MẠCH HỌC - MẠCH THỰC ppsx

13 302 2
MẠCH HỌC - MẠCH THỰC ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MẠCH HỌC MẠCH THỰC A- ĐẠI CƯƠNG - Mạch là phủ của huyết, huyết khí có thừa thì mạch phải sung thịnh, vì vậy, thiên ‘Thích Chí Luận’ (T. Vấn 53) ghi: “Mạch Thực thì huyết thực”. - Nếu tà khí thịnh, mạch khí đến thấy cứng, có lực, 3 bộ đều như vậy, cũng là mạch Thực. Vì vậy, sách ‘Y Thuật’ ghi: “Mạch Thực chỉ chủ về thực nhiệt, không chủ về hư hàn”. - Cần phân biệt rõ là chính Thực hoặc tà Thực. Sách ‘Thời Phủ Diệu Dụng’ ghi: “Dưới tay thấy rõ ràng mà hòa hoãn là nguyên khí Thực, dưới tay thấy mạch khí bật lên mà không rõ tà khí Thực”. B- HÌNH TƯỢNG MẠCH THỰC - Chương ‘Mạch Hình Tượng Chỉ Hạ Bí Quyết’ (M. Kinh) ghi: “Mạch Thực thì Đại mà Trường, hơi mạnh, ấn tay xuống thấy bật lên”. - Sách ‘Tần Hồ Mạch Học’ ghi: “Mạch Thực thường Phù Đại mà cứng, có lực, cả 3 bộ đều thấy rõ”. - Sách ‘Trung Y Học Khái Luận’ ghi: “Mạch đi dầy chắc, hữu lực, dài lớn, và cứng chắc”. - Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ ghi: “Mạch Thực 3 bộ mạch ấn nhẹ hoặc nặng tay đều thấy có lực”. HÌNH VẼ BIỂU DIỄN MẠCH THỰC - Sách ‘Mạch Chẩn’ biểu diễn hình vẽ mạch Thực: C- NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH MẠCH THỰC - Sách ‘Tần Hồ Mạch Học’ ghi: “Mạch Thực là do dương hỏa uất kết”. - Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ ghi: “Mạch Thực là do tà khí thịnh”. - Sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ ghi: “Tà khí và chính khí chống nhau, vì vậy đường mạch đầy chắc, ứng vào tay hữu lực (Thực)”. D- MẠCH THỰC CHỦ BỆNH - Thiên ‘Mạch Yếu Tinh Vi Luận’ (T. Vấn 17) ghi: “Mạch của Vị mà Thực thì bụng trướng”. - Thiên ‘Thông Bình Hư Thực Luận’ (T. Vấn 28) ghi: “Mạch của chứng điên thì như thế nào? Kỳ Bá đáp: Hư thì có thể chữa khỏi, Thực thì chết”. Chứng Tiêu Đản Hư Thực thế nào? Kỳ Bá đáp: Mạch thực mà Đại thì dù bệnh đã lâu vẫn chữa được”. - Chương ‘Bình Tam Quan Bệnh Hậu Tịnh Trị Nghi’ (M. Kinh) ghi: “Mạch ở thốn khẩu Thực ắt sinh nhiệt, ở Tỳ Phế thì nôn ngược, hơi thở nhanh (dồn dập). Mạch bộ quan Thực thì dạ dầy đau. Mạch ở bộ xích Thực thì bụng dưới đau, tiểu tiện không tự chủ”. - Chương ‘Bình Tạng Bệnh Mạch’ (M. Kinh) ghi: “Thủy cốc vào thì thấy mạch cứng, Thực”. - Sách ‘Tần Hồ Mạch Học’ ghi; “Mạch Thực chủ huyết thực nhiệt kết, hỏa tà thịnh. Tả thốn Thực chủ chứng tâm lao, lưỡi cứng, ngực đầy tức. tả quan Thực thì cạnh sườn đau (do Can hỏa vượng). Tả xích Thực thì bụng dưới đau, tiểu tiện bí, Hữu thốn Thực thì Phế bị bệnh, nôn ngược, họng đau, Hữu quan Thực thì bụng đầy trướng, đau. Hữu xích Thực thì tướng hỏa vượng”. - Chương ‘Y Gia Quan Miện’ (HTYTT. Lĩnh) ghi: “Mạch ở tả thốn Thực thì trong ngực nóng phiền. Mạch bộ quan Thực thì trong vị có hư nhiệt gây đau