1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

VAI TRÒ ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT THỜI CÔNG NGHIỆP HOÁ VÀ HIỆN ĐẠI HOÁ pps

8 387 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 64 KB

Nội dung

NHÓM 3 LỚP THỂ DỤC_K31_GDTC BÀI THẢO LUẬN NHÓM CHỦ ĐỀ: VAI TRÒ ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT THỜI CÔNG NGHIỆP HOÁ VÀ HIỆN ĐẠI HOÁ DANH SÁCH NHÓM 3: 1. ĐINH HỮU LONG 2. NGUYỂN PHI LONG 3. LÊ VĂN LUÂN 4. NGUYỄN VĂN KHA LY 5. NGUYỄN NGỌC QUÝ Con người tồn tại được là nhờ lao động sản xuất. Để lao động sản xuất được, con người phải liên kết với nhau thành tập thể, thành xã hội. Gắn với xã hội vừa vì lợi ích của bản thân vừa vì lợi ích của xã hội. Tuy nhiên, mỗi cá nhân do môi trường hoàn cảnh sinh sống mà có những nhân cách khác nhau. Nhân cách đó có thể phù hợp hoặc đi người lại lợi ích của tập thể, của xã hội. Vì vậy xã hội phải có quy tắc đạo đức và pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, nhân cách con người. Đạo đức là tổng hợp những tiêu chuẩn, nguyên tắc nhằm điều chỉnh hành vi đối xử giữa con người với con người, giữa cá nhân với gia đình, tập thể, với xã hội… Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được thể hiện thành luật lệ để điều chỉnh hành vi con người, về tính hợp pháp hay không hợp pháp của hành vi đó với xã hội. Từ khi xã hội loài người giai cấp thì đạo đức cũng như pháp luật đều mang tính giai cấp. Vì vậy mỗi xã hội, mỗi giai cấp đều có những đạo đức và pháp luật riêng của mình. Nhưng dù ở thời đại nào đi nữa thì các xã hội và pháp luật. Ở đây chỉ bàn về đạo đức và pháp luật trên cơ sở mẫu số chung đó. 1 NHÓM 3 LỚP THỂ DỤC_K31_GDTC I. MỘT VÀI QUAN ĐIỂM VỀ VAI TRÒ ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT TRONG LỊCH SỬ Đạo đức và pháp luật là hình thái ý thức xã hội do tồn tại xã hội quyết định. Vì vậy ở các thời đại khác nhau, tồn tại xã hội khác nhau thì ý thức về đạo đức và pháp luật cũng khác nhau. Trường phái Nho gia (Khổng - Mạnh), coi bản tính con người là “Thiện”. Họ đề cao giáo dục con người bằng đạo đức, điều hành xã hội bằng đạo đức. Ngược lại phái Pháp gia đại biểu là Hàn Phi Tử lại đề cao sự cai trị xã hội bằng pháp luật. Tuân Tử thì coi bản tính con người là “Ác” và ông chủ trương trị nước là kết hợp giữa giáo dục với pháp trị… Ngày nay có những xã hội phát triển rất coi trọng điều chỉnh hành vi con người bằng pháp luật. Ngược lại có quan điểm cho rằng tăng cường pháp luật sẽ làm tình cảm con người trở nên lạnh lùng hơn. Như vậy, lịch sử đã từng có những quan điểm khác nhau về vai trò của đạo đức và pháp luật. Vậy thì ở thời đại công nghiệp hoá và hiện đại hoá, đạo đức và pháp luật vận dụng như thế nào để phát huy hiệu quả của nó? Trả lời câu hỏi đó trước hết chúng ta cần tìm hiểu đặc điểm và tính chất của đạo đức và pháp luật và mối quan hệ giữa chúng. II. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH CHẤT CỦA ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT: 1. Sự thống nhất của đạo đức và pháp luật Như đã biết đạo đức và pháp luật thống nhất với nhau ở mục tiêu của nó là điều chỉnh hành vi của con người để bảo đảm hoạt động bình thường của xã hội. Một người vi phạm đạo đức thường là vi phạm pháp luật và ngược lại vi phạm pháp luật cũng là vi phạm đạo đức. Đạo đức và pháp luật không phải tự nhiên mà có. Để con người có được ý thức đạo đức và ý thức pháp luật đều là kết quả giáo dục lâu dài. Giáo dục cho con người có đạo đức cũng là giáo dục cho con người có đạo đức cũng là giáo dục cho con người biết tôn trọng pháp luật, kỷ cương phép nước. Giáo dục pháp luật cho con người cũng là để bảo vệ giá trị đạo đức và nâng cao đạo đức con người. Tuy nhiên đạo đức và pháp luật có những đặc điểm và tính chất khác nhau trong quá trình điều chỉnh hành vi con người. 2. Sự khác biệt giữa đạo đức và pháp luật 2.1. Đạo đức và pháp luật khác nhau về phương thức điều chỉnh hành vi con người. Đạo đức thì tình cảm và mềm dẻo, pháp luật thì bắt buộc và cứng rắn. Khi nói đến đạo đức là gắn với sự khen chê. Bằng dư luận tập thể, xã hội điều chỉnh hành vi của con người. Nếu hành vi đó là tốt con người duy trì và phát huy, nếu là xấu con người thay đổi hành vi đó. Nhưng con người có thay đổi hay không là tuỳ nhân cách mỗi người. Pháp luật thì khác. Nói 2 NHÓM 3 LỚP THỂ DỤC_K31_GDTC đến pháp luật là nói đến sự bắt buộc, muốn hay không con người cũng phải thay đổi hành vi của mình cho phù hợp với xã hội. Cá nhân không có quyền lựa chọn. Thí dụ: có được thảm cỏ xanh và đẹp ở công viên đó là tiền của, mồ hôi, công sức cần mẫn của người lao động. Việc dẫm chân lên cỏ suy cho cùng là chà đạp lên sức lao động của người khác, mất thẩm mỹ nơi công cộng. Việc làm đó là thiếu đạo đức, không nên. Cái “không nên” ở đây chứng tỏ điều đó vẫn có thể xảy ra. Trái lạI về pháp luật thì bắt buộc và dứt khoát: nếu dẫm chân lên cỏ là vi phạm nội quy, phá hoại công trình nơi công cộng và môi trường, nếu diễn ra sẽ bị phạt. Tóm lại, đạo đức thì tình cảm và mềm dẻo: “Lựa lờI mà nói cho vừa lòng nhau”. Pháp luật thì lạnh lùng và cứng rắn: “Pháp bất vị thân”, “Thuốc đắng dã tật”. 2.2. Đạo đức mang tính chung, định hướng. Pháp luật cụ thể và rõ ràng. Đạo đức mang tính chung, bao quát nhằm định hướng cho con người. Vì vậy đòi hỏi con người tự tìm tòi, tự khám phá và qua dư luận mà tự điều chỉnh hành vi của mình.Trái lại pháp luật thông qua những pháp quy, quy chế, điều chỉnh hành vi con người rất rõ và cụ thể. Đạo đức có lời khuyên: “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” hoặc “giúp đỡ người khó khăn hoạn nạn”, tức là muốn khuyên con người không nên kết bạn với những kẻ xấu, mà chỉ nên kết bạn với những người tốt. Thế nào là xấu, thế nào là tốt? Con người phải tự tìm hiểu chuẩn mực chung về đạo đức của xã hội đương thời để tự điều chỉnh hành vi của mình. Nhưng pháp luật thì quy định rõ: nếu chứa chấp bao che tội phạm là vi phạm pháp luật, hoặc thấy người bị nạn mà