1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Dùng thuốc theo nhịp sinh học pot

5 352 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 108,67 KB

Nội dung

Dùng thuốc theo nhịp sinh học Hoạt động của mọi cơ thể sống không phải lúc nào cũng giống nhau mà có khi mạnh khi yếu, khi nhanh khi chậm. Những thay đổi này nhiều khi xảy ra rất đều đặn và liên tiếp theo từng chu kỳ, vì thế được gọi là nhịp sinh học. Từ nhịp sinh học làm nảy sinh ngành dược lý thời khắc nghiên cứu dùng thuốc theo đặc điểm sinh học. Trong cơ thể có nhiều đồng hồ sinh học Nhiều hoạt động của cơ thể như thân nhiệt, huyết áp, lượng hồng cầu, thành phần khí trong máu, lượng lipid và glucid trong cơ thể, cường độ hoạt động của các tuyến nội tiết, tim, thận, phổi… đều thay đổi giống như có những chiếc đồng hồ đâu đó trong cơ thể giúp xác định giờ giấc hoạt động chính xác cho tất cả các tạng và tế bào. Mỗi tế bào, mỗi tạng cơ thể đều có “đồng hồ nhỏ” riêng, còn trong não thì có “đồng hồ lớn”. Các “đồng hồ” hoạt động theo chu kỳ riêng theo một quy luật nhất định. Do đó cần nghiên cứu các loại hoạt động của từng “đồng hồ” - nghĩa là của từng bộ phận, cơ quan của cơ thể để phòng tránh bệnh tật, điều trị và cho dùng thuốc có kết quả tối ưu. Những chu kỳ hoạt động sinh lý của con người (thức ngủ, tổng hợp protein, phân chia tế bào…) đều được chính các “đồng hồ” của cơ thể quy định, chứ không phải do môi trường xung quanh. Tuy nhiên, các đồng hồ sinh học phải được điều hòa phù hợp để luôn “chạy” đúng tính chu kỳ không bị rối loạn. Trong thập niên 80 của thế kỷ vừa qua, kết quả nghiên cứu ở Hoa Kỳ trên hàng nghìn trường hợp bệnh đã xác nhận các triệu chứng và bệnh không biểu hiện ngẫu nhiên trong ngày cũng như trong năm, mà thường xuất hiện nhiều hơn trong một số giờ và mùa nhất định. Nghiên cứu nhịp ngày đêm, người ta thấy vào khoảng 1 giờ đêm giấc ngủ thường không sâu, dễ nhạy cảm với những cơn đau, 2 giờ đêm các bộ phận cơ thể đều hoạt động ở mức thấp nhất… Và 9 - 10 giờ sáng tinh thần hưng phấn, sự nhạy cảm với những cơn đau giảm. Chọn thời điểm dùng thuốc phù hợp để đạt hiệu quả điều trị. Chọn thời điểm dùng thuốc Khi hiểu biết về nhịp sinh học sẽ có cơ sở khoa học để tính toán và lựa chọn thời điểm dùng thuốc sao cho các thuốc có thể phát huy tác dụng tối ưu mà lại hạn chế được tác dụng phụ. Do ở mỗi thời điểm, sự đáp ứng của cơ thể đối với thuốc là khác nhau, bao gồm cả khả năng thích ứng của cơ thể (dung nạp thuốc) và khả năng chuyển hóa thuốc. Các loại thuốc khi hấp thu vào cơ thể sẽ phát huy tác dụng tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhưng quyết định nhất là sự chuyển hóa. Thuốc chuyển hóa nhanh, tác dụng dược lý sẽ mạnh nhưng ngắn. Nếu có chất chuyển hóa là chất độc, có thể thuốc sẽ gây độc. Chuyển hóa quá chậm tác dụng sẽ yếu và kéo dài, thuốc tích lũy trong cơ thể và chậm bài tiết ra ngoài. Nếu thuốc ít nhiều có tính độc sẽ có hại cho cơ thể. Qua nhiều nghiên cứu cấu trúc sinh học theo thời gian, người ta thấy sự chuyển hóa trong cơ thể không phải lúc nào cũng như nhau. Các enzym hoạt động theo nhịp 24 giờ, lúc mạnh lúc yếu, vì thế khả năng chuyển hóa thuốc của cơ thể cũng biến đổi tương ứng. Sức chịu đựng các yếu tố độc hại của cơ thể thay đổi theo một chu kỳ có thể biết trước. Bởi vậy, việc nghiên cứu thời điểm dùng thuốc để đạt hiệu quả tối ưu cho từng loại thuốc tự nhiên được đặt ra và đã có nhiều công trình khoa học làm sáng tỏ vấn đề này. Một môn khoa học mới được hình thành đó là môn “Dược lý thời khắc” (chronopharmacologie) - một ngành chuyên khoa của “Thời sinh học” (chronobiologie). Từ lâu, người ta đã phát hiện thấy trên lâm sàng, tiêm strophantin vào chiều tối có hiệu lực hơn ban ngày. Các thuốc ngủ, thuốc lợi niệu hay strycnin cũng có tác dụng mạnh hơn vào buổi chiều. Penicillin tiêm vào chiều tối bao giờ cũng cho nồng độ cao hơn và giữ được lâu hơn là tiêm buổi sáng hay ban ngày. Nhưng ngược lại, các thuốc giải phóng adrenalin tác dụng đến hệ cơ phế quản mạnh hơn vào buổi sáng. Trong nha khoa, người ta thấy cùng một liều thuốc gây tê nhưng thời gian tê ở người bệnh có thể xê dịch trong một phạm vi rộng từ 30 - 80 phút tùy theo giờ sử dụng. Buổi sáng, thời gian gây tê ngắn nhất và buổi chiều vào khoảng 15 giờ thì lại dài nhất. Với morphin thì có tác dụng ổn định trong cả năm, nhưng các loại thuốc nội tiết thì tác dụng theo mùa. Sự biến đổi tác dụng thể hiện cả về lượng và chất. Như cortisol tăng tính thấm của thành mạch về mùa xuân, nhưng ACTH lại tác dụng mạnh vào mùa hè. Vào các mùa khác, hai thứ thuốc làm giảm tính thấm của thành mạch. Tác dụng kích thích thần kinh trung ương của nhân sâm mạnh nhất vào mùa thu và đông, còn về mùa hè và mùa xuân tác dụng thấp nhất… Qua những dẫn liệu trên cho thấy, hiệu quả và độc tính của thuốc không chỉ phụ thuộc vào phương pháp dùng, mà nó còn phụ thuộc cả vào thời điểm dùng trong chu kỳ sinh học. Khi hiểu biết đầy đủ về dược lý thời khắc, thầy thuốc sẽ biết rõ nên sử dụng loại thuốc nào cũng như vào thời điểm nào là tốt nhất để điều trị cho bệnh nhân. Đó chính là nội dung hữu ích lựa chọn thời điểm dùng thuốc làm tăng hiệu quả của dược phẩm khi sử dụng vào thời điểm hợp lý hoặc làm giảm độc tính, hay kết hợp cả hai. Từ đó sẽ có những phương thức điều trị thuận tiện và hữu hiệu hơn. Ngày nay, người ta đã biết hơn một trăm nhịp sinh học ngày đêm ở người, đó là cơ sở để tính toán giờ cho thuốc tối ưu . theo từng chu kỳ, vì thế được gọi là nhịp sinh học. Từ nhịp sinh học làm nảy sinh ngành dược lý thời khắc nghiên cứu dùng thuốc theo đặc điểm sinh học. Trong cơ thể có nhiều đồng hồ sinh học. điểm dùng thuốc phù hợp để đạt hiệu quả điều trị. Chọn thời điểm dùng thuốc Khi hiểu biết về nhịp sinh học sẽ có cơ sở khoa học để tính toán và lựa chọn thời điểm dùng thuốc sao cho các thuốc. Dùng thuốc theo nhịp sinh học Hoạt động của mọi cơ thể sống không phải lúc nào cũng giống nhau mà có khi mạnh

Ngày đăng: 11/08/2014, 22:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w