Dược vị Y Học: TÂN DI ppt

6 200 0
Dược vị Y Học: TÂN DI ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TÂN DI Tên thuốc: Flos Magnoliae Tên khoa học: Magnolia litiflora Desrousseaux Họ Mộc Lan (Magnoliaceae) Bộ phận dùng: búp hoa. Búp hoa giống như cái ngòi bút lông) khô, bên ngoài nâu sẫm có nhiều lông nhung vàng như sợi tơ, bên trong không có lông, có mùi thơm đặc biệt. Không vụn nát, có mùi thơm là thứ tốt. Không nhầm với Bông sứ (Ngọc lan) Michelia champaca, họ Magnoliaceae) còn búp chưa nở. Thành phần hoá học: chứa tinh dầu. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: Vào kinh Phế và Vị. Tác dụng: tán phong nhiệt ở thượng tiêu, thông khiếu. Chủ trị: trị nhức đầu do phong, đau nhói trong óc, trị nghẹt mũi, mũi có thịt dư. - Sổ mũi biểu hiện như nghẹt mũi, đau đầu, chảy nước mũi và mất khứu giác, Sổ mũi do hàn, ra nước mũi nhiều: Dùng Tân di với Tế tân, Bạch chỉ và Thương nhĩ tử. - Sổ mũi do nhiệt chảy nước mũi ít, đặc và màu vàng: Dùng Tân di với Bạc hà và Hoàng cầm. Liều dùng: Ngày dùng 3 - 6g. Cách Bào chế: Theo Trung Y: Chùi sạch lông nhung, nấu nước lá chuối ngâm 1 đêm, dùng nước tương nấu độ 3 giờ, lấy ra sấy khô, lấy hoa lột bỏ lớp ngoài, giã nát dùng hoặc sao cháy dùng. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Chùi sạch hết lông, phối hợp với thuốc khác dùng, nếu không chùi sạch lông thì cho vào các túi vải để sắc, tránh uống phải lông mà gây ngứa. Bảo quản: búp hoa cho vào bình đậy kín cho khỏi mất hương, để nơi khô ráo, tránh nóng. Kiêng ky: âm hư hoả bốc không nên dùng. Ghi chú: Dùng quá liều gây đỏ mắt và hoa mắt. TÂN LANG Tên thuốc: Semen arecae Tên khoa học: Areca cathechu L. Tên thường gọi: Hạt Cau. Bộ phận dùng: Hạt của quả chín. Tính vị: Vị cay và đắng, tính ấm Quy kinh: Vào kinh Vị và Đại trường. Tác dụng: Diệt ký sinh trùng, hoạt khí, tăng chuyển hóa nước. Chủ trị: - Ký sinh trùng đường ruột (đặc biệt là sán dây): dùng Tân lang với Nam qua tử (Hạt Bí đỏ). - Khó tiêu có chướng bụng và táo bón hoặc đau mót khi lỵ: dùng Tân lang với Mộc hương, Chỉ xác và Đại hoàng trong bài Mộc Hương Binh Lang Hoàn. - Phù: Dùng Tân lang với Phục linh và Trạch tả - Sưng và đau chân: dùng Tân lang với Mộc qua, Ngô thù du và Tử tô diệp - Nôn do uống Thường sơn: dùng Tân lang với Thường sơn làm giảm tác dụng phụ này. Thu hái vào mùa đông hoặc mùa xuân, phơi khô dưới nắng, ngâm ngập nước và thái thành lát mỏng. Liều dùng: 10-15g. Kiêng kỵ: Không dùng đối với người Tỳ hư kèm tiêu chảy. TẦN GIAO Tên thuốc: Radix Gentianae macrophyllae. Tên khoa học: Genliana dakuriea Fisch Họ Long Đởm (Genlianaceae) Bộ phận dùng: rễ. Rễ sắ vàng, thơm, dẻo, dài độ 10 - 20cm là tốt, thứ mục không thơm là xấu. Thành phần hoá học: Có tinh dầu và alcaloid. Tính vị: vị đắng, tính bình. Quy kinh: Vào kinh Vị, Đại trường, Can và Đởm. Tác dụng: tán phong thấp, thanh nhiệt, lợi tiểu, hoà huyết. Chủ trị: trị nóng rét, phong tê, gân xương co quắp, hoàng đản, đại tiện ra huyết, lao nhiệt cốt chưng, trẻ con cam nóng. Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g. Kiêng ky: không có phong thấp lại hay đái gắt thì kiêng không nên dùng. Cách Bào chế: Theo Trung Y: Dùng Tần giao lấy vải chùi sạch lông vàng trắng, ngâm nước một đêm rửa sạch phơi khô dùng (Lôi Công Bào Chích Luận). Theo kinh nghiệm Việt Nam: Bỏ cuống, lần ra cho khỏi rối, nhặt bỏ tạp chất, rửa sạch cắt khúc ngắn phơi khô (thường dùng) sau đó có thể tẩm rượu dùng. bảo quản ; để nơi khô ráo, mát, thoáng gió. . Phong thấp đau nhức do nhiệt: Dùng Tần giao với Phòng kỷ và Nhẫn đông đằng. . Phong thấp đau nhức kèm lạnh: Dùng Tần giao với Khương hoạt, Độc hoạt, Quế chi và Phụ tử. - Sốt về chiều do âm hư: Dùng Tần giao với Thanh hao, Miết giáp, Tri mẫu và Địa cốt bì trong bài Tần Giao Miết Giáp Thang. - Vàng do thấp nhiệt: Dùng Tần giao với Nhân trần cao và Chi tử. Kiêng kỵ: không dùng đối với người có thể trạng yếu hoặc người bị tiêu chảy. . Tính vị: Vị cay và đắng, tính ấm Quy kinh: Vào kinh Vị và Đại trường. Tác dụng: Di t ký sinh trùng, hoạt khí, tăng chuyển hóa nước. Chủ trị: - Ký sinh trùng đường ruột (đặc biệt là sán d y) :. đầu, ch y nước mũi và mất khứu giác, Sổ mũi do hàn, ra nước mũi nhiều: Dùng Tân di với Tế tân, Bạch chỉ và Thương nhĩ tử. - Sổ mũi do nhiệt ch y nước mũi ít, đặc và màu vàng: Dùng Tân di với. champaca, họ Magnoliaceae) còn búp chưa nở. Thành phần hoá học: chứa tinh dầu. Tính vị: vị cay, tính ấm. Quy kinh: Vào kinh Phế và Vị. Tác dụng: tán phong nhiệt ở thượng tiêu, thông khiếu.

Ngày đăng: 12/08/2014, 14:21