không cứu giúp nếu xảy ra hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy tố… Như vậy pháp luật ở đây không phải là định hướng như đạo đức mà nó quy định hành vi con người một cách rõ ràng và cụ thể. 2.3. Đạo đức đạt được kết quả là một quá trình. Pháp luật đạt được kết quả ngay tức thì. Có được hành vi đạo đức là một quá trình giáo dục lâu dài và lặp lại nhiều lần (mưa lâu thấm đất), của gia đình, của xã hội cho đến lúc con người ý thức được hành động của mình và tự điều chỉnh hành vi của mình. Ngược lại, pháp luật lại đạt được kết quả ngay tức khắc. Để một em bé hiểu về mặt đạo đức là không dẫm chân lên cỏ là một kết quả giáo dục lâu dài của gia đình của nhà trường, của xã hội. Trái lại pháp luật đòi hỏi kết quả ngay lập tức. Hành vi đó phải được điều chỉnh ngay nếu không thì chính bố mẹ em bé, người trông nom em bé phải chịu trách nhiệm vì đã để em bé vượt ra ngoài phạm vi kiểm soát của mình. 3 NHÓM 3 LỚP THỂ DỤC_K31_GDTC 2.4. Đạo đức là kết quả tự thân, bền vững. Pháp luật là kết quả tác động bên ngoài, chưa bền vững. Như đã nói đạo đức là kết quả giáo dục lâu dài, khi con người ý thức được hành vi tự họ sẽ điều chỉnh hành vi đó. Điều chỉnh đây là tự thân, là nội lực của người biểu hiện hành vi. Do đó một hành vi đạo đức có được, sẽ có tính bền vững ít thay đổi; vì vậy mới có cụm từ “đạo đức truyền thống”. Ngược lại, pháp luật là sự cưỡng bức, sự tác động từ bên ngoài, dù không muốn người đó cũng phải thay đổi hành vi của mình. Sự thay đổi hành vi của mình. Sự thay đổi này có thể là không bền vững vì nó có thể lập lại ở nơi này hay nơi khác nếu vắng bóng pháp luật. Phá rừng là một hiện tượng làm nhức nhối mọi người có lương tâm trong xã hội hiện nay. Như vậy hành động bảo vệ cây cối, không chặt phá rừng bừa bãi là có đạo đức. Nhưng để con người hiểu biết và hành động cho đúng thì phải là kết quả giáo dục lâu dài thậm chí ngay từ khi mới học vỡ lòng. Nhưng khi con người đã hiểu và tự điều chỉnh hành vi của mình thì họ sẽ không bao giờ mắc sai lầm về chuyện phá rừng. Hành vi đó trở thành bền vững. Với góc độ pháp luật thì hành động phá rừng là vi phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, là phá hoại môi sinh, lập tức pháp luật có biện pháp khống chế. Bắt kẻ vi phạm phải điều chỉnh ngay hành vi của mình, phải đền bù, phải trồng lại rừng… Nhưng nếu ở đâu vắng bóng kiểm lâm thì hành động phá rừng có thể lại xảy ra. Tóm lại: Trên đây là tóm tắt sự thống nhất và khác biệt giữa đạo đức và pháp luật: Chúng thống nhất với nhau ở đối tượng và mục tiêu là con người. Trái lại chúng khác nhau ở phương thức điều chỉnh hành vi con người. Đạo đức thì tình cảm và mềm dẻo. Nó mang tính chung và định hướng. Đạo đức đạt được kết quả là một quá trình giáo dục lâu dài nhưng có tính bền vững. Pháp luật thì bắt buộc và cụ thể. Nó đạt được kết quả tức thì nhưng kết quả đó có thể chưa bền vững. Do đặc điểm và tính chất của đạo đức và pháp luật như vậy nên vai trò của chúng cũng khác nhau trong từng giai đoạn lịch sử. III. TÁC DỤNG CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG LỊCH SỬ. 1. Thời tiền công nghiệp Vai trò tác dụng của đạo đức và pháp luật có sự khác nhau ở từng thời kỳ lịch sử. Có thời kỳ lịch sử vai trò của đạo đức rất mạnh, nó có thể vượt lên trên cả pháp luật, tiền bạc. Thậm chí con người có thể chết nhưng không để mất danh dự, mất phẩm chất. Trước đây, thời thủ công con người lao động chủ yếu bằng chân tay với công cụ thô sơ, đơn giản. Cộng đồng người quây quần theo thôn xóm, làng xã. Cuộc sống như vậy đã tạo ra một môi trường giao tiếp rất thuận lợi: gần gũi và trực tiếp. Câu nói: tối lửa tắt đèn có nhau cũng thể hiện rất rõ 4 NHÓM 3 LỚP THỂ DỤC_K31_GDTC quan hệ gần gũi, thân thiết đó. Người ta lo giúp nhau trong cưới xin, ma chay, xây nhà dựng cửa. Như vậy thử hỏi có câu chuyện vui buồn nào của một thành viên mà làng quê không biết, để mà chia sẻ, để mà khen chê. Bấy giờ nhu cầu vui chơi giải trí công cộng chưa cao. Những cuộc cúng lễ hội hè nơi làng quê thì cũng là giữa những người quen biết. Môi trường cuộc sống như vậy đạo đức có thể phát huy cao giá trị và tác dụng của mình. Mỗi thành viên phải luôn tự điều chỉnh hành vi của mình mới mong tồn tại, mới mong hoà nhập được với cộng đồng vững chắc đó. Trở về quá khứ: trước đây phong kiến Trung Quốc phát huy cao độ tác dụng của đạo đức để điều hành đất nước. Với tư tưởng đạo đức “Nhân, Trí, Dũng” của Khổng Tử họ đã tạo ra được những con ngườI có nhân cách cao cả, những cây tùng, cây bách. Những con người hành động vì nghĩa chứ không vì lợi. Đạo đức đó cũng ghi dấu ấn sâu sắc trong đời sống xã hội chúng ta. Đặc biệt trong chiến tranh vệ quốc nói chung và ở nước ta nói riêng, nhiều chiến sĩ cách mạng cho dù không còn liên lạc được với tổ chức, với cấp trên, cho dù bị tra tấn, tù đày nhưng họ vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu, bảo vệ sự trong sáng của mình. Đó là đạo đức. Có tình cảm nào gắn bó tha thiết hơn tình mẫu tử, nhưng người mẹ vẫn tiễn con ra chiến trường, vào chỗ sinh tử. Đó là đạo đức. Trong chiến tranh nhiều người phụ nữ còn ra chiến trường, vào chỗ sinh tử. Đó là đạo đức. Trong chiến tranh nhiều người phụ nữ thủy chung hy sinh cả tuổi xuân để chờ chồng. Có những người con gái sẵn sàng nhận cái chết để bảo vệ tiết hạnh của mình. Đó là đạo đức. Vì rằng: mất danh dự là mất tất cả. 2. Thời công nghiệp và hiện đại Ngày nay xã hội ta đang ở thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá cả thành thị lẫn nông thôn. Cuộc sống thay đổi nhanh chóng và mãnh liệt cả về chất lẫn về lượng. Con người gặp nhau hàng ngày nơi nhà máy, công sở. Ngay ở nơi đây sự cuốn hút của guồng máy sản xuất, sự căng thẳng của công việc khiến con người không có thời gian giao lưu hiểu biết nhiều về nhau, có chăng giao tiếp chỉ do đòi hỏi của công việc. Khi rời công sở mỗi người lại trở về một thế giới riêng: bị lôi cuốn về nhu cầu kinh tế, người ta phải lo làm thêm, học thêm. Nhu cầu giải trí có thể được thoả mãn ngay trong căn nhà của mình, hoặc nơi công cộng, nơi giữa những con người hầu như không quen biết. Khi về gia đình mỗi căn nhà là một “lô cốt” khép kín: sống ở phường, ở khu phố, thậm chí, ngay hai nhà cạnh nhau có khi người cũng không biết gì về nhau. (Thí dụ: về em bé 2 tuổI sống bên cạnh một thi thể đến khi phân huỷ mọi người mới biết là một minh chứng đau buồn). Giờ đây mối quan hệ trực tiếp giữa những người là họ hàng thân thiết cũng ngày 5 NHÓM 3 LỚP THỂ DỤC_K31_GDTC càng ít đi, thay vào đó là mối quan hệ gián tiếp qua hệ thống thông tin hiện đại. Như đã biết, khi con người vi phạm đạo đức thì dư luận lên án, con người phải tự điều chỉnh hành vi của mình. Nhưng sống ở thời công nghiệp hoá và hiện đại hoá, với môi trường tiếp xúc như vậy thì dư luận khó phát huy được tác dụng, hay nói cách khác vai trò của đạo đức bị giảm tác dụng. Thí dụ: Một thanh niên yếu đuối trốn tránh nghĩa vụ quân sự hoặc đào ngũ, khi trở về quê sinh sống thì đương nhiên hành vi đó ở quê ai cũng có thể biết. Họ chê bai lên án, coi hành vi đó là hèn nhát, là thiếu đạo đức. Nếu anh ta không tự điều chỉnh hành vi của mình thì khó mà hoà nhập được với cộng đồng. Ngược lại nếu chuyện đó xảy ra ở khu phố, ở một phường, thậm chí ở ngay nhà bên cạnh cũng không ai biết tới (trừ một vài người thực thi pháp luật). Vậy thì dư luận đâu để điều chỉnh hành vi đó. Hoặc như ở làng quê nếu có một cô gái mắc tính “lãng mạn” thì với dư luận của họ hàng, của làng xóm, người đó phải điều chỉnh hành vi của mình mới mong tồn tại. Nhưng ở thời nay cô gái rời làng quê sống ở nơi đô thị, thì ai biết tới. Thậm chí khi về quê với đồng tiền kiếm được có thể cô vẫn sang trọng, vẫn tự hào. Dư luận đâu để điều chỉnh hành vi của cô ta? Rõ ràng đạo đức đã bị giảm tác dụng của mình ở thời công nghiệp và hiện đại. Như vậy, ở mỗi hoàn cảnh ở mỗi giai đoạn lịch sử tác dụng của đạo đức và pháp luật có khác nhau: Trong thời phong kiến, thời thủ công vai trò của đạo đức có tác dụng rất lớn, đặc biệt là thời kỳ chiến tranh. Ngược lại ở thời công nghiệp hoá và hiện đại hoá thì vai trò của đạo đức chậm phát huy tác dụng. Nếu như đạo đức kém hoặc chậm phát huy tác dụng thì phải nhường bước cho pháp luật. Đó là một đòi hỏi tất yếu của xã hội. IV. TĂNG CƯỜNG PHÁP LUẬT THỜI CÔNG NGHIỆP HOÁ VÀ HIỆN ĐẠI HOÁ, MỘT ĐÒI HỎI TẤT YẾU. Không ai có thể phủ nhận được giá trị và tác dụng của đạo đức trong lịch sử. Song ngày nay cuộc sống phong phú muôn vẻ, tốc độ cuộc sống thay đổi nhanh chóng, mãnh liệt, vì vậy phải thay đổi tư duy về pháp luật và đạo đức theo hướng “Tăng cường pháp luật trong mọi lĩnh vực để điều chỉnh hành vi con người trong xã hội”. Như đã phân tích, việc giáo dục đạo đức cho con người là một quá trình rất lâu dài. Nhưng với thời đại công nghiệp hoá và hiện đại hoá cuộc sống không có thời gian để chờ đợi đạo đức phát huy tác dụng của mình. Hơn nữa, trước sức mạnh của đồng tiền, đạo đức tự nó cũng khó phát huy được tác dụng. Đạo đức cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ và kiên trì của pháp luật. Mọi hành vi của con người ở thời đại ngày nay có ảnh hưởng rất nhanh, rất mạnh tớI trật tự của xã hội. Một sai phạm của con ngườI dù là trong một thời gian ngắn cũng có thể gây những tác hại to lớn (hiện tượng virus máy tính là 6 NHÓM 3 LỚP THỂ DỤC_K31_GDTC một ví dụ). Nếu những hành vi tương tự không được ngăn chặn ngay tức thì, để diễn ra ở nhiều người trong một thời gian dài thì hậu quả thật khó lường. Do đó, trong khi chờ đợi đạo đức phát huy tác dụng bền vững của mình thì trước hết pháp luật cần ra tay cương quyết để ngăn chặn hành vi đó. Tức là phải có những quy định rõ ràng và cụ thể về mặt pháp luật để ngăn chặn hậu quả có thể sẽ xảy ra. Thời xưa có câu: Đi đâu mà vội mà vàng, Mà vấp phải đá mà quàng phải dây. Ai cũng biết đó là một lời khuyên, bởi sự hấp tấp, vội vàng nhiều khi hỏng việc, và có thể hỏng cả phong cách như lời khuyên đó là tất cả một kết quả giáo dục lâu dài con người mới tự ý thức, tự điều chỉnh. Thậm chí có khi “vấp phải đá” con người mới ý thức được điều đó. Nhưng trong khi đạo đức chưa phát huy được tác dụng của lời khuyên thì tác hại của nó cũng có giới hạn. Ngày nay, với xã hội công nghiệp, với những xe tải khổng lổ, với những xe phân khối lớn thì sự “vội vàng” đó phải có sự can thiệp ngay của pháp luật dể ngăn chặc tức thì. Nếu không với những cuộc tranh giành khách, với những cuộc “đua tốc độ” sẽ gây ảnh những hậu quả khó lường. Khi đó sẽ không vấp “phải đá” hay “phải dây” nữa mà là sinh mạng của con người, của nhiều người. Ai cũng biết xả rác, vứt xác chuột ra đường là một hành động thiếu đạo đức. Nhưng để giáo dục con người tự giác chấm dứt hành vi đó thì phải rất lâu dài mà trước mắt chỉ là một ảo tưởng. Đến lúc đó thì xã hội đã chịu nhiều tác hại. Vừa rồi thành phố có phát động một ngày không sử dụng túi nylon. “Một ngày” tất nhiên chỉ có tính tượng trưng, nhưng túi nylon vẫn nhiều biết chừng nào, huốn chi là nhiều ngày sử dụng và xả túi nylon một cách “vô tư”. Cống rãnh bị tắc nghẽn cũng vì nó, mọi dòng sông dơ bẩn cũng vì nó. Vừa rồi thành phố có mua một máy hút bùn cả “tỷ bạc” nhưng rồi không sử dụng được chỉ vì bùn của chúng ta khác bùn của phương Tây ở chỗ có quá nhiều rác công nghiệp. Như vậy ở đây đòi hỏi sự can thiệp của pháp luật, pháp quy khi đạo đức chưa phát huy được tác dụng. Cần phải phạt và mỗi ngày cần phạt nặng hơn với ai cố tình vi phạm. Nếu có ai đó cho rằng nặng nề pháp luật thì xã hội trở nên thiếu tình cảm? Khổng Tử, nhà tư tưởng vĩ đại cũng đã từng lên án pháp luật. Chính sách khủng bố, hình phạt chỉ tạo ra sự hận thù sợ sệt. Thực ra lúc bấy giờ Khổng Tử lên án pháp luật là thực chất nhằm vào giai cấp chủ nô. Bọn chủ nô đã lạm dụng pháp luật để khống chế những người nô lệ, biến họ thành một công cụ biết nói để phục vụ cho cuộc sống ăn chơi tàn bạo của mình. Ngày nay, pháp luật của chúng ta khác về bản chất. Pháp luật của chúng ta vì lợi ích của số đông, của xã hội. Một pháp luật nhằm trừng trị một số ít để bảo vệ cuộc sống yên bình của mọi người, để đạt tới một xã hội văn minh 7 NHÓM 3 LỚP THỂ DỤC_K31_GDTC hiện đại, pháp luật đó là nhân đạo, là tình cảm. Cũng nên nhớ rằng pháp luật và đạo đức không chỉ khác biệt nhau mà chúng còn bổ sung cho nhau, chuyển hoá cho nhau. Sự lạnh lùng của pháp luật làm cho ai đó phải chùn bước, uốn nắn lại hành vi của mình. Sự điều chỉnh đó ban đầu chưa thể gọi là đạo đức, vì nó diễn ra một cách bắt buộc. Nhưng đến một lúc nào đó con người ý thức được rằng nếu không tự giác, sự tự điều chỉnh. Như vậy ở đây giữa pháp luật và đạo đức có sự chuyển hoá cho nhau: hành vi không vi phạm pháp luật đã trở thành hành vi đạo đức. Hơn nữa, suy cho cùng con người gây được tình cảm hay không phải biểu hiện ở hành vi của mình. Một hành vi không tôn trọng pháp luật, một hành vi thiếu đạo đức thì gây được cảm tình với ai! Tóm lại: Tăng cường pháp luật thời công nghiệp hoá và hiện đại hoá là một đòi hỏi tất yếu. Kết luận Nghị quyết Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Tăng cường giáo dục pháp luật nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm minh, thống nhất và công bằng”. (1) Chúng ta đang sống ở một đất nước, một thành phố đang vươn mình để trở thành một thành phố, một đất nước công nghiệp và hiện đại. Nếu sự quản lý lỏng lẻo, không phù hợp sẽ tạo ra những hậu quả thật đáng buồn. Thành phố trở nên vô cùng nhếch nhác, thiếu văn minh. Nhiều điều chúng ta dạy cho con em trong gia đình, nơi nhà trường, nơi đoàn thể sẽ được “bình thản” chứng minh ngược lại, ngay trên đường phố, trước công sở, thậm chí ngay trước nơi hành xử pháp luật. Báo Tuổi Trẻ đã từng cảnh báo rằng thành phố chúng ta là “một quán nhậu khổng lồ”. Gần đây với loạt bài trên báo “Công An thành phố Hồ Chí Minh” với tựa đề “Chúng ta dọn nhà chưa sạch” ngầm cảnh báo rằng thành phố chúng ta là “một đống rác khổng lồ”. Nếu pháp luật còn tỏ ra quá nhu nhược, nếu pháp luật còn tỏ ra quá tình cảm, nếu pháp luật còn trù trừ nhường bước cho đạo đức thì sẽ còn nhiều cái “khổng lồ” khác làm nhức nhối lòng người - những con người tự trọng – luôn từng ngày muốn thấy một thành phố: văn minh, hiện đại. 8 . điểm và tính chất của đạo đức và pháp luật và mối quan hệ giữa chúng. II. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH CHẤT CỦA ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT: 1. Sự thống nhất của đạo đức và pháp luật Như đã biết đạo đức và pháp luật. sử đã từng có những quan điểm khác nhau về vai trò của đạo đức và pháp luật. Vậy thì ở thời đại công nghiệp hoá và hiện đại hoá, đạo đức và pháp luật vận dụng như thế nào để phát huy hiệu quả. thời phong kiến, thời thủ công vai trò của đạo đức có tác dụng rất lớn, đặc biệt là thời kỳ chiến tranh. Ngược lại ở thời công nghiệp hoá và hiện đại hoá thì vai trò của đạo đức chậm phát huy

Ngày đăng: 12/08/2014, 18:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w