LA DƠN VÀ HUYẾT HOA doc

6 1.1K 8
LA DƠN VÀ HUYẾT HOA doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tạ Thục Uyên Lớp: DH09CH MSV: 09131137 THỰC VẬT CẢNH QUAN A. Huyết hoa - Haemanthus multiflorus Martyn, thuộc họ Thủy Tiên - Amaryllidaceae I. Mô tả: • Cây thảo lưu niên, với hành có áo, mang 3-5 lá dài 12-15cm, hình xoan, ngọn giáo; cuốn lá lốm đốm tím. Cán hoa mập cao 30-40cm, mo màu tim tím bao lấy tán hoa gồm 40-50 hoa màu đỏ chót; nhị có bao phấn màu vàng. Quả màu đỏ cam. • Bộ phận dùng: Hành- Bulbus Haemanthi Multiflori II. Phương pháp gây trồng: • Ngủ đông từ cuối tháng giêng, đến cuối tháng ba thì thức dậy để chuẩn bị ra hoa. Khi thức dậy cây nhú 1 cái chồi lá nhưng phải đến khi chồi hoa trồi lên thì chồi lá mới bắt đầu phát triển thêm, giai đoạn này rất lâu. Đến khi chồi hoa trồi lên thì mất khoảng 10 ngày để nó lớn đủ độ trổ bông. Sau khi bông tàn cây tiếp tục ra lá cho đến cuối năm lại bắt đầu chu kỳ ngủ đông trơi lại. khi cây ngủ đông, để nguyên cây trong chậu, tưới nước sương sương và đến khi thấy chồi lá mọc ra thì bắt đầu tưới bình thường để nó ra bông. • Nơi sống và thu hái: Loài của Phi châu nhiệt đới, được nhập trồng ở Hà Nội và Đà Lạt, cây thường ra hoa vào dịp Quốc khánh. III. Ứng dụng: • Công dụng y học: ở châu Phi, hành được dùng làm thuốc duốc cá; cũng có độc đối với lợn. Ở Ấn Độ, dịch ép của hành được dùng ngoài trị phong, mụn loét, cảm sốt, hen, ho và vết thương. • Được ứng dụng trong thiết kế cảnh quan Huyết hoa thường được trồng trong chậu nhỏ hay trong các bồn hoa. Hình ảnh: B. La dơn - Gldiolus communis L. Họ La dơn – Iridaceae I. Mô tả : • Cây thảo tự dưỡng sống lâu năm hay một năm, có thân rễ khỏe, hình củ. Lá hẹp mọc từ gốc,thường từ dưới đất đâm lên xếp thành 2 dãy trên mặt phẳng, bẹ lá trước phủ lên bẹ lá sau, phiến gập đôi theo đường gân giữa. Hoa tự tận cùng trên tán dài, gốc mỗi hoa có hai lá bắc, hoa tuy phân hóa đài tràng nhưng đều có màu sặc sỡ (3+3) đều hay gần đều, xếp lợp. Hoa thường xếp thành cụm hoa hình xim dích dắc ở ngọn. Hoa tươi từ 10-15 ngày. Nhị 3 chiếc, bao phấn hình dải,hướng ra ngoài, bầu hạ 3 ô, mỗi ô xếp 2 dãy noãn, đính trung thụ. Vòi đơn, 3 đầu. Quả nang có ba cạnh, nhiều hạt, nội nhũ sừng. • La dơn có trên 70 chi và khoảng 1500 loài phân bố hầu như ở khắp mặt đất chỉ trừ các cực; phần lớn các đại diện của chúng mọc ở châu Phi. Ở nước ta có các chi: Iris, Belamcanda (Rẻ quạt hay Xạ can), Eleutherine (Sâm đại hành). II. Phương pháp gây trồng : Phân bố chủ yếu ở vùng núi cao, trên đá vôi 1. Các giống hoa Lay ơn trồng phổ biến: - Lay ơn trắng - Lay ơn phấn hồng, phấn hồng lùn - Lay ơn tím đậm, tím nhạt - Lay ơn đỏ - Lay ơn vàng - Lay ơn san hô 2. Thời vụ: - Các vùng lạnh có thể trồng quanh năm - Các tỉnh miền Nam trồng trong vụ Đông xuân hoặc từ tháng 8- 12 âm lịch để phục vụ tết Nguyên Đán. 3. Làm đất: - Đất được cày bừa kỹ. Làm sạch cỏ dại và tàn dư của cây vụ trước - Chọn những chân đất tốt, chủ động nguồn nước, khu vực nắng tốt, thông thoáng - Thời gian đất nghỉ của vụ trước đến khi trồng layơn ít nhất 20 ngày. - Vệ sinh đất: + Chuẩn bị chân ruộng, bơm nước vào ngập 2 lần, sau đó để khô rồi cày. + Bón vôi cho đất: 80 – 100 kg/công, rắc đều sau đó xới xáo đều một lượt. + Thông thường trồng layơn trên hàng đơn để dễ chăm sóc. + Lên liếp: chiều rộng x chiều dài = 0.8 m x chiều dài vườn (ruộng) + Khoảng cách giữa các liếp 50 cm. + Kh oảng cách trồng: hàng cách hàng 25 cm x cây cách cây 20 cm - Độ sâu trồng củ: 10 cm 4.Phân bón: Lượng phân sử dụng cho 1.000 m 2 như sau: - Phân hữu cơ hoai mục 1,2 tấn. - Phân Urê 75 – 90 kg. - Phân Super lân 60 kg. - Phân KCl: 15 – 20 kg. - Bổ sung thêm ít vi lượng như Cu, Mg, Zn. + Bón lót: toàn bộ phân chuồng + ¾ phân lân + 10 kg đạm + 6kg KCl + Bón thúc: Sau khi cây được 2 lá thì bón phần phân lân còn lại. Cứ sau 10 – 15 ngày bón thúc cho cây 1 lần. + Bón thúc lần 2: 10 kg Urê+ 3 kg Kali + Bón thúc lần 3: 15 kg Urê + 6 kg Kali 5. Chăm sóc: - Tưới nước 2 ngày/lần. Những ngày nắng, nóng tưới 2 lần/ngày. - Sau khi trồng 7 – 10 ngày, mầm cây hoa mọc ra khỏi mặt đất, thường 1 củ có 1 mầm nhưng cũng có củ có nhiều mầm. Sau khi trồng 20 – 25 ngày, ta lặt bỏ các mầm phụ, để lại 1 mầm tốt nhất (khỏe nhất). Lưu ý thao tác khi tỉa bỏ mầm, không được làm long gốc cây. - Vun gốc: lần 1 khi cây được 3 lá. - Lần 2 khi cây cao khoảng 50 cm, đồng thời cắm cọc để cây không bị đổ ngã. III. Ứng dụng dùng trong thiết kế cảnh quan: • Công dụng y học: Thân rễ Rẻ quạt dùng làm thuốc chữa viêm họng. Thân hành dùng làm thuốc cầm máu, sát trùng và làm thuốc bổ. • La dơn hay còn gọi là Lay ơn ( Gladiolus gandavensis Van Houtle, G.communis L.) có hoa đẹp nhiều màu trắng, đỏ hồng, tím,… La dơn thường được trồng xung quanh hông nhà, trước nhà hay được cắm trong bình hoa. * Hình ảnh: . cao, trên đá vôi 1. Các giống hoa Lay ơn trồng phổ biến: - Lay ơn trắng - Lay ơn phấn hồng, phấn hồng lùn - Lay ơn tím đậm, tím nhạt - Lay ơn đỏ - Lay ơn vàng - Lay ơn san hô 2. Thời vụ: - Các. hen, ho và vết thương. • Được ứng dụng trong thiết kế cảnh quan Huyết hoa thường được trồng trong chậu nhỏ hay trong các bồn hoa. Hình ảnh: B. La dơn - Gldiolus communis L. Họ La dơn – Iridaceae I thuốc cầm máu, sát trùng và làm thuốc bổ. • La dơn hay còn gọi là Lay ơn ( Gladiolus gandavensis Van Houtle, G.communis L.) có hoa đẹp nhiều màu trắng, đỏ hồng, tím,… La dơn thường được trồng

Ngày đăng: 11/08/2014, 19:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan