1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bệnh Học Thực Hành: VẨY NẾN (PSOSIARIS) pot

13 353 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 162,33 KB

Nội dung

VẨY NẾN (PSOSIARIS) Đại Cương Vảy nến là một bệnh khá phổ biến sau eczema, theo tài liệu nhiều tác giả nước ngoài trong nội trú chiếm 4-8% và ngoại trú 2-7~ so với tổng số bệnh ngoài da đến khám và điều trị. Ở khoa da liễu Viện Quân y 108 từ 1966 đến 1973, Vảy nến chiếm 6,1% trong nội trú và 1,5% ở ngoại trú. Bệnh ít gây ảnh hường đến sức khoẻ chung (trừ một số thể nặng) nhưng là bệnh dai dẳng hay tái phát nên ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, lao động và tâm trí người bệnh. Bệnh thường phát về mùa Đông, ở da đầu và mặt ngoài tứ chi, nặng thì có thể phát ra toàn thân, có thể kèm theo sưng đau các khớp tay chân. Còn gọi là Ngân Tiêu Bệnh, Tùng Bì Tiễn, Bạch Chuỷ, Chuỷ Phong, Bạch Xác Sang, Tùng Hoa Tiễn. Từ Bạch Chuỷ đầu tiên xuất hiện trong sách ‘Ngoại Khoa Đại Thành’. Sách ‘Phong Môn Toàn Thư’ viết: Vùng tổn thương lõm như đồng tiền lớn, bên trong mầu hồng bên ngoài mầu trắng, châm kim vào không chảy ra máu, chảy ra nước mầu trắng như mầu bạc. Lúc đầu phát ra ở cơ thể rồi sau đó phát ở mặt”. Nguyên Nhân Gây Bệnh + Do ngoại tà khách ở bì phu: Lục dâm (phong, hàn, nhiệt, thấp, thử, táo) xâm nhập vào phần cơ, phu làm cho khí của Phế vệ không được tuyên thông, làm cho kinh lạc bị ngăn trở, ứ đọng lại ở da (phu tấu), không nuôi dưỡng được da gây nên. Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: “Tấu lý hư yếu, phong và khí xâm nhập vào, huyết ứ lại không nuôi dưỡng được cơ nhục gây nên bệnh”. + Do Tình Chí Nội Thương: Thất tình bị ức chế, uất kết lâu ngày hoá thành hoả, hoả nhiệt hoá thành độc tà vào phần doanh huyết, bên ngoài ảnh hưởng đến phu tấu (da), lỗ chân lông bị bít lại không thông, khí trệ huyết ứ gây nên bệnh. + Do Trúng Độc: Ăn nhiều thức ăn cay, nóng, tanh, tươi sống, trứng …khiến cho phong bị động, Tỳ Vị không điều hoà, khí trệ không thông, thấp nhiều cùng kết lại, thấm vào tấu lý, gặp phải hàn thấp, khí huyết tương bác nhau gây nên bệnh. + Do Mạch Xung và Nhâm Không Điều Hoà: Mạch Xung và Nhâm liên hệ với tạng Can và Thận, vì vậy kinh nguyệt và sinh dục là yếu tố làm cho mạch Xung và Nhâm không điều hoà, khiến cho âm dương của Can Thận thiên lệch gây nên, biểu hiện bằng âm hư nội nhiệt hoặc do dương hư ngoại hàn, lâu ngày làm cho âm dương đều hư hoặc chân hàn giả nhiệt hoặc chân nhiệt giả hàn. Tóm lại, bệnh chủ yếu do rối loạn ở phần huyết: huyết nhiệt, huyết táo, huyết ứ. Bệnh lâu ngày làm cho tạng phủ bị ảnh hưởng theo, trong đó chú ý đến Can Thận. Triệu chứng Hồng ban giới hạn rõ rệt, có vẩy trắng như nến, có thể gây ra thành từng lớp như mica, có khi nổi dát đỏ như gọt nước, có khi to, tròn hoặc bầu dục, đường kính 2,5cm, có khi thành mảng rộng do nhiều dát kết hợp lại. Vị trí đặc hiệu: Vùng da bị tỳ, cọ nhiều như khuỷ tay, đầu gối, mông, xương cùng, vùng mấu chuyển lớn. Lúc đầu từng lớp vẩy bong ra như nến rồi đến màng bong là một màng rất mỏng. Khi