Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 44 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
44
Dung lượng
27,85 KB
Nội dung
MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI TRONG NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY LỊCH SỬ THẾ GIỚI THẾ KỶ XX TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC PGS. TS Trần Thị Vinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Bức tranh toàn cảnh của thế giới thế kỷ XX đã và đang được nhìn nhận lại dưới những góc nhìn đa dạng. Trong bối cảnh đó, công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử thế giới, hơn lúc nào hết đòi hỏi phải có sự chuyển đổi cũng như sự thích ứng cần thiết với thực tiễn. Thực tế cho thấy, với cách tiếp cận giáo điều duy ý chí chúng ta sẽ không thể hiểu được bản chất và lý giải được sự phát triển của lịch sử thế giới cùng với những chuyển đổi quan trọng của nó dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Bài viết này sẽ tập trung vào phân tích thực trạng tình hình và đề xuất một cách tiếp cận mới xung quanh một số vấn đề về quan hệ quốc tế và về chủ nghĩa tư bản trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử thế giới thế kỷ XX trong các trường đại học chúng ta. 1. Về nghiên cứu và giảng dạy lịch sử quan hệ quốc tế thế kỷ XX 1.1.Một số vấn đề bất cập Quan hệ quốc tế là một bộ phận tạo thành tiến trình phát triển lịch sử nhân loại, đồng thời chịu sự chi phối của những biến động lịch sử. Môn học quan hệ quốc tế là một ngành khoa học nghiên cứu lịch sử phát triển và biến động của hệ thống các mối quan hệ giữa các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế, những vấn đề có liên quan đến sự hưng thịnh, tồn vong của dân tộc, quốc gia, có ảnh hưởng đến vận mệnh của nhiều thế hệ. Đó là lý do để một số nhà nghiên cứu cho rằng, quan hệ quốc tế là “khoa học về nghệ thuật sinh tồn của nhân loại”. Quan hệ quốc tế là một nội dung cơ bản trong chương trình lịch sử thế giới cận hiện đại. Nghiên cứu những vấn đề quan hệ quốc tế sẽ góp phần không nhỏ vào việc hoạch định đường lối chính sách đối ngoại cũng như việc triển khai hiệu quả đường đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Nghiên cứu quan hệ quốc tế sẽ giúp chúng ta có được những bài học kinh nghiệm từ chính sách đối ngoại cũng như đối nội của các nước trong tiến trình phát triển đi lên xã hội hiện đại. Thực tế cho thấy công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử quan hệ quốc tế thế kỷ XX trong một số trường đại học chúng ta mặc dù đã có những đổi mới đáng kể nhưng trên thực tế vẫn còn tồn tại những bất cập về nội dung cũng như phương pháp tiếp cận. Điểm lại một số giáo trình đại học và sách giáo khoa phổ thông hiện đang được sử dụng phổ biến trong các trường đại học và phổ thông hiện nay, có thể thấy một thực tế là vẫn tồn tại những vấn đề đòi hỏi phải thay đổi. Trong đó cần phải kể đến những vấn đề mang tính lý thuyết và một số vấn đề về nội dung trong lịch sử quan hệ quốc tế thế kỷ XX. Cho đến nay, phương pháp đánh giá quan hệ quốc tế theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và phương pháp luận mác xít là phương pháp bao trùm toàn bộ công tác nghiên cứu và giảng dạy của chúng ta ở các cấp, các ngành, từ phổ thông đến đại học và trên đại học. Đó là một phương pháp luận khoa học, là cơ sở lý luận để từ đó chúng ta thấy được đặc điểm, sự phát triển biện chứng của quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, trong phương pháp tiếp cận này, nhiều khi chúng ta đã quá nhấn mạnh đến những vấn đề về mâu thuẫn thời đại, về đấu tranh giai cấp, trong cách nhìn nhận và đánh giá các vấn đề quốc tế. Một tình trạng thực tế là, lăng kính ý thức hệ vẫn được sử dụng trong việc xem xét các mối quan hệ quốc tế và các vấn đề về chính sách đối ngoại[1]. Với cách nhìn đó, trong nội dung Giáo trình lịch sử thế giới hiện đại chính thức hiện đang sử dụng trong một số trường đại học của chúng ta có những nhận định đánh giá mang tính “thiên vị” cho Liên Xô trong quan hệ quốc tế thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới: như việc Liên Xô ký kết Hiệp ước không xâm phạm Xô – Đức tháng 8/1939, việc quân đội Liên Xô tiến vào miền Đông Ba Lan 9/1939, vụ thảm sát ở Katyn (Ba Lan), việc Liên Xô gây sức ép quân sự buộc ba nước Baltic là Estonia, Litva và Latvia gia nhập Liên bang Xô viết trong cùng thời gian này[2]. Mặc dù công tác đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy lịch sử ở các trường đại học đã đạt được những bước tiến đáng kể, nhưng đây đó, trên các giảng đường đại học, chúng ta thấy một thực tế là những bài giảng với cách tiếp cận giáo điều, duy ý chí, những quan niệm cố hữu về đấu tranh giai cấp và ý thức hệ vẫn được bảo lưu và tồn tại cho đến ngày hôm nay. Trong quan hệ quốc tế nửa sau thế kỷ XX, một số vấn đề cũng đặt ra đòi hỏi phải xem xét lại một cách khách quan, khoa học. Chiến lược gia người Mỹ John J. Rhodes cho rằng, khi chúng ta bắt đầu đặt các vấn đề thế giới hiện nay vào cái khung thời gian tương đối xa để suy xét thì vấn đề được cho là quan trọng nhất ngày hôm nay có thể sẽ nhanh chóng biến thành không quan trọng lắm. Đặc biệt là một số chính sách nào đó hôm nay hoàn toàn đúng đắn , nhưng đến một lúc nào đó có thể biến thành không đúng đắn[3]. Hàng loạt vấn đề trong quan hệ quốc tế thời kỳ Chiến tranh lạnh cũng cần được nhìn nhận một cách khách quan và khoa học hơn, chẳng hạn như việc xem xét chính sách của Liên Xô đối với các nước cộng hòa thành viên trong Liên Bang Xô Viết, về trách nhiệm của các nước lớn trong đó có Liên Xô trong việc phát động Chiến tranh lạnh, việc đánh giá lại Kế hoạch Marsalles, Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), vụ khủng hoảng tên lửa ở Cu Ba năm 1962, nguồn gốc và hệ lụy của những bất đồng, xung đột trong quan hệ Xô – Trung và những hệ lụy đối với các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và châu Á, đối với phong trào giải phóng dân tộc… 1.2. Một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử quan hệ quốc tế thế kỷ XX Cách tiếp cận mới được đề cập ở đây là cách tiếp cận đa chiều, có chọn lọc trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử quan hệ quốc tế. Cùng với cách đánh giá về quan hệ quốc tế trên cơ sở khoa học của thế giới quan mác xít, cần phải tham khảo hệ thống lý luận quan hệ quốc tế phổ biến trên thế giới để thấy đượcnhững điểm giống và khác nhau giữa các nhóm tiếp cận, đồng thời lựa chọn và tìm ra những ưu điểm, lợi thế cũng như nhược điểm của từng phương pháp. Khi phân tích các vấn đề quốc tế, đặc biệt các đặc điểm, xu thế phát triển của quan hệ quốc tế cần có xuất phát điểm là những phạm trù chung nhất của các lý thuyết về quan hệ quốc tế chứ không phải chỉ dựa trên một lý thuyết duy nhất. Trong thế kỷ XX, đặc biệt là từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, hệ thống lý thuyết về quan hệ quốc tế có những bước phát triển quan trọng, có nhiều điểm mới và có những cách nhìn nhận khác nhau về thế giới. Có thể kể ra ở đây những cách tiếp cận của Chủ nghĩa hiện thực (Realism), Chủ nghĩa đa nguyên (Pluralism) và Chủ nghĩa toàn cầu (Globalism). Mỗi lý thuyết nêu trên chứa đựng những ưu điểm và nhược điểm riêng, nhưng có điểm chung là tạo ra cơ sở khách quan nhằm giải thích các khía cạnh khác nhau của quan hệ quốc tế, liên quan đến các chủ thể, các vấn đề cũng như các tiến trình quan trọng trong nền chính trị thế giới. [...]... giữa thế kỷ trước Đồng thời, sinh viên của chúng ta còn thiếu hụt những hiểu biết có hệ thống các học thuyết kinh tế chính trị về chủ nghĩa tư bản cũng như những thông tin đa chiều về lịch sử chủ nghĩa tư bản thế kỷ XX Tình hình đó đòi hỏi một cách tiếp cận mới đối với những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử chủ nghĩa tư bản thế kỷ XX 2.2 Một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu và giảng. .. chính xác và thực chất các mối quan hệ phức tạp, chằng chéo, đồng thời làm rõ những mặt tích cực cũng như tiêu cực chính sách của các nước lớn trong quan hệ quốc tế thế kỷ XX 2 Về nghiên cứu và giảng dạy lịch sử chủ nghĩa tư bản thế kỷ XX 2.1 Một số vấn đề bất cập Trong chương trình lịch sử thế giới cận hiện đại ở các trường đại học, lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản thế kỷ XX chiếm một vị trí... tiếp cận đơn chiều trong công tác giảng dạy lịch sử chủ nghĩa tư bản thế kỷ XX Thực tế cho thấy, trong một thời gian dài, công tác giảng dạy lịch sử thế giới ở các trường đại học ở Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề từ hệ thống học thuật của Liên Xô về cả nội dung và phương pháp giảng dạy Việc giảng dạy lịch sử chủ nghĩa tư bản thế kỷ XX không nằm ngoài thực trạng này Mặc dù đội ngũ các chuyên gia, các. .. nhằm cung cấp các nguồn thông tin đa chiều, cập nhật những vấn đề và kết quả nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản ở trong và ngoài nước Thực tế cho thấy, để trợ giúp cho công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử trong các trường học từ các cấp phổ thông đến đại học phần lớn các nước trong khu vực và trên thế giới, hàng loạt các trang web đã được thiết lập, mở rộng và phát huy hiệu quả tích cực Các trang web... đủ và toàn vẹn như ngày nay, khi nó thực sự chi phối và bao trùm nhiều quốc gia ở các trình độ phát triển khác nhau, không loại trừ một lục địa nào Chủ nghĩa tư bản với tư cách là một chủ thể lớn, có vị trí ngày càng cao trong nền kinh tế thế giới cũng như trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế Trong bối cảnh đó, công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử chủ nghĩa tư bản thế kỷ XX trong các trường đại. .. thức và lý giải được một cách khoa học các vấn đề đặt ra trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản thế kỷ XX Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại trong nửa sau thế kỷ XX, đặc biệt là trong hai thập niên cuối thế kỷ XX đã đặt ra những thách thức đối với các lý thuyết mang tính kinh điển trước đây của chủ nghĩa Mác- Lênin về chủ nghĩa tư bản Các luận điểm cơ bản của Mác về các giai cấp trong. . .Trong bối cảnh toàn cầu hóa và quá trình hội nhập của nước ta ngày càng sâu vào khu vực và thế giới, việc xem xét, lựa chọn và bổ sung các lý thuyết khác nhau trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử quan hệ quốc tế thế kỷ XX là vấn đề mang ý nghĩa cấp thiết Việc tham khảo cách tiếp cận của chủ nghĩa hiện thực là một thí dụ Chủ nghĩa hiện thực cho rằng, các nước phải lấy lợi ích... cách tiếp cận mới trong nghiên cứu và giảng dạy chủ nghĩa tư bản thế kỷ XX ở các trường đại học Trước hết, cần có một cách tiếp cận khách quan, mang tính phát triển, tính sáng tạo trong các vấn đề lý luận về chủ nghĩa tư bản Trong một thế giới đang đổi thay từng ngày, từng giờ, những cách tiếp cận mang tính giáo điều, cứng nhắc, duy ý chí cũng như sự chậm trễ trong chuyển đổi sẽ không thể đem lại kết... đáng kể là do địa vị chủ sở hữu trực tiếp cổ phần của công ty Đây là tầng lớp đầu sỏ tài chính mới có ảnh hưởng lớn về kinh tế, có thế lực về chính trị ở trong nước và trên quy mô toàn cầu Những biến đổi nêu trên đòi hỏi chúng ta phải có một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử chủ nghĩa tư bản thế kỷ XX Học thuyết của V I Lênin về chủ nghĩa đế quốc trong tác phẩm nổi tiếng “Chủ nghĩa... nghĩa tư bản nói riêng Đặc biệt, trang web này được kết nối với trên 1000 trang web về giảng dạy lich sử Giáo viên lịch sử có thể khai thác một ngân hàng khổng lồ các bài giảng, giáo án sử dụng công nghệ thông tin về các lĩnh vực lịch sử thế giới và lịch sử nước Mỹ Việc xây dựng một website về nghiên cứu giảng dạy lịch sử . nghĩa tư bản trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử thế giới thế kỷ XX trong các trường đại học chúng ta. 1. Về nghiên cứu và giảng dạy lịch sử quan hệ quốc tế thế kỷ XX 1.1 .Một số vấn đề bất. MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI TRONG NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY LỊCH SỬ THẾ GIỚI THẾ KỶ XX TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC PGS. TS Trần Thị Vinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Bức tranh toàn cảnh của thế. quốc tế thế kỷ XX. 2. Về nghiên cứu và giảng dạy lịch sử chủ nghĩa tư bản thế kỷ XX 2.1. Một số vấn đề bất cập Trong chương trình lịch sử thế giới cận hiện đại ở các trường đại học, lịch sử phát