1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Mạch Học: MẠCH HUYỀN ppsx

10 377 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 151,28 KB

Nội dung

Hoặc các chứng đau, đờm ẩm, khí cơ ứ trệ, âm dương không hòa, mạch khí do đó bị căng ra, gây nên mạch Huyền”.. Vấn 18 ghi: “Mạch án về mùa xuân, có vị khí mà mạch hơi Huyền là bình thườn

Trang 1

MẠCH HUYỀN

( ¥È ¯ß - WIRY (TIGHT) PULSE - POULS TENDU)

A- ĐẠI CƯƠNG

- Huyền là dây (đàn, cung ) sức mạnh đi trong đường của mạch như có sợi dây cứng thẳng, nên gọi là Huyền

- Thiên ‘Bình Nhân Khí Tượng Luận’ (T Vấn 18) nhắc đến mạch Huyền là mạch tượng của Can, mùa xuân

- Chương ‘Phúc Trướng Hàn Sán Túc Thực Bệnh Mạch ChứngTịnh Trị’

(KQY Lược) ghi: “Mạch Sác mà Khẩn là mạch Huyền”

B- HÌNH TƯỢNG MẠCH HUYỀN

-Thiên ‘Ngọc Cơ Chân Tạng Luận’ (T.Vấn 19) ghi : “Mạch Huyền thẳng mà dài”

-Chương ‘Bình Mạch Pháp’ (TH.Luận) ghi : Mạch Huyền hình dạng giống dây cung, đè mạnh tay vào không thay đổi”

- Chương ‘Mạch Hình Trạng Chỉ Hạ Bí Quyết’ (M Kinh) ghi: “Mạch Huyền

ấn vào căng thẳng như ấn vào dây cung“

- Sách ‘Tần Hồ Mạch Học’ ghi: “Mạch Huyền như sợi dây dài căng thẳng”

- Chương ‘Y Gia Quan Miện’ (HTYTT Lĩnh) ghi: “Mạch Huyền ấn vào thấy căng thẳng như ấn vào dây cung, thỉnh thoảng thấy Sác“

HÌNH VẼ BIỂU DIỄN MẠCH HUYỀN

- Sách ‘Tam Tài Đồ Hội’ và sách ‘Đồ Chú Nan Kinh Mạch Quyết’ ghi hình vẽ mạch Huyền như sau:

- Sách ‘Mạch Chẩn’ vẽ hình biểu diễn mạch Huyền như sau:

Trang 2

- Sách ‘Kết hợp YHCT Và YHHĐ Trong Lâm Sàng’ ghi nhận về hình vẽ mạch Huyền qua máy và nhận xét như sau:

“Trên đường biểu diễn, sóng đầu tiên của mạch sau khi lên đến đỉnh còn đi ngang thêm 1 đoạn nữa rồi mới đổ xuống, vì vậy đỉnh của sóng đầu tiên có hình bằng phẳng (cao nguyên) Điều này phù hợp với mô tả của các sách xưa là khi bắt được mạch Huyền, có cảm giác như sờ vào dây cung hoặc dây đàn căng cứng dưới tay”

C- NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH MẠCH HUYỀN

- Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ ghi: “Mạch Huyền do hư lao, nội thương, khí trung tiêu không đủ, thổ (Tỳ Vị) bị mộc (Can) khắc”

-Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học’ ghi :”Can chủ sơ tiết, điều sướng khí cơ, nếu

tà khí uất kết ở Can, làm mất chức năng sơ tiết, khí uất không thông lợi, sẽ sinh

ra mạch Huyền Hoặc các chứng đau, đờm ẩm, khí cơ ứ trệ, âm dương không hòa, mạch khí do đó bị căng ra, gây nên mạch Huyền”

- Sách ‘Trung Y Biện Chứng Luận Trị Giảng Nghĩa’ ghi: Nguyên nhân phát sinh mạch Huyền thường do:

· Lượng máu ở tim tống ra tăng lên

· Sức co của thành mạch máu tăng

· Huyết áp cao

Trang 3

· Động mạch bị xơ cứng, trương lực của động mạch cao hơn bình thường D- MẠCH HUYỀN CHỦ BỆNH

- Thiên ‘Bình Nhân Khí Tượng Luận’ (T Vấn 18) ghi: “Mạch án về mùa xuân, có vị khí mà mạch hơi Huyền là bình thường, Huyền hơi nhiều mà Vị khí ít là bệnh ở Can, chỉ thấy mạch Huyền mà không có Vị khí thì sẽ chết”

- Chương ‘Biện Thái Dương Bệnh Mạch Chứng Trị’ (TH Luận) ghi:

“Thương hàn mà thấy mạch ở bộ thốn Sáp, bộ xích lại Huyền thì trong bụng đau dữ”

- Chương ‘Ngược Tật Bệnh Chứng Tịnh Trị’ (KQY Lược) ghi: “Thầøy nói: Bản mạch của bệnh sốt rét là mạch Huyền”

- Chương ‘Thấp Kính Trúng Thử Trị’ (KQY Lược) ghi: “Ôi mạch của bệnh kính, đè xuống thấy Khẩn như Huyền, đi lên xuống thẳng băng”

- Chương ‘Đờm Ẩm, Khái Thấu Trị’ (KQY Lược) ghi: “Mạch Song Huyền

là hàn, đều là do sau khi cho xổ mạnh, trong người dễ bị hư Mạch thiên Huyền

là bệnh ẩm”

- Chương ‘Bình Mạch Pháp’ (M Kinh) ghi: “Mạch có Huyền, Phù, Khẩn, Hoạt, Trầm Sáp, 6 mạch này gọi là tàn tặc, đều là mạch có bệnh”

- Chương ‘Ẩu Thổ Uế Hạ Lợi Trị’ (KQY Lược) ghi: “Tiêu chảy mà mạch lại Huyền, phát sốt, ra mồ hôi là bệnh sắp khỏi”

- Chương ‘Phúc Trướng Hàn Sán Trị’ (KQY Lược) ghi: “Thốn khẩu mạch Huyền là dưới hông sườn bị đau nhiều, gai rét, sợ lạnh”

- Chương ‘Y Gia Quan Miện’ (HTYTT Lĩnh) ghi: “Bộ thốn Huyền thì nước đọng ở hạ tiêu, đầu đau, bụng đau cấp Bộ quan Huyền thì mộc khí bị hại

không sinh được nhiệt, bụng đau do Vị bị hàn Bộ xích Huyền thì thủy khí đọng hạ tiêu, ruột đau, dưới rốn gò đau“

- Sách ‘Tần Hồ Mạch Học’ ghi:”Mạch Huyền chủ đờm ẩm, sốt rét lâu ngày

Bộ thốn Huyền là đầu nhức, đờm nhiều Bộ Quan Huyền thì nóng lạnh, trưng

hà Bộ xích Huyền chỉ đồi sán, chân bị co rút”

Trang 4

- Mục ‘Hiệu Chính Tần Hồ Mạch Học’ (ĐCNKM Quyết) ghi: “Mạch bộ thốn Huyền chủ đầu đau, hàn nhiệt (sốt rét) Bộ quan Huyền là Vị bị hàn, ngực bụng đau Bộ xích Huyền là trúng âm sán”

- Sách ‘Mạch Học Tinh Nghĩa’ ghi: “Mạch Huyền chủ mắt đỏ, chóng mặt, huyết áp cao, hồi hộp, hay quên, thần kinh suy nhược”

- Sách ‘Trung Y Học Khái Luận’ ghi: “Mạch Huyền thấy ở chứng can phong, khí uất, đờm ẩm mà đau”

- Sách ‘Mạch Học Giảng Nghĩa’ ghi: “Mạch Huyền chủ tà ở Can vượng, Tỳ yếu, bệnh ngược (sốt rét), đờm ẩm, đầy trướng, đau 2 bên hông sườn, sán khí, tích kết, chứng tý”

Tả Thốn HUYỀN

Đầu đau, lo sợ, mồ hôi

trộm

Hữu Thốn HUYỀN Phế cảm phong hàn, ho

Tả Quan HUYỀN

Sườn đau, sán khí

Hữu Quan HUYỀN

Tỳ Vị bị hàn, bụng đau

Tả Xích HUYỀN

Bụng dưới đau

Hữu Xich HUYỀN

Quanh rốn đau, thủy tích

ở hạ tiêu

- Chương ‘Biện Mạch Pháp’ (TH Luận) ghi: “Các mạch Trầm, Sáp, Nhược, Huyền, Vi là các mạch âm bệnh thuộc dương mà thấy mạch âm thì chết“ E- MẠCH HUYỀN KIÊM MẠCH BỆNH

- Thiên ‘Thị Thung Dung Luận’ (T Vấn 76) ghi: “Mạch Phù mà Huyền là Thận bất túc”

- Chương ‘Biện Thiếu Dương Trị’ (TH Luận) ghi: “Thương hàn mà mạch Huyền Tế, đầu đau, phát sốt là thuộc về Thiếu dương”

- Chương ‘Ẩu Thổ, Uế, Hạ Lợi Trị’ (KQY Lược) ghi: “Tiêu chảy mà mạch Trầm Huyền thì phần dưới nặng nề”

Trang 5

- Chương ‘Đờm Ẩm Khái Thấu Trị’ (KQY Lược) ghi: “Mạch Trầm mà Huyền là huyền ẩm, đau ở trong Mạch Huyền Sác mà có huyền ẩm, mùa đông

và mùa hạ khó chữa Người bệnh ho kinh niên, mạch Huyền là có nước đọng“

- Chương ‘Hồi Trùng Bệnh Mạch Chứng Tịnh Trị’ (KQY Lược) ghi: “Trong bụng đau thì mạch phải Trầm Huyền, nếu Hồng Đại là có giun”

- Chương ‘Huyết Tý Hư Lao Trị’ (KQY Lược) ghi: “Đàn ông bình thường

mà mạch Hư, Trầm, Huyền, không nóng lạnh là hư lao”

- Chương ‘Kinh Qúy Thổ Nục Trị’ (KQY Lược) ghi: “Người bệnh mặt nhợt nhạt, không nóng lạnh, mạch Trầm Huyền thì chảy máu cam Thốn khẩu mà mạch Huyền Đại Huyền là giảm, Đại là khâu Giảm là hàn, khâu là hư Hư hàn kích bác nhau gọi là mạch Cách Đàn bà có mạch này thì đẻ non, lậu hạ, đàn ông thì mất máu”

- Chương ‘Ngược Tật Bệnh Mạch Chứng Tịnh Trị’ (KQY Lược) ghi: “Huyền, Sác là nóng nhiều, Huyền, Trì là lạnh nhiều”

- Chương ‘Huyết Tý Hư Lao Trị’ (KQY Lược) ghi: “Đàn ông mạch Hư, Trầm, Huyền, không nóng lạnh, hơi thở ngắn, bụng đau nhiều, tiểu không thông, sắc mặt trắng, thỉnh thoảng hoa mắt, chảy máu cam, bụng dưới đầy, các chứng này do bệnh lao gây ra”

- Chương ‘Phúc Trướng Hàn Sán Trị’ (KQY Lược) ghi: “Mạch phu dương

Vi, Huyền, đáng lẽ bụng phải đầy, nếu không đầy thì phải táo bón, 2 bên sườn đau nhức Đó là hư hàn từ dưới xông lên Dưới hông 1 bên đau, phát sốt, mạch Huyền, Khẩn, đó là hàn Bụng đầy, mạch Huyền mà Khẩn Huyền thì vệ khí không vận hành tức là sợ lạnh, Khẩn thì không muốn ăn Tà và chính kích bác gây ra chứng hàn sán”

- Chương ‘Thủy Khí Bệnh Trị’ (KQY Lược) ghi: “Thốn khẩu mạch Huyền

mà Khẩn Huyền là vệ khí không vận hành tức là sợ lạnh, thủy không thấm nhuần đến các nơi liền chạy vào giữa ruột”

- Chương ‘Tạp Bệnh Mạch’ (M Kinh) ghi: “Mạch Huyền Tiểu là chứng hàn tiết”

- Chương ‘Bình Tạp Bệnh Mạch’ (M Kinh) ghi: “Mạch Trầm Huyền là bị chứng huyền ẩm gây đau ở trong”

Trang 6

- Chương ‘Trì Tật Đoản Trường Mạch Bệnh’ (M Kinh) ghi:”Mạch Trường mà Huyền là bệnh ởû tạng Can”

- Chương ‘Can Bệnh Chứng’ (M Kinh) ghi: “Can bệnh thì sắc mặt xanh, tay chân co quắp, 2 bên sườn đầy tức hoặc thường bị chóng mặt Thấy mạch

Huyền Trường thì dễ chữa”

- Sách ‘Mạch Học Giảng Nghĩa’ ghi:”Mạch Đại mà Huyền là nóng lạnh

Nhuyễn mà Huyền là chóng mặt, hoa mắt, ngón tay tê Nhược mà Huyền, Tế là huyết hư, gân teo Thực mà Huyền là hàn thịnh ở bên trong Trầm mà Huyền là thực, chủ về hạ trọng Tế Huyền là tạng Can bị hư”

- Mục ‘Hiệu Chính Tần Hồ Mạch Học’ (ĐCNKM Quyết) ghi:”Huyền Trầm là chứng huyền ẩm gây ra đau ở bên trong, Huyền Hư là hoa mắt chóng mặt Huyền Trì là quá nhiều hàn Huyền Tế là co rút cấp (kinh phong cấp )”

- Sách ‘Định Ninh Tôi Học Mạch’ ghi:”Huyền Khẩn là sợ lạnh, sán khí, tích

tụ Huyền Hồng là hông sườn đau như dùi đâm”

- Chương ‘Thấp Kính Trúng Thử Trị’ (KQY Lược) ghi:”Thái dương trúng nắng phát sốt, sợ lạnh, cơ thể nặng mà đau nhức, mạch Huyền, Tế, Khâu, Trì,

đi tiểu xong thì rùng mình, tay chân lạnh, hễ làm việc 1 tí thì người nóng lên, miệng há ra, hàm răng trên khô”

G- MẠCH HUYỀN VÀ TRỊ LIỆU

- Chương ‘Biện Thái Dương Trị’ (TH Luận ) ghi:”Thương hàn mà thấy mạch ở bộ thốn Sáp, bộ xích thấy Huyền là trong bụng đau dữ dội Cho uống bài Tiểu Kiến Trung Thang (Bạch Thược, Nhục Quế, Cam Thảo, Gừng, Táo) Nếu không bớt, cho dùng bài Tiểu Sài Hồ Thang (Sài Hồ, Hán Hạ, Hoàng Cầm, Nhân Sâm, Cam Thảo, Gừng, Táo)”

- Chương ‘Ngược Tật Bệnh Mạch Chứng Tịnh Trị’ (KQY Lược) ghi:”Mạch Huyền, Tiểu, Khẩn thì dùng phép hạ (xổ) sẽ bớt Mạch Huyền Trì dùng phép làm cho ấm (ôn) Mạch Huyền Khẩn có thể dùng châm cứu để phát hãn”

- Chương ‘Phúc Trướng Hàn Sán Trị’ (KQY Lược) ghi:”Mạch phu dương thấy Vi, Huyền, đáng lẽ bụng phải đầy, nếu không đầy thì phải táo bón, 2 bên sườn đau nhức, đó là hư hàn từ dưới xông lên, phải dùng thuốc ấm (ôn) mà chữa” Dưới hông 1 bên đau, phát sốt, mạch Huyền Khẩn, đó là hàn Dùng

Trang 7

thuốc ấm mà xổ Nên dùng bài Đại Hoàng Phụ Tử Thang (Đại Hoàng, Phụ Tử,

Tế Tân) Gặp mạch Sác Huyền thì phải xổ cho hàn tà ra”

- Mục ‘Hiệu Chính Tần Hồ Mạch Học’ ghi:”

· Mạch bộ thốn Huyền dùng bài Tiểu Sài Hồ Thang (Sài Hồ, Hoàng Cầm, Bán

Hạ, Nhân Sâm, Cam Thảo)

· Mạch bộ quan Huyền dùng bài Phụ Tử Lý Trung Thang (Bạch Truật, Phụ

Tử, Nhân Sâm, Chích Thảo)

· Mạch bộ xích Huyền dùng bài Truật Phụ Thang (Bạch Truật, Cam Thảo, Phụ Tử)”

- Chương ‘Y Gia Quan Miện’ (HTYTT Lĩnh) ghi:

· Mạch bộ thốn Huyền là nước đọng ở hạ tiêu, cho uống bài Bát Vị Địa Hoàng Hoàn (Thục Địa, Bạch Linh, Hoài Sơn, Sơn Thù, Trạch Tả, Đan Bì, Nhục Quế, Phụ Tử)

· Mạch bộ quan Huyền là mộc khí bị hại không sinh được nhiệt mà sinh ra hàn, cho uống bài Tiêu Dao Tán (Sài Hồ, Bạch Thược, Bạch Truật, Đương Quy, Phục Linh, Chích Thảo)

· Mạch Hữu quan Trầm Huyền là hàn, cho uống bài Phụ Tử Lý Trung Thang (Bạch Truật, Phụ Tử, Nhân Sâm, Chích Thảo) Hoặc bài Lục Quân Tử Thang (Bạch Truật, Bạch Linh, Nhân Sâm, Cam Thảo, Bán Hạ, Trần Bì) thêm Can Khương

Mạch bộ xích Huyền là thủy khí đọng ở hạ tiêu, cho uống bài Ngũ Linh Tán (Trư Linh, Phục Linh, Bạch Truật, Trạch Tả, Quế Chi) hoặc bài Truật Phụ Thang (Bạch Truật, Cam Thảo, Phụ Tử)”

H- MẠCH HUYỀN QUA CÁC LỜI BÀN

- Chương ‘Y Gia Quan Miện’ (HTYTT Lĩnh) ghi:”Mạch Huyền có thuyết cho rằng mạch Huyền ấn nhẹ không thấy gì, lại có thuyết cho rằng Phù-Khẩn

là mạch Huyền”

- Sách ‘Hoàng Án Y Học’ ghi: “Ông Lý Trung Tử nói rằng: Vương Thúc Hòa nói rằng: mạch Huyền như dây cung dương thẳng, Sào Thị nói rằng: ấn vào

Trang 8

không dời đổi, căng như ấn vào dây đàn cầm, đàn sắr Ông Đới Đồng Phủ nói rằng: từ giữa suốt qua thẳng giăng dưới ngón tay Các nhà (y gia) bàn về mạch Huyền như vậy, có thể nói rằng thực là sâu xa mật thiết rõ ràng lắm Ông Ngô Sơn Phủ nói rằng: mạch Song Huyền chạy lại như kéo 2 sợi dây là chứng Can

bị thực mà đau, nếu đơn Huyền thì chỉ như 1 sợi dây thôi Ông Từ Trung Khả nói rằng: khi nào 1 tay có 2 mạch cũng gọi là Song Huyền như thế là người nguyên khí không được mạnh, thường thường hiện ra mạch này, cũng là thuộc

về loại hư chứng Xét rằng mạch Huyền có 3 điều cốt yếu:

1 Tà khí phạm vào kinh Thiếu dương, cho nên sách Kim Quỹ ghi: mạch của bệnh sốt rét tất Huyền

2 Huyết khí thu gân mạch co lại

3 Vị khí suy bại, mộc tà lẫn thổ

- Sách TYCĐHG Nghĩa ghi: “Nếu mạch Huyền mà lại nhỏ, căng cứng (tế kính) như sờ lên sống dao là hoàn toàn không có vị khí, đa số là khó chữa” I- CÁC Y ÁN MẠCH HUYỀN

Y Án Mạch HUYỀN TẾ SÁC

(Trích trong ‘Lâm Chứng Y Án Bút Ký’)

“Quan Thiêm Thái Địch Đường kể rằng: “Con gái tôi, từ lúc nhỏ, vốn tính cao ngạo, sau khi có chồng sinh đẻ nhiều và kinh nguyệt bị bế hẳn, đêm ra mồ hôi trộm thân hình gầy ốm, ăn uống giảm sút” Tôi trả lời rằng: “Mạch Huyền Tế Sác là do lo nghĩ quá sức, huyết bị hư, can bị táo, vì ưu sầu làm tổn thương tâm, khiến cho huyết nghịch khí trệ, thần sắc tan mất, vì vậy kinh nguyệt bị bế không thông

Cho dùng bài Bát Vị Tiêu Dao Tán (Đương Quy, Bạch Thược, Bạch Truật, Sài

Hồ, Phục Linh, Đan Bì, Sơn Chi, Chích Thảo) thêm Mẫu Lệ, Bối Mẫu Trước hết là phải ức Can khí, kèm theo giải uất, hành kinh

Uống vài thang thấy có kết quả, đổi dùng tiếp bài Bá Tử Nhân Hoàn (Bá Tử Nhân, Ngưu Tất, Quyển Bá, Thạch Lan (lá), Tục Đoạn, Thục Địa) gia giảm Uống xong thì khỏi bệnh”

Y Án Mạch HUYỀN TẾ Không Lực

Trang 9

(Trích trong 'Nữ Khoa Y Học Giảng Nghĩa')

"Vệ Hữu, cơ thể vốn hư yếu, kinh nguyệt ít Có khi 4 tuần thấy 1 lần, có khi 3 tháng thấy 2 lần Đó là kinh nguyệt (thiên quý) không đủ sức đẩy được kinh nguyệt Huyết dịch ở Thái Xung không vượng, không đủ để hoá được kinh thuỷ, sắc mặt không tươi, bụng lạnh đau, đau mà đè vào thì lại dễ chịu, đi tiêu không thoải mái, chất lưỡi trắng nhạt, ít rêu, Mạch Huyền Tế vô lực Tham khảo cả chứng lẫn mạch chẩn đoán là do gốc thiên quý quá suy Xung mạch hư hàn Dùng bài Thẩm Thị Quyết Tâm Tiễn làm chủ (Toàn Đương Quy 12g, Đại Thục Địa 16g, Tử Đan Sâm 12g, Bảo Phục Thần 16g, Linh Từ Thạch 20g, Tử Thạch Anh 28g (luyện nhỏ), Ô Dước 4g, Hương Phụ Chế 8g, Huyền Hồ Sách 4g, Quảng Uất Kim 2,8g, Can Xương Bồ 2g, Trầm Hương Phiến 2,8g, Nhục Quế Tâm 12g) 2 vị Quế và Trầm tán bột, hoà với cơm Các vị khác sắc với vài lát Gừng) Uống 3 thang, chứng đau bụng giảm, bớt chóng mặt, tinh thần

tương đối linh hoạt hơn

Chẩn bệnh lại, bỏ Từ Thạch, Xương Bồ, Trầm Hương Và Nhục Quế Thêm Bá

Tử Nhân 12g, Trạch Lan 12g, Ngưu Tất 12g, Trầm Hương Khúc 12g Uống liền 8 thang như vậy

Lần thứ ba khám lại thấy kinh đến đúng kỳ, các chứng khỏi hết Kế tiếp cho uống bài Bát Trân Thang (Bạch Thược, Bạch Truật, Bạch Linh, Đương Quy, Thục Địa, Cam Thảo, Đảng Sâm, Xuyên Khung) gia giảm "

Y Án Mạch HUYỀN HOẠT KẾT ĐẠI

(Trích trong 'Thiên Gia Diệu Phương')

"Vương X, 29 tuổi Năm 1976, vì thấy trong ngực bực bội, tim hồi hộp nên đi khám và phát hiện ra bị chứng nhịp tim sớm Trước khi có bệnh bị cảm nhẹ và

có bệnh sử đau khớp Bắt đầu từ năm 1977, sau khi làm việc mệt nhọc thì toàn thân đau mỏi, mệt lả, nhịp sớm dưới dạng tam liên Đã từng dùng nhiều thuốc tây nhưng không có kết quả rõ Ngày 5-5-1978, một bệnh viện đã làm điện tâm

đồ thấy nhịp sớm tâm thất thành nhịp tam liên Chẩn đoán là di chứng viêm cơ tim do virus Ngày 8-5-1978, đến xin điều trị Trước khi điều trị thì IgA hơi cao Khám thấy: ngực bực bội, thở dốc, tim hoảng, hồi hộp, nhịp sớm thành nhịp như tam liên 1 năm nay chưa gián đoạn, ngoài ra thì váng đầu, yếu sức, bao tử và ruột khó chịu, bụng đầy hơi, đại tiện lỏng Rêu lưỡi trắng bẩn, mạch Huyền, Hoạt, Kết, Đại

Trang 10

Chẩn đoán: Chứng nhịp sớm nhanh do do chứng viêm cơ tim do virus (theo YHHĐ) và khí âm lưỡng hư (theo YHCT)

Điều trị: Ích khí dưỡng âm Cho dùng bài Phức Phương Sinh Mạch Tán (Đảng Sâm 12g, Mạch Môn 10g, Ngũ Vị Tử 6g, Đan Sâm 16g, Thanh Long Xỉ (Bạch Long Xỉ) 16g, Hổ Phách (phấn) 1,6g (uống với nước thuốc), thêm Hoàng Kỳ 10g, Bạch Truật 10g, Bạch Thược 10g, Hoài Sơn 12g, Sa Mễ Nhân 30g, Chỉ Xác 10g, Trần Bì 10g, Mộc Hương 10g) Sắc uống ngày 1 thang Sau khi uống

14 thang thì nhịp sớm cơ bản đã hết, trong 24 giờ chỉ còn 1 vài lần Lúc đến phòng khám thì nhịp tim tốt Sau khi vận động đứng lên ngồi xuống 20 lần cũng không thấy nhịp sớm xuất hiện Các triệu chứng về dạ dầy và ruột đã bớt Vẫn tiếp tục điều trị bằng bài thuốc trên hơn 2 tháng nữa thì cảm thấy các triệu chứng đã khỏi hết Điện tâm đồ và IgA đều hồi phục như thường Đại tiểu tiện cũng như thường Theo dõi một năm rưỡi sau chưa thấy còn nhịp sớm”

Ngày đăng: 12/08/2014, 21:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w