1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Mạch Học: PHÂN BIỆT MẠCH ppsx

8 162 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 134,27 KB

Nội dung

PHÂN BIỆT MẠCH Tuy các nhà mạch học đã cố gắng trình bày tương đối khá rõ về từng loại mạch, nhưng trên thực tế lâm sàng cho thấy, có nhiều mạch có nhiều điểm rất giống nhau, dễ gây lẫn

Trang 1

PHÂN BIỆT MẠCH

Tuy các nhà mạch học đã cố gắng trình bày tương đối khá rõ về từng loại mạch, nhưng trên thực tế lâm sàng cho thấy, có nhiều mạch có nhiều điểm rất giống nhau, dễ gây lẫn lộn, vì vậy, có khá nhiều tài liệu bỏ công sức để cố gắng nêu lên những điểm phân biệt các loại mạch này Chúng tôi dựa theo các tài liệu đó, sắp xếp lại như sau: Theo chương ‘Thẩm Tượng Luận’ sách ‘Hồi

Kê Mạch Học’ thì có thể dùng 2 phương pháp SO SÁNH và ĐỐI LẬP để nêu lên những điểm giống và khác nhau giữa các mạch:

A- PHÉP SO SÁNH

MẠCH ĐOẢN VÀ ĐỘNG

· Đoản là mạch âm, không đầu, không đuôi, mạch đến trì trệ

Động là mạch dương, không đầu, không đuôi, mạch đến nhanh và trơn

MẠCH HỒNG VÀ THỰC

· Mạch Hồng tựa như nước lụt, to, tràn đầy đầu ngón tay, nặng tay hơi giảm

· Mạch Thực thì chắc nịch, ứng dưới tay có lực, nặng nhẹ tay đều vẫn thấy như vậy

MẠCH HUYỀN VÀ TRƯỜNG

· Huyền giống như dây cung, căng thẳng, cứng đều mà không dội vào tay

· Mạch Trường như cây sào, vượt qua cả vị trí gốc mà lại không dội vào tay MẠCH NHU VÀ NHƯỢC

· Mạch Nhu nhỏ mềm mà Phù

· Mạch Nhược nhỏ mềm mà Trầm

MẠCH LAO VÀ CÁCH

· Mạch Lao có dạng Trầm Đại mà Huyền, chỉ ở đúng vị trí

· Mạch Cách có dạng Hư, Đại mà Phù, Huyền, trong hư ngoài cấp

Trang 2

MẠCH PHÙ VỚI MẠCH HƯ VÀ KHÂU

· Mạch Phù, nhẹ tay thì mạnh, nặng tay thì yếu

· Mạch Hư to mà vô lực, nhẹ hoặc nặng tay đều như nhau

· Mạch Khâu nhẹ hoặc nặng tay đều thấy rỗng ở giữa

MẠCH SÁC VÀ KHẨN, HOẠT

· Mạch Sác đi lại gấp rút, 1 hơi thở 6 chí

· Mạch Khẩn lan ra 2 bên ngón tay, giống như kéo dây thừng

· Mạch Hoạt đi lại lưu lợi, trơn tru như con tính chạy trên bàn

MẠCH TRẦM VỚI PHỤC

· Mạch Trầm đặt nhẹ tay hình như không thấy, ấn nặng mới thấy

· Mạch Phục ấn nặng tay cũng không thấy, đẩy tìm tới gân mới thấy

MẠCH TRÌ VỚI HOÃN

· Mạch Trì 1 hơi thở đi 3 chí, hình nhỏ mà yếu

· Mạch Hoãn 1 hơi thở đi 4 chí, hình to mà hòa hoãn

MẠCH VI VỚI TẾ

· Mạch Vi không bằng Tế, như có, như không, giống như sợi tơ nhện

· Mạch Tế hơi lớn hơn mạch Vi, ứng dưới tay rất nhỏ, như sợi chỉ mành MẠCH XÚC VỚI MẠCH KẾT, ĐỢI, SẮC

· Mạch Xúc gấp rút, trong Sác thỉnh thoảng lại ngừng

· Mạch Kết thì trong Trì thỉnh thoảng lại ngừng

· Mạch Đợi thì Động mà khi ngừng rồi thì khó trở lại, có số ngừng nghỉ nhất định, không phải ngẫu nhiên

Trang 3

· Mạch Sắc thì Trì, Đoản, sít trệ, mạch đến rít như muốn ngừng 3 hoặc 5 chí (trong 1 hơi thở), không đều

B- PHÉP ĐỐI LẬP

MẠCH HOẠT VÀ MẠCH SẮC

Theo sự thông hoặc trệ của mạch

· Mạch Hoạt là huyết nhiều, khí ít Huyết nhiều cho nên mạch lưu lợi, trơn tròn

· Sắc là khí nhiều, huyết ít, vì vậy sít mà tán

MẠCH HỒNG VÀ MẠCH VI

Theo sự thịnh suy của mạch

· Mạch Hồng: huyết nhiệt mà thịnh, khí theo đó mà bùng lên tràn đầy ở đầu tay, sức mạnh vọt mạnh, vì vậy Hồng là thịnh

· Mạch Vi: khí hư mà hàn, huyết theo đó mà sít lại, ứng với mạch nhỏ, muốn đứt, vì vậy Vi là suy

MẠCH KẾT VÀ MẠCH XÚC

Theo âm hoặc dương của mạch

· Dương cực thì Xúc, mạch nhanh, gấp mà có lúc ngừng

· Âm cực thì Kết, mạch đi chậm mà có lúc ngừng

MẠCH KHẨN VÀ HOÃN

Dựa theo sức chùng và căng của mạch

· Mạch Khẩn là hàn, làm tổn thương phần vinh, huyết, mạch lạc bị kích bác nhau Nếu gặp khi phong thoát khỏi thủy vọt tràn thì lại như cắt dây, kéo thừng

· Hoãn là phong, làm tổn thương phần vệ, khí, vinh huyết không thông, mạch không đi nhanh được, giống như bước đi chậm rãi

Trang 4

MẠCH PHÙ VÀ TRẦM

Dựa vào sự thăng giáng của mạch

· Phù, bắt chước trời là khinh thanh, mạch nổi ở trên

· Trầm, bắt chước đất là trọng trọc, mạch chìm ở dưới

MẠCH PHỤC VÀ MẠCH ĐỘNG

· Mạch Động: thấy ở bộ quan, hình như hạt đậu lăn dưới tay, khác với ở các bộ khác

· Mạch Phục ở sâu vào trong không thấy hình mà ở dưới gân, xương

MẠCH THỰC VÀ MẠCH HƯ

Dựa theo sự cương nhu của mạch

· Mạch Thực: đường mạch sung thực, ấn tay nhẹ hoặc nặng cũng đều hữu lực

· Mạch Hư: đường mạch đi yếu, không thấy có lức ở dưới tay

MẠCH TRÌ VÀ MẠCH SÁC

Dựa theo sự nhanh chậm của mạch

· Mạch Sác: nhịp mạch đi nhanh

· Mạch Trì: nhịp mạch đi chậm

MẠCH TRƯỜNG VÀ MẠCH ĐOẢN

Dựa theo sự dài ngắn của mạch

· Mạch Trường thấy ở bộ xích và thốn, có khi thông suốt cả 3 bộ

· Mạch Đoản chỉ thấy ở xích hoặc thốn

Phải xem xét coi mạch có qua khoảng giữa (quan) hay không Qua khoảng giữa là Trường, không qua khoảng giữa là Đoản

Trang 5

MẠCH LẠ (QUÁI MẠCH)

Ngồi các mạch chính đã trình bày ở trên, các nhà nghiên cứu về mạch cịn nêu

ra 1 số mạch gọi là ‘Mạch Lạ’ (Quái Mạch)

Từ đời nhà Nguyên (1277-1368), trong sách ‘Thế Y Đắc Hiệu Phương’ Ngụy-Diệc-Lâm đã nêu lên 10 loại mạch lạ gọi là ‘Thập Quái Mạch’ nhưng sau này, các nhà mạch học đã bỏ bớt 3 loại (Chuyển Đậu, Ma Xúc, Yển Đao) đi, cịn lại

7 loại mạch lạ (Thất Quái Mạch) và hiện nay, đa số các sách đều chỉ nhắc đến

7 loại mạch lạ này mà thơi

1- ĐẠN THẠCH ¼u ¥Û

Sĩng mạch đi như đập vào đá (thạch), chỉ thấy đập vài cái rồi thơi khơng thấy nữa

Biểu hiện của mạch Phế bị tuyệt Nếu thấy ở bộ xích bên trái (tả xích) là dấu hiệu Thận sắp bị tuyệt

2- GIẢI SÁCH ¸Đ ¯Á

Sĩng mạch đi rối loạn, tản mác giống như mớ dây (giải) bị rối (sách)

Biểu hiện của Ngũ Tạng bị tuyệt Nếu thấy ở bộ xích bên trái (tả xích) là dấu hiệu thổ khắc thủy

3- HÀ DU ½¼ ´å

Sĩng mạch đi khơng đều, lúc thì im lìm khơng động đậy, rồi thấy vụt mạnh 1 cái rồi lại ngừng lại, giống như con tơm (hà) đang bơi (du)

Biểu hiện của Tỳ Vị bị tuyệt

4- NGƯ TƯỜNG (DƯỢC) ³½ µ¾

Sĩng mạch đi như dáng con cá (ngư) đang bơi lội (tường - dược): phần trên (sát da) thấy rung động nhưng phía dưới lại yên

Biểu hiện của Thận bị tuyệt

5- ỐC LẬU «Ỵ º|

Trang 6

Sóng mạch chạy trơn tuột 1 cái, 1 lát sau lại thấy 1 cái, giống như nước từ trên mái nhà (ốc) bị dột (lậu), theo lỗ hổng chảy xuống

Biểu hiện của Tâm, Phế, Tỳ và Vị bị tuyệt

6- PHỦ PHÍ ÞX ªm

Sóng mạch đi lúc nhúc như nước trong nồi (phuû) đang sôi (phí)

Biểu hiện của mạch chết

7- TƯỚC TRÁC ³¶ °Ư

Sóng mạch nhảy 3-5 cái liên tục, ngưng lại rồi đập tiếp 3-5 cái, như con chim

sẻ (tước) đang mổ (trước) thức ăn

Biểu hiện của Tâm, Phế, Tỳ và Vị bị tuyệt

8- CHUYỂN ĐẬU Âà ¨§

Mạch đến liên tục, như lăn (chuyển) trên hạt đậu (đậu)

Biểu hiện mạch của Tâm bị tuyệt

9- MA XÚC ³Â «P

Mạch chạy không thứ tự, bé nhỏ như hột mè (ma)

Biểu hiện của vệ khí bị khô, vinh huyết bị rít (sít) lại Nếu nặng thì khoảng 1 ngày sẽ chết

10- YỂN ĐAO ³÷ ¤M

Sóng mạch đi, có cảm giác như sờ trên sống (yển) dao (đao) Mạch Phù mà nhỏ gấp, ấn vào thấy cứng, to mà đi gấp

Biểu hiện mạch của Can bị tuyệt

Nhóm mạch lạ (Quái Mạch) này, có biểu hiện khác thường, hay gặp nơi những người bệnh có biểu hiện sắp chết, vì thế còn được gọi là Mạch Chết (Tử Mạch)

Trang 7

Tuy các mạch trên đây (Thất Quái hoặc Thập Quái Mạch), theo kinh nghiệm của người xưa đều là các mạch chết (tử mạch) tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển của y học và khoa học kỹ thuật hiện đại, với những trang thiết bị cấp cứu tốt, phối hợp thêm sự kết hợp Đông - Tây y, nếu được tích cực cứu chữa đúng mức, có thể lướt được qua 1 số bệnh hiểm nghèo (dù đã và đang gặp các loại mạch tử trên), vì vậy, không nên cho rằng gặp những loại mạch trên là chắc chắn phải chết rồi không tích cực lo cứu chữa cho người bệnh, dẫn đến diễn biến xấu

MẠCH PHẢN QUAN

Có người, không tìm thấy mạch ở bộ vị thốn khẩu như bình thường mà lại thấy mạch ở phần trên đỉnh của bờ sau xương quay (ngang huyệt Liệt Khuyết) đi dọc xuống vùng lõm ở hố lào (huyệt Dương Khê), gọi là mạch PHẢN QUAN Gặp loại mạch này, khi chẩn mạch, phải đặt bàn tay sấp xuống mới bắt được mạch Loại mạch này có thể do bẩm sinh hoặc do bị chấn thương gây ra MẠCH VỚI KỲ KINH BÁT MẠCH

Theo sách ‘Kỳ Kinh Bát Mạch Thảo’ của Lý Thời Trân:

¨ Mạch ở tay trái đi từ bộ xích hơi chếch lên bộ thốn và Trầm là mạch ÂM DUY bị bệnh - Biểu hiện: đau trong tim (mạch Âm Duy đi vào phần âm, chủ

về phần vinh, vinh là huyết, huyết thuộc về tâm, vì vậy đau trong tim)

¨ Mạch ở bộ xích thấy lúc thì co vào, lúc duỗi ra và có vẻ Trầm Tế là ÂM KIỀU MẠCH bị bệnh Biểu hiện: dương khí không đủ mà âm khí vượng, thường hay buồn ngủ, phía ngoài bắp chân dễ chịu mà phía trong căng thẳng (theo Nan thứ 29: dương hoãn mà âm cấp)

¨ Mạch ở tay bên phải đi từ bộ xích hơi chếch lên bộ thốn và Phù là mạch DƯƠNG DUY bị bệnh - Biểu hiện: thấy nóng, rét (lạnh), (mạch Dương Duy

đi vào phần dương, chủ về phần vệ, vệ là khí, khí ở biểu vì vậy thấy nóng lạnh)

¨ Mạch ở 2 bộ thốn thấy lúc thì co vào, lúc duỗi ra và có vẻ Khẩn Tế là mạch DƯƠNG KIỀU bị bệnh - Biểu hiện: âm khí suy mà dương khí thịnh sinh ra không ngủ được, phía trong bắp chân thì dễ chịu nhưng bên ngoài thì lại căng thẳng (Nan thứ 29 (N Kinh): âm hoãn mà dương cấp)

Trang 8

¨ Mạch ở 2 bộ quan thấy lúc thì co vào lúc duỗi ra mà có vẻ Hoạt Khẩn là Mạch ĐỚI bị bệnh Biểu hiện: bụng đầy trướng, eo lưng đau tê, ớn lạnh như ngồi trong nước, phụ nữ thì bụng dưới đau, kinh nguyệt không đều, xích bạch đái

¨ 6 bộ mạch ở 2 tay để nhẹ mà đều đi Huyền Trường là mạch ĐỐC bị bệnh Biểu hiện: Sống lưng cứng, không thể cúi ngưả được, uốn ván

¨ 6 bộ mạch ở 2 tay đi Khẩn Tế mà Trường, ấn kỹ lại thấy đi như hạt châu chạy liên tiếp là mạch NHÂM bị bệnh Biểu hiện: đàn ông thì bị chứng sán khí, đàn bà thì bị xích bạch đái hoặc tích tụ ở bụng dưới (trưng hà)

¨ 6 bộ mạch ở 2 tay phải ấn thật mạnh mới thấy đi Huyền Trường là mạch XUNG bị bệnh Biểu hiện: khí từ bụng dưới xông lên, bụng trướng, đau

Ngày đăng: 12/08/2014, 21:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w