1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao tại công ty kiểm toán tâm việt

58 487 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 11,88 MB

Nội dung

Trang 1

LOI MO DAU cœs1Ig›

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng thông tin tài chính đáng tin cậy dé ra quyết định đầu tư cũng như quyết định quản lý ngày càng cao Báo cáo tài chính là tài liệu tổng hợp chứa đựng những thơng tin tài chính nhưng những thông tin này chỉ thực sự hữu ích khi nó được trình bày trung thực và hợp lý Do đó, cần có một tơ chức hoạt động chuyên nghiệp và khách quan đề kiểm tra tính trung thực, hợp lý của thơng tin tài chính được cung cấp Trước tình hình đó, hoạt động kiểm tốn độc lập trở ra đời và từng bước phát triển Ngày nay, kiểm toán đã trở thành một nghề nghiệp và phát triên trên quy mơ tồn câu Để phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới, nhiều công ty kiém toan Viét Nam đã ra đời và không ngừng phát triển về quy mô cũng như chất lượng dịch vụ cung cap

Trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, tài sản cố định là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản Do đó, kiểm tốn viên phải hết sức thận trọng khi kiểm toán khoản mục này vì chỉ cần một sai sót nhỏ có thé dan đến sai lệch trọng

yếu trên Báo cáo tài chính Tài sản cố định bao gồm tài sản cố định hữu hình, tài sản

cố định vơ hình, tài sản cố định thuê tài chính Mỗi loại đều có đặc điểm riêng

nhưng quy trình kiểm toán đều dựa trên một số thủ tục cơ bản, trong chuyên đề này em chỉ tập trung vào trình bày quy trình kiểm tốn tài sản có định hữu hình, cịn đối với quy trình kiêm tốn tài sản cơ định vơ hình và tài sản cố định thuê tài chính chi trình bày những điểm khác so với tài sản có định hữu hình Nội dung chuyên dé gồm có bón chương:

Chương 1: Giới thiệu khái quát về Công ty kiểm toán Tâm Việt Chương 2: Cơ sở lý luận về tài sản cố định và chỉ phí khấu hao

Chương 3: Thực tiễn kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chỉ phí khấu

hao tại Cơng ty kiểm tốn Tâm Việt Chương 4: Nhận xét và kiến nghị

Trang 2

CHUONG 1: GIOI THIEU KHAI QUAT VE CONG TY

KIEM TOAN TAM VIET

1.1 Sự ra đời và quá trình phát triển cúa công ty kiếm toán Tâm Việt

Bước sang thế kỷ XXI, xu thế hội nhập quốc tế cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia đặt ra yêu cầu về kiểm tra tình hình tài chính của đơn vị kinh doanh một cách độc lập, làm cơ sở cho việc đánh giá khả năng kinh doanh và chống gian lận của các đơn vị kinh tế Trong bối cảnh đó, Cơng ty kiểm toán Tâm Việt ra đời với vai trò mang lại độ tin cậy cho thơng tin tài chính

Cơng ty kiểm toán Tâm Việt được thành lập ngày 19 tháng 10 năm 2004 dưới hình thức Công ty hợp danh, tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật doanh nghiệp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Từ ngày 31 thang 1 nam 2008 Công ty chuyên đồi thành Công ty TNHH Kiểm tốn Tâm Việt

Tên cơng ty: Công ty TNHH Kiểm Toán Tâm Việt Tên tiêng anh: Tam Viet Auditing Company Tên việt tắt: TVA

, AW exon TNHH KIEM TOAN TAM VIET

Biéu tuong cua công ty: TAM VIET AUDITING COMPANY

Dia chi giao dich: Phong 303,Hoang Anh Safomec Building, 7/1 Thanh Thai, Phường 14, Quận 10, Thành phó Hồ Chí Minh

Điện thoại: (S4-8) 3 862 2654 Fax: (84-8) 3 863 4915 Email: tamviet@tva.com.vn

Website: www.tva.com.vn

Cơng ty TNHH kiểm tốn Tâm Việt là một công ty kiểm toán độc lập, được

hình thành bởi một nhóm kiểm tốn viên độc lập có trình độ nghiệp vụ cao và một số chuyên gia dày dạn kinh nghiệm trong các lĩnh vực tài chính, kế tốn, ngân hàng, thuế và quản trị kinh doanh Tâm Việt chuyên cung cấp các dịch vụ kiểm toán và kế

toán, tư vấn và thuế cho các tổ chức kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trên

phạm vi cả nước

Sự thay đổi kinh tế theo chiều hướng đi lên kéo theo nhu cầu về một báo cáo tài chính trung thực và hợp lý của các doanh nghiệp đã dẫn đến việc ngày càng có nhiều cơng ty kiểm toán ra đời Sau một thời gian đi vào hoạt động, vượt qua được những khó khăn ban đầu của một công {y mới thành lập trong ngành kiểm toán, Tâm Việt đã dần khang định được vị thế của mình so với các doanh nghiệp khác trong ngành Điều đó thể hiện ở chỗ khách hàng đến với Tâm Việt ngày càng nhiều, từ Thành phố mở rộng ra các tỉnh thành trong cả nước

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, cùng với sự ra đời của hàng loạt

Trang 3

Sự tin tưởng vào dịch vụ mà Tâm Việt cung cấp ngày càng được nâng cao Các dịch vụ do Tâm Việt cung cấp đa dạng, từ kiểm toán báo cáo tài chính, thấm định giá trị tài sản, cho đến các dịch vụ tư vấn quản lý, tài chính đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau, giúp Tâm Việt có thể đa dạng hóa khách hàng

Tuy ra đời sau nhưng Tâm Việt đã tạo được sự tín nhiệm của các khách hàng

trong cả nước Thành quả đạt được xuất phát từ những nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thê nhân viên Tâm Việt, nhất là xây dựng được lòng tin và sự hài

lòng của khách hàng qua các hợp đồng dịch vụ đã thực hiện Tâm Việt hiểu rằng để

có thể đảm bảo chất lượng các dịch vụ đòi hỏi mọi thành viên phải liên tục tích lũy kinh nghiệm và phát triển vững chắc năng lực chun mơn Có thé khang dinh, trước những yêu câu và thách thức của hội nhập, Tâm Việt đã tơ chức thực hiện và hồn thành tốt các dịch vụ kiểm toán cũng như tư vấn Hiện nay, công ty không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, phát triển và mở rộng hoạt động đề đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường kiểm toán

1.2 Nguyên tắc và mục tiêu hoạt động 1.2.1 Nguyên tắc hoạt động

Với sự am hiêu sâu sắc và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý tài chính, kế tốn,

kiểm tốn và thuế đã giúp cho Tâm Việt phục vụ với chất lượng tốt nhất bất kỳ dịch

vụ nào mà khách hàng yêu cầu Tâm Việt luôn đảm bảo chất lượng hoạt động trong mọi lĩnh vực với phương châm hoạt động là: Đôc lập, Minh bạch, Hiệu quả, Trung

thực và Bảo mật tuân theo các quy định của Nhà nước Việt Nam, Chuẩn mực kiểm toán, kế toán Việt Nam, Chuẩn mực kiểm toán quốc tế và tiêu chí hàng đấu là vì lợi ích hợp pháp của khách hàng

Liên tục cải tiến chất lượng phục vụ khách hàng và tôn trọng triệt để các nguyên tắc về tính độc lập, khách quan và bảo mật phù hợp với các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế, và quy định kiểm toán độc lập

hiện hành đang được chấp nhận tại Việt Nam

Cung cấp cho khách hàng những giải pháp thiết thực, sáng đạo nhằm nâng cao khả năng tạo lợi nhuận (hoạt động), cũng như dự đoán nhu cầu của khách hàng nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất

Phát triền mối quan hệ tin tưởng với khách hàng, cho phép chúng tôi cung cấp

những dịch vụ tư vân và lập kê hoạch tài chính nhắm hỗ trợ khách hàng đạt được

các mục tiêu trong kinh doanh và tài chính, cũng như tiêp bước trong sự thành cơng của khách hàng

Hồn toàn chịu trách nhiệm nếu vi phạm pháp luật và có khả năng bồi thường cho khách hàng nêu gây thiệt hại cho khách hàng theo điêu khoản ghi trong hợp đông

Trang 4

1.2.2 Mục tiêu hoạt động

Góp phần giúp các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế thực hiện tốt cơng tác kế tốn — tài chính theo dung qui dinh phap luật nhà nước Việt Nam và các nguyên tắc chuẩn mực kế toán quốc tế được chấp nhận Đảm bảo số liệu kế toán phản ánh đúng đắn thực trạng của quá trình hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Góp phần giúp cho các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế kịp thời phát hiện và chân chỉnh sai sót, phịng ngừa những rủi ro thiệt hại có thể gây ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình

Giúp các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài hoạt động tại Việt Nam nắm bắt kịp thời các quy định của nhà nước Việt Nam

về kế toán — tài chính- thuế để từ đó tô chức tốt hệ thống kế toán cúa doanh nghiệp Giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi, đạt hiệu quả cao, giúp nha đầu tư tin tưởng và mạnh dạn hơn trong việc đầu tư vào Việt Nam

Giúp các đơn vị quản lý cấp trên có số liệu trung thực, chính xác, hop ly dé thực hiện tốt chức năng kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế Trên cơ sở đó xác định và đánh giá đúng đắn nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp về các khoản đóng góp vào ngân sách nhà nước và quyền lợi của doanh nghiệp được hưởng Phát huy vai trò chủ đạo trong việc tuân thủ các chuẩn mực kế tốn trong cơng tác kế tốn — tai chính

Thơng qua cơng tác kế tốn, dịch vụ tư vấn tài chính đảm bảo số liệu kế toán của doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế luôn luôn phản ánh trung thực, chính xác tình hình tài sản, vật tư, tiền vốn, chỉ phí, doanh thu và phân phối thu nhập trên cơ sở bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của doanh nghiệp, của Nhà nước, của các nhà đầu tư và các bên có tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như các cô đông, công ty liên doanh, ngân hàng thương mại, khách hàng, nhà cung cấp, người lao động trong doanh nghiệp

1.2.3 Các khách hàng chủ yếu của công ty

Tâm Việt đã và đang phục vụ hơn 500 khách hàng hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau trên khắp mọi miền đất nước Khách hàng của Tâm Việt bao gồm:

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh

hoạt động theo Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp Việt Nam

- Các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, công ty cô phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ, khách sạn, ngân hàng, giao thông vận tải, dầu

khí,

- Các cơ quan, các tổ chức quốc tế và trong nước, các văn phòng đại diện và các cá nhân có nhu cầu cung cấp dịch vụ

- Các dự án có ngn vốn tài trợ từ Ngan hang thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á, Cộng đồng Châu Á và các Tổ chức phi Chính Phủ

Trang 5

Nhờ số lượng khách hàng phong phú và đa dạng, Tâm Việt có được nhiều kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, bao gồm cả các ngành tài chính ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, xây lắp, đồn điền trang trại cũng như các tổ chức phục vụ cơng ích phi lợi nhuận

1.3 Tổ chức bộ máy quản lý 1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tô chức

Giám đốc Phó Giám Đốc

TP.Phòng Quản trị Hành TP.Phòng Kiểm TP.Phòng Tư vấn Tài

chính — Kê tốn tốn BCTC chính — Kê tốn — Thuê Nhân viên Hành Kiểm Toán Trợ lý Chun viên

chính — Kê tốn Viên Kiêm toán Tư Vân

Sơ đồ 1.1: Bộ máy tô chức Công ty Tâm Việt

Cơ cấu tổ chức của cơng ty kiểm tốn Tâm Việt gồm các bộ phận sau:

Đứng đầu công ty là Giám Đốc chịu trách nhiệm quản lý và điều hành công ty hoạt đông theo đúng pháp luật Nhà nước, ký báo cáo kiêm toán, giao dịch và ký kêt hợp đông với khách hàng

Phó Giám Đốc: chịu trách nhiệm quản lý và điều hành trực tiếp các bộ phận trong công ty, hoạch định các chính sách phát triên hoạt động phù hợp với luật định

Phịng kiểm tốn: Cơ cấu nhân sự gồm có trưởng phịng kiểm tốn, các kiểm toán viên và các trợ lý kiểm toán Phụ trách các dịch vụ kiểm tốn Báo cáo tài chính do Cơng ty cung cấp

Phịng quản trị hành chính — kế toán: Cơ cấu nhân sự gồm có trưởng phịng quản trị hành chính — kế toán, các nhân viên hành chính — kế tốn Tìm hiệu, cung câp các thông tư, quyết định, các văn bản pháp luật mới nhất của Chính phủ, Bộ tài

chính Theo dõi, kiểm sốt tình hình hoạt động tài chính, tình hình hoạt động kinh

doanh trong kỳ của công ty Chịu trách nhiệm lưu trữ hồ sơ của khách hàng đã được kiểm toán qua các năm, in ấn, phát hành báo cáo kiểm toán, quản lý nhân sự trong công ty

Phong tu van tài chính — kế tốn — thuế: Cơ cầu nhân sự gồm có trưởng phịng

tư vấn, các chuyên viên tư vấn Thưc hiện cung cấp các dịch vụ tư vấn cho khách

Trang 6

1.3.2 Đội ngũ nhân viên

Hiện tại, Cơng ty có hơn ba mươi nhân viên chuyên nghiệp, là những nhân viên đã tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học các ngành kinh tế, luật, ngoại ngữ và công nghệ thông tin từ các trường đại học có uy tín trong và ngồi nước

Các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán của Tâm Việt là những người có nhiều năm kinh nghiệm và luôn tạo được sự tín nhiệm cho khách hàng Dù được thành lập sau nhưng tập thê đội ngũ nhân viên trẻ và đây năng lực của công ty kiêm tốn Tâm Việt ln phân đâu không ngừng đê ngày càng chuyên nghiệp hơn, nhăm cung câp

các dịch vụ có chât lượng cao, mở rộng hoạt động trên phạm vi khắp cả nước

Đội ngũ nhân viên của Công ty thường xuyên | được đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên ngành thông qua các chương trình tập huấn nội bộ, chương trình cập nhật kiến thức kiểm toán viên hàng năm của Bộ Tài Chính, các chương trình hội thảo quốc tế, và các lớp huấn luyện của các công ty kiểm toán quốc tế hàng đầu Bên cạnh đó, Tâm Việt đã tự xây dựng một chương trình huấn luyện chuyên nghiệp liên tục nhằm đảm bảo cho các nhân viên nghiệp vụ có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm kiểm toán theo chuẩn mực kiểm tốn qc tế, huấn luyện phương pháp kiểm toán hiện đại và được sử dụng các phần mềm kiểm toán tiên tiến nhằm hỗ trợ

kiểm toán viên tiến hành công việc đạt hiệu quả cao nhất

Công ty đã nhận thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa tin học và kế toán Do đó, các kiểm tốn viên và trợ lý kiểm toán phải vừa am hiểu hệ thống kế tốn, vừa thơng thạo các phần mềm ứng dụng, có khả năng nắm bắt nhanh nhất các thông tin vê chế độ tài chính kế toán của nhà nước đề tư vẫn cho khách hàng

Với đội ngũ nhân viên trẻ giỏi chuyên môn, đầy nhiệt huyết, đam mê công việc đã góp phần xây dựng hình ảnh một Tâm Việt năng động, uy tín trong lòng khách hàng Đây thực sự là một thế mạnh lớn để Tâm Việt xây dựng thương hiệu riêng cho mình

1.4 Các dịch vụ do công ty cung cấp 1.4.1 Kiêm toán

Kiểm toán Báo cáo tài chính của doanh nghiệp Đây là hoạt động chủ yêu của Tâm Việt hiện nay với hơn 500 khách hàng thuộc mọi loại hình doanh nghiệp ở các ngành nghề khác nhau, Tâm việt đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế, luôn sẵn sàng phục vụ tất cả các doanh nghiệp với chất lượng dịch vụ tốt nhất Việc kiểm

toán hàng năm sẽ được tiến hành bằng các đợt kiểm toán sơ bộ và kiểm toán kết thúc theo lịch trình đã thỏa thuận với khách hàng Quy trình kiểm tốn báo cáo tài

chính được xây dựng trên cơ sở:

- Tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành

- Tuân thủ các chuẩn mực và thông lệ chung của quốc tế trong lĩnh vực nghề nghiệp

- Các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán như Độc lập, Chính trực, Khách quan, Thận trọng và Bảo mật các thơng tin có được trong q trình kiểm

tốn

Trang 7

Quá trình kiểm tốn ln gắn liền với việc hỗ trợ thông tin và tư vấn đã góp phần hoàn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ, hồn thiện công tác tổ chức kế tốn, quản lý tài chính của doanh nghiệp Trong nhiều trường hợp, Tâm Việt đã giúp doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình

Ngồi ra, Tâm Việt còn cung cấp các dịch vụ kiểm toán khác, bao gồm:

- Kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành trong các kinh tế,

văn hóa, xã hội

- Giám định tình hình tài chính của doanh nghiệp giúp cho việc liên doanh, liên kết hoặc các vụ kiện tranh chấp giải thể

- Xác định giá trị doanh nghiệp phục vụ cho cổ phần hóa hoặc phá sản theo

luật định

- Kiểm toán xác định giá trị dự toán, giá trị quyết tốn cơng trình đầu tư xây dựng cơ bản, bao gồm các cơng trình dân dụng, các cơng trình giao thơng vận tải, cơng trình cơng nghiệp, cơng trình nơng nghiệp, thủy lợi và các loại hình cơng trình khác

- Thâm định giá trị tài sản và góp vốn của các bên tham gia liên doanh như nhà cửa, đất đai, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải,

- Kiểm tốn theo mục đích cụ thể của doanh nghiệp

1.4.2 Tu van Quan lý - Tài chính - Kế toán - Thuế và Đầu tư

> Tu van quan lý: Tiến hành lập hồ sơ đăng ký chế độ kế tốn; Tư vấn cải tơ hệ thống kế toán và quản trị kinh doanh, môi trường kiểm soát nội bộ; Lập hỗ sơ xin phép thành lập và đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Tư vấn sử dụng phần mềm tin học phù hợp với yêu cầu quản lý của đơn vị; Tư vấn về thủ tục thành lập doanh nghiệp và văn phòng đại diện; Tư vấn điều chỉnh Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Thực hiện các thủ tục chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thê doanh nghiệp

> Tu van tai chinh: Tu van quyét toan vốn đầu tư cho doanh nghiệp theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Tư vân về tài chính của doanh nghiệp, giá trị thực tế của doanh nghiệp; Soạn thảo quy chế quản lý tài chính cho doanh nghiệp; Tư van về cô phần hóa và niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán; Tư vấn thiết lập và hoàn thiện hệ thống quản trị tài chính, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp

>_ Tư vấn kế toán - Thuế: Với đội ngũ chuyên gia am hiểu về kế toán Việt Nam, các thông lệ kế toán Quốc tế, nhiều năm kinh nghiệm làm việc thực tiễn tại các doanh nghiệp, dịch vụ kế toán do Tâm Việt cung cấp luôn làm hài lòng khách hàng Các dịch vụ kế toán mà Tâm Việt cung cấp bao gồm: Ghi số kế toán, lập báo

cáo tài chính, báo cáo thuế, và các báo cáo khác theo yêu cầu của khách hàng; Trợ

giúp chuyển đôi báo cáo tài chính được lập theo Chế độ kế toán Việt Nam sang hình thức phù hợp với các thông lệ Quốc tế được chấp nhận rộng rãi; Hướng dẫn áp dụng chế độ kế toán - tài chính — thống kê — thuế theo luật định; Hướng dẫn thực hiện lập số sách kế toán, báo cáo tài chính và báo cáo thuế cho doanh nghiệp khi bộ máy kế

toán của đơn vị chưa ồn định hoặc công ty mới thành lập chưa có kế tốn; Lập kế

Trang 8

luật thuế; Tư vấn phương pháp tính giá thành sản phẩm; Thực hiện các dịch vụ về dang ky thué, đăng ký hóa đơn tự ¡n, kê khai thuế, khiếu nại thuế, hoàn thuế đảm bảo quyên lợi của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thuế và tôn trọng pháp luật Nhà nước đã ban hành; Tư vấn cho các doanh nghiệp về các Luật thuế có liên quan như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất

nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt

> Tư vấn đầu tư: Tư vấn về tuyển chọn và sử dụng nguồn nhân lực tại thị

trường Việt Nam; Tư vấn nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và kể cả môi trường kinh doanh ở Việt Nam; Tư vấn về thủ tục cấp giấy phép dau tư; Nghiên

cứu, đánh giá môi trường đầu tư, lập dự án đầu tư

1.5 Định hướng phát triển của công ty trong tương lai

Trong xu thế hội nhập hiện nay, ngành kiểm toán cũng như tat cả những ngành nghề kinh doanh khác đều cạnh tranh mạnh mẽ để tồn tại và phát triển Đề tự khăng định mình, cơng ty đã và đang tiếp tục thực hiện các phương hướng hoạt động sau:

s*_ Về hoạt động kinh doanh:

Duy trì khách hàng cũ trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết Các lãnh đạo phòng

ban, bộ phận tiếp thị tích cực tạo lập quan hệ với các khách hàng mới, duy trì ký

hợp đông với khách hàng cũ

Tâm Việt khơng ngừng tìm kiếm khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ khơng chỉ ở Thành phố Hồ Chí Minh mà cịn mở rộng và khai thác các khách hàng tiềm năng ở khắp các tỉnh thành trong cả nước Thưc hiện chiến lược đây mạnh và triển khai công tác tiếp thị trên diện rộng và chuyên nghiệp hơn dé thu hút khách hàng mới, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp và hoàn thành kế

hoạch đặt ra

+* Về công tác đào tạo:

Tâm Việt khơng ngừng nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên thơng qua các chương trình đào tạo, thường xuyên bồi dường kiến thức chuyên môn

Thường xuyên cập nhật những thông tin, tài liệu mới nhất liên quan đến ngành nghề không chỉ ở trong nước mà còn cả những tài liệu nước ngoài nhằm nắm bat xu thế của thời đại và nâng cao kỹ năng, kiến thức kịp thời đáp ứng những nhu cầu mới

nhất của thị trường

s* Về quy trình và chất lượng dịch vụ:

Tâm Việt đang có gắng thơng nhất và hồn thiện các quy trình kiểm toán đang thực hiện với phương châm chất lượng làm đầu Nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng thông qua chất lượng công việc thực hiện, Tăng cường các dịch vụ tư vấn hỗ trợ khách hàng

%

s* Về công tác tổ chức, quản lý:

Trang 9

CHUONG 2: CO SO LY LUAN VE KIEM TOAN TAI

SAN CO DINH VA CHI PHi KHAU HAO

2.1 Nội dung, đặc điểm cúa tai san cố định và chi phí khấu hao 2.1.1 Nội dung „

2.1.1.1 Tài sản cô định

Tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp Trên Bảng cân đối kế toán tài sản cố định được trình bày tại phần B-Tài sản dài hạn Tài sản cố định được phân loại theo nhiều cách, nhưng thông thường tài sản có định được phân loại theo hình thái vật chất kết hợp với tính chất sở hữu Theo cách

này tài sản cố định được phân thành ba loại: Tài sản cố định hữu hình, Tài sản cố định vơ hình, Tài sản có định thuê tài chính

a Tai sản cơ định hữu hình

Khái niệm: Tài sản cơ định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều

tài sản liên kết với nhau đề thực hiện một hay một số chức năng nhất định), có giá

trị lớn và có thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu Tài sản có định hữu hình thường được

phân thành các chi tiết như: Nhà cửa, vật kiến trúc; Máy móc thiết bị; Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; Thiết bị, dụng cụ quản lý; Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm, wee

Tiéu chuẩn ghi nhận: Các tài sản được ghi nhận là tài sản cố định hữu hình

phải thoả mãn đông thời bôn tiêu chuân ghi nhận sau:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy - Thời gian sử dụng ước tính trên một năm

- Có đủ tiêu chuẩn giá tri theo qui định hiện hành (quy định từ 10 000 000 triệu đồng trở lên)

Các chỉ phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu tài sản có định hữu hình được ghi tăng nguyên giá của tài sản nêu chúng thực sự cải thiện trạng thái hiện tại so với trạng thái tiêu chuân ban đâu của tài sản đó, như:

- Thay đổi bộ phận của tài sản cố định hữu hình làm tăng thời gian sử dụng hữu ích, hoặc làm tăng cơng suất sử dụng của chúng

- Cải tiến bộ phận của tài sản cô định hữu hình làm tăng đáng kể chất lượng sản phẩm sản xuất ra

- Ap dụng quy trình cơng nghệ sản xuất mới làm giảm chỉ phí hoạt động của tài sản so với trước

Chi phí sửa chữa và bảo dưỡng tài sản có định hữu hình nhằm mục đích khơi

phục hoặc duy trì khả năng đem lại lợi ích kinh tế của tài sản theo trạng thái hoạt

Trang 10

b Tài sản cô định vơ hình

Khái niệm:Tài sản cố định vơ hình là những tài sản khơng có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp Tài sản cố định vơ hình được chia thành nhiều loại, bao gồm: Quyền sử dụng đất có thời hạn; Nhãn hiệu hàng hoá; Quyền phát hành; Phần mềm máy vi tính; Giấy phép và giấy phép nhượng quyền; Bản quyên, bằng sáng chế; Công thức và cách thức pha chế, kiều mẫu, thiết kế và vật mẫu;

Tiêu chuẩn ghi nhận: Một tài sản vơ hình được ghi nhận là tài sản cố định vơ

hình phải thỏa mãn đồng thời định nghĩa về tài sản cố định vơ hình và bốn tiêu chuẩn ghi nhận sau:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai tài sản đó mang lại - Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy

- Thời gian sử dụng ước tính trên một năm

- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo qui định hiện hành (quy định từ 10 000 000 triệu

đồng trở lên)

Đối với tài sản vô hình tạo ra trong giai đoạn triên khai được ghi nhận là tài

sản cô định vơ hình khi thỏa mãn bảy điêu kiện sau:

- Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vơ

hình vào sử dụng theo dự tính hoặc đề bán

- Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vơ hình đề sử dụng hoặc dé ban

- Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vơ hình đó - Tai sản vơ hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai

- Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để

hoàn tắt giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó

- Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chỉ phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vơ hình đó

- Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo qui định cho tài sản vơ hình

c Tai sén cô định thuê tài chính

Khái niệm: Tài sản cỗ định thuê tài chính là những tài sản đã được bên cho thuê chuyển giao phần lớn lợi ích và rủi ro gan với quyên sở hữu tài sản cho bên thuê, quyên sở hữu tài sản có thể được chuyên giao vào cuối thời hạn thuê Tài sản cố định thuê tài chính là những tài sản có định mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính.Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng

Tiêu chuẩn ghi nhận: Mục đích của tiêu chuẩn này là giúp doanh nghiệp phân

biệt giữa tài sản cố định thuê tài chính với tài sản cố định thuê hoạt động Các

trường hợp thường dẫn đến việc ghi nhận tài sản cố định thuê tài chính:

- Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê

Trang 11

- Thoi han thué tai san chiém phan lớn thời gian sử dụng ước tính của tài sản cho đù khơng có sự chuyền giao quyên sở hữu

- Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền

thuê tối thiêu chiếm phần lớn giá trị hợp lý của tài sản thuê

- Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng

khơng cần có sự thay đồi, sửa chữa lớn nào 2.1.1.2 Chỉ phí khấu hao

a Khái niệm: Khấu hao tài sản cô định là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khâu hao của tài sản cô định trong suôt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó Trong đó:

> Giá trị phải khấu hao là nguyên giá của tài sản có định ghi trên báo cáo tài chính trừ giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó

> Thời gian sử dụng hữu ích là thời gian mà tài sản có định phát huy được tác dung cho san xuat kinh doanh, được tính băng thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử

dụng tài sản cô định, hoặc sô lượng sản phâm (hoặc các đơn vị tính tương tự) mà

doanh nghiệp dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản đó

b Nguyên tắc trích khẩu hao tài sản cô định

Moi tai san cố định của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao Doanh nghiệp khơng được tính và trích khấu hao đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh.Những tài sản có định không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì khơng trích khẩu hao

Doanh nghiệp phải trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính như tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành trường hợp ngay tại

thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp đi thuê tài sản cố định tài chính cam

kết khơng mua tài sản thuê trong hợp đồng th tài chính thì doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao tài sản cơ định th tài chính theo thời hạn thuê trognhợp đồng

Quyền sử dụng đất lâu dài là tài sản cố định vơ hình đặc biệt, doanh nghiệp ghi nhận tài sản cơ định vơ hình theo nguyên giá nhưng không được trích khâu hao

Thời điểm tính khấu hao: Việc trích hoặc thơi trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện bắt đâu từ ngày (theo sô ngày của tháng) mà tài sản cô định tăng, giảm, hoặc ngưng tham gia vào hoạt động kinh doanh

2.1.2 Đặc điểm

2.1.2.1 Tài sản cố định

Tài sản có định trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau, mỗi loại có những đặc điểm và yêu cầu quản lý khác nhau nhưng chúng đều giống nhau ở giá trị đầu tư ban đầu lớn và thời gian thu hồi vốn trên một năm Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cô định vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu nhưng giá trị của nó giám dần sau mỗi chu kỳ kinh doanh

Trang 12

vực cơng nghiệp nặng, dầu khí, giá trị khoản mục này chiếm tỷ trọng rất cao trong tông tài sản Vì vậy, quá trình kiểm toán tài sản cố định thường chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình kiểm tốn báo cáo tài chính Tuy nhiên, việc kiểm toán tài sản cô định thường không chiếm nhiều thời gian vì:

- Số lượng tài sản cố định thường không nhiều và từng đối tượng thường có giá trị lớn

- Số lượng nghiệp vụ tăng, giảm tài sản cố định trong năm thường không nhiều

- Vấn dé khoá số cuối năm không phức tạp như tài sản ngắn hạn do khả năng xảy ra nhầm lẫn trong ghi nhận nghiệp vụ về tài sản cố định giữa các niên độ thường không cao

2.1.2.2 Chi phí khấu hao

Đối với chỉ phí khấu hao, khác với các chỉ phí thơng thường khác, việc kiểm

tốn có hai đặc điêm riêng như sau:

>_ Trước hết, chỉ phí khâu hao là một khoản ước tính kế tốn, chứ khơng phải la chi phi thực tế phát sinh Bởi vì mức khấu hao phụ thuộc vào ba nhân tố là nguyên giá, giá trị thanh lý ước tính và thời gian sử dụng hữu ích; trong đó nguyên giá là nhân tố khách quan, còn giá trị thanh lý và thời gian sử dụng hữu ích lại căn cứ theo ước tính của đơn vị Vì vậy, việc kiểm tốn chi phí khẩu hao mang tính chất

kiểm tra một khoản ước tính kế toán hơn là một chỉ phí phát sinh thực tế, nghĩa là

không thể dựa vào chứng từ, tài liệu đề tính tốn chính xác được

> = Tht hai, do chi phi khấu hao là một sự phân bồ có hệ thống của nguyên giá sau khi trừ giá trị thanh lý ước tính nên sự hợp lý của nó còn phụ thuộc vào phương pháp khấu hao được sử dụng Vì vậy, kiểm tốn chi phí khấu hao cịn mang tính chất của sự kiểm tra về việc áp dụng phương pháp kế toán

2.2 Kiếm soát nội bộ đối với tài sản cố định và chỉ phí khấu hao

2.2.1 Mục đích của kiêm sốt nội bộ đôi với tài sản cô định và chỉ phí khâu hao

Mục tiêu chính của kiểm sốt nội bộ là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

vào tài sản có định thông qua việc đầu tư đúng mục đích, khơng lãng phí, cũng như quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản có định Ngồi ra, kiểm sốt nội bộ cịn phải giúp hạch tốn đúng đắn các chi phí cấu thành nguyên giá tài sản có định, chi phí sửa chữa, chỉ phí khâu hao Do các chỉ phí này đều quan trọng nên nếu sai sót có thể dẫn đến sai lệch trọng yếu trên báo cáo tài chính

Chăng hạn, nếu không phân loại đúng khoản chi nào làm tăng nguyên giá tài

sản cố định hoặc khoản chi nào phải tính vào chi phí của niên độ sẽ làm khoản mục tài sản cố định va chi phí của niên độ bị sai lệch Hoặc nếu không quy định chặt chẽ về việc mua sắm, thanh lý, bảo dưỡng tài sản cố định thi chi phí phát sinh có thê sẽ

lớn hơn nhiều so với chỉ phí thực tế, dẫn đến lỗ sẽ tăng và thiệt hại có thể không

kém tốn thất đo bị gian lận về tiền

2.2.2 Các rủi ro liên quan đến tài sản cố định và chỉ phí khấu hao

Trang 13

giảm đối với các tài sản có định đã thanh lý, nhượng bán, tai sản bị lỗi thời, bị hư hỏng hoặc những tài sản khơng cịn sử dụng trong hoạt động kinh doanh

Các nghiệp vụ ghi tăng, giảm tài sản cố định không liên quan đến tài sản cố định Các chỉ phí sửa chữa tài sản có định không đủ điều kiện vốn hoá phải ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ thì kế toán lại ghi tăng tài sản có định, làm tăng khoản mục tài sản cô định trên bảng cân đối kế toán và ngược lại

Đối với những doanh nghiệp lớn, có tài sản cố định đem đi cam có, thế chấp thì rủi ro về quyên sở hữu của doanh nghiệp đối với tài sản có định đó là rất cao Doanh nghiệp không sử dụng dự toán, thiết kế theo qui định và hướng dẫn của nhà nước nhằm mục đích tăng chỉ phí

Kế tốn ghi nhận sai nguyên giá tài sản có định, tập hợp không đây đủ tất cả những chỉ phí liên quan đên việc mua săm và đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng Chăng hạn, chi phi lap dat, chay thử không ghi tăng nguyên giá mà ghi vào

chi phi san xuat kinh doanh trong kỳ; hoặc ghi nhận giá trị tài sản lớn hơn thực tê

trong trường hợp đem tài sản đi góp vơn

Các nghiệp vụ giảm tài sản cố định ghi nhận sai giá trị tài sản cố định xố số,

tính toán sai lãi, lỗ do nhượng bán, thanh lý tài sản cô định

Chi phi khấu hao ghi nhận khơng chính xác, phương pháp khấu hao sử dụng không nhât quán giữa các kỳ

Các nghiệp vụ tăng, giảm tài sản cố định và chỉ phí khấu hao ghi nhận sai kỳ

thực tê phát sinh

Số liệu trên số chỉ tiết tài sản cố định không khớp với số -tổng cộng trên số cái;Số liệu trên thẻ tài sản có định khơng khớp với sô liệu trên số chỉ tiết tài sản cố định; Thông tin trên thẻ tài sản tài sản cô định không khớp với các chứng từ có liên quan

2.2.3 Các thú tục kiếm soát

Để quản lý tốt tài sản có định, mỗi đơn vị đều phải xây dựng các quy định, các nguyên tắc và các thủ tục kiểm soát đối với tài sản cơ định và chỉ phí khấu hao nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng vốn, không lãng phí và quản lý sử dụng hiệu quả tài sảncó định Doanh nghiệp thường áp dụng các thủ tục kiểm soát sau:

2.2.3.1 Áp dụng nguyên tắc phân chia trách nhiệm

Đơn vị phải tách biệt trách nhiệm giữa các chức năng bảo quản, ghi số, phê chuẩn và thực hiện việc mua, thanh lý và nhượng bán tài sản cố định Theo đó người quản lý tài sản không được đồng thời là người kế toán tài sản cố định

Doanh nghiệp phải quy định rõ thâm quyền của từng cấp quản lý đối với việc phê chuẩn các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tài sản cô định như mua mới, điều chuyên, thanh lý, nhượng bán tài sản cô định

Tách biệt quyền phê chuẩn với việc bảo quản tài sản có định Tránh tình trạng người bảo quản sử dụng tài sản cơ định cũng chính là người quyêt định việc mua

Trang 14

2.2.3.2 Kế hoạch và dự toán tài sản có định

Các cơng ty lớn hàng năm thường thiết lập kế hoạch và dự toán ngân sách cho

tài sản cố định Kế hoạch bao gồm việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán tài sản cố

định và nguồn vốn tài trợ cho kế hoạch này Hàng năm doanh nghiệp dựa vào nhu cầu sản xuất, khả năng hiện tại của tài sản cố định và khả năng huy động các nguồn tài trợ mà lập kế hoạch và dự tốn tài sản có định

Chính nhờ lập kế hoạch và dự toán, doanh nghiệp sẽ phải rà sốt lại tồn bộ tình trạng tài sản cơ định hiện có và mức độ sử dụng chúng, đối chiếu với kế hoạch sản xuất của năm kế hoạch Quá trình cân đối giữa các phương án khác nhau (mua sắm, tự xây dựng, sửa chữa, .) với nguồn tài trợ cũng chính là quá trình đơn vị tự rà soát lại các nguồn lực và xem xét chỉ tiết để đánh giá lại các phương án

2.2.3.3 Hệ thống số chỉ tiết tài sán cố định

Đơn vị cần mở số chỉ tiết cho từng loại tài sản cố định, bao gồm số chỉ tiết, thẻ chỉ tiết, hồ sơ chỉ tiết (biên bản giao nhận tài sản cố định, hợp đồng, hoá đơn mua tài sản có định và các chứng từ khác có liên quan) Tài sản cố định cần phải được phân loại, thống kê, đánh số và có thẻ riêng, cân theo dõi chỉ tiết đối với từng đối tượng tài sản cô định và phan ánh trong số chỉ tiết tài sản có định

Một hệ thống số chỉ tiết đầy đủ sẽ giúp phân tích và quản lý dé dàng các tài sản cố định tăng hay giảm trong năm Từ đó có thể phát hiện kịp thời những mat mat hay thiéu hut tai san, giúp đơn vị sử dụng tài sản cô định hữu hiệu và hiệu quả Ngoài ra, nhờ hệ thống số chỉ tiết có thể so sánh giữa chi phí thực tế phát sinh của

từng loại tài sản cô định với kế hoạch, hay dự toán đã được duyệt để phát hiện các

trường hợp chỉ phí vượt dự toán hay kế hoạch

2.2.3.4 Thú tục mua sắm tài sản cố đỉnh và đầu tư xây dựng cơ bản

Do tài sản cố định có giá trị lớn nên thủ tục mua sam va xây dựng cơ bản được

các doanh nghiệp rất quan tâm nhằm đảm bảo cho việc đầu tư tài sản cô định đạt hiệu quả cao Mọi trường hợp mua sắm tài sản cố định phải được người có thâm quyền xét duyệt, phải phù hợp với kế hoạch và dự toán, phải tổ chức đâu thầu đối với tài sản có giá trị cao, phải tuân theo các tiêu chuẩn chung về bàn giao tài sản, về nghiệm thu tài sản và chỉ trả tiền

2.2.3.5 Thú tục thanh lý, nhượng bán tài sản cố định

Mọi trường hợp thanh lý, nhượng bán tài sản có định đều phải được sự đồng ý

của các bộ phận có liên quan, phải thành lập hội đông thanh lý gôm các thành viên

theo qui định, phải lập biên bản thanh lý nhăm ngăn chặn các gian lận xảy ra khi doanh nghiệp tiên hành thanh lý tài sản cô định

2.2.3.6 Các qui định về phân biệt giữa các khoản chỉ được tính vào nguyên giá tài sản cô định hay phải tính vào chỉ phí của niên độ

Trang 15

2.2.3.7 Ché d6 kiém ké dinh ky tai sản có định

Thủ tục này giúp đánh giá tình trạng tài sản cố định hiện có, kiểm tra về SỰ hiện hữu, địa điêm đặt tài sản, điêu kiện sử dụng, cũng như phát hiện các tài sản đê ngồi sơ sách, hoặc bị thiêu hụt, mât mát

2.2.3.8 Các qui định về bảo vệ vật chất đối với tài sán cố định

Doanh nghiệp phải thiết kế và xây dựng các biện pháp bảo vệ tải sản, chống trộm cắp, hoả hoạn, mua bảo hiểm đầy đủ cho tài sản, quy định chặt chẽ về việc đưa tài sản ra khỏi doanh nghiệp

2.2.3.9 Các qui định về tính khấu hao

Thời gian tính khấu hao đối với từng loại tài sản cố định phải được ban giám đôc phê duyệt trước khi đăng ký đê áp dụng

2.3 Mục tiêu kiểm tốn tài sản có định và chỉ phí khấu hao 2.3.1 Mục tiêu kiêm toán tài sản cô định

Đối với tài sản cô định, mục tiêu kiểm toán bao gồm:

Hiện hữu và quyển: Tắt cả các tài sản cô định đã đuợc ghi chép là có thật và đang tôn tại trong đơn vị; Đông thời đơn vị phải có quyên hợp pháp vê việc sở hữu, sử dụng đôi với tài sản đó

Đây đi: Mọi tài sản cô định của đơn vị đều được ghi nhận, trình bày tất cả các

thông tin liên quan đên giá trị và tình trạng tài sản

Chỉ chép chính xác: Các tài sản cố định phản ánh trên số chỉ tiết đã được ghi chép đúng, tông cộng đúng và phù hợp với tài khoản tổng hợp trên số cái

Đánh giá: Các tài sản cô định được đánh giá phù hợp với chuẩn mực và chế độ

kế tốn hiện hành

Trình bày và cơng bó: Sự trình bày và khai báo tài sản cố định, gồm cả việc cơng bơ phương pháp tính khâu hao là đây đủ và phù hợp với chuân mực, chê độ kê

toán hiện hành

2.3.2 Mục tiêu kiếm tốn chỉ phí khấu hao

Đối với chỉ phí khấu hao, mục tiêu kiểm toán chủ yêu là xem xet sự đúng đắn trong việc xác định mức khấu hao và phân bổ cho các đối tượng có liên quan Điều này phụ thuộc vào phương pháp khấu hao, cũng như các đữ liệu làm cơ sở cho việc tính tốn và tiêu thức phân bổ chi phi khấu hao

Đối với giá trị hao mòn lũy kế, mục tiêu kiểm toán là xem xét việc ghi nhận

đầy du va dung đắn giá trị hao mòn lũy kế tăng lên do khấu hao, giá trị hao mòn lũy kế giảm đi do thanh lý, nhượng bán tài sản cô định cũng như việc phản ánh chính xác vào từng đối tượng tài sản có định cụ thể

2.4 Chương trình kiểm toán tài sản cố định và chỉ phí khấu hao 2.4.1 Nghiên cứu và đánh giá hệ thông kiêm soát nội bộ

Kiểm toán viên phải tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ để đánh giá điểm

Trang 16

khoản mục Trên cơ sở hiểu biết về kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên hình dung về khối lượng và độ phức tạp của công việc, đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm sốt Từ đó, kiểm tốn viên sẽ xác định phương hướng và phạm vi kiểm tra, thiết kế các thủ tục

kiểm toán, dự kiến về thời gian và lực lượng nhân sự cần thiết trong kế hoạch và

chương trình kiêm toán

Kiểm toán viên tiến hành nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách

hàng thông qua các bước sau:

2.4.1.1 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ

Khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến tài sản có định và chi phi khâu hao thì kiêm tốn viên cân chú ý đên các nội dung sau:

Người chuẩn y việc mua săm, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có khác với người ghi sô hay không, khi thanh lý, nhượng bán tài sản cơ định có thành lập hội

đồng thanh lý bao gồm các thành viên theo quy định hay không

Doanh nghiệp có thiết lập kế hoạch và dự toán ngân sách cho việc mua sắm tài

sản cô định trong năm hay không, các chênh lệch giữa giá dự toán và giá thực tê có

được xét duyệt và phê chuân hay khơng

Doanh nghiệp có thường xuyên đối chiếu giữa số chỉ tiết với số cái hay khơng, có kiêm kê định kỳ tài sản cô định và đôi chiêu với sô kê tốn hay khơng

Có chính sách phân biệt giữa các khoán chỉ sẽ ghi tăng nguyên giá tài sản cố định hay tính vào chi phí của niên độ hay không

Có lập báo cáo định kỳ về tài sản có định không được sử dụng cũng như có thực hiện trích khâu hao đúng như đã đăng ký hay không

2.4.1.2 Đánh giá sơ bộ rúi ro kiểm soát

Đánh giá rủi ro kiểm soát là đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc ngăn chặn và phát hiện các sai sót trọng yếu Theo VSA 400.28 quy định “ Dựa trên sự hiểu biết hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho từng số dư tài khoản hoặc các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu.”

Kiểm toán viên chỉ có thể đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát đối với một cơ sở

dẫn liệu nào đó là thấp hơn mức tối đa khi cho rằng các thủ tục kiểm sốt có liên quan được thiết kế và thực hiện hữu hiệu Đây là cơ sở giúp kiểm toán viên giới hạn phạm vi của các thử nghiệm cơ bản phải tiễn hành đối với các khoản mục có liên quan Ngược lại, nếu mức rủi ro kiêm soát được đánh giá là tối đa và xét thây khơng có khả năng giảm được trong thực tế, kiểm toán viên không thực hiện các thử

nghiệm kiểm soát, mà chỉ thực hiện các thử nghiệm cơ bản ở mức độ phù hợp

2.4.1.3 Thiết kế và thực hiện các thứ nghiệm kiểm soát

Trang 17

- Phong van

- Kiêm tra tài liệu ; - Quan sát việc áp dụng các thủ tục kiêm soát - Thực hiện lại các thủ tục kiêm soát

Đối với tài sản cố định và chi phi khẩu hao, kiểm tốn viên có thê thực hiện các thủ tục kiêm soát sau:

> Kiém tra các bảng đối chiếu giữa số chỉ tiết và số cái về tài sản cố định để

xem công việc đơi chiêu có đuợc một nhân viên có trách nhiệm thực hiện một cách

đều đặn hay không

> Quan sát tài sản cố định tại đơn vị và xem xét sự tách biệt giữa chức năng

quản lý và ghi sô với bộ phận bảo quản tài sản

> Kiểm tra chứng từ, sự luân chuyển chứng từ để xem xét sự tồn tại của phiếu

đê nghị mua tài sản cô định, hợp đông mua, biên bản bàn giao tà sản cô định và thẻ

tài sản cô định

> Kết hợp giữa việc kiểm tra vật chất (kiểm kê tài sản) với việc kiểm tra

chứng từ, hỗ sơ pháp lý về quyên sở hữu của tài sản đê xem những tài sản cô định

thuộc sở hữu của đơn vị có được ghi chép vào khoản mục tài sản cô định hay

không

> Đối với tài sản cố định mua trong kỳ, cần xem xét việc thực hiện đầy đủ các

thủ tục xin duyệt mua, phỏng vân các nhà lãnh đạo vê việc phê chuẩn giá trị tài sản cô định được mua trong kỳ

> Chọn mẫu một số tài sản, kiểm tra xem cách xác định nguyên giá, thời gian sử dụng và phương pháp tính khấu hao mà đơn vị áp dụng có phù hợp và nhất quán không

2.4.1.4 Đánh giá lại rúi ro kiểm soát và thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản Sau khi đã thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên sẽ đánh giá lại rủi ro kiểm soát cho từng cơ sở dẫn liệu liên quan đến tài sản có định và chỉ phí khấu hao Khi đánh giá, kiểm toan viên nên nhận diện những điểm yếu của kiểm

soát nội bộ để mở rộng các thử nghiệm cơ bản và những điểm mạnh cho phép giảm thiểu các thử nghiệm cơ bản

Để đưa ra kết luận về Sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên thường sử dụng bảng hướng dẫn về tỷ lệ sai phạm có thể bỏ qua trong việc thực hiện thủ tục kiểm soát Nếu kết quả của thử nghiệm cho phép kiểm toán viên kết luận tỷ lệ sai phạm thấp hơn hoặc bằng với mức có thể bỏ qua thì thủ tục kiểm soát được xem xét là hữu hiệu Ngược lại, nếu tỷ lệ sai phạm cao hơn mức có thể bỏ qua thì thủ tục kiểm sốt là khơng hữu hiệu

2.4.2 Các thử nghiệm cơ bản 2.4.2.1 Kiểm toán tài sán cố định 2.4.2.1.1 Thủ tục phân tích

Phân tích là việc xem xét các số liệu, thông tin của đơn vị thông qua việc tính

Trang 18

Phân tích được đánh giá là một thủ tục kiểm tốn có hiệu quả vì thời gian ít, chi phí thấp, mà lại có thé cung cap những bằng chứng về tính đồng bộ, hợp lý chung về các số liệu kế toán, đồng thời phát hiện khả năng có các sai lệch trọng yếu Chang han, viéc nghién cứu quan hệ giữa chỉ phí khấu hao với nguyên giá và tỷ lệ khấu hao tài sản có định có thể cung cấp bằng chứng về sự hợp lý của chi phi nay,

hoặc ngược lại giúp kiểm toán viên dự đoán về khả năng sai lệch của số liệu

Tùy theo đặc điểm của từng đơn vị, kiểm toán viên có thể sử dụng nhiều thủ

tục phân tích khác nhau đôi với tài sản cơ định hữu hình, thơng thường là các thủ

tục sau:

> Tinh ty trong cua từng loại tài sản cô định so với tổng số

Tỷ số này được tính bằng cách lấy giá trị từng loại tài sản cố định chia cho tông giá trị tài sản cô định Sau đó so sánh với năm trước đê xem xét sự thay đơi về tình hình sử dụng tài sản cô định qua các năm Đông thời xem xét tính hợp lý của những tài sản chiêm tỷ trọng lớn trong tông tài sản đê có cái nhìn khái quát về hướng phát triên của đơn vị trong thời gian tới

> Tính tỷ số giữa doanh thu với tổng giá trị tài sản cố định

Tỷ số này được tính bằng cách lấy doanh thu thuần chia cho tông giá trị tài sản cố định, phản ánh khả năng tạo ra doanh thu của tài sản có định hiện có tại đơn vị Đồng thời so sánh giữa năm kiểm toán với năm trước và tìm hiểu nguyên nhân khi có sự biến động lớn giữa các năm

> Tính tỷ số giữa tổng giá trị tài sản cố định với vốn chủ sở hữu

Tỷ số này được tính bằng cách lay tong gia tri tai san có định hiện có của đơn

vị chia cho vốn chủ sở hữu để xem xét mức độ đầu tư vào tài sản cố định so với vốn

chủ sở hữu Đồng thời so sánh với năm trước và xem xét chênh lệch giữa năm kiểm toán với năm trước, nêu chênh lệch lớn phải kiêm tra kỹ hơn, tăng cường các thử nghiệm chỉ tiệt

>_ Phân tích tỷ số hoàn vốn của tài sản cô định

Tỷ số này được tính bằng cách chia lợi nhuận thuần cho tổng giá trị tài sản cố

định Qua đó cho thây khả năng thu hôi của vôn đâu tư vào tài sản cơ định >_ Tính tỷ số giữa giá trị tài sản cố định so với giá vốn hàng bán

Tỷ số này được tính bằng cách lấy tông giá trị tài sản cố định chia cho giá vốn hàng bán nhằm xem xét mức độ hữu dụng của tài sản cố định so với giá vốn của

đơn vị Đồng thời so sánh với năm trước đề kiểm tra xem tài sản cố định có nhàn rỗi

hay đã bị chuyên nhượng nhưng chưa được xóa sô

>_ So sánh tài sản cố định tăng, giảm trong năm kiêm toán với năm trước

Từ số chỉ tiết và số cái của đơn vị, kiểm toán viên liệt kê tất cả các khoản mua

vào, thanh lý, nhượng bán tài sản cô định của đơn vị trong năm Đông thời so sánh với năm trước nhăm kiêm tra tính hợp lý và tìm ra những chênh lệch lớn, bât thường, tìm hiêu nguyên nhân của những chênh lệch đó băng cách phỏng vân các nhà quản lý đề đạt được sự hợp lý của vấn đề Nếu chưa thỏa đáng thì kiểm tốn viên đi

Trang 19

> So sanh tong chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định trên tổng giá trị tài sản cố

định giữa năm kiêm toán so với năm trước

Lấy tổng chỉ phí sửa chữa lớn tài sản cố định chia cho tổng giá trị tài sản cố định hiện có của đơn vị, sau đó so sánh với năm trước nhằm kiểm tra chỉ phí sửa chửa lớn tài sản cố định trong năm đơn vị có vốn hóa hay tính vào chi phi sản xuất kinh doanh trong kỳ

Ngồi ra, kiểm tốn viên còn sử dụng một số thủ tục phân tích khác như: - So sánh giữa chi phí, sửa chữa bảo trì với doanh thu thuần

- So sánh chi phí sửa chữa, bảo trì của từng tháng với cùng kỳ năm trước - So sánh tỷ lệ sinh lời trên tài sản cô định năm nay với năm trước

Nếu các tỷ số tính tốn và kết quả so sánh nằm trong mức hợp lý sẽ cung cấp

bằng chứng đề thỏa mãn các mục tiêu kiểm toán như hiện hữu, đầy đủ, đánh giá, ghi

chép chính xác Ngược lại, các biến động hoặc quan hệ bất thường sẽ là những chỉ dẫn cho việc điều tra sâu hơn Chăng hạn sự gia tăng quá lớn trong chỉ phí sửa chữa, bảo trì so với doanh thu thuần có thê là chỉ dẫn cho việc đã ghi sai tài khoản

Tuy việc mua sắm và thanh lý tài sản cố định có thể có sự thay đồi rất lớn giữa các năm, nhưng những thủ tục phân tích trên vẫn giúp kiểm tóan viên nhận thức vê xu hướng thay đồi và xem xet tinh hợp lý chung của khoản mục tài sản có định 2.4.2.1.2 Thứ nghiệm chỉ tiết

a Thu thập hay tự lập báng phân tích tơng qt về các thay đổi của tài sản cỗ định và đôi chiếu với số cái

Trong cuộc kiểm toán năm đầu tiên, kiểm toán viên phải thu thập những bằng chứng về quyền và tính có thực về số dư đầu kỳ của tài sản cố định chủ yếu đang sử dụng Thông tin về tài sản đầu kỳ trong lần kiểm toán đầu tiên sẽ được lưu trong hồ sơ kiểm tốn chung Nhờ đó, trong các lần kiểm toán sau, kiểm toán viên chỉ cần tập trung kiểm tra đối với số phát sinh

Trước khi kiểm tra chỉ tiết về số tăng hay giảm trong năm, kiểm toán viên cần bảo đảm số liệu trên số chỉ tiết bằng với sô liệu phản ánh ở tài khoản tổng hợp Muốn vậy, đầu tiên cần đối chiếu giữa số tổng cộng từ các số chỉ tiết với số liệu trên số cái

Sau đó, kiểm toán viên cần thu thập hay tự lập một bảng phân tích, trong đó liệt kê số dư đầu kỳ và các chỉ tiết về số phát sinh tăng, giảm trong năm, để từ đó tính ra số dư cuối kỳ Số dư đầu kỳ được kiểm tra thông qua đối chiêu với các hồ sơ kiểm tốn năm trước Cịn các tài sản có định tăng giảm trong năm, trong q trình kiểm tốn kiểm toán viên sẽ thu thập thêm những băng chứng chỉ tiết về các khoản

tăng giảm này

b Kiểm tra chứng từ gốc của các nghiệp vụ tăng tài sản cô định

Đây là một trong những thử nghiệm cơ bản quan trọng nhất về tài sản cô định Phạm vi kiểm tra tùy thuộc vào sự đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát của

Trang 20

> Xem xét su phé chuan va ghi nhận đối với mọi tài sản cố định tăng trong

kỳ, gôm cả tài sản cô định mua và tự xây dựng nhăm thu thập băng chứng vỆ sự có

thực của các tài sản cô định được ghi nhận trong kỳ

> Chọn mẫu từ các nghiệp vụ mua tài sản cố định để lần theo đến những chứng từ liên quan như hợp đồng, hóa đơn và các tài liệu khác Đồng thời cần kiếm tra số tổng cộng và việc hạch toán các khoản được chiết khấu hoặc giảm giá nhằm phát hiện các khoản chỉ cần phải được vốn hóa nhưng lại khơng được hạch tốn vào ngun giá, hoặc những khoán tuy không được phép nhưng vẫn ghi tăng nguyên giá tài sản có định

> Điều tra những trường hợp có giá mua hoặc quyết toán xây dựng cơ bản cao hơn dự toán Xác định xem các trường hợp này có được xét duyệt của người có thâm quyền hay khơng

> Xem xét việc xác định nguyên giá của tài sản cô định Lưu ý các khoản chi phí đi vay chỉ được vốn hóa khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản có định đó và chi phi này có thể xác định được một cách đáng tin cậy Đối với các khoản vay riêng biệt đề xây dựng cơ bản, kiểm toán viên sẽ phải thu thập bằng chứng về sự tách biệt các khoản vay, chi phí lãi vay thực tế phát sinh và các khoản thu nhập phát sinh từ sự đầu tư tạm thời các khoản vay này Còn đối với các khoản vay chung cho nhiều mục đích, kiểm tốn viên cần kiểm tra việc tính tốn phần chi phi lai vay được vốn hóa xem chúng có được xác định phù hợp với yêu cầu của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không

>_ Điều tra mọi khoản ghi nợ tài sản cơ định hữu hình nhưng chỉ tăng về giá trị

mà không tăng về hiện vật Các chi phí sửa chữa, bảo dưỡng nhằm mục đích khơi

phục hoặc duy trì khả năng mang lại lợi ích kinh tế của tài sản cố định theo trạng thái tiêu chuẩn ban đầu không được ghi tăng nguyên giá mà phải ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ Đề phát hiện các trường hợp ghi tăng nguyên giá đối với những chỉ phí khơng đủ tiêu chuẩn, kiểm toán viên cân xem xét cụ thể những chứng từ, phỏng vấn các nhân viên liên quan về từng trường hợp cụ thê Việc nghiên cứu chính sách kế toán của đơn vị trong giai đoạn tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ cũng giúp cho kiểm toán viên đánh giá khả năng xảy ra sai sót này

> Rà soát lại tất cả các hợp đồng thi cơng và chỉ phí liên quan đến xây dựng cơ bản dở dang đã phát sinh và hoàn thành trong năm Đối với các công trình xây dựng cơ bản đở dang vẫn chưa hoàn thành tính đến thời điểm cuối niên độ, kiểm

toán viên cần chọn mẫu từ số chỉ tiết chỉ phí xây dựng cơ ban do dang đề kiểm tra

đến các chứng từ gốc nhằm đảm bảo các chỉ phí này đã thực sự phát sinh trong kỳ > Lần theo việc kết chuyền từ tài khoản xây dựng cơ bản dở dang đến tài

khoản tài sản cơ định hữu hình nhăm kiêm tra xem mọi khoản mục có liên quan đêu

đã được kêt chuyên đúng đăn hay chưa

Trang 21

c Chứng kiến kiếm kê các tài sản cô định tăng lên trong kỳ

Công việc này sẽ giúp kiểm toán viên hiểu được đặc điểm kinh doanh của đơn vị và bổ sung cho thủ tục kiểm tra các bút toán ghi tăng tài sản có định trong kỳ

Việc chứng kiến kiểm kê càng cần thiết đối với các đơn vị có hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém

Khi chứng kiến kiểm kê, tùy theo mục tiêu kiểm toán mà kiểm tốn viên có thể chọn một trong hai hướng sau đây: bắt đầu từ các tài sản cố định hay từ các số sách kế toán Nếu mục tiêu kiểm toán là sự hiện hữu tài sản trên thực tế thì kiểm tốn

viên sẽ chọn hướng đi từ số liệu trên số chỉ tiết, sau đó quan sát trên thực tế xem tài

sản cô định ghi trên số kế tốn là có thực và đang được sử dụng hay không Ngược

lại, nếu mục tiêu kiểm toán là đầy đủ thì kiểm tốn viên sẽ chọn hướng đi từ một số tài sản cố định được chọn trong thực tế và lần lượt xem việc ghi nhận trên số chỉ

tiết

Việc chứng kiến kiểm kê đối với tài sản có định có thé chi giới hạn đối với các tài sản được mua trong năm, hay cũng có thể mở rộng đến các tài sản đã mua trong

các năm trước Trong một số Ít trường hợp, đặc biệt là khi kiểm soát nội bộ yêu

kém, kiểm toán viên có thể yêu cầu được chứng kiến kiểm kê toàn bộ tài sản cô định

d Kiếm tra quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản cô định

Để kiểm tra, kiém toán viên cần thu thập các bằng chứng có liên quan như văn bản pháp lý về quyền sở hữu tài sản cố định, các hóa đơn đóng bảo hiểm, hóa đơn nộp thuế Đối với tài sản cố định bị thế chấp, kiểm toán viên có thể kiểm tra các tài liệu về vay, các hợp đồng tín dụng lớn và có thể thu thập thông tin về những vấn đề này qua phỏng vân nhân viên khách hàng hoặc gửi thư xác nhận đến người nhận thế chấp

Khi thu thập bằng chứng đối với các bất động sản, kiểm toán viên cần lưu ý rằng giấy chứng nhận quyên sở hữu chưa hắn là một bằng chứng về quyền Khi bán tài sản cơ định thì giấy chứng nhận mới sẽ được lập, nhưng có thể giây chứng nhận cũ vẫn còn Do vậy, bằng chứng xác thực nhất là các chứng từ khác có liên quan như hóa đơn nộp thuế, những hợp đồng bảo hiểm, các phiếu thu tiền cho thuê (nếu đó là tài sản cho thuê), cũng như các khoản chỉ để hoàn trả vốn và lãi cho các tài sản đem thế chấp

Việc kiểm tra về quyền đối với tài sản có định cần dựa trên sự hiểu biết về các

quy định pháp lý ở từng thời kỳ trong một số trường hợp, kiểm tốn viên có thé can phải sử dụng ý kiến của chuyên gia

e Kiếm tra việc ghỉ nhận đây đú tài sản cô định

Trang 22

va khả năng tăng thêm lợi ích trong tương lai Từ đó phát hiện được các khoản chi cân phải ghi tăng nguyên giá thay vì ghi nhận vào chi phí trong kỳ hoặc ngược lại

>_ Kiểm toán viên cần lưu ý các cơng trình xây dựng cơ bản dở dang đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trước ngày kết thúc niên độ (căn cứ vào biên bản hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng tài sản cố định) nhưng chưa ghi nhận tài sản cô định Việc kiểm tra thường bắt đầu từ việc xem xét tất cả các hợp đồng thi công quan trọng đã phát sinh trước ngày kết thúc niên độ và kiểm tra đến các chứng từ có liên quan như hóa đơn, biên bản bàn giao

> Kiểm tra các tài sản cố định mua dưới hình thức trả góp có được ghi tăng tài sản hay không Những trường hợp mua trả góp tài sản cơ định có thể bị bỏ sót một phần hoặc tồn bộ do đơn vị chưa trả tiền cho nhà cung cấp Kiểm toán viên cần chú ý xem xét việc tính nguyên giá tài sản cố định mua trả gop, phan lãi trả chậm không được ghi nhận vào nguyên giá mà phải ghi vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán

# Kiếm tra các nghiệp vụ ghi giảm tài sản cỗ định trong kỳ

Mục tiêu kiểm tra là dé xem liệu có tài sản cố định nào bị thanh lý, nhượng bán trong kỳ nhưng không được phản ánh vào số kế toán Kiểm toán viên thường thực hiện các thủ tục kiểm tra sau:

- Nếu có mua tài sản cố định mới trong năm, phải xem tài sản cố định cũ có

được mang đi trao đôi hay được thanh lý hay không

- Phân tích tài khoản thu nhập khác đề xác định xem có khoản thu nhập nào phát sinh từ việc bán tài sản cố định hay khơng

- Nếu có sản phẩm bị ngưng sản xuất trong năm, cần điều tra về việc sử dụng các thiết bị chuyên dùng để sản xuất sản phẩm này

- Phỏng vân các nhân viên và quản đốc để xem có tài sản cố định nào được

thanh lý trong năm hay không

- Điều tra các khoản giảm về bảo hiểm tài sản cố định để xem liệu có phải bắt

nguồn từ nguyên nhân giảm tài sản cố định hay không

- Đối chiếu giữa so liệu số sách với số liệu kiểm kê để xem có bị mat mat,

thiếu hụt tài sản cố định hay khơng

ø Xem xét việc trình bày và công bỗ trên báo cáo tài chính

Theo quy định hiện hành, số dư của tài sản cố định và giá trị hao mòn lũy kế trên Bảng cân đơi kê tốn phải được trình bày riêng theo từng loại là tài sản cô định

hữu hình, tài sản cơ định vơ hình và tài sản cô định thuê tài chính

Ngồi ra, đơn vị phải công bố trong thuyết minh báo cáo tài chính về:

> Chính sách kế tốn đối với tài sản cố định, bao gồm nguyên tắc xác định

nguyên giá, phương pháp khâu hao và thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khâu hao

Trang 23

gia tri con lai tai san cố định đang dùng đề cầm có, thế chấp, tài sản tạm thời không

sử dụng, tài sản chờ thanh lý

2.4.2.2 Kiếm toán chỉ phí khấu hao

2.4.2.2.1 Thủ tục phân tích

Kiểm tốn viên thường tính tỷ lệ khấu hao bình quân bằng tỷ số giữa chỉ phí khấu hao với tổng nguyên giá tài sản cố định Một sự thay đổi đột ngột trong tỷ số này giúp kiếm toán viên lưu ý đến những thay đơi trong chính sách khấu hao của

don vi, trong co cấu tài sản cố định hoặc khả năng có sai sót trong việc tính tốn

khâu hao Tỷ lệ này cân tính cho từng loại tài sản cô định vì sẽ giúp giảm được ảnh hưởng của cơ câu tài sản cơ định

Ngồi ra, kiểm tốn viên cịn so sánh chi phí khấu hao kỳ này với kỳ trước, chi phí khâu hao với giá thành sản phâm nhập kho Những biên động bât thường cân phải được tìm hiêu và giải thích nguyên nhân

2.4.2.2.2 Thứ nghiệm chỉ tiết

a Thu thập hay tụt lập một bảng phân tích tổng quát về khẩu hao va gid tri hao mịn lũy kê

Bảng phân tích này cần ghi rõ về giá trị hao mòn lũy kế đầu kỳ, số khẩu hao trích | trong năm, giá trị hao mòn lũy kế giảm do thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và số dư cuối kỳ Trên cơ sở đó, kiểm tốn viên sẽ:

- So sánh số dư đầu kỳ với số liệu kiểm toán năm trước

- So sánh tổng số khấu hao tăng, giảm ở số chỉ tiết với tổng số ghi trên số cái - So sánh tổng số dư cuối kỳ trên các số chỉ tiết với số dư cuối kỳ trên số cái

b Xem xét lại các chính sách khấu hao của đơn vị

Kiêm toán viên cân lưu ý xem xét những vân đề sau:

- Phương pháp khấu hao có phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không

- Phương pháp khấu hao mà doanh nghiệp sử dụng có phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản cô định mang lại hay không

- Thời gian sử dụng hữu ích có được ước tính phù hợp không - Sự cần thiết thay đồi chính sách khấu hao

c Kiếm tra mức khấu hao

>_ So sánh tỷ lệ khấu hao của năm hiện hành so với năm trước, và điều tra các

khoản chênh lệch (nêu có)

>_ Tính toán lại mức khấu hao cho một số tài sản cố định và lần theo số liệu

của nó trên sô cái Chú ý phát hiện những trường hợp tài sản cô định đã khâu hao hêt nhưng vân còn tiêp tục tính khâu hao

>_ So sánh số phat sinh có của tài khoản hao mịn tài sản có định với chi phi

Trang 24

d Kiểm tra các khoản ghỉ giảm giá trị hao mòn lãy kế do thanh lý hay nhượng bán tài sản cô định

>_ Đối chiếu các khoản ghi giảm này với hồ sơ kiểm toán phân tích các tài sản

thanh lý, nhượng bán trong năm

> Kiém tra tính chính xác của việc tính tốn và ghi chép giá trị hao mòn lũy kê cho đên ngày thanh lý, nhượng bán

2.4.2.3 Những điểm khác giữa chương trình kiếm tốn tài sản có định hữu hình với kiếm toán tài sản có định vơ hình và tài sản cố định thuê tài chính

2.4.2.3.1 Kiểm tốn tài sản có định vơ hình

Thông thường các thủ tục kiểm toán tập trung vào việc xem xét các chỉ phí đã

được đơn vị vốn hóa có thực sự phát sinh và có thỏa mãn tiêu chuẩn và điều kiện

quy định về tài sản có định vơ hình hay không

>_ Đối với tài sản cố định vơ hình được tạo ra từ nội bộ, kiểm toán viên cần chú ý việc phân chia quá trình hình thành tài sản thành hai giai đoạn nghiên cứu và triển khai Vì nếu không phân biệt, đơn vị bắt buộc phải hạch toán tồn bộ chỉ phí phát sinh vào chỉ phi trong kỳ giống như toàn bộ chi phí trong giai đoạn nghiên cứu Còn đối với tài sản tạo ra trong giai đoạn triển khai thì chỉ được ghi nhận là tài sản cố định vơ hình nếu thõa mãn được các điều kiện trong chuẩn mực

> Đối với tài sản cô định vơ hình được tạo ra từ sáp nhập, kiểm toán viên chủ yếu tập trung xem xét việc thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản có định vơ hình Những trường hợp đơn vị không thể xác định nguyên giá một cách đáng tin cậy thì các tài sản vơ hình được hình thành trong sáp nhập phải hạch toán vào lợi thê thương mại

2.4.2.3.2 Kiểm toán tài sản có định th tài chính

Khi kiểm tốn đơn vị có tài sản cố định thuê tài chính, kiểm tốn viên cần chú

ý đên những vân đê sau:

> _ Phân biệt giữa thuê tài chính và thuê hoạt động Thông qua việc nghiên cứu chỉ tiết các hợp đồng thuê tài sản, kiểm toán viên cần chú ý xem xét việc phân loại

tài sản của đơn vị Cơ sở phân loại là mức độ chuyền giao lợi ích và rủi ro găn với

quyên của tài sản

>_ Xác định nguyên giá của tài sản có, định thuê tài chính Nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính được ghi nhận theo số tiền thấp hơn giữa giá trị hợp lý và giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiêu Do đó, kiểm toán viên cần xem xét các dữ liệu và phương pháp mà đơn vị sử dụng để xác định giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu có hợp lý hay khơng

Trang 25

CHUONG 3: THUC TIEN QUY TRINH KIEM TOAN TAI SAN CO DINH VA CHI PHi KHAU HAO

TAI CONG TY KIEM TOAN TAM VIET

3.1 Giới thiệu chung về qui trình kiểm tốn tại Cơng ty kiểm toán Tâm Việt Như chúng ta đã biết, quy trình kiểm tốn một báo cáo tài chính bao gồm ba giai đoạn chính: giai đoạn chuẩn bị kiểm toán (bao gồm giai đoạn tiền kế hoạch và giai đọan lập kế hoạch), giai đoạn thực hiện kiểm toán và giai đoạn hồn thành kiểm tốn Trong đó giai đoạn thực hiện kiêm toán là giai đoạn kiểm toán viên sẽ tiến

hành kiểm tra trên tất cả các chỉ tiêu của báo cáo tài chính, trong đó có khoản mục

tài sản có định và chỉ phí khấu hao

Trong chương này, trình bày khái quát những nội dung chính trong cả ba giai đoạn kiểm toán báo cáo tài chính tại Cơng ty kiểm tốn Tâm Việt Sau đó đi vào xem xét kỹ giai đọan thực hiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chỉ phi phí khấu hao của các kiểm toán viên tại Cơng ty kiểm tốn Tâm Việt

3.1.1 Giai đoạn tiền kế hoạch

Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh rất cao trong việc tìm kiếm

khách hàng, nhưng việc tiếp nhận khách hàng cũng được Tâm Việt kiểm soát rất chặt chẽ do tính chất đặc biệt của nghề kiểm toán là rất dễ gặp rủi ro Vì thế khi được mời kiểm toán, công ty phải phân công cho những kiểm toán viên nhiều kinh nghiệm đề thấm định về khả năng đảm nhận công việc, cũng như dự kiến về thời gian và mức phí kiểm tốn Việc tiếp nhận và khảo sát khách hàng được công ty thực hiện khác nhau đối với khách hàng cũ và khách hàng mới

3.1.1.1 Đối với khách hàng cũ

Đã từng thực hiện kiểm toán trong những năm trước, công ty hiểu rõ hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như nắm được những thông tin của khách hàng Do đó, Cơng ty không tiến hành khảo sát đơn vị như đối với khách hàng mới mà phân cơng nhóm kiểm tốn viên đã thưc hiện kiểm toán năm trước tiếp tục theo dõi, cập nhật những thông tin mới nhất về khách đề xem xét có nên tiếp tục kiểm tốn hay khơng

Nếu trong năm nay khách hàng có biêu hiện nhiều nhân tố làm cho rủi ro khi chấp nhận hợp đồng này tăng cao, khi đó trưởng nhóm kiểm tốn sẽ đề xuất ý kiến lên Ban giám đốc đề nghị không tiếp tục kiểm toán cho khách hàng này Ngoài ra, nếu trong năm trước đã từng xảy ra những mâu thuẫn giữa khách hàng và kiêm toán viên về phạm vi kiểm toán, về việc thực hiện các thủ tục kiểm tốn thì kiểm tốn viên cũng nên xem xét đến việc ngưng kiểm toán đối với khách hàng này

3.1.1.2 Đối với khách hàng mới

Trang 26

toán viên cần phải tăng lượng thông tin cần thu thập khi khách hàng mới là cơng ty có báo cáo tài chính sẽ được sử dụng rộng rãi, chăng hạn như khách hàng là các công ty cô phần có niêm yết trên thị trường chứng khốn, những cơng ty có nhiều cơng nợ Ngồi ra, thơng tin từ báo chí, sách báo chuyên ngành, từ các ngân hàng dữ liệu cũng được kiểm toán viên sử dụng.Từ thông tin thu thập được, kiểm toán

viên xác định một số van dé chính phức tạp cần lưu ý tại khách hàng

Sau khi tiến hành khảo sát của khách hàng, kiểm tốn viên sẽ trình bày các vấn đề đã tìm hiểu trên báo cáo khảo sát khách hàng và báo cáo cho Giám đốc tình hình cụ thể của khách hàng qua cuộc khảo sát đề Giám đốc quyết định có tiếp nhận đề nghị kiểm toán của khách hàng hay không

Sau khi Giám đốc quyết định có thể tiếp nhận đề nghị kiểm toán của khách hàng, công ty sé tién hanh thoa thuận với khách hàng về phạm vi kiểm toán, những tài liệu kế toán khách hàng cần cung cấp Tiếp theo trên cơ sở phạm vi kiểm toán mà khách hàng yêu cầu cùng với báo cáo khao sát khách hàng, công ty sẽ xác định mức phí kiểm toán và soạn thảo thư báo giá gởi đến khách hàng Khi nhận được thư chấp nhận phí kiểm tốn của khách hàng, công ty sẽ cùng khách hàng tiến hành lập hợp đồng theo mẫu thống nhất của công ty Công ty chủ trương rõ ràng trong VIỆC ràng buộc trách nhiệm giữa hai bên nên hợp đồng kiểm toán phải bao gồm đây đủ các điều khoản quy định rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các đối tượng có liên quan Sau khi đã thống nhất với các điều khoản ghi trên hợp đồng, hai bên sẽ tiến hành ký hợp đồng kiểm tốn

Sau đó cơng ty sẽ tiến hành phân công nhóm kiểm tốn viên phụ trách Nhóm bao gồm một nhóm trưởng là kiểm tốn viên đã tiếp xúc tìm hiểu khách hàng, đối với khách hàng cũ sẽ là kiểm toán viên đã thực hiện kiểm tốn năm trước vì đã nắm

được những đặc trưng về hoạt động kinh doanh của khách hàng và một số trợ lý

kiểm toán tùy theo quy mơ và tính phức tạp của hợp đồng Nhóm trưởng sẽ phân cơng cơng việc cho từng thành viên trong nhóm kiểm tốn của mình tùy theo năng lực cũng như kinh nghiệm của từng thành viên

3.1.2 Giai đoạn lập kế hoạch

Nhóm trưởng sẽ lập kế hoạch kiểm toán Trước khi lập kế hoạch kiểm tốn,

trưởng nhóm kiểm toán sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp Báo cáo tài chính trong kỳ kiểm toán như Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyên tiền tệ làm cơ sở cần thiết cho việc lập kế hoạch kiểm tốn Trưởng nhóm kiểm tốn phải lập bảng tóm tắt kế hoạch kiểm toán, trong đó nêu lên các vân dé quan trong về kế toán của khách hàng, từ đó xác định chiến lược kiểm tốn thích

hợp và hiệu quả Để lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên sẽ phải tìm hiểu những

thông tin cụ thể về khách hàng và lưu vào hồ sơ kiểm toán, trên cơ sở đó xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán

3.1.2.1 Tìm hiểu thơng tin về tình hình kinh doanh của khách hàng

Trang 27

tài liệu thu thập được sẽ giúp kiểm toán viên đưa ra những thủ tục kiểm toán cần thiết, đánh giá về sự đầy đủ và thích hợp của những tài liệu, bằng chứng kiêm toán mà khách hàng cung cấp, là căn cứ đề đánh giá rủi ro tiềm tàng và được lưu vào hồ sơ kiểm toán

Kiểm toán viên cần thu thập tất cả thông tin có thể ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh cũng như báo cáo tài chính của đơn vị, bao gôm:

»_ Các tài liệu pháp lý của khách hàng: Giấy phép thành lập doanh nghiệp, quyết định thành lập doanh nghiệp, điều lệ công ty, giây chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh, các tài liệu này được thu thập để chứng minh sự hợp pháp trong các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng như trong vấn đề quản lý

>_ Sơ đồ tô chức bộ máy: Sơ đồ này được kiểm tốn viên mơ tả lại dựa vào kết quả phỏng vấn khách hàng hoặc cầu khách hàng cung cấp Tài liệu này cùng với tài liệu pháp lý của khách hàng được lưu vào hồ sơ kiểm toán thường trực

> Các tài liệu quan trọng về thuế: Các quyết toán thuế, biên bản kiểm tra thuế hàng năm Các tài liệu này giúp kiểm tốn viên có cái nhìn cụ thể hơn về tình hình thưc hiện nghĩa vụ thuế của khách và cung cấp các dấu hiệu về những bắt đồng giữa cơ quan thuế trong việc kê khai và nộp thuế

> Chỉ tiết của một số số dư hoặc số phát sinh quan trọng: kiểm toán viên dựa

vào các tài liệu này đề đánh giá rủi ro tiềm tàng cho các cơ sở dẫn liệu của từng tài

khoản hoặc nghiệp vụ, và xác định các trọng tâm cần kiểm tra dựa vào các xét đốn

về tính hợp lý và các điểm bat thường trong các khoản mục hay nghiệp vụ

> Cac bién bản họp Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc, các thay đổi về vốn chủ sở hữu, về tỷ lệ vốn góp (đối với các doanh nghiệp liên doanh) Qua nghiên cứu, kiểm toán viên sẽ biết được những dữ kiện có thể ảnh hưởng đến các thông tin trên báo cáo tài chính Các tài liệu này sẽ được thu thập tùy theo tình hình thực tế cụ thể của từng đơn vị Kiểm toán viên cũng vận dụng những thông tin chứa đựng trong các tài liệu này để đánh giá rủi ro tiềm tàng và được lưu trong hồ sơ kiểm toán

> Cac hop đồng hoặc cam kết quan trọng như hợp đồng mua bán hàng, sử dụng bản quyền, những tài liệu này giúp kiểm toán viên tiếp cận hoạt động kinh doanh của khách hàng, phân tích và đánh giá các khoản mục, hình dung những khía cạnh pháp lý có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị

Bên cạnh đó, kiểm tốn viên cũng cần có những hiểu biết chung về thực trạng

nền kinh tế, mức độ lạm phát, các chính sách của Chính phủ, hiểu biết về tình hình

thị trường và cạnh tranh của khách hàng Các thông tin này cùng với các tài liệu thu thập được sẽ giúp kiểm toán viên có cái nhìn tồn diện hơn cũng như có thể đánh

giá được các chỉ tiêu quan trọng trong báo tài chính của khách hàng, nhận diện được

các loại nghiệp vụ quan trọng, xác định trọng tâm cần kiểm tra, các xu hướng sắp

tới trong hoạt động kinh doanh của khách hàng

Từ các thông tin thu thập được trong giai đoạn này kết hợp với các bước phân

Trang 28

nghiệp vụ quan trọng, kiểm toán viên đưa ra xét đốn của mình về khả năng báo cáo tài chính có sai lệch trọng yếu và xu hướng xảy ra sai phạm, khả năng tồn tại các hành vi gian lận của Ban giám đốc cũng như đánh giá về mức độ phức tạp của cơng việc kế tốn tại đơn vị Tất cả những thơng tin tìm hiểu trong giai đoạn này được ghi chép lại và lưu vào hồ sơ kiểm toán đề chứng minh cho sự hiểu biết của kiểm toán viên về hoạt động kinh doanh của khách hàng, cũng như đề tham khảo khi tiến hành các cuộc kiểm toán trong những năm tiếp theo

3.1.2.2 Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

Hệ thống kiểm soát nội bộ là công cụ rất quan trọng trong việc quản lý doanh nghiệp, có ảnh hưởng lớn đến công tác kế toán của đơn vị Do đó, việc nghiên cứu hệ thong kiểm soát nội bộ về những điểm mạnh, điểm yếu của từng bộ phận, từng nghiệp vụ giúp kiểm toán viên xác định được những rủi ro kiểm soát ton tai trong hé

thong kiểm sốt nội bộ, từ đó hình dung được phương hướng, phạm vi kiểm toán,

khối lượng công việc thực hiện

Phương pháp kiểm toán viên sử dụng dé tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ là quan sát, phỏng vân, kiểm tra tài liệu và thưc hiện lại Các nội dung kiểm toán viên tiến hành tìm hiểu về hệ thơng kiểm soát nội bộ của khách hàng bao gồm:

> Môi trường kiểm soát: Cơ cấu tổ chức; Năng lực, trình độ và tính chính trực của nhân viên kê toán cũng như ban lãnh đạo của đơn vị được kiêm toán; Hội đông

quản trị và Uy ban kiêm toán; Cách thức phân định quyên hạn và nghĩa vụ

> Hệ thống kế toán: Hệ thống chứng từ, số sách và báo cáo kế toán; Các nguyên tắc kế toán đang áp dụng; Quy trình ghi nhận, xử lý các nghiệp vụ kế tốn và kết xuất thơng tin; Sự phân chia trách nhiệm, các thủ tục phê duyệt và ủy quyên, kiểm kê định kỳ va bao quản tài sản; Các biện pháp đề giám sát sự tuân thủ các thủ

tục kiểm sốt

Mối quan tâm chính của kiểm toán viên đối với việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng trong giai đoạn này là tập trung tìm hiểu chỉ tiết hơn về các thủ tục kiểm soát của một sơ chu trình nghiệp vụ quan trọng Những hiểu biết của kiểm toán viên về các thủ tục kiểm sốt và các chu trình nghiệp vụ thường được mô tả lại dưới dạng lưu đồ hoặc bảng tường thuật, đồng thời được tổng hợp lại để đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát và lưu vào hô sơ kiểm toán

Rủi ro kiểm soát được đánh giá sơ bộ căn cứ vào xét đoán của kiểm toán về sự

hữu hiệu của các thủ tục kiểm soát liên quan Tuy nhiên, sự quan tâm tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của kiểm toán viên chỉ dừng lại ở mức độ vừa phải, chỉ tiến hành ở các khâu kiểm sốt chủ u, có ảnh hưởng trực tiếp đến công việc kiểm

toán Mặt khác, kiểm toán viên cũng chỉ xem xét rủi ro kiểm soát đối với số dư hoặc

nghiệp vụ quan trọng, phát sinh nhiều hoặc khó kiểm tra chỉ tiết Các số dư hoặc nghiệp vụ còn lại sẽ được áp dụng mức rủi ro kiểm soát tối đa Các nghiên cứu sâu

hơn về hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ được tiến hành nếu yêu cầu của khách hàng

bao gồm cả việc tư vấn về quản lý, cải thiện hệ thống kiểm soát

Trang 29

là quan trọng, có số lượng nghiệp vụ phat sinh nhiều hoặc khó kiểm tra chỉ tiết Sau

đó, kiểm tốn viên xem xét tính thích hợp và hữu hiệu của các thủ tục kiểm soát mà kiểm toán viên dự định sẽ dựa vào đó đề giảm các thử nghiệm cơ bản Cuối cùng, kiểm toán viên sẽ ước tinh chi phí và hiệu quả của việc thực hiện các thử nghiệm

kiểm soát và so sánh với việc thực hiện ngay các thử nghiêm cơ bản 3.1.2.3 Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán

Khi kiểm toán Báo cáo tài chính, mục tiêu của kiểm toán viên là xem xét Báo

cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không Việc xác định mức trọng yêu được xem là công việc mang tính xét đốn nghề nghiệp của kiểm toán viên Ở mức độ tông thể báo cáo tài chính, kiểm tốn viên phải ước lượng toàn bộ sai sót có thể chấp nhận được, mức trọng yếu thường được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên tài sản, doanh thu hoặc lợi nhuận Ở mức độ từng khoản mục, kiểm toán viên sẽ phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục

Trình tự xác định mức trọng yếu: đầu tiên, kiểm toán viên ước tính ban đầu về

mức trọng yếu của báo cáo tài chính (mức trọng yếu ban đầu) Sau đó, xác định mức trọng yếu của từng khoản mục (còn gọi là sai sót tối đa có thê chấp nhận được)

và ước tính mức sai lệch cho từng khoản mục Cuối cùng là ước tính mức sai lệch

tổng hợp trên báo cáo tài chính Số ước tính trọng yếu ban đầu được phân bổ cho

từng bộ phận, từng khoản mục trên báo cáo tài chính, hình thành mức trọng yếu của từng bộ phận, từng khoản mục

Đồng thời, kiểm toán viên cũng phải đánh giá rủi ro kiểm toán ở cả hai mức độ là tổng thể báo cáo tài chính và từng khoản mục Ở mức độ toàn bộ báo cáo tài

chính, việc đánh giá rủi ro kiểm toán được tiến hành dựa trên những thông tin thu

thập được về đặc điểm và tình hình hoạt động kinh doanh, kinh nghiệm kiêm toán, sự xuất hiện của những nhân tố làm gia tăng khả năng gian lận và sai sót cũng như

các hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định Ở mức độ khoản mục, việc

đánh giá rủi ro sẽ chịu ảnh hưởng của rủi ro đã được đánh giá đối với toàn bộ báo cáo tài chính

Trong q trình kiểm toán, kiểm toán viên luôn phải đồng thời xem xét tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán dé xác định nội dung, thời gian và phạm vi của các thử nghiệm cơ bản, sao cho cuối cùng rủi ro báo cáo tài chính cịn có những sai lệch trọng yếu sẽ được giảm xuống ở mức chấp nhận được Đây là một quá trình mang nặng tính chủ quan và đòi hỏi nhiều sự xét đốn nghề nghiệp Do đó, việc xác định mức trọng yếu và đanh giá rủi ro kiểm tốn do nhóm trưởng là kiểm toán viên lâu

năm thực hiện dựa trên kinh nghiệm của mình

3.1.2.4 Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán Bao gồm phương pháp áp dụng các kỹ thuật kiểm toán đối với những khoản mục chủ yêu của báo cáo tài chính (được xây dựng dựa trên mức trọng yêu và rủi ro kiểm toán đã được xác định và đánh giá), nội dung và thời gian kiểm toán sơ bộ, nội dung và thời gian kiểm toán cuối năm, ảnh hưởng của công nghệ thông tin đối với thủ tục và thời gian kiểm toán Nội dung này có thể được trình bày dưới dạng một

Trang 30

cho kiém toán các khoản mục Các nội dung này là cơ sở cho việc thiết kế những thủ tục kiêm toán chi tiêt trong chương trình kiêm tốn sau này

3.1.2.5 Phối hợp, chí đạo, giám sát và kiếm tra

Bao gồm việc dự kiến nguồn nhân lực và trách nhiệm của trưởng nhóm, người phụ trách cuộc kiêm toán, sự tham gia của các kiêm toán viên khác và của những chuyên gia, kê hoạch thời gian và sự phân công nhân sự

3.1.2.6 Lập chương trình kiểm tốn chỉ tiết

Hoạch định chỉ tiết về những công việc cần thưc hiện và thời gian hoàn thành

với trọng tâm là các thủ tục kiểm toán cụ thể cần thực hiện đối với từng khoản mục

hay từng bộ phận được kiểm tốn Cơng ty có xây dựng chương trình kiểm toán mẫu cho các khoản mục trên báo cáo tài chính Dựa vào chương trình này, kiểm

toán viên sẽ áp dụng linh hoạt cho từng cuộc kiểm toán cụ thể Tùy thuộc vào đặc

điểm của mỗi doanh nghiệp được kiểm toán, sự xét đoán cũng như kinh nghiệm nghề nghigp | của kiểm toán viên, trong q trình kiểm tốn có thể bỏ bớt những thủ tục không cần thiết và bố sung thêm những thủ tục ngồi chương trình nêu cần Chương trình kiểm tốn chỉ tiết được ký hiệu bởi các chữ cái (ví dụ kiểm toán tiền

ký hiệu là A, Tài sản cố định ký hiệu là L, .) và được lưu trong hồ sơ kiểm toán

3.1.3 Giai đoạn thực hiện kiếm toán

Đến thời hạn kiểm tốn, nhóm kiểm toán phụ trách khách hàng nào thì thực hiện kiểm toán tại đơn vị đó theo đội ngũ đã phân công trong giai đoạn lập kế hoạch Khi tiếp xúc khách hàng, nhóm trưởng sẽ phân công cho các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán, mỗi người sẽ kiểm một hay một số khoản mục tùy theo năng lực và kinh nghiệm của từng người Nhóm trưởng trực tiếp thực hiện công việc kiểm toán tại đơn vị, đồng thời giám sát các thành viên khác làm việc theo sự phân cơng trước đó

Trong quá trình làm việc, những vấn đề chưa rõ cần phái hỏi những bộ phận có trách nhiệm của khách hàng để họ giải trình và lưu những ý kiến giải trình của khách hàng vào hồ sơ kiểm toán Đây là khâu quan trọng trong q trình kiểm tốn, các kiểm toán viên sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán, thu thập các bằng chứng kiểm toán để chứng minh cho các số liệu khách hàng cung cấp và làm cơ sở cho ý kiến của kiểm toán viên trên báo cáo kiểm toán

Kiểm toán viên phải ghi chép lại tất cả các công VIỆC đã làm trên giấy tờ làm việc để làm cơ sở cho việc ra ý kiến sau này Có bốn loại giấy tờ làm việc mà kiếm toán viên phải hoàn tất trong quá trình làm việc của mình:

- Notes of Accounts: Mơ tả tóm tắt cơng việc, đặc điểm tài khoản, khoản mục

- Proposed Adjustment Journal Entries: Tổng hợp các bút toán cần điều chỉnh - Review Notes: Những vấn đề phát sinh, các yêu cầu, các thắc mắc của kiểm toán viên và giải thích

Trang 31

3.1.4 Giai doan hoan thanh kiém toan

Sau khi kết thúc giai đoạn thực hiện kiểm tốn, nhóm trưởng sẽ tập hợp tất cả giấy tờ làm việc của các thành viên và lập bảng đánh giá tông hợp ảnh hưởng các sai sot Néu sai sót vượt trên mức trọng yếu hoac x4p xi mtrc trong yéu, kiém toan viên yêu cầu đơn vị điều chỉnh lại các sai sót Đồng thời, kiểm toán viên cũng xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ băng cách lập bảng và phỏng vẫn các nhân viên của khách hàng nhằm đảm bảo các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ đều được ghi nhận

Trong giai đoạn này, nhóm trưởng sẽ tổng hợp những bằng chứng thu thập được từ cuộc kiểm toán cùng với sự xét đoán nghề nghiệp của mình để hình thành nên ý kiến kiểm toán và lập báo cáo dự thảo trình Giám đốc, đồng thời gởi cho khách hàng để xem xét có đồng ý với báo cáo hay không Nếu không đồng ý, hai bên sẽ bàn bạc đề thống nhất ý kiến

Để hình thành ý kiến trên báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên phải hoàn chỉnh bộ hồ sơ kiểm toán Cuối giai đoạn này kiểm toán viên phải hoàn tất khá nhiều mẫu hồ sơ kiểm toán Trong đó có các mẫu quan trọng sau:

> Bang tong hop cdc sai sét phát hiện: hồ sơ này tập hop tất cả các khoản

chênh lệch quan trọng được phát hiện trong giai đoạn thực hiện kiêm toán

>_ Giấy làm việc về kiểm tra phân tích cuối cùng: kiểm tốn viên sẽ phải dùng những kỹ năng phân tích tài chính đê so sánh sơ liệu kiêm toán năm nay với sơ liệu kiêm tốn năm trước

> Bảng ghi nhớ về các quyết định, các vấn đề quan trọng: trong đó tơng hợp các vần đê quan trọng về kê toán đòi hỏi phải điêu chỉnh báo cáo tài chính, phải giải trình và cơng bơ trong phân thuyêt minh, phải nêu trong thư quản lý hay phải tiêp

tục theo dõi trong niên độ sau

> Báo cáo kiểm soát cuộc kiểm toán: mẫu báo cáo này được lưu trên cùng hồ sơ kiểm toán năm hiện hành Mẫu này tổng hợp cơng việc sốt xét bao gồm cả ba giai đoạn là lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và hoàn tất hợp đồng kiểm tốn Mẫu này có tính chất quan trọng nhất vì đây là bằng chứng soát xét và phê chuẩn hồ sơ kiểm toán trước khi ký báo cáo kiểm tốn

Ngồi ra, cơng ty cịn lập thư quản lý gởi cho khách hàng để lưu ý những điều cần thay đồi, bổ sung cho phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành Đây là một ưu điểm của công ty tạo cho khách hàng cảm giác được quan tâm, tránh khỏi những sai sót trong thực hành kế tốn Bên cạnh đó, thư quản lý còn là một bằng chứng khăng định công ty đã bàn bạc và nhắc nhở những sai sót mà khách hàng phạm phải trong cơng tác kế tốn cũng như trong hoạt động kinh doanh

Giám đốc sẽ phê duyệt toàn bộ dự thảo báo cáo tài chính đã được kiểm tốn,

thư giải trình, và chuyên lại cho phòng kiểm tốn để hồn chỉnh Bản dự thảo đã được Giám đốc phê duyệt sẽ được gởi đến khách hang dé lay y y kiến Sau khi khách hàng đồng ý với bản dự thảo, báo cáo tài chính đã được kiểm tốn sẽ được in và trình lên Giám đốc để ký duyệt, đồng thời phát hành báo cáo kiểm toán gởi tới khách hàng để ký trước Báo cáo kiểm toán được in thành nhiều bản, trong đó cơng

Trang 32

3.2 Qui trình kiếm tốn tài sản có định và chỉ phí khấu hao tại cơng ty kiếm toán Tâm Việt

3.2.1 Tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị

Trước khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu liên quan đến tài sản cô định và chi phí khấu hao để phục vụ cho q trình kiểm tốn, bao gồm:

- Bảng tổng hợp tài sản cố định phản ánh số dư đầu kỳ, số phát sinh tăng, giảm trong kỳ, sô cuôi kỳ của nguyên giá, khấu hao lũy kế và giá trị còn lại của tài sản cô định theo từng nhóm tài sản

- Danh sách chỉ tiết của từng loại tài sản tăng, tài sản thanh lý, chuyên nhượng trong kỳ

- Bang tinh chi phi khấu hao trong kỳ

- Danh mục các cơng trình xây dựng đã hồn thành, các cơng trình cịn dở dang

- Chính sách của công ty về chỉ phí sửa chữa lớn tài sản cố định - Số cái, số chỉ tiết tài khoản tài sản có định, chi phi khấu hao - Các chứng từ, hợp đồng

Ngoài ra, tùy theo đặc điểm từng doanh nghiệp, kiểm toán viên có thể yêu cầu khách hàng cung câp những tài liệu khác đê bô sung thêm các băng chứng cho sơ liệu được kiêm tốn

3.2.2 Mục tiêu kiếm toán

Chương trình kiểm tốn tài sản cố định và chỉ phí khấu hao tại công ty kiểm toán Tâm Việt đã xây dựng hệ thống mục tiêu cụ thê nhằm giúp kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán về những vấn dé trong yếu liên quan đến tài sản cố định va chi phi khẩu hao, bao gồm:

- Day đủ (C): Toàn bộ tài sản cố định đuợc ghi nhận đầy đủ trong báo cáo kiểm toán

- Hiện hữu (E): Tài sản cố định là hiện hữu tại ngày lập báo cáo

- Quyền và nghĩa vụ (R): Cơng ty có quyền sở hữu đối với toàn bộ tài sản cố

định tại ngày lập báo cáo tài chính, được hưởng và chịu mọi rủi ro đối với tất cả tài sản cố định nói trên

- Chính xác (A): Tài sản cố định được xác định, ghi nhận và được tính tốn

chính xác, khấu hao được tính tốn chính xác, phù hợp với phương pháp khấu hao

được chấp nhận

- Đánh giá (V): Tài sản có định được đánh giá đúng

- Trình bày và cơng bồ (P): Tài sản cô định được mô tả, phân loại và trình bày hợp lý trong báo cáo tài chính (gồm cả việc công bố phương pháp tính khấu hao) 3.2.3 Trình tự kiếm tốn

Các thử nghiệm kiểm soát của công ty chủ yếu dựa vào đánh giá mang tính chất cảm tính của kiểm toán viên về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

Việc thực hiện các thử nghiệm kiểm sốt đơi khi được kiểm toán viên thực hiện

trong các thử nghiệm chỉ tiết Đối với tài sản có định và chỉ phí khấu hao, hầu như

Trang 33

toán viên bỏ qua Thay vào đó, trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, các kiểm toán viên thường đi sâu vào các thử nghiệm chi tiết để thu thập các bằng chứng Lý do mà kiểm toán viên bỏ qua các thử nghiệm kiêm soát là:

> Do tai sản có định là một khoản chiếm tỷ trọng lớn và thường phát sinh ít nên dé tiết kiệm thời gian và chi phi công ty không tiến hành các thử nghiệm kiểm soát mà đi thắng vào thử nghiệm cơ bản

> Phần lớn khách hàng của công ty là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên hệ thống kiêm soát nội bộ của khách hàng thường yếu kém hoặc không thực thi trong thực tế Vì vậy, việc thực hiện các thử nghiệm kiểm sốt thường khó khăn và không

đạt hiệu quả cao bằng việc đi sâu vào thực hiện các thử nghiệm cơ bản

Mặc dù khơng có kế hoạch thực hiện kiểm soát nội bộ nhưng khi tiếp xúc với

khách hàng, kiểm tốn viên (thường là nhóm trưởng) sẽ hỏi trực tiếp các nhân viên

của khách hàng về các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ và trách nhiệm của họ

3.2.3.1 Tài sản cố định

3.2.3.1.1 Thủ tục phân tích

Trong giai đoạn này, các thủ tục phân tích được áp dụng sẽ giúp cho các kiểm toán viên xác định được mức độ hợp lý của các thông tin do doanh nghiệp cung cấp và từ đó có thể giảm được rủi ro không phát hiện được các sai sót Đồng thời, các thủ tục phân tích cũng giúp kiểm tốn viên có cái nhìn tổng thê trong mối liên hệ các phần hành khác Thủ tục phân tích được áp dụng hiệu quả sẽ giúp kiểm toán viên hạn chế các thử nghiệm chi tiết Tuy nhiên do một số nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan như đã nêu trên mà các thủ tục phân tích trong giai đoạn này ít được các kiểm tốn viên tại cơng ty áp dụng Các thủ tục phân tích thường được kiểm tốn viên tại Tâm Việt áp dụng khi kiểm toán tài sản có định là so sánh số dư cuối

cuối kỳ của tài sản cố định năm kiểm toán với năm trước xem có biến động bat

thường khơng Sau đó liệt kê các tai sản biến động bất thường và xem xét tính hợp

lý của sự biến động đó

3.2.3.1.2 Thú tục kiếm tra chỉ tiết a Đối với tài sắn cơ định hữu hình

Kiểm toán viên tự lập bảng tổng hợp tài sản cố định (danh mục tài sản cố định) phản ánh nguyên giá tài sản cô định đầu kỳ, phát sinh trong kỳ và nguyên giá tài sản có định cuối kỳ, đối chiếu với số cái, VỚI các bảng do khách hàng lập, đồng thời đối chiếu tông nguyên giá tài sản cố định, chỉ phí khấu hao tích lũy với bảng cân đối kế tốn Nếu có chênh lệch cần tìm hiểu nguyên nhân, tăng cường các thủ tục kiểm tra

chỉ tiết đối với các tài sản cố định có giá trị lớn

Thu thập biên bản kiểm kê tài sản cố định, đối chiếu với danh mục tài sản cố định, đảm bảo rằng các tài sản cố định tăng trong kỳ (có giá trị lớn) được quan sát trong kỳ kiểm kê và xác định các máy móc lỗi thời, khơng được sử dụng chờ thanh lý, nhượng bán (phải được ghi chú trong biên bản kiểm kê) Tùy theo mục tiêu kiểm

toán khác nhau mà kiểm tốn viên có thể chọn một trong hai hướng kiểm tra:

> Nếu mục tiêu kiểm toán là hiện hữu thì kiểm tốn viên sẽ chọn hướng đi từ

Trang 34

được doanh nghiệp quản lý và sử dụng hay khơng Đồng thời, kiểm tốn viên kết hợp với thủ tục phỏng vấn các nhân viên có liên quan để biết được các tài sản đã lỗi thời hoặc không sử dụng

> _ Nếu mục tiêu kiểm toán là đầy đủ thì kiểm tốn viên sẽ chọn hướng đi từ tài

sản cô định trong thực tê, sau đó lân đên việc ghi chép trên sô sách xem tài sản có được ghi chép đây đủ hay không

Đối với tài sản cố định tăng trong năm từ bảng tổng hop, kiém toan viên thực hiện các bước sau để xác minh và kiểm tra quyền sở hữu đối với tài sản cố định:

- Đối chiếu nguyên giá với chứng từ gốc như phiếu chi, hóa đơn mua hàng - Kết hợp với các tài khoản khác như tài khoản phải trả, tài khoản chỉ phí để

xác định các khoản chi phí mua tài sản cơ định có được phản ánh vào giá trị tài sản

có định hay không

- Xét xem số phát sinh tăng tài sản cơ định có bao gồm các khoản như chỉ phí trả trước dài hạn hay không

- Đối với các tài sản cố định có gốc ngoại tệ, xác định các tỷ giá chuyển đổi được áp dụng và việc hạch toán chênh lệch tỷ giá

s* Kiểm tra việc chuyển vốn từ cơng trình xây dựng cơ bản vào tài sản cố định - Kiểm tra hồ sơ có liên quan đối với những cơng trình giá trị lớn, kiểm tra đối chiêu giá trị tài sản với quyết tốn cơng trình, hợp đông và các loại chứng từ có liên quan

- Kiểm tra chứng từ đối với cơng trình tự làm, so sánh với dự toán đề đánh giá tính hợp lý của giá trị công trình

Kiểm tra các tài khoản chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế phát sinh trong ky và xét xem liệu có chi phí nào cân hạch toán tăng nguyên giá tài sản cô định hay không Kiêm tra các chứng từ có liên quan

s* Đối với tài sản chuyền nhượng, thanh lý trong kỳ: - Kiểm tra chỉ tiết đối với khoản có giá trị lớn

- Kiểm tra các văn bản phê chuẩn cho việc thanh lý tài sản cố định và chứng từ thu do thanh lý tài sản cơ định

- Tính tốn lại lãi (lỗ) do thanh lý tài sản có định

b Đối với tài sản cô định vơ hình

Thu thập bán tổng hợp phản ánh số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ cũng như khấu hao trong kỳ và lũy kế của các chỉ phí trước hoạt động, tiền bản quyền, giá trị quyền sử dụng đất:

> Kiểm tra, đối chiếu với số cái nhằm thỏa mãn mục tiêu tài sản được ghi

chép chính xác

Trang 35

> Chọn một số tài sản hình thành trong năm thực hiện kiểm tra chỉ tiết: Đối chiếu giá trị trên số sách với chứng từ có liên quan như phiếu chỉ tiền, hợp đồng, hóa đơn; Kiểm tra việc phê chuẩn của người có thâm quyền đối với những tài sản có giá trị lớn

e Đối với tài sản cơ định th tài chính

Thực hiện đối chiếu số tổng hợp và số chỉ tiết

Chọn một số tài sản đã thuê và tuổi thuê trong kỳ thực hiện các bước sau: >_ Kiểm tra sự hiện hữu của tài sản và khẳng định rằng khách hàng vẫn đang

sử dụng tài sản này

> Kiểm tra chỉ phí thuê và thời hạn thuê thông qua hợp đồng thuê

> Kiểm tra việc tính nguyên giá của tài sản đi thuê và tiền lãi trả trong kỳ đối với tài sản mới đi thuê để chắc chắn rằng giá trị của tài sản thuê được ghi nhận phù

hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành

> Đối với tài sản không còn thuê nữa, kiểm tra các biên bản thanh lý, kết thúc

hợp đông thuê và cách hạch toán tài sản này d Các thú tục bỗ sung

Kiểm tra xem liệu có khoản thế chấp nào không dựa trên biên bản họp hội

đồng quản trị, xác nhận nợ của ngân hàng và yêu câu của quản lý

Xem xét báo cáo tài chính và giấy tờ làm việc năm trước để đảm bảo rằng các dữ liệu đôi chiêu và báo cáo tài chính đã bao gôm trong giây tờ làm việc

Nếu tài sản cố định khách hàng cho thuê hoạt động, ngoài việc kiểm tra hợp

đông thuê, biên bản bàn giao tài sản cô định có thê gởi thư xác nhận từ bên thứ ba đê kiêm tra tính hiện hữu nêu tài sản có giá trị lớn

Ngoài ra, tùy theo đặc điểm và quy mô của từng khách hàng mà kiểm tốn viên có thê á áp dụng các thủ tục bồ sung khác đề chứng minh cho các số liệu khách hàng cung câp

3.2.3.2 Chỉ phí khấu hao 3.2.3.2.1 Thủ tục phân tích

Đối với chi phí khấu hao, các kiểm toán viên của Tâm Việt chỉ áp dụng một thủ tục phân tích là so sánh tơng chỉ phí khấu hao kỳ kiểm toán so với kỳ trước có tính đến ảnh hưởng Của sự tăng, giảm tài sản cố định trong kỳ, sự thay đổi phương pháp tính khấu hao và đặc điểm từng phương pháp khấu hao mà doanh nghiệp đang sử dụng Sự chênh lệch lớn sẽ là dâu hiệu đề kiểm toán viên tăng cường các thủ tục kiểm tra chỉ tiết

3.2.3.2.2 Thú tục kiểm tra chỉ tiết

Đối chiếu tổng chi phí khẩu hao và khấu hao lũy kế với số cái, đối chiếu chi phí khâu hao với các bảng chi phi có liên quan Lập bảng ước tinh chỉ phí khâu hao

Trang 36

Đối chiếu tỷ lệ khấu hao của từng loại tài sản cố định có phù hợp theo quy định hiện hành hay không, việc áp dụng cách tính khấu hao có nhất quán hay không, nếu tỷ lệ khấu hao thay đồi thì phải đảm bảo rằng sự thay đổi đó được chứng minh là hợp lý và hợp pháp

- Đối chiếu chi phí khấu hao giữa các năm và giải thích sự khác biệt hoặc thay đôi bât thường

Đối với các khoản bất thường, tính tốn lại chỉ phí khấu hao và đối chiếu với

bảng chi phí đã ghi chép nham dam bao rang khách hàng đã tính tốn chính xác các khoản chi phí khâu hao này

3.3 Ví dụ về qui trình kiểm tốn tài sản cố định và chỉ phí khấu hao tại cơng ty ABC

3.3.1 Giới thiệu về công ty ABC

Tên công ty: Công ty cổ phần ABC „ ¬

Trụ sở chính: 144 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thanh phố Hồ Chí Minh ca

Hình thức sở hữu vôn: Công ty cô phân hoạt động theo Luật công ty

Vôn điêu lệ: 10 000 000 000 VNĐ „ -

Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuât, thương mại, dịch vụ, xuât nhập khâu

+* Ngành nghề kinh doanh:

- Kinh doanh mua bán, xuất nhập khẩu da giày, hàng nông sản, thủy hải sản, vật tư thiết bị phụ tùng máy móc phục vụ cho sản xuất, chế biến nông sản, thủy hai sản

- Sản xuất, gia công giày da, thu mua và chế biên các mặt hàng nông sản, thủy hải sản

- Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa, dịch vụ cho thuê kho, xưởng, dịch vụ

giao nhận hàng quôc tê

Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01/2008 đến 31/12/2008

Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính là Đồng

Viét Nam

Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết

định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006

Hình thức số kế tốn áp dụng: cơng ty áp dụng hình thức số kế toán Chứng từ ghi so

s* Một số chính sách kế tốn của cơng ty ABC:

- Ghi nhận nguyên giá tài sản cố định theo Quyết định số 206/2003-QĐ-BTC ban hành ngày 12/12/2003

Trang 37

- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong năm được chuyên đổi sang Đông Việt Nam theo tỷ giá thực tê của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam tại thời điêm xảy ra nghiệp vụ

3.3.2 Trình tự kiếm toán tài sản cố định và chỉ phí khấu hao tại công ty ABC

Để thực hiện quá trình kiểm tốn thì bên cạnh Báo cáo tài chính mà khách

hàng đã cung cấp, trưởng nhóm kiểm tốn sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp thêm những tài liệu liên quan đến khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao bao gơm: Danh mục chi tiết từng loại tài sản cố định tang lên, thanh lý, chuyển nhượng trong ky; Bang tinh chi phi khấu hao trong kỳ; Số cái, số chỉ tiết tài sản cơ định, chỉ

phí khẩu hao; Phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn, biên bản bàn giao tài sản cố định, các

hợp đồng thuê tài sản cố định Yêu cầu này được thể hiện trên giấy tờ làm việc Review Notes

Trước khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành tìm hiểu đặc điểm của

tài khoản mà khách hàng sử dụng để hạch toán tài sản cố định và chỉ phí khấu hao Công việc này thể hiện trên giấy tờ làm việc Notes of Accounts

Mức trọng yếu phân bồ cho khoản mục tài sản cố định và chỉ phí khấu hao là 500.000 đông

Sau khi khách hàng cung cấp đầy đủ các tài liệu đã yêu cầu, kiểm toán viên sẽ dựa vào chương trình kiểm tốn chỉ tiết của công ty để chọn ra một số thủ tục phù hợp với công ty ABC dé thực hiện kiểm toán Với những tài liệu mà khách hàng

ABC cung cập, kiểm toán viên đã chọn một số thủ tục sau:

Đối với tài sản cỗ định:

> So sánh số dư cuối kỳ của tài sản cố định (bao gồm tài sản có định hữu hình, tài sản cố định thuê tài chính và tài sản cố định vơ hình) đầu năm so với cuối năm, xem xét tính hợp lý của biến động số dư tài sản cố định đầu năm so với cuối năm Công việc này được thể hiện trên giấy tờ làm việc A4

> Lập bảng tổng “hợp về tài sản cố định hữu hình và khấu hao có liên quan theo từng loại tài sản cô định Đối chiếu với số cái, các bảng do khách hàng lập, đối chiếu tổng nguyên giá tài sản có định, chi phí khấu hao lũy kế với Bảng cân đối kế tốn Cơng việc này cũng được thể hiện trên giấy tờ làm việc A4

> Đối với tài sản cố định tăng trong kỳ, đối chiếu nguyên giá với các chứng từ gốc như hóa đơn mua hàng, phiếu chi Đồng thời, kết hợp với các khoản khác như phải tra, chi phí để xác định khoản chi phi mua tài sản cố định có được phản ánh vào giá trị tài sản cố định không, xem số phát sinh tăng tài sản cố định có bao gồm các khoản như chỉ phí trả trước dài hạn hay không Công việc này không được thể

hiện trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên

>_ Kiểm tra các khoản chỉ phí sửa chữa, bảo dưỡng tài sản có định phát sinh trong kỳ và xem xét có hạch tốn tăng nguyên giá tài sản có định đối với những khoản chi phí này Cơng việc này không được thể hiện trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên

Trang 38

>_ Đối với tài sản cố định thuê tài chính và tài sản có định vơ hình, trong năm khơng có phát sinh tăng nên không tiến hành kiểm tra chỉ tiết mà chỉ lập bảng tong hop phan anh sé du dau ky, so phat sinh trong ky, số du cuối kỳ cũng như khấu hao trong kỳ và kiểm tra đối chiếu với số cái, số chỉ tiết và báo cáo tài chính

» Riêng đối với tài sản cố định thuê tài chính cần kiểm tra sự hiện hữu của tài

sản và khăng định rằng khách hàng vẫn đang sử dụng tài sản này, đồng thời kiểm tra chi phí thuê và thời hạn thuê thông qua hợp đồng thuê Công việc này không được thể hiện trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên

Đối với chỉ phí khẩu hao:

& Lập bảng ước tính chi phí khẩu hao trong kỳ và đối chiếu với số liệu của đơn vị, nêu có chênh lệch lớn giữa số của kiểm toán viên và số của đơn vị thì phải tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch

Chi phi khẩu hao ước tính=NG BQ tính khấu hao x Tỷ lệ khâu hao bình qn Trong đó:

Tỷ lệ khấu hao bình quân được lấy trên số chỉ tiết tài sản có định theo nhóm

NG BQ tính khấu hao=NG đầu năm+NG BQ tăng trong năm-NG BQ giảm trong

năm

NG đầu năm: Lay theo số liệu trên số chỉ tiết tài sản cố định theo nhóm

NG BQ tăng trong năm: Tính theo nhóm tài sản cô định =NGi x T/12

NG BQ giam trong năm: Tinh theo nhóm tài sản cố định

=NGj xT?/12

NG BQ: Nguyên giá bình quân của tài sản có định NGi: Nguyên giá của tài sản có định thứ ¡ tăng trong năm NG¡: Nguyên giá của tài sản cố định thứ J giảm trong năm T: Số tháng sử dụng tài sản có định thứ ¡ trong năm

T”: Số tháng không sử dụng tài sản có định thứ j trong năm

Trang 39

(W.P.Ref.No)

Wy in TY TNHH KIEM TOAN TAM VIET

TAM VIET AUDITING COMPANY Prepared by:

Date:

NOTES OF ACCOUNT Reviewed by: wees

DĐate:

Client°s name: Công ty cỗ phần ABC

Year end: 31/12/2008

Subject: Tai san cô định

Note Description Ref

Don vị sử dụng những tài khoản sau đây để hạch tốn tài sản cơ định và chi phí khâu hao:

TK 211-Tài sản có định hữu hình

TK 2111-Nhà cửa, vật kiến trúc

TK 2112-Máy móc, thiết bị

TK 2113-Phương tiện vận tải TK 2114-Dung cụ quản lý TK 2118-Tài sản cố định khác TK 212-Tài sản cố định thuê tài chính

TK 213-Tài sản có định vơ hình -

TK 2131-Quyên sử dung dat TK 214-Hao mon tài sản có định

TK 2141-Hao mòn tài sản cố định hữu hình TK 2142-Hao mịn tài sản cố định thuê tài chính TK 2143-Hao mịn tài sản vơ hình

Doanh nghiệp ghi nhận nguyên giá tài sản có định theo Quyêt định sô 206/2003-QĐÐ-BTC của Bộ tài chính ban

hành ngày 12 tháng 12 năm 2003

Doanh nghiệp tính khấu hao tài sản có định theo phương pháp đường thăng

Doanh nghiệp quy định tài sản có định tăng sau ngày 20 của tháng này thì tháng sau mới trích khấu hao, giảm sau ngày 20 vẫn trích khấu hao trong tháng giảm, giảm trước ngày 20 ngưng trích khấu hao ngay trong tháng giảm

Trang 40

(W.P Ref-No)

Wy in TY TNHH KIEM TOAN TAM VIET

TAM VIET AUDITING COMPANY Prepared by:

Đate:

A4 Reviewed by:

DĐate:

Client’s name: Công ty cỗ phần ABC Year end: 31/12/2008 Subject: Tai san cô định Mục tiêu: Xem xét tính hợp lý của biến động số dư tài sản có định cuối kỳ so với dau kỳ Công việc: Lập bảng so sánh sô dư đâu năm và cuôi năm của tài sản cô định Tên tài khoản Số cuối năm Số đầu năm Chênh lệch Tài sản cỗ định hữu hình Nguyên giá 24.053.771.065 | 23.363.505.018 690.266.047 Hao mòn lũy kế (12.878.798.312) (11.611.549.814) (1.267.248.498) Giá trị còn lại 9.174.972.753 BS ^ 9.751.955.204 LY ^ (576.982.451) A Tài sản cỗ định thuê tài chính Nguyên giá 1.450.098.202 1.450.098.202 Hao mon lity ké (981.573.665) (860.732.148) 120.841.517 Giá trị còn lại 468.524.537 589.366.054 (120.841.517) BS ^ LY ^ Tài sản cỗ định vô hình Nguyên giá 1.750.000.000 1.750.000.000 Hao mon lity ké Gia tri con lai 1.750.000.000 1.750.000.000 BS ^ LY ^

Finding:

- Tai san có định hữu hình cuối năm so với đầu năm có biến động lớn „ - Tài sản cô định thuê tài chính khơng có biên động về nguyên giá nhưng có biên động vê hao mòn lũy kê, đó chính là chỉ phí khâu hao đơn vị đã trích trong kỳ - Tài sản cố định vô hình khơng có biến động về mặt nguyên giá

Conclusion: Biến động số dư tài sản cố định cuối kỳ so với đầu kỳ là hợp lý Notes:

BS: Đã đối chiếu phù hợp với Bảng cân đối kế toán vào ngày 31/12/2008

LY: Đã đôi chiêu phù hợp với Báo cáo kiêm toán năm trước ^: Đã kiểm tra cộng dồn

Ngày đăng: 12/08/2014, 12:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w