CHƯƠNG I. ĐIỆN HỌC (PHẦN 2) III. SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO CHIỀU DÀI, TIẾT DIỆN VÀ VẬT LIỆU LÀM DÂY DẪN - BIẾN TRỞ. Ví dụ 1. Trên một biến trở có ghi 25 - 1A. a) Con số 25 - 1A cho biết điều gì ? Hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt vào hai đầu biến trở là bao nhiêu ? b) Biến trở làm bằng nicom có điện trở suất 1.1.10-6m, có chiều dài 24m . Tính tiết diện của dây dẫn dùng làm biến trở ? Ví dụ 2. Một dây dẫn làm bằng Constantan có điện trở suất = 0.5.10 -6 m, có chiều dài l = 20m và có tiết diện đều S = 0.4mm 2 . a) Con số = 0.5.10 -6 m cho biết điều gì ? b) Tính điện trở của dây dẫn đó. Ví dụ 3. Đặt vào hai đầu một cuộn dây dẫn làm bằng đồng một hiệu điện thế U = 17V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là I = 5A. Biết tiết diện của dây dẫn là 1.5 mm, điện trở suất là 1.7.1 -8 m . Tính chiều dài của dây dẫn. Ví dụ 4. Một dây dẫn làm bằng đồng dài 30m, có tiết diện 1.5mm 2 được mắc vào hiệu điện thế 30.8V. Tính cường độ dòng điện qua dây dẫn này, biết = 1.7.10 -8 m Ví dụ 5. Một bóng đèn có ghi 18V - 1A mắc nối tiếp với một biến trở con chạy để sử dụng với hiệu điện thế không đổi 24V. a) Điều chỉnh để biến trở có giá trị R b = 12. Tính toán và nêu nhận xét về độ sáng của bóng đèn. b) Hỏi phải điều chỉnh biến trở có giá trị bao nhiêu để đèn sáng bình thường ? Ví dụ 6. Hai bóng đèn có cùng hiệu điện thế định mức là U 1 = U 2 =6V, khi sáng bình thường các bóng đèn có điện trở tương ứng là R 1 = 6 và R 2 = 12 . Cần mắc hai bóng này với một biến trở vào hiệu điện thế U = 9V để hai bóng sáng bình thường. Vẽ sơ đồ mạch điện trên và tính điện trở của biến trở đó. III. BÀI TẬP SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO CHIỀU DÀI, TIẾT DIỆN VÀ VẬT LIỆU LÀM DÂY DẪN - BIẾN TRỞ. Bài 1. Một biến trở con chạy có điện trở lớn nhất là 50. Dây điện trở của biến trở là một hợp kim nicrôm có tiết diện 0,11mm 2 và được cuốn đều xung quanh một lõi sứ tròn có đường kính 2,5cm. a) Tính số vòng dây của biến trở này. b) Biết cường độ dòng điện lớn nhất mà day này có thể chịu được là 1,8A. Hỏi có thể đặt vào hai đầu dây cố định của biến trở một hiệu điện thế lớn nhất là bao nhiêu để biến trở không bị hỏng. Bài 2. Một bóng đèn có ghi 18V - 1A mắc nối tiếp với một biến trở con chạy để sử dụng với nguồn điện có hiệu điện thế kkhông đổi 24V. a) Điều chỉnh biến trở đến giá trị R b = 12. Hãy tính toán và nêu nhận xét về độ sáng của bóng đèn. b) Hỏi phải điều chỉnh biến trở có giá trị điện trở bao nhiêu để đèn có thể sáng bình thường. Bỏ qua điện trở các dây nối. Bài 3. Có hai bóng đèn mà khi sáng bình thường có điện trở tương ứng là R 1 = 16 và R 2 = 12 . Dòng điện chạy qua hai đèn đều có cường độ định mức là I = 0,8A . Hai đèn này được mắc nối tiếp với nhau và với một biến trở vào hai đầu đoạn mạch có hiệu điện thế U = 28,4V. a) Tính điện trở của biến trở để hai đèn sáng bình thường. b) Khi đèn sáng bình thường, số vòng dây của biến trở có dòng điện chạy qua chỉ bằng 75% so với tổng số vòng dây của biến trở. Tính điện trở của biến trở ? Bài 4. Cho mạch điện như hình vẽ. AB là một biến trở có con chạy C. Lúc đầu đẩy con chạy C về điểm A để biến trở có điện tr ở lớn nhất. B A a) Khi dịch chuyển con chạy C về phía B thì độ sáng của bóng đèn thay đổi như thế nào? Giải thích? b) Biết điện trở của bóng đèn là R Đ = 18 . Điện trở toàn phần của biến trở là 42 và con chạy C ở điểm chính giữa AB. Hiệu điện thế do nguồn cung cấp là 46,8V. Tính cường độ dòng điện qua đèn khi đó? Bài 5. Cho mạch điện như hình vẽ, trong đó bóng đèn có hiệu điện thế định mức 24V và cường độ dòng điện định mức 0,6A được mắc với một biến trở con chạy để sử dụng với nguồn điện có hiệu điện thế không đổi 30V. a) Để đèn sáng bình thường thì phải điều chỉnh biến trở có điện trở là bao nhiêu? Bỏ qua điện trở ở dây nối. b) Nếu biến trở có điện trở lớn nhất là 40 thì khi đèn sáng bình thường dòng điện chạy qua bao nhiêu phần trăm ( %) tổng số vòng dây của biến trở? Bài 7. Hai bóng đèn có hiệu điện thế định mức là U 1 = 12V, U 2 = 24V, khi sáng bình thường có điện trở tương ứng là R 1 = 6 và R 2 = 4 . Cần mắc hai đèn này với một biến trở vào hiệu điện thế U = 36V để hai đèn sáng bình thường. a) Vẽ sơ đồ của mạch điện . b) Tính điện trở của biến trở khi đó. IV. ĐIỆN NĂNG, CÔNG VÀ CÔNG SUẤT, ĐỊNH LUẬT JUN - LEN- XƠ Ví dụ 1. Trên một bóng đèn có ghi 6V - 3W. a) Cho biết ý nghĩa các con số này ? b) Tính cường độ dòng điện định mức qua bóng đèn ? c) Tính điện trở của bóng đèn khi nó sáng bình thường ? Ví dụ 2. Khi mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế 30V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 0,75A. a) Tính điện trở và công suất điện của bóng đèn khi đó. b) Tính nhiệt lượng tỏa ra ở dây tóc bóng đèn trong thời gian 30 phút ? c) Nếu dùng bóng đèn này với hiệu điện thế 36V thì công suất tiêu thụ của bóng đèn là bao nhiêu? Ví dụ 3. Một bóng đèn dây tóc có ghi 220V- 100W và một bàn là có ghi 220V - 400W cùng được mắc vào ổ lấy điện 220V ở gia đình. a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch này. b) Tính cường độ dòng điện định mức của mỗi bóng đèn b) Hãy chứng tỏ rằng công suất của đoạn mạch bằng tổng công suất của đèn và của bàn là. c) Tính điện năng tiêu thụ của hai thiết bị trên trong thời gian 45 phút? Ví dụ 4. Cho 2 bóng đèn lần lượt có nghi : 120V - 40W và 120V - 60W. Trong hai trường hợp sau, tính cường độ dòng điện qua mỗi đèn và cho biết đèn nào sáng hơn? a) Hai đèn mắc song song vào mạch điện 120V. b) Hai đèn mắc nối tiếp vào mạch điện 240V. IV. BÀI TẬP VỀ ĐIỆN NĂNG, CÔNG VÀ CÔNG SUẤT. ĐỊNH LUẬT JUN - LEN- XƠ Bài 1. Trên một ấm điện có ghi 220V - 770W. a) Tính cường độ dòng điện định mức của ấm điện. b) Tính điện trở của ấm khi hoạt động bình thường. c) Dùng ấm này để nấu nước trong thời gian 30 phút ở hiệu điện thế 220V . Tính điện năng tiêu thụ của ấm. Bài 2. Trên hai bóng đèn có ghi 110V- 60W và 110V- 75W. a) Biết tằng dây tóc của hai bóng đèn này đều bằng vônfam và có tiết diện bằng nhau. Hỏi dây tóc của đèn nào có độ dài lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần? b) Có thể mắc hai bóng đèn này nối tiếp với nhau vào hiệu điện thế 220V được không? Tại sao? Bài 3. Trên nhãn của một động cơ điện có ghi 220V - 850W. a) Tính công của dòng điện thực hiện trong 45 phút nếu động cơ được dùng ở hiệu điện thế 220V. b) Nếu hiệu điện thế đặt vào động cơ chỉ là 195V thì điện năng tiêu thụ trong 45 phút là bao nhiêu? Bài 4. Trên một bóng đèn dây tóc có ghi 220V - 100W. a) Tính điện năng sử dụng trong 30 ngày khi thắp sáng bình thường bóng đèn này mỗi ngày 6 giờ. b) Mắc nối tiếp bóng trên đây với một bóng đèn dây tóc khác có ghhi 220V - 75W và hiệu điện thế 220V. Tính công suất tiêu thụ của mỗi đèn và của cả mạch. Coi điện trở của các bóng đèn là không đổi. Bài 5. Một dây dẫn làm bằng vônfam có p = 5,5. 10 -8 .m, đường kính tiết diện d = 1mm và chiều dài là l = 40m, đặt dưới hiệu điện thế U = 24V. a) Tính điện trở của dây. b) Tính nhiệt lượng toả ra trên dây trong thời gian 40 phút theo đơn vị jun và calo. Bài 6. Dây xoắn của một bếp điện dài 12m , tiết diện 0,2mm 2 và điện trở suất p = 1,1.10 -6 .m. a) Tính điện trở của dây xoắn. b) Tính nhiệt lượng toả ra trong 10 phút khi mắc bếp điện vào hiệu điện thế 220V. c) Trong thời gian 10 phút, bếp này có thể đun sôi bao nhiêu lít nước từ nhiệt độ 25 o C. Cho nhiệt dung riêng của nước 4200J / Kg.K. Bỏ qua mọi sự mất mất nhiệt. Bài 7. Một ấm điện có ghi 220V - 600W được sử dụng với hiệu điện thế đúng 220V để đun sôi 2,2lít nước Từ nhiệt độ ban đầu là 27 o C. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng vỏ ấm và nhiệt lượng toả vào môi trường. Tính thời gian đun sôi nư ớc. Bài 8. Một bếp điện hoạt động liên tục trong 1 giờ 30 phút ở hiệu điện thế 220V. Khi đó số chỉ của công tơ điện tăng thêm 2 số. Tính điện năng mà bếp điện sử dụng, công suất của bếp điện và cường độ dòng điện chạy qua bếp trong thời gian trên ? Bài 9. Trên một bóng đèn dây tóc có ghi 220V - 100W. a) Tính điện năng bóng đèn sử dụng trong 30 ngày, mỗi ngày 4 tiếng. b) Mắc nối tiếp bóng đèn trên với một bóng đèn khác có ghi 220V - 75W vào hiệu điện thế 220V. Tính công suất tiêu thụ của mỗi bóng và của cả mạch. Coi điện trở của các bóng đèn là không đổi. . CHƯƠNG I. I N HỌC (PHẦN 2) III. SỰ PHỤ THUỘC CỦA I N TRỞ VÀO CHIỀU D I, TIẾT DIỆN VÀ VẬT LIỆU LÀM DÂY DẪN - BIẾN TRỞ. Ví dụ 1. Trên một biến trở có ghi 25 - 1A. a) Con. đó. III. B I TẬP SỰ PHỤ THUỘC CỦA I N TRỞ VÀO CHIỀU D I, TIẾT DIỆN VÀ VẬT LIỆU LÀM DÂY DẪN - BIẾN TRỞ. B i 1. Một biến trở con chạy có i n trở lớn nhất là 50. Dây i n trở của biến trở. dụng v i nguồn i n có hiệu i n thế không đ i 30V. a) Để đèn sáng bình thường thì ph i i u chỉnh biến trở có i n trở là bao nhiêu? Bỏ qua i n trở ở dây n i. b) Nếu biến trở có i n trở