HẢI TẢO Tên thuốc: Sargassum Tên khoa học: Sargassum fusiforme Harv. Setch. Họ Rong Mơ (Sargassaceae) Thường gọi là Rong Biển. Bộ phận dùng: cả cây. Lá dày dài có hột (khí bào) tròn, to, mềm mại, màu nâu hồng có sợi dai, khô. Tính vị: vị đắng mặn, tính hàn. Quy kinh: Vào kinh Vị, Can và Thận. Tác dụng: tiêu đờm, làm mềm chất rắn, lợi thuỷ, hạ khí. Chủ trị: tri bướu cổ, tràng nhạc, thuỷ thũng. · Bướu cổ: Hải tảo hợp với Côn bố. · Tràng nhạc: Hải tảo hợp với Hạ khô thảo, Huyền sâm và Xuyên bối mẫu. · Phù chân hoặc phù toàn thân: Hải tảo phối hợp với Phục linh và Trạch tả. Liều dùng: Ngày dùng 8 - 12g. Cách bào chế: Theo Trung Y: Trộn với đậu đen, đồ lên một lúc, phơi khô dùng (Lôi Công Bào Chích Luận). Chỉ rửa cho hết vị mặn, sấy khô dùng (Bản Thảo Cương Mục). Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, bỏ hết tạp chất, thái nhỏ phơi khô dùng. Chú ý: Không phối hợp với Cam thảo vì hai vị này tương tác với nhau. Kiêng ky: Tỳ Vị hư hàn, có thấp trệ không nên dùng HẠN LIÊN THẢO Tên thuốc: Herba Ecliptae Tên khoa học: Eclipta prostrata L. Tên thường gọi: Cỏ Mực, Cỏ Nhọ Nồi. Bộ phận dùng: phần trên mặt đất của cây. Tính vị: vị ngọt, cay và tính hàn. Qui kinh: Vào kinh Can và Thận. Tác dụng: bổ âm và bổ thận, làm mát máu và cầm máu. - Can âm hư và thận biểu hiện như bạc tóc sớm, hoa mắt, chóng mặt và mờ mắt: Dùng Hạn liên thảo với Nữ trinh tử trong bài Nhị Chí Hoàn. - Âm hư kèm nhiệt nội gây giãn mạch quá mức biểu hiện như nôn ra máu, chảy máu cam, đái ra máu, đi ngoài ra máu và chảy máu tử cung: Dùng Hạn liên thảo với Sinh địa hoàng, A giao, Bạch mao căn và Bồ hoàng. - Xuất huyết do chảy máu ngoài: Dùng Hạn liên thảo độc vị (dùng ngoài) để cầm máu. Bào chế: Thu hái vào đầu thu, phơi nắng và cắt thành từng đoạn. Liều dùng: 10-15g (liều tăng gấp hai với dạng tươi). Kiêng kỵ: Không dùng Hạn liên thảo cho các trường hợp tiêu chảy do hàn và Tỳ, Vị kém. HẠNH NHÂN Tên dược: Semen armeniacae Tên khoa học: Prunus armeniaca L Họ Hoa Hồng (Rosaceae) Bộ phận dùng: nhân của hạt quả Hạnh. Hạt cứng có nhân nguyên vẹn, chắc, nhiều dầu, màng nhân mỏng, nhân màu vàng đất, không mốc mọt là tốt. Có hai thứ nhân: nhân đắng (Khổ hạnh nhân Prunus armeniaca L. var ansu Maxim): Tây y hay dùng; nhân ngọt (Điềm hạnh nhân): Đông y hay dùng. Thành phần hoá học: có chất dầu 50 - 60%, amygdalin, albuminoid và các men (emunsin). Sau khi thuỷ phân thành một phân tử acid cyanhydric và hai phân tử glucose. Tính vị: vị ngọt, tính bình. Quy kinh: Vào hai kinh Phế và đại trường. Tác dụng: tả Phế, giải biểu, hạ khí, nhuận táo, tiêu đờm. Chủ trị: trị ho suyễn, ngoại cảm, chữa họng tê đau, táo bón. . Ho do cảm phong nhiệt: Hạnh nhân hợp với Tang diệp, Cúc hoa trong bài Tang Cúc Ẩm. . Ho do Phế bị táo nhiệt: Hạnh nhân hợp với Tang diệp, Xuyên bối mẫu và Sa sâm trong bài Tang Hạnh Thang. . Ho suyễn do phổi có tích nhiệt: Hạnh nhân hợp với Thạch cao và Ma hoàng trong bài Ma Hạnh Thạch Cam Thang. . Táo bón do trường vị táo: Hạnh nhân hợp với Hoả ma nhân và Đương qui trong bài Nhuận Trường Hoàn. Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g Cách bào chế: Theo Trung Y: Tẩm nước nóng, chà sạch vỏ, ngắt bỏ đầu nhọn, sao vàng hoặc trộn lẫn với cám sao qua (Biệt Lục). - Có thể để nguyên vỏ và đầu nhọn là để phát tán (Bản Thảo Cương Mục). Theo kinh nghiệm Việt Nam: Dùng cả vỏ giã dập cho vào thuốc thang (để giải biểu). - Rót nước sôi vào để 5 - 10 phút, xát cho tróc vỏ, phơi khô. Khi bốc thuốc thang giã dập. - Giã dập, bọc trong giấy bản ép bỏ dầu (trị hư lao, ho lâu năm). Bảo quản: dễ bị mốc mọt, cần để nơi khô ráo, kín, mát. Không nên sấy hơi than, lửa sẽ mất dầu và nhân sẽ biến thành màu vàng. Mùa hạ có thể phơi nắng. Kiêng kỵ: Không dùng cho ho do âm hư, Phế có nhiệt đờm mà không có suyễn. Ghi chú: Dược liệu này hơi độc vì vậy cần tránh quá liều. Kiêng kỵ:Thận trọng khi dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi. Hư nhược không cảm tà khí mà ho thì không nên dùng. . T y y hay dùng; nhân ngọt (Điềm hạnh nhân): Đông y hay dùng. Thành phần hoá học: có chất dầu 50 - 60%, amygdalin, albuminoid và các men (emunsin). Sau khi thuỷ phân thành một phân tử acid cyanhydric. Côn bố. · Tràng nhạc: Hải tảo hợp với Hạ khô thảo, Huyền sâm và Xuyên bối mẫu. · Phù chân hoặc phù toàn thân: Hải tảo phối hợp với Phục linh và Trạch tả. Liều dùng: Ng y dùng 8 - 12g. Cách. Tính vị: vị đắng mặn, tính hàn. Quy kinh: Vào kinh Vị, Can và Thận. Tác dụng: tiêu đờm, làm mềm chất rắn, lợi thuỷ, hạ khí. Chủ trị: tri bướu cổ, tràng nhạc, thuỷ thũng. · Bướu cổ: Hải tảo