1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo án điện tử môn Địa Lý:Địa lý tỉnh Lạng Sơn ppsx

36 982 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

Lạng Sơn có một thành phố tỉnh lỵ là thành phố Lạng Sơn và 10 huyện: Tràng Định Chi Lăng Đình Lập Cao Lộc Lộc Bình Văn Lãng Văn Quan Bình Gia Bắc Sơn Hữu Lũng...  Lạng Sơn có hai cửa

Trang 1

Tìm hiểu địa lí địa phương

Địa lí tỉnh Lạng Sơn

Trang 2

Q u a n g

c ả n h

L ạ n g S ơ n

Trang 3

Lạng Sơn có một thành phố tỉnh lỵ là

thành phố Lạng Sơn và 10 huyện:

Tràng Định Chi Lăng Đình Lập Cao Lộc Lộc Bình

Văn Lãng Văn Quan Bình Gia Bắc Sơn

Hữu Lũng

Trang 4

Phía đông bắc giáp Sùng Tả ( Quảng Tây ,

Trung Quốc ): 253 km, Phía nam giáp tỉnh

Bắc Giang : 148 km, Phía đông nam giáp tỉnh

Quảng Ninh : 48 km, Phía tây giáp tỉnh Bắc Kạn : 73

km, Phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên : 60 km

Trang 5

 Lạng Sơn có hai cửa khẩu quốc tế: cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị; có hai cửa khẩu

quốc gia: Chi Ma (Huyện Lộc Bình ), Bình Nghi (Huyện Tràng Định ), Tân Thanh

(Huyện Văn Lãng ), Cốc Nam (Huyện

Cao Lộc ) và 7 cặp chợ biên giới với

Trung Quốc

Trang 6

Địa hình

 Đồi núi chiếm hơn 80% diện tích cả tỉnh Dạng địa hình phổ biến ở Lạng Sơn là núi thấp và đồi, độ cao trung bình 252 m so

với mặt nước biển Nơi thấp nhất là 20 m

ở phía nam huyện Hữu Lũng và nơi cao nhất là núi Mẫu Sơn 1541 m Mẫu Sơn

cách thành phố Lạng Sơn 30 km về phía đông, được bao bọc bởi nhiều ngọn núi

lớn nhỏ, thỉnh thoảng có tuyết rơi vào mùa đông.

Trang 7

Khí hậu, thời tiết

 Khí hậu của Lạng Sơn thể hiện rõ nét khí hậu

miền Bắc Việt Nam Khí hậu phân mùa rõ rệt, ở

các mùa khác nhau nhiệt độ phân bố không đồng đều do sự phức tạp của địa hình miền núi và sự biến tính nhanh chóng của không khí lạnh trong

quá trình di chuyển ở vùng nội chí tuyến đã gây

nên những chênh lệch đáng kể trong chế độ nhiệt giữa các vùng.

 Nhiệt độ trung bình năm: 17-22°C

 Lượng mưa trung bình hàng năm: 1200-1600 mm

 Độ ẩm tuơng đối trung bình năm: 80-85%

 Luợng mây trung bình năm khoảng 7,5/10 bầu trời

Trang 8

 Huớng gió và tốc độ gió của Lạng Sơn

vừa chịu sự chi phối của yếu tố hoàn lưu, vừa bị biến dạng bởi địa hình Mùa lạnh thịnh hành gió Bắc, mùa nóng thịnh hành gió Nam và Đông Nam Tốc độ gió nói

chung không lớn, trung bình 0,8-2 m/s

song phân hoá không đều giữa các vùng trong tỉnh.

Trang 9

miền Bắc Việt Nam chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, do vậy mảnh đất xứ Lạng còn được gọi là "nơi dòng sông chảy ngược"

 Sông Bản Thín, phụ lưu của sông Kỳ Cùng.Độ dài: 52 km, Diện tích lưu vực: 320 km², Sông Ba Thín bắt nguồn từ vùng núi cao thuộc Quảng Tây

(Trung Quốc) đổ vào bờ phải sông Kỳ Cùng ở xã Khuất Xá huyện Lộc Bình

 Sông Bắc Giang, phụ lưu của sông Kỳ Cùng.Độ dài: 114 km, Diện tích lưu vực: 2670 km²,

 Sông Bắc Khê, phụ lưu của sông Kỳ Cùng,Độ dài: 54 km,Diện tích lưu vực:

801 km²

 Sông Thương Là sông lớn thứ hai của Lạng Sơn, bắt nguồn từ dãy núi Na

Pa Phước (huyện Chi Lăng) chảy trong máng trũng Mai Sao - Chi Lăng và chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang Độ dài: 157 km,Diện tích lưu vực: 6640 km²

 Sông Hoá Độ dài: 47 km, Diện tích lưu vực: 385 km²

 Sông Trung, Độ dài: 35 km, Diện tích lưu vực: 1270 km²

Trang 10

Các đơn vị hành chính

Núi đá vôi trên Quốc lộ 1A ở Lạng Sơn

Trang 11

Lạng Sơn có một thành phố tỉnh lỵ là

thành phố Lạng Sơn và 10 huyện:

Tràng Định Chi Lăng Đình Lập Cao Lộc Lộc Bình

Văn Lãng Văn Quan Bình Gia Bắc Sơn

Hữu Lũng

Trang 12

 Ngày 7/6/1949, huyện Lộc Bình của tỉnh Hải Ninh nhập vào tỉnh Lạng Sơn.

 Trong kháng chiến chống Pháp, Lạng Sơn thuộc Liên khu Việt Bắc Năm

1950 tỉnh Lạng Sơn có 10 huyện: Bằng Mạc, Bắc Sơn, Bình Gia, Cao Lộc, Điềm He, Lộc Bình, Ôn Châu, Thoát Lãng, Tràng Định, Văn Uyên.

 Ngày 1/7/1956, huyện Hữu Lũng của tỉnh Bắc Giang nhập vào tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Lạng Sơn thuộc Khu tự trị Việt Bắc (được thành lập cùng ngày) Khu tự trị Việt Bắc tồn tại đến 27/12/1975.

 Ngày 16/12/1964, huyện Điềm He cùng 6 xã của huyện Bằng Mạc hợp nhất thành huyện mới Văn Quan; huyện Ôn Châu cùng 8 xã còn lại của huyện Bằng Mạc hợp nhất thành huyện mới Chi Lăng.

 Từ 27/12/1975 đến 29/12/1978 nhập với tỉnh Cao Bằng thành tỉnh Cao

Lạng, rồi lại tách ra như cũ.

 Ngày 29/12/1978 tái lập tỉnh Lạng Sơn, đồng thời sáp nhập huyện Đình Lập của tỉnh Quảng Ninh vào tỉnh Lạng Sơn Như vậy tỉnh Lạng Sơn có 10

huyện với tên gọi như hiện nay.

Trang 14

Tay cầm bầu rượu nắm nem

Mải vui quên hết lời em dặn dò

Trang 16

Trình độ nghề nghiệp

- Trên đại học : 46 người

- Đại học : 6.133 người

- Cao đẳng :

Trang 17

Hạ tầng và dịch vụ

Giao thông vận tảiCác tuyến Quốc lộ trên địa bàn:

- Quốc lộ 1A: Là tuyến quốc lộ xuyên Việt, từ cửa khẩu Hữu Nghị Quan qua địa phận Lạng Sơn về Hà Nội

- Quốc lộ 1B: Lạng Sơn qua Thái Nguyên

- Quốc lộ 4A: Lạng Sơn đi Cao Bằng

- Quốc lộ 4B: Lạng Sơn qua Tiên Yên đến thị xã Móng Cái tỉnh

Quảng Ninh

- Quốc lộ 31 : Đình lập - Bắc Giang

- Quốc lộ 279 : Bắc kạn - Bình gia ( Tỉnh Lạng Sơn ) - Lục ngạn

( Tỉnh Bắc Giang )

Các tuyến đường liên huyện, xã:

Cơ bản đến nay đường giao thông đã đến trung tâm các xã

Các tuyến đường sắt:

- Đường sắt liên vận Quốc tế Hà Nội - Trung Quốc chạy qua địa phận Lạng Sơn khoảng trên 100 km.Là đường hỗn hợp gữa hai khẩu độ 1m và 1,435m.

- Đường sắt Lạng Sơn - Na Dương.

Trang 18

Bưu Điện dịch vụ Bưu điện Tỉnh Lạng Sơn

 - Tại Thành phố Lạng Sơn có thể liên lạc được với 220 nước trên Thế giới - Tổng số máy điện thoại: 24.995 máy.(năm 2001) - 75,7% số xã,

phường, thị trấn có điện thoại - 181/226 xã,

phường, thị trấn có báo đọc hàng ngày - Các

dịch vựu bưu chính viễn thông: - Mạng điện

thoại di động phủ sóng Thành phố Lạng sơn,

khu vực cửa khẩu và một số huyện trong tỉnh - Thư chuyển phát nhanh ( EMS ), thư điện tử,

bưu phẩm, bưu kiện phát nhanh ( EXPRES ),

điện hoa, chuyển tiền nhanh, tiết kiệm bưu

điện - Dịch vụ tự động trả lời các thông tin kinh

tế xã hội ( 108 ), Dịch vụ nhắn tin (107), dịch vụ điện thoại thẻ Việt Nam, dịch vụ Internet, truyền

số liệu, Fax, telex

Trang 19

Truyền tải điện năngĐiện lưới Quốc gia mở rộng

đến 85,4% xã, phường, thị trấn - Sản lượng điện

thương phẩm đạt 82,5 triệu KW giờ/năm 2000.Hệ thống cung cấp nước sạchTại Thành phố Lạng

Sơn do Công ty cấp thoát nước Lạng Sơn cung cấp chủ yếu từ hệ thống nước ngầm công suất

11000m3 / ngày đêm, đáp ứng 85 % nhu cầu dân

cư đô thị - Một số thị trấn, thị tứ thôn bản sử dụng

hệ thống cấp nước của các chương trình nước

sạch VSMT Quốc gia.Hệ thống Y tế - Giáo

dụcĐã có 64,7 % xã, phường, thị trấn có bác sĩ -

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn

khoảng 28% - Trên 98,5 % các cháu trong độ tuổi

đã được đến trường - Năm 1997 Tỉnh đã hoàn

thành phổ cập giáo dục tiểu học, xoá mù chữ -

Đến hết năm 2002 đã thực hiện phổ cập trung học

Trang 20

Hệ thống các Bệnh Viện- Bệnh viện đa khoa

tỉnh với số giường bệnh là 250 giường - Bệnh viện Lao tỉnh có 60 giường bệnh - Bệnh viện Y học dân tộc tỉnh có 50 giường bệnh - Bệnh viện điều dưỡng tỉnh có 40 giường bệnh - 10 bệnh viện huyện tại mỗi huyện có trến 50 giường

bệnh.Hệ thống Ngân hàng Bảo hiểmHệ thống

ngân hàng: - Ngân hàng Nhà nước - Các ngân hàng chuyên doanh : + Ngân hàng Đầu tư và

phát triển, chi nhánh Lạng Sơn + Ngân hàng

Nông nghiệp và PTNT Lạng Sơn + Ngân hàng phục vụ người nghèo Lạng Sơn + Ngân hàng công thương Lạng Sơn Hệ thống Bảo hiểm: - Bảo hiểm xã hội - Các loại hình bảo hiểm khác như Bảo việt, Bảo minh

Trang 21

xây dựng công trình + Nhà máy giấy + Công ty sản

xuất vật liệu xây dựng + Cơ sở sản xuất bia hơi, cơ sở chế biến hoa quả - Nông lâm, ngư nghiệp: 47,04% -

Thương mại, dịch vụ: 36,94 % - Thương mại:Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ: 1395 tỷ đồng - Kim ngạch xuất nhập khẩu: 285 triệu USD/năm2002

Trang 22

Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội chủ yếu - Nhịp độ tăng trưởng GDP hàng năm tăng từ: 10 -15 % - GDP bình quân đầu người đạt: 350 USD - Tổng vốn đầu tư trên địa bàn 5 năm là: 7.110 tỷ đồng.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh đến 2005

- ngành nông lâm nghiệp: 42%.

-Ngành công nghiệp, xây dựng: 16,2 %.

- Các ngành dịch vụ: 41,8 %.

Định hướng phát triển kinh tế

Nông lâm nghiệp

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng

hoá, phấn đấu đến năm 2005 tổng sản lượng quy thóc đạt 227 ngàn tấn Phát triển mạnh cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao theo h ớng tập trung, chuyên canh Công nghiệp, xây dựng : Tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến hàng xuất khẩu, công nghiệp lắp ráp máy nông nghiệp, khai khoáng nhỏ Thương mại - Dịch vụ : Phát triển và nâng cao chất luợng các hoạt động thương mại, dịch vụ, nhất là khu vực các khu kinh tế cửa khẩu và Thành phố Lạng Sơn Tiếp tục mở rộng mạng lưới thương nghiệp quốc doanh, hợp tác xã mua bán Đa dạng hoá các loại

Trang 23

cương, cùng với cảnh và người đi chợ đêm gây được ấn tượng sâu sắc khó phai đối với khách đến Lạng Sơn

Trang 24

Nàng Tô Thị Nằm trong quần thể danh

lam thắng cảnh Nhị, Tam Thanh, truyền

thuyết về Nàng Tô Thị đã đi vào tâm khảm của dân tộc Việt Nam thiên nhiên đã tạo ra hình tượng người mẹ ôm con đứng chờ

chồng trên đỉnh núi cao như một biểu

tượng của lòng thuỷ chung son sắt của

người phụ nữ Việt Nam.

Trang 25

Thắng cảnh chùa Tam Thanh

 Có từ thời Lê, theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí ghi rằng ' Chùa Tam Thanh nằm trong

động núi đá thuộc địa phận xã Vĩnh Trại, Châu Thoát Lãng nay là phường Tam Thanh Thành phố Lạng Sơn Trải qua bao thăng trầm của thời gian, lịch sử chùa Tam thanh vẫn giữ được nhiều vẻ đẹp ban đầu hấp dẫn du khách gần xa bằng vẻ đẹp tự nhiên vốn có của di

tích Trong động có tượng phật A Di Đà lớn tạc nổi vào vách đá từ thế kỷ XV là tác phẩm nghệ thuật giá trị cao,hồ Âm Ti nước trong xanh

quanh năm không bao giờ vơi cạn, với muôn trùng nhũ đá thiên tạo từ ngàn xưa tạo nên những hình thù sinh động, hấp dẫn

Trang 26

Động Nhị Thanh

 Là Chùa Tam Giáo, trong Động có nhiều tượng thánh bày thờ theo nhiều hình thức - Động Nhị Thanh gắn liền với danh nhân Ngô Thì Sỹ khi Ông được cử lên làm quan đốc trấn Lạng Sơn từ năm 1777 - 1780 Trong khoảng thời gian ngắn, ông đã làm cho bộ mặt Lạng Sơn thay đổi phát triển đi lên về các mặt Chính trị - Kinh tế, bảo vệ đất nước Đặc biệt về văn hoá, ông đã có công phát hiện ra 8 cảnh đẹp Xứ Lạng ( Trấn doanh bát cảnh ) trong đó có động Nhị Thanh Tháng 5 năm 1779 ông đã thuê thợ khởi công xây dựng tôn tạo khu động Động bên trái cao, thế đất tốt hơn làm chùa Tam Giáo thờ 3 vị thánh là Khổng Tử - Lão Tử - Phật Thích Ca Động Nhị Thanh ở bên dưới chùa Tam Giáo, là một hang đá tự nhiên từ cửa trước ra cửa sau dài hơn 500m, với nhiều cảnh đẹp tự hiên kỳ vĩ Ngày nay, tại

di tích này có hệ thống văn bia tạc trên vách đá của các danh nhân thi sĩ qua lại các thời kỳ lưu lại Đây là nguồn

sử liệu, những tác phẩm văn học hết sức quí giá, thông tin

về lịch sử và di tích Lạng Sơn, nơi đây còn có tượng truyền thần của Ngô Thì Sĩ tạc cùng năm 1779 rất đẹp và

có giá trị mỹ thuật cao

Trang 27

Bến đá Kỳ Cùng

 Bến đá Kỳ Cùng: Trong tám cảnh của Lạng Sơn, Ngô Thì Sĩ gọi đây

là Kỳ Cùng Thạch độ

Hang động chùa Tiên và Giếng Tiên:

 Hang động chùa Tiên và Giếng Tiên: Cách cầu Kỳ cùng khoảng

nửa cây số, trên đường đi Mai Pha, có núi đá hình voi nhô lên giữa cánh đồng Đó là núi đại tượng, nơi đây có động Chùa Tiên, là một trong bát cảnh mà Ngô Thì Sĩ đã ghi nhận Động Chùa Tiên Nằm ngang chừng núi, lối lên có 64 bậc, cửa phụ quay về hướng đông,

có cửa thông hiên, có đường xuống hồ thu thuỷ Chùa Tiên còn

được gọi là chùa Song tiên, được lập vào thời Hồng Đức ( 1460 -

1497 ) Trong động có nhiều thạch nhũ có hình dáng tiên ông , con voi hoặc con dơi bay Nhiều tấm bia ma nhai của các nhà văn, các danh nhân cũng được thấy ở chùa Tiên này Đằng sau núi Voi -

Chùa tiên ở lưng chừng núi trên mặt bằng đá rộng đó là Giếng tiên, miệng giếng rộng 20cm có mạch nước quý chảy quanh năm

Trang 28

Khu Du lịch Mẫu Sơn:

 Khu Du lịch Mẫu Sơn: Cách Thành phố khoảng 15 km về phía đông bắc Lạng Sơn, là một dãy núi cao nằm theo hướng Đông - Tây, cả dãy có nhiều ngọn núi hình người đứng nhấp nhô, đỉnh cao nhất

1541 m so với mặt biển gọi là núi Mẹ và núi Cha Nhiệt độ trung

bình ở đây là 15,50C đỉnh núi quanh năm có mây phủ rất lý tưởng cho nghỉ dưỡng sức khoẻ con người Từ năm 1935 người Pháp đã quy hoach và xây dựng tại đây nhiều nhà nghỉ mát, Ngày nay Tỉnh Lạng sơn đang cho xây dựng những công trình phục vụ cho việc nghỉ dưỡng và đón khách du lịch Đến nghỉ tại đây quý khách sẽ được thưởng thức các sản phẩm độc đáo có tính chất riêng biệt

của Lạng sơn và đồng bào dân tộc ở đây như Đào Mẫu Sơn,

Chanh rừng, ếch hương, mật ong, rượu trắng Mẫu Sơn đến Mẫu Sơn du khách còn được thưởng thức những giá trị bản sắc văn hoá của đồng bào Dao, Nùng, Tày được thể hiện quan các làn điệu dân

ca, các ngày lễ hội truyền thống

Trang 29

Khu danh thắng Hang Gió:

 Khu danh thắng Hang Gió: Ở phía Tây

Bắc bản Sao Thượng, thuộc huyện Chi

Lăng, cửa chính vào hang ở phía Đông

của dãy núi Mai Sao Đây là hang động có qui mô lớn, chiều dài hàng trăm mét, rộng

50 - 70m Hang có 4 tầng và trong hang

có nhiều hình thù kỳ thú, các chuông đá, măng đá, cột đá đa dạng có thể xem như thiên đình nơi hạ giới

Trang 30

Di tích lịch sử văn hoá

+Thành Nhà Mạc

Nằm trong khu vực phường Tam Thanh Thành phố Lạng Sơn, dấu tích hiện nay

còn lại gồm 2 đoạn tường xây bằng đá

giữa hẻm núi, đây là di tích kiến trúc quân

sự phản ánh thời kỳ phong kiến Việt Nam Hiện nay di tích thành Nhà Mạc đã được xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia và được đầu tư, tôn tạo đưa vào phục vụ du khách

du lịch tham quan.

Trang 31

Di tích Đoàn Thành Lạng Sơn: Thành

Cổ

 Đoàn Thành được xây dựng dưới thời Lý ( Đại Việt) Đây là một di tích kiến trúc quân

sự thuộc phường Chi lăng Thành phố

Lạng Sơn Đoàn Thành có giá trị về lịch

sử cũng như giá trị kiến trúc nghệ thuật

độc đáo Đoàn Thành Lạng sơn khi mới

xây dựng là trấn thành ( Quân sự) sau đó trở thành một đô thị, một trung tâm hành chính Đã được xếp hạng di tích Quốc gia

Trang 32

Khu di tích lịch sử Chi Lăng Ải Chi

Lăng

 Ở phía nam tỉnh Lạng sơn, khu di tích lịch

sử bao gồm 52 điểm, kéo dài gần 20 km Được bao bọc bởi dãy núi đá Kai Kinh ở phía đông và dãy núi Bảo Đài - Thái Hoạ

ở phía tây Hai đầu aỉ có những ngọn núi

đá độc lập chót vót tạo thành những thế hiểm, chính giữa có sông Thương chảy

qua Đã được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng di tích Quốc gia từ năm 1962.

Trang 33

Lễ hội truyền thống

Hội Lồng Tồng : ( Hội xuống đồng ) Tổ chức vào đầu

xuân năm mới sau dịp tết nguyên đán tại các bản làng Hội này của các dân tộc Nùng, Tày Mục đích lễ hội cầu trời đất cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, bền vững cộng đồng.

Hội chùa Tam Thanh:

-Hội chùa Tam Thanh: Tổ chức vào ngày 15 tháng giêng

âm lịch, còn có tên gọi là hội Chúng sinh Lễ hội thu hút rất nhiều du khách thập phương đến lễ chùa, tham quan

và tham gia các hoạt động của ngày hội.Hội chùa Tiên:

- Hội chùa Tiên: Tổ chức vào ngày 18 tháng giêng âm lịch

Trang 34

Vịt Quay:

Vịt Quay: Món ăn đặc sản nổi tiếng của Lạng Sơn, nhất là Vịt Quay

Thất Khê Vịt sau khi được làm sạch, được nhồi gia vị và nhất là lá cây Mác Mật vào bụng rồi khâu kín lại Sau đó bỏ vịt vào dầu lạc hoặc mỡ đun sôi đến khi chín vàng Thịt vịt quay da giòn, có hương

vị thơm ngon, hợp khẩu vị mọi người và rất được ưa thích.Lợn

Quay

 Lợn Quay: Có nguồn gốc đặc sản nổi tiếng của người Hoa Lợn

được quay trên Than củi hồng, thường là Lợn khoảng 30 - 40 kg để khi quay thịt có độ giòn và ít mỡ Là món ăn không thể thiếu tại các

dịp lễ hội của đồng bào các dân tộc Lạng Sơn.Khau Nhục

 Khau Nhục: Được chế biến từ thịt lợn ba chỉ Đây là món ăn đòi hỏi

kỹ thuật nấu nướng phức tạp với rất nhiều các loại gia vị và là món

ăn truyền thống tại các lễ cưới của nhân dân trong vùng.Phở chua:

 Phở chua: Món ăn đậm đà bản sắc dân tộc, được khách du lịch và

mọi người ưa thích.Rượu Mẫu Sơn:

 Rượu Mẫu Sơn: Là rượu trắng, được trưng cất từ gạo và men lá do đồng bào sống ở vùng núi cao Mẫu Sơn tự chế biến Đặc điểm loại rượu này có mùi vị thơm dịu của lá, rễ cây thuốc miền núi Lạng Sơn

.Cơm Lam:

 Cơm Lam: Là món ăn rất đặc trưng của người Tày và người Nùng

Ngày đăng: 12/08/2014, 02:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w