Cây thuốc ppsx

26 262 0
Cây thuốc ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mở Đầu Việt Nam là nước nhiệt đới có những đặc điểm khí hậu, địa lý khác nhau. Nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng. Trong đó, nguồn dược liệu có thể xem là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và có thể tái tạo. Tuy nhiên, để cây thuốc phát huy tác dụng cứu người của nó, trước hết, chính chúng ta phải cứu cây dược liệu. Từ xa xưa ông cha ta đã biết sử dụng cở cây hoang dại trong rừng làm thuốc chữa bệnh. Những bài thuốc đã được lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác, mang lại những giá trị và ý nghĩa vô cùng to lớn. Đây là một kho tàng văn hóa phi vật thể đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát huy. Nhưng đến nay, nguồn dược liệu của chúng ta đang từng ngày tận khai tận diệt. Nhiều lương y Việt Nam phải thốt lên rằng, nước ta đang bị "chảy máu" cây dược liệu nghiêm trọng, nhiều cây thuốc quý nay chỉ còn là tiêu bản trong phòng thí nghiệm. Cây dược liệu ở Việt Nam mang trong mình những hoạt chất có tính năng, công dụng có ích cho sức khỏe con người. Nhưng nó lại đang chịu cảnh bị những người săn lùng "tận thu", và phần lớn xuất lậu qua biên giới. Tình trạng này kéo dài hàng chục năm ở nhiều tỉnh biên giới phía Bắc, khiến không ít cây thuốc quý của Việt Nam đứng trước nguy cơ bị tuyệt diệt I. Tài nguyên cây thuốc ở việt nam 1. Cây thuốc Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh đã tổng kết các loại cây thuốc Việt nam rất phong phú. Gần đây đã có tác giả tổng kết như Đỗ Tất Lợi, Phạm Hoàng Độ đã mô tả 3063 loài cây có vị thuốc trên 2000 loài trong số trên 11000 loài thực vật ở Việt Nam (cây có vị thuốc ở Việt Nam). Nước ta có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và kinh nghiệm sử dụng dược liệu làm thuốc từ xa xưa, nhưng hiện tại hệ thống bảo tồn, gìn giữ, xây dựng và phát triển nguồn gen và giống cây thuốc mới phát hiện được gần 4.000 loài cây thuốc và nấm lớn được dùng làm thuốc. Nhưng trong số đó đa số các cây thuốc quý hiếm lại đang có nguy cơ tuyệt chủng; theo số liệu của cơ quan chức năng, trên 50% nguyên liệu dược liệu của nước ta nhập về từ nước ngoài TS Trần Văn Ơn cho biết qua nghiên cứu, hiện có khoảng 45 loại cây dược liệu từng là thế mạnh của Việt Nam nay đang phải nhập khẩu trở lại như: Bạch biển đậu, Binh lang, Hoắc hương, Xạ can, Hồng hoa, Bồ công anh, Cẩu tích… để phục vụ sản xuất đông dược trong nước. Thậm chí khi chúng ta nhập khẩu dược liệu trở lại, cơ quan chức năng đã phát hiện có không ít loại đã bị chiết xuất, hút hết hàm lượng thuốc, nguyên liệu chỉ còn là củi rác. Theo Viện Dược liệu, Bộ Y tế, hiện ở Việt Nam có khoảng 600 loài cây thuốc quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Sách đỏ cây thuốc Việt Nam ghi nhận có tới 144 loài cây thuốc bị đe dọa cần được bảo vệ. Trong đó, đang cực kỳ nguy cấp có 18 loài; đang bị nguy cấp có 57 loài; sắp nguy cấp có 69 loài. Điển hình như cây Ba kích đã bị suy giảm tới 70% diện tích quần thể; cây Hoàng liên chân gà thuộc họ Mao hương quần thể đã bị suy giảm tới 90%, chỉ còn sót lại một ít ở đỉnh các vách đá của núi Ngũ Chi Sơn trên dãy Hoàng Liên Sơn (Sapa, Lào Cai); Hoàng đàn, dây trầm, kim ngân (huyện Yên Định và Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn); củ ba kích (Đô Lương, Nghệ An); đỗ trọng nam (Lương Sơn, Hòa Bình). Ngay đến củ bình vôi, từ năm 2000 trở lại đây đã bị khai thác đến cạn kiệt với hàng ngàn tấn xuất qua biên giới mỗi năm. Ở Cao Bằng, từ năm 1969 - 1973 có trên 617 cây thuốc thuộc 211 họ thực vật đã được phát hiện và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, rất nhiều loại cây thuốc quý đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng bởi tình trạng “xuất khẩu” ồ ạt qua biên giới. 2 Phân bố Vườn Quốc Gia Yordon chứa đựng một hệ sinh thái rừng Khộp rộng lớn ( Đây là loại rừng cây thưa lá rộng nhiệt đới) , bảo tồn Vườn Quốc Gia Yordon là bảo tồn hệ sinh thái độc đáo điển hình cho cả 3 nước Đông Dương. Đã thống kê được 464 loài thực vật thuộc 97 họ, có nhiều loài cây thuốc quý, gồm lớp Ngọc la, lớp Hành, ngành Thông và ngành Dương xỉ. Họ thực vật nhiều loài là họ Cỏ, họ Đậu, họ Phong lan. Trong số 464 loài có hai loài mới ghi nhận cho hệ thực vật Việt Nam là: Quao xẻ tua thuộc Họ Núc nác và Gạo lông len thuộc họ Gạo. Hệ thực vật tại Vườn Quốc Gia Yordon có quan hệ nguồn gốc với hệ thực vật Malaixia, Inđônêsia thuộc họ Dầu, và hệ thực vật ấn Độ- Miến Điện họ Tử vi, họ Bàng. Có quan hệ gần gũi với hệ thực vật cận nhiệt đới. Vườn Quốc gia Hoàng Liên: tại đây các nhà khoa học đã phát hiện được 2.024 loài thực vật bậc cao, thuộc 200 họ, có 66 loài trong Sách đỏ Việt Nam, trong đó cây thuốc chiếm khoảng 700 loài. Đặc biệt cây Hoàng liên chân gà – một cây thuốc quý, mọc tự nhiên đã được Sách đỏ Việt Nam năm 1996 và 2007 xếp vào hạng rất nguy cấp nhưng vẫn tiếp tục bị khai thác và người ta vẫn thấy chúng được bày bán ở chợ Sa Pa. Vườn Quốc Gia Ba Bể có 1268 loài thực vật bậc cao, trong đó có 26 loài được ghi tên trong sách đỏ Việt nam và Thế giới, các loài cây gỗ quí, hiếm như Đinh, Nghiến, Lim, Trúc dây Trong đó Trúc dây là một loài tre đặc hữu của Ba Bể thường mọc tại các vách đá, thân của chúng thả mành mành xuống hồ tạo nên những bức mành xung quanh hồ. Đây là khu vực được các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá là trung tâm đa dạng và đặc hữu cao nhất về loài Lan không chỉ của Việt Nam mà còn của cả toàn vùng Đông Nam Á. Ở đây có 182 loài Lan, 1 số loài Lan là đặc hữu chỉ phát hiện thấy duy nhất ở vùng này. Vườn Quốc Gia Ba Vì có khoảng 1262 loài thực vật gồm các loài cây quý hiếm cho gỗ và loài cây đặc hữu Ba Vì. Năm 1990, Học viện Quân y 103 đã điều tra phát hiện được 169 loài cây thuốc, phân thành 28 nhóm có tác dụng chữa bệnh. Tiếp đó, năm 1992, Trường Đại Học Dược Hà nội qua điều tra đã phát hiện được 250 cây làm thuốc chữa 33 loại bệnh và chứng bệnh khác nhau, nhiều loài cây thuốc điển hình như Hoa tiên, Huyết đằng, Bát giác tiên, Râu hùm, Hoàng đằng, Củ dờm, cây Thông đỏ… Vườn Quốc Gia Tam đảo đã lập được Danh mục 64 loài thực vật quý hiếm cần được bảo vệ và Danh mục 42 cây thuốc đặc hữu (phần lớn là những cây thuốc quý hiếm) Gần đây các nhà khoa học đã phát hiện được gần 613 loài thực vật thuộc 308 chi, 121 họ, trong số này có 361 loài cây làm thuốc, Cây làm thuốc điển hình như: Ba kích, Hoàng đằng, Chân chim, Cốt toái bổ, Vú hương, Quế, Trầm hương, Khôi tía, Sa nhân, Sa nhân quả to, Chân chim núi, Kim ngân, Cẩu tích, Na rừng, Củ mài, Lõi tiền, Hà thủ ô, Thiên niên kiện, Bẩy lá một hoa, Bách bộ, Khúc khắc…. Vườn Quốc Gia Bạch Mã có tới 1406 loài thực vật, nhiều nhất là cây làm thuốc (338 loài), cây cho gỗ (120 loài), cây ăn quả (22 loài), cây cho tinh dầu (33 loài), hoa cây cảnh (35 loài), cây có sợi (26 loài).Nhiều cây thuốc quý hiếm như A lợi, Đỉnh tùng, Sa mộc, Bảy lá một hoa, Thông tre, Kim tuyến, Lá khôi, Ô dược nam, Thổ phục linh, Vàng đắng, Ba gạc lá nhỏ, Cúc mai đã được ghi vào sách đỏ Việt nam Vườn Quốc gia Cát Bà: là khu rừng nguyên sinh có cả một hệ thống động vật và thực vật rất quý hiếm. Vườn có 620 loài thực vật với hàng trăm loài làm dược liệu quý và hàng trăm loài động vật làm thuốc trong đó có cả các loài Voọc, Hươu, Mèo, Cầy hương, loài gặm nhấm, Dơi, Chim, Ong rừng tự nhiên. Bà STENKE, Giám đốc Dự án bảo tồn Vườn Quốc Gia Cát Bà cho rằng: Đây là vùng ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học không chỉ ở quy mô quốc gia, mà còn có thể mở rộng khu bảo tồn biển của Vườn Quốc Gia Cát Bà ra phạm vi rộng lớn hơn. Vườn Quốc gia Cát tiên có thảm thực vật vô cùng phong phú, đã xác định được 1.610 loài thực vật, gồm các loại cây thân gỗ, cây bụi, thảm tươi, dây leo, thực vật phụ sinh, ký sinh. Trong số này có nhiều loại cây thuốc quý hiếm. Có nhiều cây cổ thụ, cây ở độ tuổi 1.000 năm, có động vật làm thuốc như các loài thú, loài chim, linh trưởng, bò sát. 3 Phân loại cây thuốc a. Phân loại theo tác dụng và độc tính của thuốc Thuốc thượng phẩm là loại thuốc có tác dụng bổ dưỡng, không có độc gồm 120 vị như nhân sâm. Sa sâm, cam thảo, thạch hộc, ba kích thiên, hoàng kỳ, cẩu kỷ, a giao. Thuốc trung phẩm là loại thuốc vừa có tác dụng bổ hư và tri bệnh có độc hoặc có độc gồm 120 vị như can khương, ma hoàng, đương quy, thược dược, miết giáp… Thuốc hạ phẩm chuyên trị bệnh, phần lớn có độc, không được uống lâu gồm 125 vị như phụ tử, bán hạ, đại hoàng, cam toại… b. Phân loại thuốc theo thuộc tính tự nhiên: Là phân loại theo cỏ hoang, loại dây leo, loại ngũ cốc, loại rau quả, … c. Phân loại theo tạng phủ kinh lạc Sách tạng phủ tiêu bản dược thức (Trương nguyễn Tố) lấy tạng phủ làm cương lĩnh và bệnh lý làm mục sắp xếp thuốc theo bệnh lý. Sách Bản Thảo Phân Kinh thì lấy kinh lọc làm cương lấy dược phẩm làm mục, mỗi loại mục lại chia ra các loại bổ, hòa, công, tán, hàn, nhiệt. Sách Dược Phẩm Vâng Yến của Hải Thượng Lão Ông chia theo bộ: bộ hỏa gồm nhục quế, phụ tử, ô đầu… bộ mộc gồm đương quy, tân giao, câu đằng… bộ thổ gồm bạch truật, bạch linh, cam thảo… bộ kim gồm nhân sâm, sa sâm, hoàng kỳ… bộ thủy gồm sinh địa ,thục địa ,lộc nhung, hà thủ ô d. phân loại theo tác dụng của thuốc Thuốc giải biểu (ma hoàng, quế chi, tô diệp…); Thuốc giải cảm phong hàn (bạc hà, tam điệp, cát căn, sài hồ… ); Thuốc giải cảm phong nhiệt, thuốc thanh nhiệt (thạch cao, tri mẫu, lô căn…); Thuốc lợi thấp (phục linh, trư linh, ý dĩ, đằng tâm ); Thuốc tiêu thực (sơn tra, mạch nha, thần khúc ) ; Thuốc cầm máu (đại kế, tiểu kế, bồ hoàng); Thuốc an thần (chu sa, long cố,viên chi, linh chi ) 4 Thành phần hóa học 4.1 Xơ thực vật Xơ thực vật bao gồm những chất thiên nhiên do thành các tế bào thực vật tạo ra hầu hết là các chuỗi dài các chất cao phân tử khác nhau như cellulose, hemi- cellulose, pectin, mucilage (chất nhầy), lignin, gomme (gôm)… Chất gôm như nhựa mận, nhựa đào. Chất nhầy như sâm bố chính, bạch cập; pectin như cùi bưởi, ổi, khế, là những dẫn xuất của acid uronic. Tính chất chung của xơ thực vật là thường không được hấp thụ, và có thể hợp với nước tạo thành chất đông (gel) lỏng, sánh hoặc đạc tùy theo từng loại, tính chất hiện nay được biết khá rõ. Trước đây người ta coi chất xơ thực vật không giữ vai trò gì quan trọng đối với con người. Nhưng gần đây, xuất phát từ nhận xét rằng từ thời cổ xưa dân châu Âu chỉ sống bằng sản phẩm nông nghiệp. Mỗi ngày những rau quả đã cung cấp cho họ 60-100g xơ thực vật. Nhưng khoảng hai thế kỷ trở lại đây nền công nghiệp thực phẩm đã hoàn toàn thay đổi cách chế biến thức ăn, và mỗi ngày người dân chỉ còn ăn vào không quá 20g xơ thực vật. Và nếu so sánh thực phẩm của những người dân ở các nước đang phát triển (trong đó ngũ cốc là chủ yếu ) thì người ta nhận thấy các bệnh thướng gặp ở phương tây còn được mệnh danh là các nước văn minh như táo bón, đái đường, béo phì, choles-terol cao, xơ vữa động mạch, viên kết ruột…rất hiếm thấy ở các nước chậm phát triển mà thức ăn rất giàu xơ thực vật. Và người ta thấy rằng xơ thực vật có một số tác dụng sau: Xơ thực vật chống táo bón: xơ thực vật ăn vào giữ nước làm tăng khối lượng phân trong ruột, do đó kích thích sự co bóp của ruột và thải phân ra dễ dàng. Tính nhận hoạt, làm dịu niêm mạc còn đung chũa ho, cầm máu. Xơ thực vật giảm béo phì: những chất đông do xơ thực vật tạo thành giữ những thức ăn trong các mắt lưới và giúp cho những thức ăn đó được tiêu thụ từ từ vào máu, bảo đảm sự hấp thụ có chừng mực. Do đó dẫn đến hai kết quả. Hàm lượng đường trong máu khỏi tăng lên đột ngột. Chất insulin vì vậy khỏi bị tê kiệt ra khỏi bị tiết ra một cách đột ngột với lượng lớn. Vì vậy, không làm cho lượng đường được tích trữ dưới dạng mỡ trong máu (hàm lượng chỉ xảy ra khi lượng đường chuyển tới quá lớn). Hàm lượng cholesterrol trong máu hạ xuống. Vì xơ thực vật gữi những muối mật lại, và không cho số muối mật này trở lui vào máu. Cơ thể do đó phải tiếp tục sản xuất ra muối mật để bù lại số muối mật đã tiêu thụ hàng ngày. Mà nguyên liệu ban đầu đẻ chế biến muối mật là cholesterol trong máu. Do đó xơ thực vật gián tiếp làm hạ cholesterol trong máu. Xơ thực vật trở thành một thứ thuốc cần thiết hàng ngày. 4.2 Acid hữu cơ Acid hữu cơ rất phổ biến trong các bộ phận của cây như quả (chanh, cam, quýt, bưởi, me, mơ, sơn trà), trong lá( như lá chua me, lá sấu, lá bông). Những acid hữu cơ thường gặp như acid focmic, acid xittric, acid malic, acid tactric, acid axetic, acid oxalic… Những acid này có khi có thể tự do làm vị thuốc có vị chua nhưng cũng có khi ở dưới dạng muối như canxi oxalat(có rất nhiều ở cây). Một số acid đặc biệt như acid xinamic (có trong quế), acid benzoic trong an tức hương(cánh kiến trắng), acid aconitic trong phụ tử, ô đầu. Tác dụng của những acid này không giống nhau thường những loại acid benzoic có tác dụng giải nhiệt (mát) hay nhuận tràng (me), giúp sự tiêu hóa như sơn trà. 4.3 Dầu béo Dầu béo: những vị thuốc có chất dầu béo như hạnh nhân, đòa nhân, thầu dầu, ba đậu, đại phong tử, máu chó, vừng Những vị thuốc có chất dầu béo, khi ta ép nó vào tờ giấy thì thấy trên tờ giấy có một vết mờ để lâu hay hơ nóng cũng không mất đi( khác với tinh dầu). Tác dụng của chất béo nhiều mặt: khi thì là chất bồi dưỡng như dầu lạc, dầu vừng, khi thì la thuốc tẩy như thầu dầu, dầu ba đậu, nhưng có khi là thuốc chữa bệnh ngoài da như dầu máu chó, đại phong tử, hay dầu vừng dùng chế thuốc cao dán nhọt. 4.4 Tinh dầu Tinh dầu là những chất béo làm cho vị thuốc có mùi thơm hay hắc. những vị thuốc có tinh dầu, khi ép giữa tờ giấy cũng để lại một vệt mơ nhưng để lâu hoặc hơ nòng thì bay mất. Tinh dầu phần lớn là những thuộc chất của tecpen, nhưng cũng có khi không phải như tinh dầu trong xạ hương. Thuốc có tinh đâu thường có tác dụng sát trùng, trị bệnh đường hô hấp (quế) hay giúp sự tiêu hóa, làm cho năn ngon miệng. chống tiêu, chữa đau bụng, nôn nữa, hoặc có khi dùng chữa cảm sốt, nhức đầu. Những thuốc chứa tinh dầu thường dùng bột, hoặc sắc thì không nên sắc lâu, tinh dầu sẽ bay đi mất. Hay nếu sắc chung với những vị thuốc khác thì cho vào sau cùng, khi sắp được thuốc mới cho vào. Đôi khi những vị thuốc có tinh dầu dùng để xong giải cảm như đại bí, lá bưởi, long não người ta đun nồi nước cho sôi cho các thứ lá đó vào rồi chùm chăn lên để hứng lấy những hơi tinh dầu bốc lên 4.5 Chất nhựa Chất nhựa như nhựa thông, a ngùy, an tức hương, một dược là những chất được tạo thành do sự oxy hóa các tinh dầu. Có thứ nhựa còn lẫn cả tinh dầu chưa bị oxy hóa, người ta gọi là nhựa dầu. Có những thứ nhựa chứa acid thơm hay an tức hương, (có acid benzoic, xinamic). Những thuốc chất có chất nhựa không tan trong nước, cho nên ta không dùng dưới dạng thuốc sắc mà dùng dưới dạng rượu thuốc (ngâm trong rượu). Những vị thuốc có chất nhựa thường có tác dụng sát trùng đường hô hấp, đường tiểu tiện hay chữa giun. 4.6 Những chất glucozit hay heterozit Những chất glucozit hay heterozit rất hay gặp trong các vị thuốc. Nhưng cơ bản thân glucozit là những chât không đơn thần. Khi đun các chất glucozit với nước acid loãng hay kiềm loãng, thường glucozit tách ra làm hai phần, phần chất đường (glucoza, ramnora ) và một phần không phải là đường (gọi là genin). Tùy theo phần không đường này có tác dụng của vị thuốc có, glucozit lại chia thành nhiều chất khác nhau nũa. Ta có thể kể một số glucozit chính sau đây: a) Glucozit chữa tim có trong vị trúc đào, thông thiên, hạt đay, loại vạn niên thanh. Những vị thuốc có chứa glucozit tim có vị rất đắng, thường rất độc. b) Glucozit đắng là những chất có vị đắng mà không phải là ancaloit. Ta thấy chất đắng trong bồ công anh, trong lòng đởm thảo, thạch xương bổ, trong vỏ quýt. Những vị thuốc có chất đắng thường làm cho ăn ngon miệng, chóng tiêu, bổ dạ dày. c) Saponin hay Saponoit là những glucozit có tính chất gây bọt, phá huyết. những vị thuốc có chất saponin khi tán nhỏ, lắc với một nước thì sẽ gây rất nhiều bọt như bọt xà phòng trong ống thí nghiệm. Bọt này rất lâu mới tan. Những vị thuốc có saponin rất nhiều như bồ kết, viễn chí, cact cành, cam thảo, tri mẫu… Thuốc có chứa saponin thường là những thuốc chữa ho, long đờm, thông tiểu … d) Antraglucozit là những chất glucozit có tính chất kích thích sự co bóp của ruột. Khi dùng liều nhỏ thì nó làm cho ăn ngon cơm, tiêu hóa dễ dàng; liều vừa phải thì nhuận tràng, liều cao hơn nữa thì gây tẩy mạnh. Khi dụng ngoài da , thì những chất này có tác dụng sát trùng, thường dùng chữa hắc lào, chống một số bệnh ngoại da. Những vị thuốc cí antraglucozit thường gặp như đại hoàng phan tả diệp, lô hôi, chút chít, muồng trâu, thảo quyết minh… e) chất tanin cũng là một loại glucozit có vị chát và chua. Nhưng tác dụng của nó thì ngược lại với antraglucozit. Uống những thuốc có tanin thì thường gây táo bón dùng chữa những trường hợp đau bụng đi ỉa lỏng. Những thuốc có tanin hay gặp như bội tử, búp ổi, búp sim, củ nâu, hạt vải Ngoài công dụng cầm ỉa lỏng, tanin còn có tác dụng cầm máu và bổ. Trong hạt sen, kas sen, kim anh, lá chè đều có tanin. Những vị thuốc có tanin khi dùng dao sắt hay nấu sắc bằng nồi sắt hay nồi gang thì sẽ có màu đen. Cho nên một số vị thuốc có chất tanin thường được ông cha dặn là không được dùng dao sắt mà thái thuốc. Còn việc sắc thuốc thì nhất thiết phải dùng ấm đất rôi. Nếu không có ấm đất thì dùng nôi nhôm, nồi đồng, không thể dùng nồi sắt được. g) Flavon là những chất glucozit có màu sắc. Flavon có màu vàng, antoxyan có màu tím (nếu môi trường trung tính) hay đỏ (môi trường acid hoặc xanh (nếu môi trướng kiềm). Những chất này có liên quan chặt chẽ với chất tanin. Ta thường thấy chất flavon trong hoa hòe, trong vỏ cam, bồ hoàng, hoàng cầm, chi tử. Một chất flavon rất quý gọi là ruyin hay rutozit có trong hoa hòe có tác dụng giảm huyết áp, giúp cho cơ thể chống lại nhũng trường hợp đứt mạch máu nhỏ khi huyết áp tăng cao. 4.7 Antoxyan Antoxyan có trong vỏ hạt đậu đên, trong nhiều loại hoa như hoa dâm bụt, hoa phù dung. Vài trò của antoxyan hiện nay chưa xác định rõ rệt về mặt điều trị. Ancaloit đóng một vai trò quan trọng trong điều trị. Nó còn đòng vài trò quan trọng trong nông nghiện vì có thể dùng làm thuốc trừ sâu. Ancaloit là những chất hưu cơ, có tính chất kiềm tìm thấy trong thực vật. Ancaloit thường có vị rất đắng và có một số tính chất chung làm cho chúng ta có thể phát hiện nó trong câu một cách tương đối dễ dàng. Ancaloit cũng thường có tác dụng rất mạnh trên cơ thể và thường dùng với liều rất nhỏ, nếu dùng liều quá cao có thể ngộ độc. Cũng như các chất khác thường thấy trong cây, tỷ lệ ancoloit thay đổi tùy theo thời kỳ thu hái, cách chế biến, do dó có tác dụng thay đổi. Vậy cần chú ý thu hái chế biến cho đúng phép. Những vị thuốc có chứa ancoloit rât nhiều có kể cả phụ tử, ô đầu, cà độc dược, ma hoàng, ớt, mã tiền, hoàng nàn, thuốc phiện… 4.8 Vitamin hay sinh tố Vitamin hay sinh tố là những hợp chất tác dụng trên cơ thể với liều rất nhỏ, nhưng thiếu nó thì phát sinh nhiều bệnh phức tạp. Tùy theo thứ tự A,B, C, nhưng sau trong mỗi thứ vitamin người ta nhận thấy nhiều thứ khác cho nên phải thên con số vào chữ cái ví dụ B1 ,b2, B3….hoặc có khi người ta dùng tác dụng chữa bệnh chủ yếu của vitamin đặt tên ví dụ vitantm antiberiberic (chữa phù bằng vitamin B1), vitamin antiscobutic (vitamin C). Hiện nay người ta đã tổng hợp được nhiều thứ vitamin, khỏi phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Mặc dầu vitamin cần thiết cho cơ thể nhưng dùng quá nhiều có thể phát sinh ra bệnh thừa vitamin. 4.9 Các chất nội tiết tố Các chất nội tiết tố thướng gặp trong các vị thuốc nguồn gốc động vật như tử hà sa, kê nội kim, lộc nhung, hải cẩu thận…Cơ thể cũng chỉ cần những liều rất nhỏ của nội tiết tố. Dùng quá liều cũng sẽ gây tai biến rối loạn. 4.10 Chất kháng sinh Chất kháng sinh gần đây người ta phát hiện trong cây có chất kháng sinh. Những chất kháng sinh có thể là những chất đã biết tinh dầu, ancaloit, nhưng có thể có cấu tạo khác Trên đây mới chỉ sơ khai một số hoat chất thường gặp. Hiện nay khoa học còn đang cố gắng phat hiện ra những chất mới khác trong cây. 5. Tình hình khai thác cây thuốc Việt Nam có nguồn tài nguyên sinh học rất đa dạng và phong phú, được xếp thứ 16 trong 25 quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao nhất thế giới; trong đó có hàng ngàn loại cây, cỏ được dùng làm thuốc chữa bệnh cùng nhiều bài thuốc dân gian rất đặc biệt. Tuy nhiên, do khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch bảo tồn, cùng với việc xuất lậu cây thuốc tràn lan nên nguồn dược liệu thiên nhiên quý nước ta đang ngày càng cạn kiệt. Tốc độ khai thác luôn luôn lớn hơn tốc độ tái sinh, do đó khả năng cung cấp dược liệu giảm sút rõ rệt so với trước đây, khiến cho cây thuốc bị kiệt quệ, làm thu hẹp dần diện tích phân bố của nhiều cây thuốc. Theo báo cáo của Hội Đông y Cao Bằng ngày 10/6/2010 (Hội thảo về “Thực trạng khai thác, giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững nguồn Tài nguyên cây thuốc trên địa bàn tỉnh Cao Bằng”) và ngày 24-25/3/2011 (Hội thảo về “Bảo tồn và Phát triển bền vững nguồn Tài nguyên cây thuốc ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam”), tại các cửa khẩu Tà Lùng, Sóc Giang, Trà Lĩnh… mỗi ngày có hàng chục tấn dược liệu các loại được đưa qua biên giới. Mỗi năm ước tính ít nhất có khoảng 300.000 đến 500.000 tấn dược liệu bị khai thác để bán sang Trung Quốc. Chỉ tính trong 20 năm qua, số dược liệu của tỉnh Cao Bằng bị bán qua biên giới ít nhất khoảng trên dưới 10 triệu tấn, với giá trị kinh tế khoảng vài nghìn tỷ đồng. Trong đó, những cây thuốc bị khai thác nhiều trong mấy năm gần đây là Sói rừng (giá năm 2010 là 1.000đ/kg tươi cả gốc, năm 2011 do khan hiếm nên giá bán từ 3.000- 3.500đ/kg tươi), Bòng bong, Si đỏ, Na rừng, Cỏ nhung, vv. [...]... nguyên cây thuốc: Khai thác đảm bảo cho tái sinh; tính lâu dài Khoanh vùng, nắm được trữ lượng đối tượng khai thác: Khu vực khai thác ngay: cây mọc tập trung, phần lớn là cây trưởng thành; Khu vực chọn lọc: Chỉ chọn những cây lớn, số lượng nhiều, bảo vệ cây còn nhỏ 5 2 Khu vực bảo vệ: đa số là cây còn nhỏ, rất ít cây lớn Chỉ thu hái các bộ phận làm thuốc, tránh chặt phá cả cây Chỉ thua hái ở các cây thuốc... VI KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Cây thuốc là một dược liệu rât quý nó dược sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh, là tài nguyên quý Hiện nay cây thuốc đang bị khai thác cạn kiệt, các cơ quan có thẩm quyền chưa có những biện pháp để khắc phục tình trạng trên Chúng ta phải chung tay bảo vệ cây thuốc đưa ra những biện pháp để bảo tồn cây thuốc khỏi bị tiêu diệt... thành Chú ý lưu giữ các cây mẹ gieo giống Thu hái theo thời vụ, thu được dược liệu có hàm lượng hoạt tính cao đem lại kinh tế Nắm vững kỹ thuật, phương pháp (ví dụ: thu vỏ cây: nên vào mùa Xuân hoặc đầu Hạ, cây đang phát triển mạnh, vỏ nhiều nhựa, dễ bóc; Thu hái những phần ngầm dưới đất: nên vào lúc cây bắt đầu tàn lụi, lúc này bộ phận chứa nhiều hoạt chất nhất.) Gieo trồng một số cây thuốc có nhu cầu... 5-hydroxy-3′,4′,7-trimethoxyflavonol-3-O-β-D-rutinosid, và isorhamnetin-3-O-β-D-rutinosid Cây này được dùng làm thuốc trị lao phổi, ho do phế nhiệt, phong thấp đau nhức khớp xương, chấn thương, viêm dạ dày mạn tính .Cây bị khai thác nhiều nên có nguy cơ tuyệt chủng, đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam năm 2007, xếp hạng EN A1a,c,d 3.14 Cẩm ràng Tên khác là đinh lăng gai, đơn châu chấu, cây cuồng, cây răng Cây mọc hoang phổ biến ở rừng trung du và miền... loài cây thuốc, chủ yếu là mọc tự nhiên Nhiều loài cây đã được sử dụng cách đây đã được sử dụng cách đây mấy nghìn năm để chữa bệnh, làm thuốc bổ Hiện nay các loài cây đã và đang nghiên cứu thành phần các chất để chế ra các loại thuốc có nguồn gốc từ thực vật, sử dụng an toàn có hiệu quả Các loại làm thuốc bổ điển hình như: tam thất, nhân sâm, ba kích, ngũ gia bì, hà thủ ô, hoài sơn ý dĩ… • Các loại cây. .. lượng lớn, bán công khai cho khách thập phương Các loại cây thuốc được khai thác dưới nhiều hình thức, tùy thuộc vào bộ phận thu mua, như đào lấy củ, nhổ cả gốc rễ, có khi lấy toàn bộ kể cả khi cây đang có hoa, nên cây thuốc không còn khả năng phát tán để bảo tồn tự nhiên Trước đây các lương y có thể hái được nguyên liệu làm thuốc xung quanh nhà, cây thuốc quý mọc rất nhiều, nhưng đến nay tìm khắp vùng,... hoặc người dân nông thôn, có nhiều hiểu biết khêu gợi sự lựa chọn và sàng lọc các cây có giá trị đặc biệt (chủ yếu là cây thuốc).Nơi có tiềm năng cây thuốc tự nhiên là rất lớn.Là con đường nhanh nhất, rẽ nhất trong việc tiếp cận tiềm ra thuốc mới Tuy nhiên việc chia sẻ quyền lợi từ việc thu lợi từ tài nguyên và tri thức cây thuốc bản địa thường các doanh nghiệp lờ đi, hoặc chỉ là rất ít so với giá trị... Tránh nhầm với cây ba kích lông (M cochinchinensis DC.) và cây mặt quỷ (M villosa Hook.) Công dụng :Ba kích dược dùng chữa dương uỷ, phong thấp cước khí, gân cốt yếu mềm, lưng gối mỏi đau Trong nhân dân, Ba kích là vị thuốc có tác dụng bổ trí não và tinh khí, chữa xuất tinh sớm, di mộng tinh, liệt dương, kinh nguyệt chậm hoặc bế kinh, phong thấp, huyết áp cao 3.24 Bọ mẩy Cây bụi hay cây nhỏ cao khoảng... chứa saponin triterpenic mà phần genin đã được xác định là acid oleanic Cây dùng Chữa sưng vú, áp xe vú; Chữa ho lâu ngày, viêm họng, viêm amidan, Chữa viêm nhiễm sưng tấy chưa thành mủ 3.15 Cây Sói rừng Tên gọi khác Sói láng, hay Sói nhẵn Tên khoa học làSarcandra glabra (Thunb.) Nakai, họ Hoa sói (Chloranthaceae).Đây là loại cây bụi thường xanh, cao 1-2m, thân nhẵn, các mấu hơi phồng Lá mọc đối, hình... Quả chín tháng 8-9 .Cây Sói rừng chứa tinh dầu, các flavonoid, coumarin, fumaric acid, succinic acid, vv Gần đây, các nhà khoa học đã chứng minh cây này có các sesquiterpen là atractylenolid β, chloranthalacton E, ( - )-istanbulin A, và 2 sesquiterpen lacton mới là 8β,9a-dihydroxyeudesman-4(15),7(11)-dien-8a,12-olid; và 8β,9a-dihydroxylindan-4(5),7 (11)-dien-8a,12-olid Theo Đông y, cây Sói rừng có vị . vật, nhiều nhất là cây làm thuốc (338 loài), cây cho gỗ (120 loài), cây ăn quả (22 loài), cây cho tinh dầu (33 loài), hoa cây cảnh (35 loài), cây có sợi (26 loài).Nhiều cây thuốc quý hiếm như. loài thực vật, gồm các loại cây thân gỗ, cây bụi, thảm tươi, dây leo, thực vật phụ sinh, ký sinh. Trong số này có nhiều loại cây thuốc quý hiếm. Có nhiều cây cổ thụ, cây ở độ tuổi 1.000 năm, có. khiến không ít cây thuốc quý của Việt Nam đứng trước nguy cơ bị tuyệt diệt I. Tài nguyên cây thuốc ở việt nam 1. Cây thuốc Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh đã tổng kết các loại cây thuốc Việt nam

Ngày đăng: 11/08/2014, 17:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan