Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ Giáo dục IDJ Giáo viên : Hoàng Thị Hằng http://www.hoc360.vn 1 Tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài 1. Âm mưu của thực dân Pháp và chủ trương của ta Do bản chất của chiến tranh xâm lược và dựa vào ưu thế về quân số, binh khí kỹ thuật thực dân Pháp thực hiện âm mưu "đánh nhanh, thắng nhanh". Với dã tâm đó, thực dân Pháp đã xé bỏ Hiệp định Sơ bộ ngày 6- 3- 1946 và Tạm ước 14- 9- 1946 đã ký với ta nhanh chóng đánh chiếm các đô thị hòng bóp chết các cơ quan đầu não kháng chiến của ta rồi từ đó đánh lấn ra các vùng còn lại. Nhận thấy tình hình không thể hòa hoãn thêm được nữa, Đảng ta phát động phong trào kháng chiến trong toàn quốc. Với phương châm đánh lâu dài, lúc này Đảng ta chủ trương kìm chân địch trong các thành phố một thời gian, tiêu hao một bộ phận sinh lực của chúng, bảo toàn lực lượng của ta. Đồng thời, đập tan một bước kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh" của chúng, ti ếp tục chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. 2. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 * Cuộc chiến đấu ở thủ đô Hà Nội Mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc, ta chủ động tấn công địch trước ở Hà Nội và các đô thị khác ở phía Bắc vĩ tuyến 16. Mục tiêu là phá âm mưu đánh úp của địch, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch tại các thành phố, mở đường cho các cơ quan Đảng, Chính phủ, Nhà nước và nhân dân rời thủ đô để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. Khoảng 8 giờ tối ngày 19-12-1946 công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy, tắt điện, cuộc chiến đấu bắt đầu. Vệ quốc quân, công an, tự vệ đồng loạt tiến công các vị trí của quân Pháp. Nhân dân làm những chướng ngại vật cản chân Pháp và thành lũy chiến đấu bằng bàn ghế, giường tủ, cây cối…Người già, trẻ em và những người không trực tiếp tham gia chiến đấu, Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ Giáo dục IDJ Giáo viên : Hoàng Thị Hằng http://www.hoc360.vn 2 nhanh chóng tản cư về các vùng ngoại thành. Sau mười ngày chiến đấu ác liệt, ta và địch giành giật nhau từng khu nhà, góc phố, quân ta đánh gần 40 trận, loại khỏi vòng chiến đấu hành trăm tên địch Với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, lực lượng vũ trang "Quyết tử quân" được thành lập, với sự mưu trí, quả cảm, sẵn sàng hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ, được sự hỗ tr ợ của nhân dân, các chiến chiến đấu anh dũng, quyết liệt, ngăn từng bước tiến của giặc. Trong quá trình chiến đấu, Trung đoàn Thủ đô gồm 3 tiểu đoàn được thành lập. Sự ra đời của Trung đoàn Thủ đô đánh dấu một bước trưởng thành của lực lượng vũ trang Hà Nội, tạo điều kiện giam chân địch một thời gian nữa trong thành phố. Do tương quan lực lượng chênh lệch làm cho cuộc chiến đấu ở Liên khu I càng gặp nhiều khó khăn. Để bảo toàn lực lượng, tiếp tục cuộc chiến đấu lâu dài, sau hai tháng chiến đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, lực lượng của ta rút khỏi vòng vây của địch (vượt đê sông Hồng, qua gầm cầu Long Biên rồi vượt sông Hồng lên Phúc Yên) , về vùng tự do một cách thắng lợi, an toàn. Qua 60 ngày đêm chiến đấ u anh dũng, quân dân Hà Nội đánh gần 200 trận, giết và làm bị thương hàng nghìn tên địch, phá huỷ hàng chục xe cơ giới, 5 máy bay … và thắng lợi to lớn nhất là chúng ta đã kìm chân địch trong thành phố trong một thời gian, tạo điều kiện để các cơ quan của Đảng, Nhà nước chuyển về căn cứ, đồng bào tản cư an toàn, sẵn sàng cho cuộc chiến đấu lâu dài. * Cuộc chiến đấu ở các đô thị khác Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta tại các đô thị ở Bắc vĩ tuyến 16 cũng anh dũng đứng lên chiến đấu cùng với cuộc chiến đấu trong các đô thị. Đà Nẵng là hải cảng quan trọng, cửa ngõ Miền Trung, mặc dù so sánh lực lượng của ta và địch ở đây rất chênh lệch, nhưng quân dân ta vẫn anh dũng đứng chống giặc và tiêu hao đượ c Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ Giáo dục IDJ Giáo viên : Hoàng Thị Hằng http://www.hoc360.vn 3 một số sinh lực định, ngăn chặn bước tiến quân của chúng, tạo điều kiện cho toàn tỉnh chuyển sang kháng chiên lâu dài. Ở thành phố Vinh, ngay từ đầu đầu cuộc chiến đấu quân ta đã buộc địch phải đầu hàng, ta thu toàn bộ vũ khí quân trang, xây dựng hậu phương liên khu IV. Ở thành phố Huế, cuộc chiến đấu diễn ra trong 50 ngày đêm quyết liệt tại đồn Mang Cá, Toà Khâm Sứ (cũ), ga Huế . Sau đó ta phải rút khỏi thành phố. Nam Định: Ta bao vây, tấn công địch ở nhiều nơi như Ga Nam Định, Nhà máy sợi …. quân Pháp phản kích điên cuồng. Sau 3 tháng bao vây địch, các lực lượng vũ trang của ta rút khỏi thành phố để bảo đảm toàn lực lượng. Hải Dương: Ta tấn công tiêu diệt địch ở Trường Nữ học, cầu Phú Lương. Bắc Ninh, Bắc Giang: Chiến sự diễn ra quyết liệt, buộc đị ch phải bỏ chạy về Hà Nội. Cuộc chiến đấu trong các đô thị trong các đô thị diễn ra trong một thời gian ngắn, nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc kháng chiến của chúng ta : Cuộc chiến đấu của quân dân ta ở các đô thị đã đánh bại hoàn toàn âm mưu và kế hoạch của thực dân Pháp nhằm đánh úp cơ quan đầu não của ta tại Hà Nội và tiêu diệt lực l ượng vũ trang của ta ở các thành thị. Ngoài ra, các cuộc chiến đấu này đã chặn đứng âm mưu "đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp, buộc Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta, tạo điều kiện cho ta có thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến. 3. Cả nước tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp Để chuẩn bị kháng chiến lâu dài, Đảng, Chính phủ và nhân dân ta đã di chuyển các cơ quan, kho tàng lên chi ến khu Việt Bắc. Trong vòng 3 tháng đầu kháng chiến, ta đã vận chuyển hơn hàng vạn tấn máy móc và dụng cụ sản xuất, hàng vạn tấn nguyên vật liệu về chiến khu để tiếp tục sản xuất phục vụ nhu cầu cuộc kháng chiến. Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ Giáo dục IDJ Giáo viên : Hoàng Thị Hằng http://www.hoc360.vn 4 Thực hiện các khẩu hiệu "Tiêu thổ kháng chiến" : Đồng thời với các khẩu hiệu "Vườn không nhà trống", "Tản cư cũng là kháng chiến", "Phá hoại để kháng chiến", nhân dân các đô thị nhanh chóng tản cư ra các vùng hậu phương và thực hiện phá nhà cửa, đường sá, cầu cống không cho địch sử dụng. Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiên lâu dài, Đảng, Chính phủ đã lãnh đạo và tổ chức nhân dân cả nước xây d ựng lực lượng kháng chiến về mọi mặt. Về chính trị, Chính phủ quyết định chia cả nước thành 14 khu hành chính. Các uỷ ban hành chính chuyển thành Uỷ ban kháng chiến hành chính để thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc. Về quân sự, Chính phủ quy định nam công dân từ 18 tuổi đến 45 tuổi, được tuyển chọn tham gia các lực lượng chiến đấu. Lực lượng vũ trang các cấp không ngừng tăng lên về s ố lượng và trang bị. Lực lượng quân giới đã khắc phục khó khăn, với tinh thần dũng cảm, tự lực tự cường và sự sáng tạo đã chế tạo nhiều vũ khí lợi hại để tiêu diệt địch. Về kinh tế, Đảng ta xác định xây dựng và phát triển nền kinh tế trong vùng tự do là vấn đề quan trọng, sống còn của cuộc kháng chiến, chúng ta cần xây dựng mộ t nền kinh tế độc lập, phục vụ những nhu cầu thiết yếu của nhân dân vùng tự do và đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của chiến trường. Nông nghiệp là ngành kinh tế rất quan trọng đối với cuộc kháng chiến lúc bấy giờ nên các chính sách khuyến nông được Chính phủ hết sức quan tâm. Nhiều sắc lệnh lệnh về giảm tô, giảm lãi, xóa nợ, cấm bỏ ruộng hoang, chia ruộng vắng chủ cho nông dân s ản xuất…được đề ra nhằm duy trì và phát triển sản xuất. Vì vậy, sản lượng lúa năm 1947 đạt trên hai triệu tấn. Nha tiếp tế được thành lập, có nhiệm vụ thu mua, dự trữ và phân phối đảm bảo nhu cầu ăn, mặc cho nhân dân và quân đội. Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ Giáo dục IDJ Giáo viên : Hoàng Thị Hằng http://www.hoc360.vn 5 Công nghiệp quốc phòng được ưu tiên phát triển trong thời kỳ kháng chiến, bên cạnh đó công nghiệp quốc doanh cùng thủ công nghiệp cũng được phát triển sản với hàng ngàn các cơ sở lớn nhỏ sản xuất các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân và cuộc kháng chiến. Giao thông vận, bưu điện, tài chính, thương nghiệp cũng được đấu tư mở rộng. Về v ăn hoá, phong trào bình dân học vụ tiếp tục duy trì và phát triển. Trường phổ thông các cấp được xây dựng. Hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan dần được xóa bỏ, nếp sống văn hóa mới được hình thành, trật tự an ninh trong vùng tự do khá ổn định. Như vậy, với những kết quả đạt được trên tất cả các lĩnh vực đấu tranh vũ trang, kinh tế, văn hóa, quân sự…chúng ta đã hoàn thành mục tiêu tiêu hao sinh l ực địch, giam chân địch trong thành phố, sơ tán các cơ quan của Đảng, Chính phủ và nhân dân ra vùng an toàn, chuẩn bị về mọi mặt để cả dân tộc ta sẵn sàng cho một cuộc kháng chiến lâu dài với thực dân Pháp. . điều kiện cho ta có thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến. 3. Cả nước tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp Để chuẩn bị kháng chiến lâu dài, Đảng, Chính phủ và nhân dân ta đã di. của chúng, ti ếp tục chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. 2. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 * Cuộc chiến đấu ở thủ đô Hà Nội Mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc, ta chủ. http://www.hoc360.vn 1 Tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài 1. Âm mưu của thực dân Pháp và chủ trương của ta Do bản chất của chiến tranh xâm lược và dựa vào ưu thế