1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

bài giảng kinh tế vi mô chương 4 potx

46 1,2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 300 KB

Nội dung

Mục tiêu của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, hay đạt được các mục tiêu liên quan khác như tối đa hóa doanh thu, tăng trưởng… Các quyết định cơ bản của doanh nghiệp là : Xác

Trang 1

Chương 4:

DOANH NGHIỆP VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

Trang 2

I TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP

1.- Doanh nghiệp là gì ?

Doanh nghiệp là một tổ chức có tên riêng, có tài

sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các họat động kinh doanh DN sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo ra hàng hóa, dịch vụ.

Mục tiêu của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi

nhuận, hay đạt được các mục tiêu liên quan khác

như tối đa hóa doanh thu, tăng trưởng…

Các quyết định cơ bản của doanh nghiệp là : Xác

định sản lượng hàng hóa, dịch vụ sẽ được sản xuất, vốn và nguồn lực khác được sử dụng để tạo ra đầu

ra hiệu quả nhất và hoàn toàn chịu trách nhiệm về

bất cứ sự thua lỗ nào trong kinh doanh.

Trang 3

2.- Phân loại doanh nghiệp.

2.1.- Doanh nghiệp tư nhân

2.8.- Doanh nghiệp liên doanh.

2.9.- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Trang 4

II.- HÀM SẢN XUẤT

1/ Khái niệm :

Hàm sản xuất là một phương trình, biểu số liệu, hay biểu đồ biểu thị mối quan hệ đầu ra (sản phẩm hay dịch vụ) theo sự kết hợp của các yếu tố đầu vào (lao động, vốn) trong một khỏang thời gian nhất định.

Hàm sản xuất có dạng tổng quát như sau :

Q = f (X1,X2,X3,X4…) Trong đó :

Q là sản lượng (đầu ra)

X1,X2,X3,X4… là các yếu tố đầu vào

Trang 5

• Để đơn giản, giả định doanh nghiệp chỉ sử dụng

2 yếu tố đầu vào là lao động (L) và vốn (K) thì hàm sản xuất phổ biến là hàm sản xuất Cobb-

Trang 6

2/ Sản xuất trong ngắn hạn :

• Trong ngắn hạn, chỉ có một đầu vào biến đổi còn các

đầu vào khác cố định, chẳng hạn như số lượng vốn

K là cố định còn số lao động L có thể thay đổi, sao cho doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều đầu ra Q

hơn bằng cách tăng số đầu vào lao động Hàm sản xuất ngắn hạn là hàm một biến theo L có dạng:

Q = F (K,L).

• Để mô tả sự đóng góp của các yếu tố đầu vào biến

đổi là lao động vào quá trình sản xuất, người ta sử dụng khái niệm năng suất bình quân và năng suất

cận biên của lao động.

Trang 7

a.- Năng suất bình quân:

Năng suất bình quân hay sản phẩm bình quân (APL) của lao động được định nghĩa là sản

lượng trên một đơn vị đầu vào.

Tổng sản lượng (Q) Q

APL = =

Số lượng lao động (L) L

Trang 8

b.- Năng suất cận biên :

Product) là mức sản lượng thay đổi khi thay đổi một đơn vị yếu tố đầu vào biến đổi, với điều kiện giữa nguyên mức sử dụng các yếu

tố các đầu vào cố định khác.

MPL =  L

Trang 11

• Mối quan hệ giữa APL và MPL

Trang 12

• Qua 9 sự kết hợp khác nhau giữa K và L, ta

nhận thấy có những phối hợp mang lại hiệu quả kinh tế, có những phối hợp không mang lại hiệu quả kinh tế Vậy trong sản xuất

người ta chọn những phối hợp nào? Chúng

ta các kết quả khi chia các phối hợp trên

theo các giai đọan:

• Giai đọan 1 : Thể hiện hiệu quả sử dụng cả

lao động và vốn đều tăng ( L=3)

• Giai đoạn 2 : Thể hiện hiệu quả lao động

giảm nhưng hiệu quả sử dụng vốn tăng

(L=8)

• Giai đọan 3 : Thể hiện hiệu quả sử dụng vốn

và lao động giảm (L>8)

Trang 14

Quy luật sản phẩm cận biên giảm dần.

• Khi một đầu vào được sử dụng ngày

càng nhiều hơn (các đầu vào khác cố

định) thì sẽ đến một điểm mà kể từ đó, sản phẩm cận biên của yếu tố sản xuất biến đổi sẽ ngày càng giảm.

• Thực tế đúng như vậy nếu các yếu tố

đầu vào khác cố định, mà số lao động

sử dụng càng tăng lên thì thời gian chờ đợi, thời gian “chết” sẽ nhiều hơn và

do đó số sản phẩm cận biên của lao

động sẽ giảm đi

Trang 15

Hiệu suất của quy mô : (Return to scale)

• Khái niệm hiệu suất của quy mô đề cập tới

sự thay đổi của sản lượng đầu ra khi tất cả các yếu tố đầu vào được tăng theo cùng tỷ lệ trong dài hạn.

• Nếu số lượng tất cả các đầu vào được sử

dụng tăng lên theo một tỷ lệ nhất định kết

quả sản lượng đầu ra cũng tăng lên bằng

đúng tỷ lệ tăng các yếu tố đầu vào thì quá

trình sản xuất biểu thị hiệu suất không đổi

theo quy mô.Nếu kết quả sản lượng đầu ra

tăng lên nhiều hơn so với tỷ lệ tăng các yếu

tố đầu vào thì quá trình sản xuất biểu thị hiệu suất tăng theo quy mô, ngược lại khi kết quả sản lượng đầu ra tăng lên ít hơn tỷ lệ tăng

các yếu tố đầu vào thì quá trình sản xuất biểu thị hiệu suất giảm theo quy mô.

Trang 16

Tổng quát với hàm sản xuất Q = f(K,L)

Khi nhân cả K và L một tỷ lệ tăng n, ta sẽcó hàm sản xuất mới có sản lượng tăng

λQ = f(nK,nL)

So sánh λ với n ( mức tăng sản lượng với

mức tăng của từng yếu tố đầu vào)

• Quá trình SX không đổi theo quy mô khi : λ = n

• Quá trình SX tăng theo quy mô khi : λ > n

• Quá trình SX giảm theo quy mô khi : λ < n

Trang 17

Thí dụ :

• Hàm sản xuất sau thể hiện hiệu suất tăng,

không đổi hay giảm theo quy mô: Q = K1/2L2/3

Giải:

Tăng K,L một tỷ lệ n ta có : F(nK,nL) = (nK)1/2 (nL)2/3

Trang 18

3/ Sản xuất trong dài hạn :

Trong dài hạn, doanh nghiệp sản xuất với hai đầu vào biến đổi (vốn và lao động) sẽ liên

quan đến các đường đồng sản lượng

3.1/ Đường đồng sản lượng: (Isoquants)

Đường đồng sản lượng hay đường đẳng

lượng là đường biểu thị tất cả những kết

hợp các yếu tố đầu vào (K và L) khác nhau

để doanh nghiệp sản xuất ra cùng một mức sản lượng đầu ra (Q).

Trang 19

Mỗiđường đồng sản lượng tương ứng với một mức sản lượng khác nhau, để tạo ra cùng một mức sản lượng Q Có thể có nhiều cách kết hợp đầu vào như : (K1 với L1) hoặc (K3 với L3) Như vậy, đường đồng sản lượng cho ta thấy sự linh hoạt mà các doanh nghiệp có được khi quyết định sản xuất.

Trang 21

3.2/ Đường đẳng phí : (Isocost)

• Đường đẳng phí biểu thị các kết hợp khác nhau mà

một doanh nghiệp có thể mua sắm hoặc thuê mướn với cùng một chi phí đã cho Giả sử một doanh nghiệp chỉ sử dụng lao động và vốn trong sản xuất Tổng chi phí của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định có thể biểu diễn dưới dạng.

TC = w x L + r x K Trong đó : TC : Tổng chi phí

L : Số lượng đơn vị lao động.

K : Số lượng lao động vốn.

W : định mức lương trên mỗi đvị lao động

R : Chi phí sử dụng trên mỗi đơn vị vốn.

Trang 24

• Tại điểm cân bằng E (L 0 , K 0 ) ta có :

• Độ dốc đường đẳng lượng = Độ dốc đường đẳng phí

Trang 26

• Như vậy, một khi doanh nghiệp tối thiểu hóa chi phí để sản xuất một mức sản lượng cho trước thì phải thỏa mãn 2 điều kiện:

– TC = W.L + R.K

– MPL/W = MPK/R

• Phương trình này chỉ ra rằng để tối thiểu hóa

chi phí (hay tối đa hóa sản lượng với chi phí

đã cho) thì sản lượng tăng thêm trên một

đồng chi tiêu vào lao động bằng với sản

phẩm biên trên một đồng chi tiêu vào vốn.

Trang 27

III CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ SX CỦA DOANH NGHIỆP

1/ Tổng chi phí (TC-Total Cost)

• Hãy hình dung một doanh nghiệp sản xuất ra các đồ

chơi Trong các cách sản xuất đồ chơi, một số

người sử dụng nhiều sức lao động và ít máy móc, những người khác lại sử dụng nhiều máy móc

nhưng ít sức lao động Mục tiêu sẽ là tối đa hóa lợi nhuận bằng cách lựa chọn mức sản lượng tốt nhất

để sản xuất Thay đổi mức sản lượng sẽ ảnh hưởng tới cả chi phí sx lẫn doanh thu do bán hàng hóa.

• Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tối đa hóa lợi nhuận

chắc chắn sẽ mong sản xuất được mức sản lượng

đã lựa chọn của mình với chi phí thấp nhất Bởi vậy, một doanh nghiệp muốn tối đa hóa lợi nhuận phải làm ra sản phẩm với chi phí tối thiểu.

Trang 28

Sản lượng (hàng hóa sx ra mỗi tuần) (Ngàn đồng mỗi tuần) Tổng chi phí

Trang 29

2/ Tổng doanh thu (TR-Total Revenue)

Thông tin về chi phí không đủ để đánh giá lợi nhuận Doanh nghiệp phải tính đến doanh thu, cái mà phụ thuộc vào nhu cầu đối với các sản phẩm của doanh nghiệp.

Trang 30

Tổng doanh thu (Giá x SL) (ngàn đồng

Tổng chi phí (mỗi tuần) (ngàn đồng)

Lợi nhuận (tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí) (ngàn đồng)

Trang 31

Tổng doanh thu (Giá

x SL) (ngàn đồng

Tổng chi phí (mỗi tuần) (ngàn đồng)

Lợi nhuận (tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí) (ngàn đồng)

Trang 32

• Tóm lại, doanh nghiệp tính toán mức lợi nhuận gắn liền với mỗi mức sản

lượng có thể sản xuất, Để làm được

điều này, doanh nghiệp phải biết được

cả doanh thu ở mỗi mức sản lượng và chi phí để sản xuất ra được mỗi mức sản lượng đó Từ doanh thu và chi phí, doanh nghiệp tính được lợi nhuận ở

mỗi mức sản lượng và chọn mức sản lượng tối đa hóa được tổng lợi nhuận.

Trang 33

IV CHI PHÍ BIÊN VÀ DOANH THU BIÊN

1/ Chi phí biên (MC - Marginal Cost)

• Chi phí biên là mức tăng tổng chi phí khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm

Trang 37

• Mối quan hệ giữa chi phí biên với sản

lượng sẽ khác nhau giữa doanh nghiệp

này và doanh nghiệp khác Trong các

ngành sản xuất dây chuyền hàng loạt, chi phí biên bắt đầu cao nhưng giảm dần đến một mức cố định Bất kỳ sự tăng thêm sản lượng nào đều có thể được sản xuất với cùng một lượng chi phí thêm trên một đơn vị.

Trang 38

2/ Doanh thu biên (MR – Marginal Revenue)

• Doanh thu biên là mức tăng tổng doanh thu khi bán thêm một đơn vị sản lượng.

Trang 39

Sản lượng đồ

chơi

(mỗi tuần)

Giá nhận được (ngàn đồng đơn

vị mỗi tuần)

Tổng doanh thu (ngàn đồng mỗi tuần)

Doanh thu biên (ngàn đồng mỗi tuần)

Trang 40

Sản lượng đồ

chơi

(mỗi tuần)

Giá nhận được (ngàn đồng đơn

vị mỗi tuần)

Tổng doanh thu (ngàn đồng mỗi tuần)

Doanh thu biên (ngàn đồng mỗi tuần)

Trang 42

Doanh thu biên liên tục giảm vì 2 lý do :

• Một là, đường cầu dốc xuống, bản thân các

đơn vị sản phẩm cuối phải được bán ở giá càng thấp hơn khi sản lượng càng cao hơn.

• Hai là, việc giảm giá liên tiếp gây ra giảm

doanh thu do bán các đơn vị sản phẩm hiện

Trang 43

3/ Sử dụng doanh thu biên và chi phí biên để tính mức

Chi phí biên (mỗi tuần, ngàn đồng)

Doanh thu biêntrừ chi phí biên (mỗi tuần, ngàn đồng)

Quyết định sản lượng

Trang 44

3/ Sử dụng doanh thu biên và chi phí biên để tính mức

Chi phí biên (mỗi tuần, ngàn đồng)

Doanh thu biêntrừ c/phí

biên (mỗi tuần, ngàn đồng)

Quyết định sản lượng

Trang 46

• Lợi nhuận được tối đa hóa khi hai đường

cắt nhau tại điểm E, mức sản lượng Q tối

đa hóa lợi nhuận Tại mức sản lượng ít hơn

MR vượt qua MC và việc mở rộng doanh

nghiệp sẽ làm tăng lợi nhuận Phía bên phải

Q, MC vượt MR, việc mở rộng doanh

nghiệp sẽ tăng mức chi phí nhiều hơn mức doanh thu và việc thu hẹp sẽ tiết kiệm được chi phí nhiều hơn so với doanh thu bị mất

Ở Q doanh thu biên đúng bằng chi phí biên (MR = MC)

Ngày đăng: 11/08/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w