ở trung tiêu. Mạch bộ xích Thực thì bụng dưới đầy tức, tiểu nhiều”. - Sách ‘Trung Y Học Khái Luận’ ghi: “Mạch Thực thấy ở các chứng tà khí thịnh, hỏa chứng tà thịnh hoặc tà Thực ủng kết”. - Sách ‘Mạch Học Giảng Nghĩa’ ghi: “Mạch Thực chủ khí tắc, ứ tích, phế ung, ăn không tiêu, bụng sưng, sán trướng, nhiệt thịnh, họng đau, đại tiện khó”. Tả Thốn THỰC Lưỡi cứng. Hữu Thốn THỰC Họng đau. Tả Quan THỰC Can hỏa vượng, sườn đau. Hữu Quan THỰC Bụng trướng đầy do khí thấp. Tả Xích THỰC Đại tiện bí, bụng đau. Hữu Xích THỰC Tướng hỏa kháng nghịch. E- MẠCH THỰC KIÊM MẠCH BỆNH - Thiên ‘Bình Nhân Khí Tượng Luận’ (T. Vấn 18) ghi: “Mạch Tiểu, Thực mà cứng là bệnh ở trong”. - Sách ‘Tần Hồ Mạch Học’ ghi: “Thực Khẩn là hàn tích đã lâu. Thực Hoạt là đờm ngưng trệ”. - Sách ‘Mạch Học Giảng Nghĩa’ ghi: · Mạch Thực mà Phù, Đại có lực là ngoại cảm phong, hàn, thử, thấp. · Thực mà Trầm có lực là nội thương do ăn uống thất thường. · Thực Trầm mà Huyền là hàn thịnh ở trong. · Thực mà Sác là chứng phế ung (áp xe phổi). · Thực Hồng là hỏa tà quá vượng. F- MẠCH THỰC VÀ TRỊ LIỆU - Chương ‘Biện Dương Minh Bệnh Mạch Chứng Tịnh Trị’ (TH. Luận) ghi: “Người bệnh phiền nhiệt, ra mồ hôi mà giải, nay lại thấy như sốt rét, xế trưa phát nóng, đó là thuộc ở Dương minh . Thấy mạch Thực thì nên dùng phép hạ (xoå) Hạ bằng bài Đại Thừa Khí Thang (Đại Hoàng, Chỉ Thực, Hậu Phác, Mang Tiêu)”. - Chương ‘Y Gia Quan Miện’ (HTYTT. Lĩnh) ghi: “Mạch Thực là phục dương ẩn phục bên trong thì hàn sẽ đóng ở ngoài mà bên trong nóng bừng bừng, nóng quá thì hại kim, kim bị thương thì sẽ hư, kim hư thì không bình được mộc, mộc thịnh thì lại khắc thổ, cho nên Tỳ Vị bị hư . Tỳ bị nhiệt cho nên Vị cũng bị nhiệt . Vị nhiệt thì bị ủng tắc gây ra kém ăn, thuốc ôn hòa là Bình Vị Tán (Thương Truật, Hậu Phác, Trần Bì, Chích Thảo) hoặc bài Dị Công Tán (Đảng Sâm, Bạch Linh, Bạch Truật, Cam Thảo, Trần Bì) thêm Hoàng Cầm . - Mạch tả thốn Thực là trong lồng ngực kim bị hỏa trú ở đấy làm nóng dữ, cho uống bài Lương Cách Tán (Liên Kiều, Đại Hoàng, Mang Tiêu, Chích Thảo, Chi Tử, Hoàng Cầm, Bạc Hà) - Mạch tả quan Thực là trung tiêu có phong nhiệt cho nên đau nhói, nên uống bài Tứ Vật Thang (Thục Địa, Bạch Thược, Đương Quy, Xuyên Khung) thêm Long Đởm, Đan Bì, Hoặc cho uống bài Tiểu Sài Hồ Thang (Sài Hồ, Bán Hạ, Nhân Sâm, Chích Thảo, Hoàng Cầm, Sinh Khương, Đại Táo). - Mạch hữu quan Thực là trong Vị có nhiệt gây đau nhói, cho uống bài Bồi Thổ Cố Trung Thang (Bạch Truật, Chích Thảo, Can Khương, Thục Địa) thêm Bạch Thược - Mạch tả xích Thực nên cho uống Phụ Tử, Can Khương. Mạch hữu xích Thực nên cho uống bài Lục Vị Địa Hoàng Hoàn (Thục Địa, Đan Bì, Hoài Sơn, Trạch Tả, Sơn Thù, Bạch Linh). Nếu tiểu chưa cầm, thêm Ích Trí Nhân”. G- MẠCH THỰC QUA CÁC LỜI BÀN - Chương ‘Mạch Thần’ (CNT. Thư) ghi: “Mạch Thực là tà khí thực, ấn tay nhẹ hoặc nặng đều thấy mạch khí bật lên có lực. Mạch Thực có âm có dương. Cùng loại là các mạch Huyền, Hồng, Khẩn, Hoạt. Biểu tà Thực thì thấy mạch Phù Đại có lực do phong hàn thử thấp xâm nhập vào kinh mạch vì vậy thấy các chứng thương hàn dương ngược hoặc là phát nóng đau đầu mũi nghẹt, đầu sưng hoặc là cơ thể, gân xương đau nhức, ung độc. Tà Thực ở phần lý thì thấy mạch Trầm Thực có lực, do nội thương ở tạng vì ăn uống, thất tình, vì vậy, thấy các chứng đầy trướng hoặc kết bí hoặc trưng hà hoặc ứ huyết hoặc đàm ẩm hoặc đau bụng, hen suyễn, nôn ngược. Hỏa tà thực thì thấy mạch Hồng Hoạt có lực là chứng thực nhiệt. Hàn tà thực thì thấy mạch Trầm Huyền có lực, là các chứng trệ đau. Mạch Thực cũng có chân, giả. Chân Thực thì dễ biết, giả Thực thì hay bị lầm, vì vậy, cần phải hỏi nguyên nhân, xem hình chẩn mới khỏi sai lầm”. - Chương ‘Sư Truyền Tam Thập Nhị Tắc’ (CTT. Muội) ghi: “. Thực là tượng trong ngoài đều đầy trệ. Kinh viết: Tà khí thịnh thì mạch Thực mà không ghi rằng mạch thực là chính khí vốn vượng, đó là điểm cương yếu của mạch Thực vậy! Mạch đã Thực ắt không có chứng hư, chứng đã Thực ắt không có giả tượng. Nhưng nếu tà nhiệt rất cao (kháng cực) mà sắp tuyệt thì lại thấy mạch Thực. Thực ở biểu thì đầu đau, cơ thể sốt. Thực ở lý thì bụng đầy, tức trướng. Đại mà Thực là nhiệt từ trong phát ra. Tế mà Thực là tích tụ sinh ở trong. Bệnh thương hàn ở Dương minh, không đi tiêu được mà thấy mạch Thực thì phải dùng phép hạ. Nếu sau khi hạ mà mạch lại Thực Đại hoặc quá Vi sắp tuyệt, nóng không bớt thì chết. Quyết âm bệnh kiết lỵ mà mạch lại Thực, nếu dùng phép hạ thì chết. Xem đây thì thấy, nếu mạch và chứng nghịch nhau thì khó chữa vậy! Vì vậy, các chứng Tiêu, Đản, Cổ trướng, tích cứng mà thấy mạch Thực thì dễ chữa còn các chứng đi tiêu ra máu hoặc người bệnh lâu ngày, phụ nữ mới sinh mà thấy mạch Thực, Đại thì chẳng dễ chữa vậy”. - Sách ‘Mạch Học Chính Nghĩa’ ghi: “Sách mạch có ghi: “Mạch Thực chủ về các chứng hỏa nhiệt vượng, đó là phát cuồng, nói xàm, họng sưng, lưỡi cứng, dương độc, đại tiện bí, Tỳ bị nhiệt, bụng đầy, thắt lưng đau cứng. Người bình thường thấy mạch Thực Đại tất phải bị kiết lỵ. Nên dùng phép hạ. Bị nghẹt mà thấy mạch Thực đó là do tà khí ở lý, cần hạ ngay. Bệnh lâu ngày mà thấy mạch Huyền, Sác, Thực, Hoạt là do cô dương thoát ra ngoài, vì vậy có câu: “Bệnh lâu ngày mà thấy mạch Thực thì rất nguy”. Lại có chứng do Trầm hàn ở bên trong làm mạch đạo bị ủng trệ, tượng mạch cứng lao như Thực, vì vậy không được dùng thuốc hàn lương mà phải dùng phép ôn bằng các vị như: Can Khương, Phụ Tử. Lại có chứng chân âm quá hư, thấy mạch quan Cách, Hồng, Huyền như Thực, chỉ có dám dùng phép thanh lương chăng? Ba chứng kể trên đều có giả thực, không phải do chân thực”. - Sách ‘Mạch Học Gỉang Nghĩa’ ghi: “Nói tượng mạch Trường Đại mà hơi mạnh là nói mạch tuy Thực nhưng vẫn có ý hòa hoãn”. H- CÁC Y ÁN MẠCH THỰC Y Án Mạch THỰC Mà HỒNG SÁC (Trích trong ‘Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Danh Y Loại Án’). “Chu Đan Khê chữa một người ở phố Giang, nói xàm, thấy hỗn loạn. Bệnh đã 7-8 ngày mới mời Chu Đan Khê đến chữa. Xem mạch thì thấy hai tay đều Hồng, Sác mà Thực. Người bệnh mặt đỏ lẫn trắng, thân hình mập [...]... TRƯỜNG Đầu Khi đuôi thẳng dương thừa, suốt, thân nhiệt chứng của mạch thấy tràn quá toàn bộ vị mạch - Trần Tu Viên đưa ra nhận định so sánh giữa mạch Thực và các mạch khác như sau: · Mạch Thực mà lớn là mạch Đại · Thực mà đi trơn tru là mạch Hoạt · Thực mà căng như dây cung là mạch Huyền Vậy mạch Đại, Hoạt và Huyền đều dựa trên mạch Thực ... hòa thì khỏi Ít lâu sau sinh một con trai” I- MẠCH THỰC VÀ CÁC MẠCH KHÁC (Theo sách ‘Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu’) Đặc Mạch Điểm Gốc Tên Mạch Gốc Hình Thái Mạch Hội Chứng Tương Ứng Loại Chạm Ấn THỰC tay Chứng xuống thực nhiệt tụ vào nâng lại hoặc Mạch ngón tay lên đều có lực tay THỰC thấy HOẠT Mạch Đàm, đi trơn tru, thực nhiệt có có cảm giác (4 sức tròn tròn Mạch) KHẨN Giống Hàn như dây chứng thống... gân Đây là do mệt nhọc gây ra bệnh, lại thêm uống nhầm thuốc hàn (lạnh) lương (mát) Hỏi thì biết rằng người bệnh đã được cho uống 7-8 thang Sài Hồ Cách chữa trường hợp này phải ôn bổ Dùng bài Hoàng Kỳ Phụ Tử Thang (Hoàng Kỳ, Trần Bì, Phụ Tử), cho uống lạnh Uống 3 thang thì ngủ được, hơi ra mồ hôi mà giải mạch đã hơi nhuyễn Cho uống tiếp Hoàng Kỳ, Bạch Truật, được 10 ngày thì thấy mạch thu liễm lại thành... mạch thu liễm lại thành Tiểu Được nửa tháng thì khỏi hẳn” Y Án Mạch Bộ Xích 2 Tay Đều THỰC (Trích trong ‘Danh Y Loại Án’) “Trần Đấu Nham chữa cho vợ của Diệp Nam Châu, tắt kinh đã 5 tháng, khí hư ra màu trắng, hoặc buổi chiều phát nóng ho khan, ói mửa Có thầy thuốc cho đã là chứng lao sái Đấu Nham xem bệnh liền nói: Mạch 2 bộ xích đều Thực là có thai, lại thêm ngoại cảm phong tà mà ra” Vậy cho uống . VẼ BIỂU DIỄN MẠCH THỰC - Sách Mạch Chẩn’ biểu diễn hình vẽ mạch Thực: C- NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH MẠCH THỰC - Sách ‘Tần Hồ Mạch Học ghi: Mạch Thực là do dương hỏa uất kết”. - Sách ‘Cảnh. ghi: Mạch Tiểu, Thực mà cứng là bệnh ở trong”. - Sách ‘Tần Hồ Mạch Học ghi: Thực Khẩn là hàn tích đã lâu. Thực Hoạt là đờm ngưng trệ”. - Sách Mạch Học Giảng Nghĩa’ ghi: · Mạch Thực mà. Chương ‘Bình Tạng Bệnh Mạch (M. Kinh) ghi: “Thủy cốc vào thì thấy mạch cứng, Thực . - Sách ‘Tần Hồ Mạch Học ghi; Mạch Thực chủ huyết thực nhiệt kết, hỏa tà thịnh. Tả thốn Thực chủ chứng tâm

Ngày đăng: 09/07/2014, 19:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan