Giải pháp thiết lập cơ chế quảnlý tài chính cho các DNNQD:

Một phần của tài liệu Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam (Trang 80 - 89)

Chương III:

3.2.Giải pháp thiết lập cơ chế quảnlý tài chính cho các DNNQD:

Chúng ta có thể khẳng định rằng, tài chính là vấn đề cốt tử của doanh nghiệp cơ chế pháp lý tài chính đúng đắn và thông thoáng làđiều rất quan trọng và cần thiết đối với từng khối doanh nghiệp NQD. Trong thời điểm hiện nay, chúng ta nên bắt đầu công tác xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với DNNQD bằng việc ban hành một Nghịđịnh quy định về cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp NQD. Đây là một vấn đề không thể chậm chễđược nữa. Việc ban hành một Nghịđịnh như vậy sẽ mang lại những tác dụng sau đối với việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với DNNQD: i) Tạo ra một nền tảng thống nhất, căn bản cho các quan hệ tài chính trong khu vực KTTN, mà theo đó, các văn bản hướng dẫn cụ thể từng mặt trong quan hệ tài chính doanh nghiệp có một cơ sở chung, tạo điều kiện dễ dàng thống nhất và phát huy hiệu lực của các văn bản đó; ii) Các văn bản dưới cấp nghịđịnh này sẽ bị loại bỏ nếu không còn phù hợp với điều kiện hiện tại, tránh tình trạng không thống nhất, thậm chí là trái ngược giữa các văn bản cùng cấp; iii) Nâng cao hiệu quả, hạn chế những thiếu sót trong việc thực hiện Luật doanh nghiệp; iv) Tạo ra một văn bản pháp luật ngang cấp với Nghịđịnh 59/NĐ_CP và Nghịđịnh 27/NĐ_CP sửa đổi bổ xung một sốđiều của Nghịđịnh 59, do đó tách được cơ chế trong quản lý tài chính đối với DNNQD và DNNN, đồng thời tạo sự bình đẳng trong mối quan hệ giữa hai khu vực kinh tế này. Mục tiêu của việc ban hành Nghịđịnh này là quy định rõ ràng và công khai những vấn đề nhà nước yêu cầu phải quản lý thống nhất có tính nguyên tắc như quản lý vốn tài sản, doanh thu chi phí, khấu hao tài sản cốđịnh, lương, bảo hiểm xã hội, trích lập các quỹ bắt buộc đối với doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực đặc biệt và những hướng dẫn làm căn cứ cho doanh nghiệp lựa chọn tổ chức việc huy động vốn, nội dung, hình thức, phương pháp trả lương, phân phối thu nhập... Các doanh nghiệp NQD được yêu cầu phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bảo về quyền lợi cho người lao động như việc trích đóng bảo hiểm xã hội, trich quỹ dự phòng mất việc, công khai tài chính... Nghịđịnh này cũng cần phải khẳng

định sự khác biệt giữa công tác quản lý tài chính doanh nghiệp và việc xác định nghĩa vụ nộp thuế nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp NQD tiếp cận với những nội dung về quản lý tài chính doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế. Căn cứ trên những tác dụng mục đích và các yêu cầu nêu trên, một Nghịđịnh như vậy đã vàđang được Chính phủ chỉđạo Bộ tài chính và các bộ ngành có liên quan thực hiện. Trong đó, chúý vào các nội dung sau đây:

3.2.1. Quản lý vốn và tài sản:

Vốn của doanh nghiệp gồm vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp và vốn huy động. Đối với những ngành nghề pháp luật có quy định về vốn pháp định thì vốn thực tế của doanh nghiệp không được thấp hơn mức vốn pháp định. Việc xác định giá trị của phần vốn góp giữa các thành viên được thực hiện theo nguyên tắc thương lượng nhất trí trong nội bộ các thành viên của doanh nghiệp theo những quy định hiện có của pháp luật (ví dụ nhưĐiều 23 Luật doanh nghiệp) và có sự chứng kiến, trọng tài của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Doanh nghiệp tất nhiên được phép thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp, nhưng việc thay đổi này phải thực hiện theo trình tự và quy định của Pháp luật. Các vấn đề cụ thể xung quanh quy định này bao gồm thời gian đăng ký thay đổi vốn, giới hạn về vốn pháp định, và công bố ra đại chúng về việc thay đổi vốn của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp được sử dụng mọi hình thức huy động vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

*Công ty TNHH được sử dụng các hình thức sau:

a) Vay vốn từ các tổ chức tài chính tín dụng trong và ngoài nước b) Phát hành trái phiếu công ty

d) Vay của các tổ chức cá nhân nước ngoài theo các quy định pháp luật

Hội đồng thành viên được quyết định thời điểm, phương thức mức vốn huy động. Công ty TNHH không được phát hành cổ phiếu

*Công ty cổ phần được huy động theo các cách thức sau:

a) Vay vốn từ các tổ chức tài chính tín dụng trong và ngoài nước b) Phát hành trái phiếu công ty, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật vàđiều lệ công ty

c) Vay cá nhân trong và ngoài công ty

d) Tăng vốn cổ phần băng phát hành cổ phiếu

e) Vay của các tổ chức cá nhân nước ngoài theo các quy định pháp luật

Hội đồng quản trị quyết định loại, tổng giá trị, mức giá và thời điểm phát hành trái phiếu cổ phiếu.

*Công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân được sử dụng các hình thức huy động vốn sau:

a) Vay vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật

b) Vay cá nhân trong và ngoài công ty

Thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Chủ doanh nghiệp tư nhân quyết định thời điểm, phương thức, mứcvốn huy động.

Công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất cứ một loại chứng khoán nào.

Tiếp theo, Doanh nghiệp được chủđộng lựa chọn hình thức đầu tư, kể cả liên doanh, góp vốn vào doanh nghiệp khác, chủđộng mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

- Đầu tư mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng chỉ có giá trịở thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;

- Đầu tư trực tiếp vào các cơ sở sản xuất kinh doanh nhưng không tham gia vào việc giám sát hoạt động của các cơ sởđó

- Đầu tưđồng thời tham gia trực tiếp vào công việc quản lý và giám sát hoạt động của các cơ sở này.

- Đầu tư ra nước ngoài theo luật định.

- Trường hợp doanh nghiệp sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn liên doanh phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp giá tài sản cốđịnh của doanh nghiệp có sự thay đổi, doanh nghiệp được đề nghị cơ quan đăng kí kinh doanh chỉđịnh tổ chức có thẩm quyền thực hiện việc đánh giá lại tài sản cốđịnh của doanh nghiệp, nhưng không được thay đổi tỷ lệ vốn góp ban đầu. Giá tài sản cốđịnh phải được xác định dựa trên cơ sở giá trị thị trường tại thời điểm đánh giá lại.

Tổn thất tài sản của doanh nghiệp là sự mất mát, hư hỏng tài sản của doanh nghiệp do các nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra

- Doanh nghiệp phải xácđịnh rõ nguyên nhân gây tổn thất tài sản, giá trị tổn thất và có phương án xử lý cụ thể.

- Đối với những tổn thất do nguyên nhân chủ quan, doanh nghiệp cần phải xác định mức độ thiệt hại và trách nhiệm của những người có liên quan để buộc đền bù thiệt hại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với tổn thất do nguyên nhân khách quan, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc giám đốc ( đối với doanh nghiệp không có hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên) phải lập phương án xử lý cụ thể.

Doanh nghiệp có quyền chủđộng nhượng bán thanh lý tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, chênh lệch giữa số tiền thu được do nhượng bán thanh lý tài sản với giá trị còn lại của tài sản nhượng bán thanh lý và chi phí nhượng bán thanh lý tài sản được hạch toán vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

3.2.2. Quản lý doanh thu chi phí:

Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, gia công và doanh thu từ các hoạt động khác.

- Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và gia công bao gồm:

a) Toàn bộ số tiền doanh nghiệp thu về từ việc bán hàng hoá, dịch vụ và tiền gia công sau khi đã trừđi các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại.

b) Thu từ phần trợ của Nhà nước khi thực hiện việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo đơn đặt hàng của Nhà nước.

c) Giá trị các sản phẩm hàng hoá, dịch vụđem biếu tặng, cho hoặc tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp.

Thời điểm ghi nhận doanh thu hoạt động sản xuất, kinh doanh và gia công là khi hàng hoá, dịch vụđãđược cung cấp, người mua người đặt hàng đã trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán.

Doanh thu từ hoạt động khác gồm thu từ hoạt động liên doanh, liên kết; thu từ hoạt động mua bán tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu; thu từ hoạt động cho thuê tài sản; thu lãi tiền gửi, lãi cho vay; thu tiền phạt, nợ phải thu đã xoá nay thu hồi được; thu do hoàn nhập các khoản dự phòng đã trích năm trước nhưng không sử dụng đến và các khoản thu khác.

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuếđược xác định theo quy định tại Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

Toàn bộ chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế phát sinh của doanh nghiệp có chứng từ hợp pháp, hợp lệđược hạch toán vào sổ kế toán.

- Chi phí từ hoạt động sản xuất kinh doanh và gia công bao gồm:

a) Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực: là giá trị của nguyên nhiên vật liệu, động lực đã sử dụng và tiêu hao thực tế cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Chi phí tiền lương: là các khoản tiền lương, tiền công, chi phí có tính chất tiền lương doanh nghiệp phải trả cho người lao động tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tiền ăn giữa ca và các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công đã chi.

c) Các khoản trích nộp bảo hiễm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho người lao động theo quy định thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp được sử dụng lao động;

d) Chi phí khấu hao tài sản cốđịnh: Là số khấu hao tài sản cốđịnh sử dụng cho hoạt động sản xuât kinh doanh trích trong kỳ;

e) Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ, sáng kiến cải tiến kĩ thuật; f) Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh;

g) Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các chi phí trả cho tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp về các hàng hoá, dịch vụđược cung cấp như : tiền bốc vác, vận chuyển, chi phíđiện nước, điện thoại, chi phí thuê sữa chữa tài sản cốđịnh, tư vấn, kiểm toán, quảng cáo, bảo hiểm tài sản, đại lý, môi giới uỷ thác xuất nhập khẩu, chi trả tiền thuê tài sản cốđịnh và các dịch vụ khác.

h) Chi phí bằng tiền khác bao gồm: Các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuêđất phải nộp có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp); chi tiếp tân, khánh tiết, giao dịch, đối ngoại; chi bảo hộ lao động trả lãi ngân hàng.

i) Các khoản chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh khác bao gồm: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khóđòi; Trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định; chi phí cho thuê tài sản; chi cho công tác bảo vệ môi trường, chi bảo hành sản phẩm.

- Chi phí cho các hoạt động khác gồm: chi phí cho việc mua, bán trái phiếu tín phiếu cổ phiếu; dự phòng giảm giá cácloại chứng khoán trong hoạt động tài chính; Chi phí cho hoạt động liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần; chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ, chi phíđể thu tiền phạt.

Doanh nghiệp không được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh các khoản sau đây:

+ Các khoản chi tiêu không có chứng từ hợp pháp, hợp lệ.

+ Các khoản chi không liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như chi trợ cấp khó khăn cho người lao động, chi ủng hộđịa phương, tổ chức và cá nhân.

+ Các khoản tiền phạt vi phạm pháp luật.

+ Các khoản lỗ do liên doanh, liên kết, lỗ từ hoạt động khác;

+ Các khoản thiệt hại được Chính phủ trợ cấp hoặc được các công ty bảo hiểm bồi thường thay cho bên gây thiệt hại.

+ Các khoản chi thuộc nội dung chi của các quỹđược trích lập sau thuế; + Chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi mua sắm tải sản cốđịnh, các khoản đầu tư khác;

Chi phí sản xuất kinh doanh hợp lýđược trừđể tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp xác định theo quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các doanh nghiệp được lựa chọn phương pháp tính và trích khấu hao tài sản cốđịnh phù hợp với đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý và khả năng của doanh nghiệp, nhưng phải ổn định với phương pháp đã chọn.

Mức khấu hao tài sản cốđịnh tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh hợp lýđể tính thu nhập chịu thuế, doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật thuế và các quy định khác của Nhà nước.

Để thu hồi vốn nhanh và tăng khả năng đầu tư, mở rộng sản xuất, doanh nghiệp có thể trích khấu hao lớn hơn mức tối đa theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên trước mắt chỉ nên áp dụng một cách cóđiều kiện và nên giao cho một cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định nhu cầu vàđiều kiện cụ thể của doanh nghiệp.

Về chi phí tiền lương, tiền công. Các doanh nghiệp phải thực hiện đăng kí hợp đồng lao động với cơ quan quản lý lao động, cơ quan Bảo hiểm xã hội tại địa bàn. Đối với cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp thì khoản tiền lương, tiền công doanh nghiệp trả cho người lao động theo hợp đồng lao động được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh hợp lýđể tính thu nhập chịu thuế.

Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện đăng ký hợp đồng lao động với các cơ quan chức năng, thì tiền lương, tiền công và các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động được tính vào chi phí kinh doanh hợp lýđể tính thu nhập chịu thuế căn cứ vào mức tiền lương, tiền công bình quân của từng ngành nghề tại địa phương do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.

Việc trích nộp BHXH vẫn phải căn cứ và dựa trên hợp đồng lao động và tiền lương, tiền công doanh nghiệp trả cho người lao động, đối với các trường

hợp doanh nghiệp không lập hợp đồng lao động thì việc trích nộp BHXH được tính dựa trên những quy định do UBND tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương quy định cho từng ngành nghề.

Doanh nghiệp có thểđược quyền tự xây dựng và thực hiện định mức kinh tế - kỹ thuật (nhưđịnh mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, định mức lao động, định mức các khoản chi phí gián tiếp) phù hợp với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh vàđặc điểm kinh tế kỹ thuật, mức độ trang thiết bị của doanh nghiệp trên cơ sởđảm bảo tiết kiệm, hạ giá thành, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

Doanh nghiệp tự quyết định về mức chi tiếp khách, hội họp, giao dịch, đối ngoại nhưng phải đảm bảo hợp lý và phải gẵn với kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam (Trang 80 - 89)