1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương môn học vi điều khiển ppsx

7 514 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 267,18 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA CƠ- ĐIỆN-ĐIỆN TỬ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN (Mẫu chương trình đào tạo tín chỉ) 1. Thông tin chung về môn học - Tên môn học: Vi điều khiển - Mã môn học: 20242029 - Số tín chỉ: 2 - Thuộc chương trình đào tạo của khóa, bậc: Đại học - Loại môn học:  Bắt buộc:   Lựa chọn: - Các môn học tiên quyết: Kỹ thuật điện tử, Kỹ thuật lập trình. - Các môn học kế tiếp: Cấu trúc máy tính, Kỹ thuật đo lường. - Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:  Nghe giảng lý thuyết : 20 tiết  Làm bài tập trên lớp : 10 tiết  Thảo luận : 15 tiết  Thực hành, thực tập (ở PTN, nhà máy, studio, điền dã, thực tập ): 0 tiết  Hoạt động theo nhóm : 15 tiết  Tự học : 15 giờ - Khoa/ Bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn Điện công nghiệp, Khoa Cơ-Điện-Điện Tử. 2. Mục tiêu của môn học - Kiến thức: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về cấu trúc và hoạt động của một hệ vi xử lý. Giới thiệu họ vi điều khiển MCS-51. Kết thúc môn học, sinh viên có đủ kiến thức để thiết kế các hệ thống nhúng dựa trên vi điều khiển 8051, và viết chương trình cho hoạt động của nó. - Kỹ năng : o Trên cơ sở các kiến thức mà môn học trang bị, SV có điều kiện hơn khi hội nhập với những vấn đề kỹ thuật liên quan phát sinh trong thực tế cuộc sống, trong các công ty, xí nghiệp,… Từ đó, hình thành kỹ năng phát triễn nghề nghiệp. o Do đặc điểm của môn học có tính hệ thống cao, là sự kết hợp của nhiều vấn đề kỹ thuật khác nhau nên SV cần có kỷ năng phân tích và thiết kế hệ thống cao, kỷ năng tư duy, tìm tòi, phát hiện những vấn đề mới phát sinh, kỷ năng lựa chọn và ra quyết định xây dựng hệ thống theo hướng tối ưu hóa,…. - Thái độ, chuyên cần : o Nội dung môn học, phong cách giảng dạy, năng lực và tâm huyết của người thầy rất dễ truyền nguồn cảm hứng yêu thích, đam mê môn học, ngành học cho SV o Từ đó, dễ gây nên lòng kính trọng, yêu quý giảng viên đang giảng dạy môn học o Góp phần tạo sự tự tin vào năng lực bản thân khi SV ra trường. 3. Tóm tắt nội dung môn học Đề cập đến các vấn đề căn bản liên quan đến vi điều khiển họ MCS-51: cấu trúc hoạt động của họ vi điều khiển MCS-51, cách thức tổ chức phần cứng, tập lệnh cùng với các hoạt động đặc trưng. Đi sâu vào thiết kế ứng dụng và một số giải thuật điều khiển. 4. Tài liệu học tập - Tài liệu liệu bắt buộc, tham khảo bằng tiếng Việt, tiếng Anh (hoặc ngoại ngữ khác) ghi theo thứ tự ưu tiên (tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, nơi có tài liệu này, website, băng hình, ): [1] Nguyễn Tăng Cường, “Cấu trúc và lập trình họ vi điều khiển 8051”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật 2008. [2] Trần Viết Thắng, Phạm Hùng Kim Khánh, “Vi điều khiển”, Đại học Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. [3] Hồ Trung Mỹ, “Vi xử lý”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, 2003 (TLTK chính). [4] Tống Văn On, Hoàng Đức Hải, “Họ vi điều khiển 8051”, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, 2001. [5] Ngô Diên Tập, “Vi xử lý trong đo lường và điều khiển”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2000. - Học liệu tham khảo; tài liệu trực tuyến: [6] Scott MacKenzie, “8051 Microcontroller”, Prentice Hall, 1995. [7] www.ebook4u.vn [8] Phần mềm mô phỏng vi điều khiển Proteus 7.x 5. Các phương pháp giảng dạy và học tập của môn học: Giáo viên giới thiệu môn học, tài liệu tham khảo, các địa chỉ website để tìm tư liệu liên quan đến môn học, phân từng nhóm sinh viên về nhà chuẩn bị bài từng chương, làm báo cáo Seminar. Cuối mỗi chương giáo viên tóm tắt bài giảng. 6. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên Yêu cầu và cách thức đánh giá: - Sự hiện diện trên lớp: Cấm thi nếu vắng hơn 20% tiết lên lớp. - Mức độ tích cực tham gia các hoạt động trên lớp: trao dồi kỹ năng làm việc theo nhóm, để chuẩn bị bài Seminar trước khi lên lớp. Kỹ thuật tìm kiếm thông tin (thư viện và trên internet , để có chất lượng bài Seminar: 20%. - Bài kiểm tra giữa kỳ: 10% - Bài thi cuối kỳ: 70% 7. Thang điểm đánh giá Giảng viên đánh giá theo thang điểm 10, Phòng Đào tạo sẽ quy đổi sang thang điểm chữ và thang điểm 4 để phục vụ cho việc xếp loại trung bình học kỳ, trung bình tích lũy và xét học vụ. 8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học 8.1. Đối với môn học lý thuyết hoặc vừa lý thuyết vừa thực hành 8.1.1. Kiểm tra – đánh giá quá trình: Có trọng số chung là 30%, bao gồm các điểm đánh giá bộ phận như sau (việc lựa chọn các hình thức đánh giá bộ phận, trọng số của từng phần do giảng viên đề xuất, Tổ trưởng bộ môn thông qua): - Điểm chuyên cần: Cấm thi nếu vắng hơn 20% tiết lên lớp. - Điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận, Seminar: 20% - Điểm thi giữa kỳ: 10% - Điểm đánh giá khối lượng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên (hoàn thành tốt nội dung, nhiệm vụ mà giảng viên giao cho cá nhân/ tuần; bài tập nhóm/ tháng; bài tập cá nhân/ học kì,…). 8.1.2. Kiểm tra - đánh giá cuối kỳ: Điểm thi kết thúc học phần có trọng số 70% - Hình thức thi: tự luận - Thời lượng thi: 60 phút - Sinh viên được tham khảo tài liệu 8.2. Đối với môn học thực hành: - Tiêu chí đánh giá các bài thực hành: - Số lượng và trọng số của từng bài thực hành: 8.3. Đối với môn học đồ án hoặc bài tập lớn: - Tiêu chí đánh giá, cách tính điểm cụ thể: 9. Nội dung chi tiết môn học (ghi tên các phần, chương, mục, tiểu mục…vào cột (1)) và phân bổ thời gian (ghi số tiết hoặc giờ trong các cột (2), (3, (4), (5), (6) và (7)) Nội dung Hình thức tổ chức dạy học môn học Tổng (2)+(6) Lên l ớp Thực hành, thí nghiệm, thực tập, rèn nghề, Tự học, tự nghiên cứu Lý thuyết Bài tập Thảo luận (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Chương 1: Tổ chức hệ vi xử lý cơ bản 1.1 Cấu trúc của một hệ vi xử lý cơ bản 1.2 Bộ nhớ 1.3 Giải mã địa chỉ 1.4 Một số giao tiếp ngoại vi cơ bản Bài tập 2 1 2 0 5 Chương 2: Vi điều khiển MCS-51 2.1 Tổng quan họ vi điều khiển MSC-51 2.2 So sánh một số chỉ tiêu kỹ thuật của MSC-51 và PIC 8 bit 2.3 Sơ đồ chân và chức năng các chân 2.4 Tổ chức bộ nhớ 2.5 Xung nhịp-chu kỳ máy 2.6 Các kiểu định địa chỉ 2.7 Tập lệnh 2.8 Lập trình hợp ngữ cho MCS-51 Bài tập 9 3 4 10 26 Chương 3: Hoạt động định thời và UART trong MSC-51 3.1 Timer/Counter 3.2 UART (Universal Asynchronous Receiver/ Transmiter) Bài tập 3 2 3 5 18 Chương 4: Ngắt trong MCS-51 4.1 Ngắt timer 4.2 Ngắt ngoài 4.3 Ngắt truyền thông Bài tập 3 2 3 5 13 Chương 5: Thiết kế ứng dụng 5.1 Thiết kế giao tiếp giữa 8951 với 8255 5.2 Thiết kế giao tiếp giữa 8951 với ADC0804 và DAC0808 5.3 Thiết kế bộ điều khiển PID số Bài tập 3 2 3 10 18 10. Ngày phê duyệt Người viết (Ký và ghi rõ họ tên) ThS. Trần Viết Thắng Tổ trưởng Bộ môn (Ký và ghi rõ họ tên) TS. Nguyễn Hùng Trưởng khoa (Ký và ghi rõ họ tên) PGS.TS. Phan Thị Thanh Bình TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA …… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN Tên môn học: Mã môn học: Số tín chỉ: Tiêu chuẩn con Tiêu chí đánh giá Đi ểm 2 1 0 1. Mục tiêu học phần i) Thể hiện được đặc điểm và yêu cầu riêng của môn học, cụ thể hóa được một số yêu cầu trong mục tiêu chương trình, phù h ợp v à nh ất quán với mục ti êu chương tr ình ii) Đúng mức và khả thi, phù hợp với yêu cầu trình độ sinh viên theo thi ết kế cấu trúc ch ương tr ình iii) Rõ ràng, cụ thể và chính xác, nhìn từ phía người học, có khả năng đo lường được, chứng minh được và đánh giá được mức độ đáp ứng 2. Nội dung học phần i) Phù hợp với mục tiêu học phần, khối lượng học phần và trình độ đối tượng sinh viên ii) Thể hiện tính kế thừa, phát triển trên cơ sở những kiến thức sinh viên đã được trang bị iii) Thể hiện một phạm vi kiến thức tương đối trọng vẹn để có thể dễ dàng tổ chức giảng dạy và để sinh viên dễ dàng tích lũy trong một học kỳ iv) Thể hiện tính cơ bản, hiện đại, theo kịp trình độ khoa học-kỹ thuật thế giới v) Thể hiện quan điểm chú trọng vào khái niệm (concept), nguyên lý và ứng dụng, không chú trọng tới kiến thức ghi nhớ thuần túy hoặc kỹ năng sinh viên có thể tự học vi) Đủ mức độ chi tiết cần thiết để đảm bảo phạm vi và mức độ yêu cầu kiến thức của học phần, đồng thời đủ mức độ khái quất cần thiết để người dạy linh hoạt trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy và tiếp cận phù h ợp 3. Những yêu c ầu khác i) Quy định về học phần điều kiện rõ ràng nhất quán, số h ọc phần điều kiện không quá nhiều ii) Mô tả vắn tắt nội dụng học phần ngắn gọn, rõ ràng, nhất quán với mô tả trong phần khung chương trình và bao quát được những nội dung chính của học phần iii) Mô tả các nhiệm vụ của sinh viên phải đầy đủ và thể hiện được vai trò hướng dẫn cho sinh viên trong quá trình theo h ọc iv) Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm đánh giá đưa ra rõ ràng và hợp lý, phù hợp với mục tiêu học phần v) Có đầy đủ thông tin về giáo trình (tài liệu tham khảo chính) mà sinh viên có thể tiếp cận vi) Trình bày theo m ẫu quy định thống nhất Điểm TB = ∑/3,0 Trưởng khoa Người đánh giá (hoặc Chủ tịch HĐKH khoa) Xếp loại đánh giá: - Xuất sắc: 9 đến 10 - Tốt: 8 đến cận 9 - Khá: 7 đến cận 8 - Trung bình: 6 đến cận 7 - Không đạt: dưới 6. . về môn học - Tên môn học: Vi điều khiển - Mã môn học: 20242029 - Số tín chỉ: 2 - Thuộc chương trình đào tạo của khóa, bậc: Đại học - Loại môn học:  Bắt buộc:   Lựa chọn: - Các môn học. hoạt động của một hệ vi xử lý. Giới thiệu họ vi điều khiển MCS-51. Kết thúc môn học, sinh vi n có đủ kiến thức để thiết kế các hệ thống nhúng dựa trên vi điều khiển 8051, và vi t chương trình. phỏng vi điều khiển Proteus 7.x 5. Các phương pháp giảng dạy và học tập của môn học: Giáo vi n giới thiệu môn học, tài liệu tham khảo, các địa chỉ website để tìm tư liệu liên quan đến môn học,

Ngày đăng: 11/08/2014, 18:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w