màng đó đã được nạo đi sẽ thấy rướm máu lấm tấm, có lẫn cả tiết dịch trong giống như những giọt sương li ti, vì vậy còn được gọi là hiện tượng sương máu (phénomène de la rosée sanglante), có giá trị rất lớn để chẩn đoán. Có trường hợp vẩy nến khu trú ở da đầu, ăn xuống rìa tóc hoặc ở lòng bàn tay, bàn chân, có khi lan ra toàn thân. Móng tay chân có thề dày, sần sùi, móng có vạch ngang, dễ gãy dưới móng có chứa bột trắng. Nhiều trường hợp vảy nến nổi ngay trên các vết sẹo, vết sượt da, vết mổ, vết tiêm. Bệnh gây ngứa ít nhiều tuỳ từng theo từng người, tiến triển từng đợt, lúc ổn định, lúc vượng, có lúc tự nhiên khỏi. Thường hay tái phát theo mùa, có người nặng về mùa hè, có người nặng về mùa đông. Bệnh lâu ngày tính chất mùa không còn rõ rệt. Một số ít phụ nữ lúc mang thai bệnh nhẹ hoặc hết, sau sanh, da lại bị tổn thương hoặc nặng hơn. 1. Thể đỏ da: do bệnh phát triển, da toàn thân đỏ, sưng, tróc vảy, kèm phát sốt, các khớp đau, lòng bàn chân sừng hoá, móng dày lên và rụng. 2. Thể khớp: thường vảy nến tăng lan đến các khớp lớn nhỏ như khớp ngón, khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, nhẹ là khớp sưng, nặng thì dịch bao khớp xương huỷ hoại, khớp dị dạng. 3. Thể mụn mủ: tế bào gai bị tổn thương rõ, trên tổn thương vảy nến mọc lên những mụn mủ không có vi khuẩn, gặp nhiều ở người lớn tuổi. Chẩn Đoán Phân Biệt Cần phân biệt với: + Bạch Tiêu Phong (Can Tính Bì Chỉ Dật): Xuất hiện nhiều ở vùng đầu, thường có mầu trắng tro hoặc đục như mỡ, lâu ngày gây nên hói (rụng) tóc. + Phong Nhiệt Sang (Mai Côi Đường Chẩn): nốt ban chủ yếu ở vùng khô, có hình tròn, hơi trắng bạc, có thể tự khỏi. + Hồ Niệu Thích (Mao Phát Hồng Đường Chẩn): vết ban phía trên có đầu nhỏ mầu trắng đục, không làm trắng da và không rướm máu. . Vảy nến thể chấm giọt: cần phân biệt với sẩn giang mai II (cộm, màu đỏ sẫm, có viền Biệt), Á vảy nến thể giọt (vảy màu nâu, cậy bong ra thành một lớp như gắn xi). . Ở da đầu, da mặt trẻ em cần phân biệt với á sừng liên cầu. . Ở các móng cần phân biệt với nấm móng. . Ở nếp kẽ phân biệt với hăm kẽ, loét kẽ. . Vẩy nến đỏ da phân biệt với dị ứng thuốc. Biện Chứng Theo YHCT + Thể Phong Nhiệt: Những nốt chấm xuất hiện nhiều, liên tục, lâu ngày to dần, mầu trắng đục, ngứa nhiều, mọc ở tay chân hoặc ở đầu, mặt, râu, gây hoại tử da sau đó có chấm xuất huyết. Kèm ngứa, sốt, khát, họng khô, đau, lưỡi đỏ sậm, rêu lưỡi hơi vàng, mạch Phù Sác. Điều trị: Thanh nhiệt, lương huyết. . Dùng bài Hoè Hoa Thang gia giảm (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu): Hoa hoè (sống), Sinh địa, Thổ phục linh, Thạch cao đều 40g, Thăng ma, Tử thảo, Địa phu tử đều 12g, Thương nhĩ tử 20g. Sắc uống. . Tiêu Phong Tán gia giảm (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học): Khổ sâm, Tri mẫu, Khi giới, Phòng phong, Thuyền thoái đều 6g, Sinh địa, Đơn bì, Ngưu bàng tử (sao), Hoàng cầm đều 10g, Hồng hoa, Lăng tiêu hoa đều 4,5g. Sắc uống. + Thể Phong Huyết Táo (gặp ở thể bệnh kéo dài): Nhiều nốt ban chẩn mới ít xuất hiện, những nốt cũ mầu hơi đỏ, ngứa, mặt da khô, lưỡi ít tân dịch, rêu lưỡi hơi vàng mà khô, mạch Huyền Tế hoặc Tế Sác. Điều trị: Dưỡng huyết, nhuận táo, khu phong. . Dùng bài Lương Huyết I (Viện Y Học Dân Tộc Việt Nam): Huyền sâm, Kim ngân, Sinh địa, Thương nhĩ tử, Hà thủ ô Hoả ma nhân đều 12g. Sắc uống. Thuốc rửa ngoài: Hoả tiêu, Phác tiêu, Khô phàn, Dã cúc hoa. Nấu lấy nước rửa ngày một lần. . Tư âm nhuận táo, thanh nhiệt, khu phong. Dùng bài Dưỡng Huyết Nhuận Phu Ẩm gia giảm (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học): Đương quy, Đan sâm, Đơn bì, Xích thược đều 10g, Hà thủ ô, Sinh địa, Thục địa,Bắc đậu căn, Thiên môn đều 12g, Thảo hà xa, Bạch tiên bì, Bạch tật lê đều 15g. + Thể Phong Hàn: Nhiều vết chấm xuất hiện giống như đồng tiền hoặc từng mảng mầu hồng, trên mặt mụn có thể thối nát, phát bệnh quanh năm. Từ mùa đông đến mùa hè thường tự bớt hoặc giảm ẩn đi, lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Phù Khẩn. Điều trị: Sơ phong, tán hàn, hoạt huyết, điều doanh. Dùng bài Tứ Vật Ma Hoàng Thang gia giảm (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học): Ma hoàng (sống), Quế chi đều 15g, Đương quy, Bạch thược, Sinh địa, Bắc Sa sâm đều 12g, sắc uống. + Thể Thấp Nhiệt: Nhiều vết chấm xuất hiện giống như nước trong lỗ rỉ ra, xuất hiện ở bên dưới bầu vú, vùng hội âm, khuỷ tay, hố mắt, vùng sinh dục, mầu da có mầu hồng xám, thường gom lại thành mảng lớn, vùng tổn thương chảy nước mầu trắng đục, hơi ngứa, miệng khô, không khát, cơ thể nóng, mệt mỏi, lưỡi đỏ sậm, rêu lưỡi vàng hoặc có ngấn bệu, mạch Hoạt Sác. Điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết giải độc. Dùng bài Tiêu Ngân Nhị Hiệu Thang gia giảm (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học): Long đởm thảo (sao), Khổ sâm, Hoàng cầm, Thương truật đều 6g, Phục linh, Trạch tả, Tỳ giải, Bắc đậu căn đều 10g, Thảo hà xa, Thổ phục linh đều 15g, Đơn bì 12g. Sắc uống. + Thể Huyết Nhiệt: Mới phát hoặc tái phát không lâu, vết sần nổi lên như dạng đồng tiền hoặc như bùn, thường nổi hạt nhỏ như ban chẩn, to nhỏ không đều, mầu hồng tươi, mọc nhiều ở tứ chi, có thể mọc ở vùng đầu và mặt trước, bề mặt của vết sần có mầu trắng đục, khô, vỡ nát có khi có rướm máu, kèm ngứa, tâm phiền, khát, táo bón, tiểu ít, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ sậm, rêu lưỡi hơi vàng, mạch Huyền Hoạt hoặc Hoạt Sác. Điều trị: Lương huyết giải độc, hoạt huyết thoái ban. Dùng bài Ngân Hoa Hổ Trượng Thang gia giảm (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học): Ngân hoa, Hổ trượng, Đan sâm, Kê huyết đằng đều 15g, Sinh địa, Quy vĩ, Xích thược, Hoè hoa đều 12g, Đại thanh diệp, Đơn bì, Tử thảo, Bắc đậu căn, Sa sâm đều 10g. + Thể Huyết Ứ: Vết ban mầu đỏ tối hoặc tím, to nhỏ không đều, bề mặt hơi lõm, khô trắng đục, không bong da, có một ít vết ban nhỏ mới xuất hiện kèm theo ngứa hoặc không ngứa, miệng khô, không muốn uống, lưỡi đỏ tối hoặc có điểm ứ huyết, rêu lưỡi trắng nhạt hoặc hơi vàng, mạch Huyền Sáp hoặc Trầm Sáp. Điều trị: Hoạt huyết hoá ứ, thông lạc tán kết. Dùng bài Hoàng Kỳ Đan Sâm Thang gia giảm (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học): Đan sâm, Trạch lan, Tây thảo, Hoạt huyết đằng đều 15g, Hoàng kỳ, Hương phụ, Thanh bì, Trần bì đều 10g, Xích thược, Tam lăng, Nga truật, Lăng tiêu hoa, Thỏ ty tử, Ô xà đều 6g. + Thể Huyết Hư: Cơ thể vốn suy yếu, bệnh kéo dài lâu ngày, da chuyển sang trắng bệch, nhiều vết ban có dạng giống như từng mảng hoặc phát ra toàn thân, mầu hồng nhạt ướt hoặc nhạt tối, bong da có những vết ban mới xuất hiện, ngứa, nặng hoặc nhẹ mầu da cũng không thay đổi, kèm chóng mặt, ít ngủ, ăn uống kém, lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi ít, ít tân dịch, mạch Huyền Tế hoặc Trầm Tế. Điều trị: Dưỡng huyết, hoà doanh, ích khí khứ phong. Dùng bài Dưỡng Huyết Khứ Phong Thang gia giảm (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học): Hoàng kỳ, Đảng sâm, Đương quy, Ma nhân đều 10g, Huyền sâm, Bạch thược, Thục địa, Kê huyết đằng, Mạch môn đều 12g, Bạch tiên bì 15g, Bạch chỉ, Bạch tật lê đều 6g. + Mạch Xung Nhâm Không Điều Hoà: Da nổi nhiều nốt sẩn đặc biệt vào thời kỳ kinh nguyệt, có thai, sinh đẻ, đa số trước khi có kinh, đang có thai và trước khi sinh thì phát nặng hơn, có một ít sau khi có kinh và sau khi sinh mới phát. Toàn thân nổi lên những vết ban mọc thành đám, mầu đỏ tươi sau đó trở thành trắng đục, lúc mới phát có những vết xuất huyết. Toàn thân hơi ngứa,tâm phiền, miệng khô, đầu váng, lưng đau, lưỡi đỏ sẫm hoặc đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Hoạt Sác hoặc Trầm Tế. Điều trị: Điều nhiếp Xung Nhâm. Dùng bài Nhị Tiên Thang gia giảm (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học): Tiên mao, Hoàng bá, Tri mẫu đều 6g, Tiên linh tỳ, Thỏ ty tử, Sinh địa, Thục địa đều 12g, Đương quy 10g, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo đều 15g. + Nhiệt Độc Thương Doanh: Phát bệnh nhanh, toàn thân đều nổi ban đỏ, đỏ tím, đỏ sẫm, nóng, ấn vào thì nhạt mầu, sưng phù, bong da, toàn thân sốt cao, sợ lạnh, tâm phiền, khát, tinh thần uể oải, tay chân không có sức, lưỡi đỏ sẫm, ít tân dịch, mạch Huyền Sác hoặc Hoạt Sác. Điều trị: dùng bài Linh Dương Hoá Ban Thang gia giảm (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học): Linh dương giác 3g, Sinh địa 30-40g, Ngân hoa, Tử thảo, Bạch hoa xà thiệt thảo đều 15-30g, Đơn bì, Xích thược, Huyền sâm, Sa sâm, Liên kiều đều 10g, Hoàng cầm, Hoàng liên, Tri mẫu đều 6g, Thạch cao (sống) đều 30g. Điều trị tại chỗ: a - Giai đoạn phát triển: bôi ngoài nhũ cao Lưu hoàng 5%, Hoàng bá sương, mỗi ngày 2-3 lần. b - Giai đoạn ổn định: bôi ngoài cao mềm Lưu hoàng 10%, cao mềm Hùng hoàng, ngày 2-3 lần. c Thuốc ngâm rửa: Khô phàn 120g, Cúc hoa dại 240g, Xuyên tiêu 120g, Mang tiêu 500g, sắc nước tắm hoặc ngâm mỗi ngày hoặc cách nhật, dùng cho trường hợp bệnh tổn thương rộng. Châm Cứu + Khúc trì, Huyết hải, Túc tam lý, Nội quan, Thần môn, Tam âm giao, Phi dương. Ngày châm một lần, 15 ngày là một liệu trình (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu). + Những huyệt thường được chọn để điều trị bệnh vảy nến là: Tỳ du, Phế du, Cách du, Huyết hải, Túc tam lý, Tam âm giao, Uỷ trung, Hợp cốc. (Tỳ du là du huyệt của tạng Tỳ, mà Tỳ làm chủ tứ chi là những vùng thường bị vẩy nến. Tỳ du có chức năng thúc đẩy sự tuần hoàn của khí huyết làm biến đổi sự khô ráo thành ẩm ướt. Phế du là du huyệt của tạng Phế, mà Phế chủ bì mao và có thể thanh nhiệt, khư phong. Cách du là huyệt hội của huyết. Huyết hải và Tam âm giao là những huyệt hoà huyết. Châm ba huyệt trên có thể thúc đẩy sự tuần hoàn và trừ đờm (thông kinh khư đờm). Uỷ trung là huyệt hợp của kinh Bàng quang. Châm huyệt này có thể thanh nhiệt tà trong tuần hoàn. Túc tam lý có thể tăng cường Vị khí và điều hoà Tỳ vị (ích khí hoà trung). Dương lăng tuyền là huyệt hợp của kinh đởm và có thể làm thông kinh và thải trừ thấp nhiệt (thông kinh, thanh nhiệt, trừ thấp). Châm Phong thị để trừ phong tà và thải nhiệt. Vì thế có thể làm giảm ngứa (khư phong, thanh nhiệt, chỉ dưỡng. Khi châm Khúc trì và Hợp cốc có thể khư biểu tà. Tất cả các huyệt kể trên có tác dụng như sau: thanh nhiệt, lương huyết, bổ khí huyết, nhuận táo, hành khí hoạt huyết, trục ứ, khư phong tà. Châm những huyệt này rất hữu dụng cho điều trị) (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu). + Huyết Hư Phong Táo: 1- Cách du, Đởm du. 2- Phong môn, Cách du, Đởm du 3- Phế du, Đởm du, Tỳ du. Dùng Bổ pháp. + Huyết Nhiệt Phong Táo: 1- Cách du, Thận du. 2- Phong môn, Can du, Thận du. 3- Tâm du, Can du, Thận du, dùng phép Tả. Hai ngày châm một lần. Vùng đầu mặt bệnh thêm Hợp cốc, Khúc trì, Chi câu, Khúc trì; Bệnh vùng Thận, bộ sinh dục thêm Tam âm giao, Huyết hải, Âm lăng tuyền. Da bị tổn thương rồi phát ra toàn thân thêm Đại chùy, Khúc trì, Huyết hải, Tam âm giao. Cấp tính châm tả, mạn tính châm bổ. Hai ngày một lần (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học). + Đào đạo xuyên Thân trụ, Huyết hải, Túc tam lý, Khúc trì, lưu kim 30 phút, 2 ngày một lần (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học). + Những huyệt chủ yếu là Tỳ du, Phế du, Cách du. Dựa theo vị trí thương tổn, những huyệt khác dọc theo đường đi của đường kinh có liên quan có thể được sử dụng. Thí dụ: Vùng thắt lưng và mặt sau cổ chọn huyệt Ủy trung; Ở mặt chọn Hợp cốc; Vùng nách và hông sườn chọn Dương lăng tuyền; Ngực và bụng chọn Túc tam lý và Nội quan. Các huyệt phối hợp cũng có thể được chọn ngoài đường đi của các đường kinh, như: Vùng đầu thêm Bá hội; Vùng chi trên thêm Khúc trì và Ngoại quan; Chi dưới thêm Huyết hải và Phong thị. Cách châm: Châm một trong ba huyệt chủ yếu, luân phiên nhau trong mỗi lần điều trị cho đến khi chảy máu bằng cách véo da lên. Sau khi châm ra máu khoảng 10 - 15 phút, dùng phép giác thêm. Châm ra máu không nên sâu. Giác có thể gây chảy máu từ lỗ châm ở da. Châm ra máu và giác một lần tương ứng ở mỗi bên cột sống. Trong suốt thời gian giác nên cố gắng tránh gây bỏng. Không châm ra máu cùng một lỗ châm khi châm những lúc khác nhau. Nếu huyệt nằm ở vùng da thương tổn, nên chọn những huyệt khác. Ngày châm một lần. Sáu lần là một liệu trình. Nghỉ 2 ngày rồi tiếp tục liệu trình khác(Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm). + Châm quanh hỗ bị bệnh và Hợp cốc, Liệt khuyết, Ngoại quan, Túc lâm khấp, Côn lôn, Trật biên. Mỗi lần châm 1~2 huyệt, chú trọng vào vùng mọc nhiều nhất. Cứu quanh chỗ đau và trên chỗ đau bằng hơ nóng hoặc cứu sáp (Cham Cứu Thực Hành). Phòng Bệnh Và Điều Dưỡng 1 Chú ý loại trừ yếu tố nghi ngờ là nguyên nhân gây bệnh. 2. Nếu là bệnh mạn tính, chú ý tinh thần thoải mái, tránh mọi kích cảm có thể xảy ra. 3. Tránh dùng các loại thuốc có tính kích thích mạnh trong thời gian bệnh phát triển. 4. Tránh uống rượu, các loại nước ngọt, trà đậm, cà phê thuốc lá, không ăn các chất cay nóng, mỡ heo, hạn chế ăn các loại chiên xào. Tham Khảo + Ngân Hoa Hổ Trượng Thang (Triết Giang Trung Y Tạp Chí 2, 1982): Ngân hoa, Hổ trượng, Đan sâm, Kê huyết đằng đều 15g, Sinh địa, Đương quy vĩ, Xích thược, Hòe hoa đều 12g, Đại thanh diệp 9g. Sắc uống. TD: Thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, thông lạc. Trị vẩy nến. Trị 25 ca bịnh 10 tháng trở lại, uống thuốc 4 tháng. Kết quả: khỏi hoàn toàn 8, có hiệu quả 8, có chuyển biến 9. tổng kết đạt 100%. Uống thuốc 6-21 ngày, trung bình 13,5 ngày. + Song Giải Nhị Diệu Tán (Tứ Xuyên Trung Y Tạp Chí 8, 1985): Ngân hoa đằng 30g, Thuyền thoái, Phòng phong, Cương tằm, Bạch tật lê, Đơn bì, Xa tiền nhân đều 10g, Tử thảo, Hạ khô thảo, Thương truật, Hoàng bá đều 12g. Sắc uống. Nhẹ thì 2 ngày 1 thang, nặng thì ngày 1 thang. Có thể dùng Khổ Sâm Thang (Khổ sâm, Địa phu tử đều 60g, Hương nhu, Bạc hà, Quán chúng, Uy linh tiên, Khương hoàng đều 24g, sắc lấy nước rửa ngày 2 lần. TD: Tán phong thông lạc, lương huyết giải độc, thanh nhiệt táo thấp. Trị ngưu bì tiễn. Vương Tông Luân đã dùng trị nhiều ca Ngưu bì tiễn, kinh nghiệm qua 6-7 năm đều thấy có kết quả ổn định. + Xà Linh Thang (Hồ Bắc Trung Y 3, 1988): O tiêu xà, Uy linh tiên, Bạch tiên bì, Xạ can, Quát lâu đều 10g, Xích thược, Đan sâm, Thổ phục linh, Bản lam căn, Khổ sâm đều 15g, Cam thảo 5g. Sắc uống TD: Thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết khứ phong. Trị ngân tiêu bệnh. Đã trị 13 ca, khỏi hoàn toàn 11, hiệu quả ít 1, có tiến bộ 1. Đạt kết quả 100%. Uống từ 3-5 thang. + Ích Khí Thông Lạc Thang Cát Lâm trung Y Dược 6, 1987): Hoàng kỳ, Kim ngân hoa đều 50g, Phòng phong, Giáp châu, Tạo giác thích, Địa long, Tử thảo, Thuyền thoái đều 15g, Xà thoái 5g, Bạch chỉ, Cam thảo đều 10g. Sắc uống. TD: Bổ khí giải độc, sấu phong thông lạc. Đã trị 50 ca, lâm sàng khỏi 36, hiệu quả ít 8, có kết quả 6. tỉ lệ đạt 100%. + Ngân Tiêu Tán (Triết Giang Trung Y Tạp Chí 2, 1986): Ô xà, Bạch tiên bì, Đan sâm, Kim ngân hoa, Địa phu tử đều 30g, Kinh giới, Phòng phong, Thuyền thoái, Khổ sâm, Xích thược, Liên kiều đều 20g, Phù bình, Tử thảo đều 15g, Cam thảo 10g. Tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6-9g với nước. TD: Thanh nhiệt giải độc, lương huyết, hoạt huyết, khu phong, thông lạc, chỉ dưỡng. Trị ngân tiêu bệnh (vẩy nến). Đã trị 47 ca, khỏi hoàn toàn 41, có hiệu quả 5, không hiệu quả 1. Đạt tỉ lệ 97,87%. Uống 27 ngày đến 3 tháng. Thường uống 1 tuần là bắt đầu có kết quả. + Hạ khô thảo nam (cây Cải trời – Blumea subcapitata) 80-120g, Thổ phục linh 40- 80g. sắc với 500ml nước trong 3 giờ ở nồi hấp 150oC, còn 300ml. Chia làm 3-4 lần uống trong ngày. Thời gian điều trị trung bình 79 ngày (ngắn nhất 23 ngày, nhiều nhất 148 ngày). Bệnh Án Điển Hình Bệnh Án Vẩy Nến (Trích trong ‘Chinese Herbal Medicine And The Problem Of Aging’). Một bé gái 11 tuổi, học sinh lớp 5 bị bệnh vẩy nến, ngứa ở cổ và lưng; Bệnh nhân đã bị bệnh này từ lúc ở lớp một khi ăn phải một loại cá nào đó. Vào thời gian đó bệnh nhân đã được điều trị ở khoa Da liễu thuộc bệnh viện đa khoa trong 3 tháng. Sau đó lại được điều trị ở một trung tâm y tế khác trong 3 năm bệnh ngứa và vẩy nến vẫn không dứt. Nếu như ngứa thì dùng kem Histamin; điều trị khác ở trung tâm y tế đều không có hiệu quả, vùng bị bệnh đỏ, khô và luôn luôn ngứa. Bệnh nhân cho biết là rất thích nước chè, rau, thịt và chocolate. Bệnh nhân thuộc thể hàn, dễ cáu gắt. Các triệu chứng khác là đau bụng bên trái, đau ngực, co thắt cơ thẳng bụng và đau khi ấn vùng bụng dưới, đại tiện ngày một lần, phân cứng, tiểu tiện rất ít mặc dù uống với lượng lớn nước. Tôi quyết định chọn 4 khả năng có thể dùng là (I) Ôn Thanh Ẩm, (2) Bạch Hổ Gia Quế Chi Thang, (3) Tiểu Sài Hồ Thang với Quế Chi Gia Phục Linh Hoàn, 4) Thập Vị Bại Độc Thang. Vì bệnh nhân có đau ngực, co thắt cơ thẳng bụng và đau ở bụng dưới, tôi để ý đến bài Tiểu Sài Hồ Thang với Quế Chi Phục Linh Hoàn, tuy nhiên bệnh nhân thuộc tạng hàn và uống quá nhiều chè, vì vậy tôi cho dùng bài Ôn Đởm Thang thay vì Tiểu Sài Hồ với Quế Chi Phục Linh Hoàn. Vì bản thân bài Ôn Đởm Thang tác dụng yếu nên đã được thêm: Sài hồ, Nhân trần, Kinh giới, Liên kiều, Ý dĩ, Hồng hoa và Đại hoàng. Sài hồ giảm đau ngực và kích thích chức năng gan; Nhân trần cũng cải thiện chức năng gan, trong khi Hồng hoa loại bỏ ứ trệ máu; Kinh giới, Liên kiều và Ý dĩ thường chứng tỏ tác dụng tiêu trừ các bệnh ở da; Đại hoàng dĩ nhiên là chống táo bón và phân cứng. Sau khi bệnh nhân dùng bài thuốc này đại tiện trở nên nhuận, đau ngực và co cơ thẳng bụng đã biến mất; điều đó có nghĩa là chức năng gan của bệnh nhân đã được cải thiện, phản ứng đau khi ấn vào bụng dưới cũng tiêu tán chứng tỏ tuần hoàn máu đã trở lại bình thường. Hơn 3 tháng dùng bài thuốc này tình trạng bệnh [...]... và 1 năm rưỡi sau bệnh nhân đã khỏi hoàn toàn (Tây y đã rất khó khăn trong điều trị bệnh vẩy nến) , mặt khác thuốc Đông y có thể rất tác dụng nếu như biện chứng luận trị tốt) Tôi cũng nhớ lại trường hợp một bé gái học sinh lớp 11 đã bị bệnh vẩy nến, bệnh nhân đã đến nhiều bệnh viện trong 4 năm nhưng không khỏi, tôi cho bệnh nhân dùng bài Ôn Thanh ẨÂm và bệnh nhân đã khỏi Bệnh Án Vẩy Nến (Trích trong... rồi gia giảm để uống 1 tháng Các vết ban đều biến hết, da trở lại bình thường, khỏi bệnh, cho xuất viện Bệnh Án Vẩy Nến (Trích trong (Thiên Gia Diệu Phương, q Hạ) Vương X, nữ 15 tuổi Sinh sống ở Thẩm Dương 7-8 năm trước, lúc đầu toàn thân hâm hấp nóng mà ngứa, bong vẩy trắng Bệnh viện chẩn đoán là Ngân tê bệnh (vẩy nến) Đã dùng tinh chất gan, sinh tố B12 hợp với thuốc bôi bên ngoài nhưng không khỏi... phát Bệnh Án Vẩy Nến (Trích trong Tân Trung Y 2: 16, 1989) Phiên X, nam, 28 tuổi Số bệnh án 3496 Nửa năm trước phát hiện có một vết ban đỏ ở phía sau đầu mặt, lưng, xương cùng và hai chân, dần dần biến thành nốt chẩn, mầu trắng đục, có mủ Sau đó bị cảm thử làm cho các vết tổn thương phát ra toàn thân Vì cho rằng vết ban đỏ là vẩy nến nên nhập viện Khám thấy: Toàn thân có nhiều nốt ban hồng, có nhiều vẩy. .. thứ hai và hết hẳn sau 4 liệu trình Không thấy tái phát sau 3 năm Bệnh Án Vẩy Nến (Trích trong ‘Ngưu Bì Tiễn Trung Y Liệu Pháp’) Cao X, nam 43 tuổi, nhập viện ngày 23-11-1971 toàn thân có những vết ban đỏ, bắt đầu có mủ, bệnh gần 4 năm nay Đã trị nhiều phương pháp, hễ ngưng thuốc thì phát bệnh khám thấy: Tay chân và toàn thân có nhiều vẩy hồng trắng, trên bề mặt có mủ nước, tại vùng hai khủy tay, hông... Bệnh Án Vẩy Nến (Trích trong ‘Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm’ của Tôn Học Quyền) Bệnh nhân Bành, nữ, 25 tuổi, nông dân, nhập điều trị ngoại trú ngày 3/4/1965 Những ban vảy trắng nổi đầy khắp thân người, tay chân, ngực và thành bụng Có thể nhìn thấy các đốm máu sau khi những vảy trên chỗ thương tổn bong ra Kèm theo cảm giác hơi ngứa Chẩn đoán là bệnh vảy nến Châm ra máu huyệt Phế du, Cách du và Tỳ du... thân phát ra những nốt chẩn, hơi đỏ, nóng, ngứa, bề mặt nốt chẩn bong vẩy, đã chữa mà không hết, tháng 12 năm đó lại tái khám Người bệnh sắc da đỏ sẫm, môi miệng khô, toàn thân bong vẩy, đầu váng, muốn nôn, lưỡi giống như rạch nước, rêu lưỡi vàng bệu, mạch Huyền Sác Kết hợp các chứng biểu hiện chẩn đoán là chứng Can tiễn (ngân tiêu bệnh) đang tiến triển Dùng bài Sài Cát Giải Cơ Thang gia giảm (Sài hồ,... (sống), Sinh địa, Ý dĩ nhân (sống) đều 15g, Xích thược, Bạch thược, Phục linh, Quy bản, Hà thủ ô đều 12g, Đương quy, Đơn bì đều 10g, Sa nhân 6g (cho vào sau) Uống 2 tuần, các vết ban mạn tính đều tiêu hết, vẩy trắng bong hết, giảm ngứa, ngủ được Vì âm dịch suy tổn, da không được nuôi dưỡng, vì vậy dùng phép dưỡng âm, nhuận phu, lương huyết để tức phong Dùng Nam sa sâm, Bắc sa sâm, Xích thược, Đan sâm, Câu... uống 3 thang, da bớt nóng hâm hấp, ngứa giảm một ít Uống 7 thang, vùng da giảm nhẹ, không còn nổi vết ban mới nữa, trị liệu có kết quả Uống đến 11 thang, da toàn thân không còn bị tổn thương nữa, khỏi bệnh . bé gái học sinh lớp 11 đã bị bệnh vẩy nến, bệnh nhân đã đến nhiều bệnh viện trong 4 năm nhưng không khỏi, tôi cho bệnh nhân dùng bài Ôn Thanh ẨÂm và bệnh nhân đã khỏi. Bệnh Án Vẩy Nến (Trích. ngày). Bệnh Án Điển Hình Bệnh Án Vẩy Nến (Trích trong ‘Chinese Herbal Medicine And The Problem Of Aging’). Một bé gái 11 tuổi, học sinh lớp 5 bị bệnh vẩy nến, ngứa ở cổ và lưng; Bệnh nhân. VẨY NẾN (PSOSIARIS) Đại Cương Vảy nến là một bệnh khá phổ biến sau eczema, theo tài liệu nhiều tác giả nước ngoài trong nội trú chiếm 4-8% và ngoại trú 2-7~ so với tổng số bệnh ngoài

Ngày đăng: 12/08/2014, 19:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN