắc phế quản do dị vật hoặc mủ không thoát ra được. - Chọc hút mủ qua thành

Ngày đăng: 13/08/2014, 01:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan