Nghiên cứu triết học " NHẬN THỨC VỀ VẤN ĐỀ ĐẢNG VIÊN LÀM KINH TẾ TƯ NHÂN " pot

8 457 2
Nghiên cứu triết học " NHẬN THỨC VỀ VẤN ĐỀ ĐẢNG VIÊN LÀM KINH TẾ TƯ NHÂN " pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHẬN THỨC VỀ VẤN ĐỀ ĐẢNG VIÊN LÀM KINH TẾ TƯ NHÂN DƯƠNG PHÚ HIỆP (*) Vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân mà lần đầu tiên, Đ ảng ta chính thức thông qua tại Đại hội X của Đảng, không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế, m à còn là vấn đề chính trị; không chỉ là vấn đề lý luận phức tạp, mà còn là v ấn đề thực tiễn cấp bách, có liên quan đến thái độ của chúng ta đối với chủ nghĩa tư b ản, đối với các thành phần kinh tế và đối với vấn đề bóc lột. Để làm rõ nh ững vấn đề đó, trong bài viết này, tác giả đã đưa ra và luận giải tiến trình đổi mới tư duy, đ ổi mới nhận thức của Đảng ta về những vấn đề này, từ Nghị quyết Trung ương 5 khoá VI (1988) đến Văn kiện Đại hội X (2006). Khác với các Đại hội trước, Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 2006) đ ã mạnh dạn quyết định vấn đề đảng viên có thể làm kinh tế t ư nhân (trong đó có kinh tế tư bản tư nhân). Để thấy được ý nghĩa to lớn của quyết định này, cần nh ìn lại quá trình đổi mới tư duy kinh tế và tư duy chính tr ị của Đảng, bởi vấn đề đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế, m à còn là vấn đề chính trị; không chỉ là vấn đề lý luận phức tạp, mà còn là v ấn đề thực tiễn cấp bách. Đây là vấn đề có liên quan đến thái độ đối với chủ nghĩa tư b ản, đối với các thành phần kinh tế, đối với vấn đề bóc lột, v.v Nhìn lại quá trình 20 năm đ ổi mới vừa qua, chúng ta thấy một trong những vấn đề mà Đảng ta luôn phải trăn trở, thảo luận, cân nhắc, đắn đo rất nhiều là v ấn đề đảng viên có được làm kinh tế tư bản tư nhân hay không. T ừ năm 1988, Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VI) đã quyết định: Đảng cho phép những đảng vi ên có vốn góp cổ phần vào các đơn vị kinh tế tập thể và kinh tế quốc doanh. Vào n ửa cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã tiến hành nhi ều đợt kh ảo sát thực tế, nhiều cuộc hội thảo với nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau xoay quanh vấn đề đảng viên có được làm kinh tế tư bản t ư nhân không. Hội nghị Trung ương 10 khoá VI (năm 1990) cũng đưa vấn đề này ra th ảo luận, nhưng do ý kiến còn quá khác nhau nên chưa kết luận đư ợc. Tiếp đó, vấn đề này lại được đưa ra thảo luận tại Đại hội VII (năm 1991) và Đại hội đã đi đ ến kết luận dứt khoát: “Đảng viên không được làm kinh tế tư bản t ư nhân”. Không những thế, Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (1994) còn b ổ sung: “Đối với một số đảng viên đã làm chủ các doanh nghiệp tư bản tư nhân, t ổ chức Đảng cần xem xét và giải quyết từng trường hợp cụ thể, hướng dẫn v à giúp đỡ chuyển đổi thành dạng xí nghiệp, công ty cổ phần, có sự tham gia của ngư ời lao động, của Nhà nước; hoặc thành hình th ức kinh tế hợp tác, để vừa tận dụng được vốn liếng và năng lực làm kinh tế của đảng viên, v ừa bảo đảm bản chất giai cấp của Đảng”(1). Đại hội VIII (1996) tiếp tục khẳng định kết luận của Đại hội VII và nh ấn mạnh thêm: Đảng viên không được làm hoặc mượn danh nghĩa người thân làm kinh t ế tư bản tư nhân. Trong quá trình chuẩn bị Đại hội IX, Hội nghị Trung ương 10 khoá VIII (2000) đã thảo luận ba vấn đề liên quan với nhau: (1) Thế nào là tư b ản tư nhân; (2) Thế nào là bóc lột; (3) Nên giải quyết vấn đề đảng viên làm kinh t ế tư bản tư nhân theo hướng nào? Trung ương thảo luận nhưng ý ki ến vẫn rất khác nhau. Do đó, Bộ Chính trị đề nghị chưa biểu quyết để nghiên cứu tiếp. Đại hội IX (2001) cũng chưa có kết luận về vấn đề đảng viên làm kinh tế tư b ản tư nhân và Điều lệ Đảng đư ợc thông qua tại Đại hội IX vẫn giữ một nội dung về tiêu chuẩn đảng viên là “có lao động, không bóc lột”. Điều đáng chú ý là H ội nghị Trung ương 5 khoá IX (2002) đã đánh giá: “Trong thực tế, những đảng vi ên làm kinh tế tư nhân đã có những đóng góp tích cực cho đất nư ớc: góp phần phát triển kinh tế, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động, ổn định xã h ội. Phần lớn những đảng viên là chủ doanh nghiệp đều chấp hành nghiêm ch ỉnh luật pháp, chính sách của Nhà nước, quan tâm đến lợi ích của người lao động…”(2). Tháng 5 năm 2002, Bộ Chính trị đã giao cho Hội đồng Lý luận Trung ương nghiên cứu, thảo luận vấn đề đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân. Hội đồng đ ã tổ chức nhiều đợt khảo sát thực tế, nhiều vòng hội thảo và đưa ra nh ững câu hỏi về tiêu chí xác định kinh tế tư bản tư nhân, như mức vốn đầu tư vào s ản xuất kinh doanh là bao nhiêu: 20 tỷ, 50 tỷ, 100 tỷ, 500 tỷ hay 1.000 tỷ đồng? Mức thu ê mướn lao động tối thiểu là bao nhiêu: 200, 300, 500 hay 1.000 lao đ ộng? Mức lợi nhuận ròng là bao nhiêu? Mức sống của chủ doanh nghiệp tư bản t ư nhân cao hơn mức sống trung bình của người lao động là bao nhiêu? - gấp 30 lần hay h ơn 30 lần? Xoay quanh những vấn đề này, ý kiến của các thành viên H ội đồng Lý luận Trung ương và ý kiến ở các địa phương còn r ất khác nhau. Các ý kiến thảo luận này đều đã được trình lên Bộ Chính trị. Như vậy, vấn đề đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân đã được thảo luận h àng chục năm, mãi đến tận Đại hội X, Đảng ta mới có thể kết luận. Đ ương nhiên, đây là vấn đề khó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, nhưng không có nghĩa là ph ải chờ có một lý luận hoàn chỉnh rồi mới dám quyết. Vấn đề này đòi h ỏi phải giải quyết bằng thực tiễn, bằng cách tiến hành thử nghiệm trong cuộc sống, vừa làm, v ừa rút kinh nghiệm, nếu thấy ích nước, lợi dân thì Đảng quyết định cho làm, nếu có hại th ì ngừng lại, nghiên cứu thêm. Trong lịch sử triết học có câu chuyện vui: hai trư ờng phái triết học tranh luận về một khúc gỗ đầu nào là gốc, đầu nào là ngọn. Cuộc tranh luận kéo dài hàng ch ục năm, bên nào cũng đưa ra lý lẽ của mình, không phân thắng bại, nên đành ph ải trình lên xin ý kiến của vua. Nhà vua phán là cứ đem khúc gỗ ngâm xuống nư ớc rồi sẽ biết đâu là ngọn, đâu là gốc. Vấn đề mà các nhà lý lu ận Việt Nam thảo luận hàng chục năm qua cũng tương tự. Cách giải quyết tốt hơn cả là đưa vào th ực tế cuộc sống để tìm câu trả lời. Quyết định của Đại hội X cho phép đảng viên có th ể làm kinh tế tư nhân là quyết định dựa trên việc đúc kết thực tiễn là chính, đ ồng thời cũng là kết quả của quá trình đổi mới tư duy về chủ nghĩa xã hội và ch ủ nghĩa tư bản. Thái độ của người cộng sản đối với chủ nghĩa tư bản là m ột trong những vấn đề được tranh luận nhiều nhất trong phong trào cộng sản quốc tế từ đầu thế kỷ XX đến nay. Đã từng có quan niệm cho rằng, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản l à cách xa nhau, được ngăn cách tuyệt đối bởi một bức tường dày hơn c ả Vạn lý trường thành; rằng chủ nghĩa tư bản và “cái đuôi” của nó phải lập tức tiêu di ệt triệt để. Nhận thức đó là không phù hợp với thực tế và ch ỉ có hại cho chủ nghĩa xã hội mà thôi. Ngôi nhà của chủ nghĩa xã hội chỉ có thể được xây dựng tr ên cơ sở những thành tựu mà loài người đã đạt được qua nhiều thế kỷ trư ớc đây, chủ yếu là trong chủ nghĩa tư bản. Nếu vứt bỏ mọi cái của chủ nghĩa tư bản thì đi ều đó không có lợi gì cho chủ nghĩa xã hội cả. Trong quá trình đổi mới tư duy, Đảng ta đã có những bước tiến xa so với t ư duy cũ. Từ lối tư duy siêu hình muốn xoá bỏ ngay lập tức và xoá sạch chủ nghĩa t ư bản, tại Đại hội IX, Đảng ta đã tiến đến một quan niệm rằng, bỏ qua chế độ t ư bản chủ nghĩa ở nước ta là “b ỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng ti ếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư b ản chủ nghĩa”(3). Trong khi ở nước ta còn có thái độ khác nhau đối với chủ nghĩa tư bản, người thì mu ốn đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, người thì muốn vứt bỏ tất cả những thành t ựu của nó. Luận điểm nói trên của Đảng có ý nghĩa chỉ đ ạo rất quan trọng đối với nhận thức và hành động của mọi người. Quyết định của Đại hội X cho phép đảng viên có thể làm kinh tế tư nhân là k ết quả đổi mới tư duy của Đảng ta đối với các thành phần kinh tế, đặc biệt l à thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Từ ch ỗ chủ quan, nóng vội muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, nhất là mu ốn nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh, Đảng ta đã đi đến chủ trương “khuy ến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân rộng rãi trong những ngành ngh ề sản xuất, kinh doanh mà luật pháp không cấm”(4). Đó là một chủ trương phù h ợp với thực tế của đất nước và thế giới và cũng là một trong những cơ s ở để đi đến quyết định đảng viên có thể làm kinh tế tư nhân, trong đó có cả kinh tế tư bản tư nhân. Quyết định nói trên của đại hội X đã dẫn đến sự đồng bộ và nh ất quán trong đổi mới tư duy, bởi nếu đã chủ trương th ực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và coi các thành ph ần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã h ội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, cùng bình đ ẳng trước pháp luật, thì không nên đặt ra vấn đề phân biệt đảng viên được làm ở thành phần kinh tế này, không được làm ở thành phần kinh tế kia. Vì đ ặt ra vấn đề như thế sẽ tự xoá bỏ nguyên tắc bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, khi m à trong Nghị quyết nói không phân biệt đối xử, nhưng trên th ực tế lại có sự phân biệt đối xử. Điều đó có nghĩa là nói không đi đôi với làm, nếu như thế th ì uy tín của Đảng và Nhà nước sẽ bị giảm sút, gây ra tình trạng mất lòng tin của ngư ời dân. Quyết định của Đại hội X cho phép đảng viên có thể làm kinh tế t ư nhân là hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp nước Cộng hoà Xã h ội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, bởi trong đó đã ghi: “M ọi tổ chức Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” (Điều 4); “Công dân có quy ền tự do kinh doanh theo quy định c ủa pháp luật” (Điều 57); “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài s ản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác” (Điều 58). Đảng viên cũng l à những công dân của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và do v ậy, cũng có quyền tự do kinh doanh và các quy ền khác. Nếu Đảng ta hạn chế hoặc không cho phép đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân thì đảng viên đã bị tước đi m ột trong những quyền công dân của mình là quyền tự do kinh doanh. Quyết định của Đại hội X cho phép đảng viên có thể làm kinh tế t ư nhân là góp phần vào việc phấn đấu cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã h ội công bằng, dân chủ, văn minh. Để đạt mục tiêu này, Đảng và Nhà nư ớc ta cần phải tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân làm giàu, trong đó có cả việc làm giàu bằng kinh tế t ư bản tư nhân. Song, chẳng nhẽ chỉ nhân dân mới được làm giàu, còn đảng viên l ại không được làm giàu, không được phấn đấu cho mục tiêu mà Đảng đã đ ặt ra hay sao? Khi Đảng ta coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm thì đảng viên ph ải đi tiên phong trong việc thực hiện nhiệm vụ trung tâm đó; chính lúc n ày và trong nhiệm vụ này, đảng viên càng phải đi trước để làng nước theo sau. Đả ng và Nhà nước cần khuyến khích, thậm chí đòi hỏi đảng viên phải biết l àm giàu cho mình và cho đất nước ở mọi lĩnh vực, ở mọi thành ph ần kinh tế, không có sự phân biệt nào, miễn là làm theo pháp luật của Nhà nước. Hiện nay, ở nước ta, kiếm được việc làm rất khó; hơn nữa, biết làm kinh tế t ư nhân, đặc biệt là làm kinh tế tư bản tư nhân lại càng khó. Do v ậy, Đảng cần phải động viên, khuyến khích đảng viên dám xông vào nh ững khó khăn đó, chứ không phải là nhường việc khó đó cho nhân dân. Nếu trước đây, mất nước, làm nô lệ l à một nỗi nhục, thì ngày nay, để đất nước nghèo nàn, lạc hậu, tụt hậu xa hơn v ề kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới cũng là một nỗi nhục – nỗi nhục không ngẩng đầu lên được. Vì vậy, chính lúc này, Đ ảng cần tạo điều kiện để đảng viên ra tay rửa nỗi nhục đó của đất nước. Phải khắc phục lối t ư duy cũ kỹ thấy đảng viên làm thuê thì không sao, thấy ngư ời Việt Nam ở trong hay ngoài nước đi làm thuê cũng không sao, nhưng khi thấy một ngư ời Việt Nam nào, đặc biệt là đảng viên trở thành người chủ thì lại cảm thấy băn khoăn, h ình như trái với lẽ phải thông thường là chỉ có làm thuê mới là người tốt. Cần thay t ư duy cũ kỹ đó bằng tư duy mới: thấy người Việt Nam nào biết phấn đấu từ ngư ời làm thuê trở thành người chủ, dù ở trong nước hay ở ngoài nước, thì nên coi đó là điều đáng mừng, đáng tự hào của dân tộc. Nếu có nhiều ngư ời Việt Nam, trong đó có nhiều đảng viên làm được như thế, thì mới có khả năng đi đến mục ti êu dân giàu, nước mạnh… Nếu trong các lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, khoa h ọc, công nghệ, Đảng và Nhà nước chủ trương trọng dụng v à tôn vinh nhân tài, thì trong lĩnh vực kinh tế (trong đó có kinh tế tư bản tư nhân) cũng nên tr ọng dụng và tôn vinh nhân tài, bởi ở đây, cũng đòi hỏi con ngư ời phải có óc kinh doanh, phải dám bỏ vốn, phải biết quản lý, nghĩa là cũng phải có tài, ch ứ không phải ai cũng làm được. Trước và sau khi Đại hội X quyết định đảng viên có thể làm kinh tế tư nhân, v ẫn còn ý kiến băn khoăn: (1) Sợ sau này hình thành giai cấp tư sản ở Việt Nam v à giai cấp này, từ chỗ nắm kinh tế sẽ nắm cả chính trị; (2) Khi đảng viên trở th ành những người làm kinh tế tư bản tư nhân, kể cả khi kết nạp chủ doanh nghiệp v ào Đảng, thì e rằng, điều đó sẽ làm thay đ ổi tính chất của Đảng. Thực ra, việc lo cho tương lai như thế là tốt, nhưng hiện nay, chưa thể có giai cấp đó ở nư ớc ta. Nếu đến lúc nào đấy đội ngũ những người làm kinh tế tư bản tư nhân, trong đó có c ả đảng viên, vươn lên đủ sức cạnh tranh với các nhà doanh nghiệp ở khu vực v à trên thế giới thì chúng ta nên mừng hay lo? Vả lại, nếu có sự hình thành và l ớn mạnh của đội ngũ doanh nhân Việt Nam (trong đó có nhiều đảng vi ên) thì nó không còn hoàn toàn giống như trước đây và cũng không hoàn toàn giống như ở các nước tư bản hiện nay, bởi nó hình thành và phát triển trong điều kiện r ất khác. Còn vấn đề trong Đảng có những đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân th ì tính chất của Đảng có thay đổi không? Việc xem xét tính chất của một Đảng, n ên xem xét tôn chỉ, mục đích, cương lĩnh hành động, đường lối v à các chính sách của Đảng đó, chứ không nên xem xét thành phần xuất thân của đảng viên, b ởi tính chất của Đảng không phụ thuộc vào điều đó. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, k ể cả kinh tế tư bản tư nhân thì chưa cần thiết phải quá nhấn mạnh việc lên án bóc lột ở nước ta. Ở đây, đòi hỏi phải có tư duy biện chứng, nghĩa là đôi khi ph ải tạm thời chấp nhận một việc nào đó được coi là xấu để tiến đến một việc tốt h ơn. Chẳng hạn, phải chấp nhận sự phân hoá giàu nghèo trong kinh tế thị trư ờng để dần dần tiến đến một xã hội bình đẳng. Cũng như vậy, Đảng ta tuyên b ố bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, nhưng lại sử dụng những thành t ựu của nó để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Và, có lẽ, để tiến đến một xã hội không còn tư b ản và không còn bóc lột thì nước ta phải trải qua một giai đoạn để nhiều người đư ợc làm kinh tế tư bản tư nhân, kể cả đảng viên và phải chấp nhận vẫn còn bóc l ột. Bóc lột, đương nhiên, là điều không tốt; song thất nghiệp, đình đốn, nghèo kh ổ chắc chắn còn nguy hiểm hơn nhiều. Chấp nhận tình trạng còn bóc lột như m ột điều chưa tránh được, chưa thể xoá bỏ ngay, tức là ch ấp nhận cái xấu ít để tránh cái xấu nhiều, chấp nhận một điều xấu để tránh những điều xấu hơn. Quy ết định đó của Đảng ta là sáng suốt, phù hợp với thực tế nước ta hiện nay. Đó c ũng chính là phương pháp tư duy biện chứng mà những người quen lối tư duy siêu h ình thường không hiểu.r (*) Giáo sư, tiến sĩ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam. (1) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 439 - 440. (2)Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp h ành Trung ương khoá IX. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 44. (3) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 84. (4) Đảng Cộng sản Việt Nam. Sđd., tr. 98. . NHẬN THỨC VỀ VẤN ĐỀ ĐẢNG VIÊN LÀM KINH TẾ TƯ NHÂN DƯƠNG PHÚ HIỆP (*) Vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân mà lần đầu tiên, Đ ảng ta chính thức thông qua tại Đại hội X của Đảng, không. đổi mới tư duy kinh tế và tư duy chính tr ị của Đảng, bởi vấn đề đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế, m à còn là vấn đề chính trị; không chỉ là vấn đề lý. nghiên cứu, thảo luận vấn đề đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân. Hội đồng đ ã tổ chức nhiều đợt khảo sát thực tế, nhiều vòng hội thảo và đưa ra nh ững câu hỏi về tiêu chí xác định kinh tế

Ngày đăng: 11/08/2014, 01:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan