1. Cơ sở pháp lý nào làm phát sinh quan hệ lao động: • Dựa trên một công việc nhất định( đây là điều kiện cơ bản đầu tiên để có một HĐLĐ) • Có sự trả công( đây là giá cả của sức lao động, cái mà người lao động đặt biệt quan tâm). • Có sự ràng buộc về mặt pháp lý giữa người lao động & người sử dụng lao động (đây là biểu hiện của quan hệ song phương, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại). 2. Các hình thức của hợp đồng lao động: • Hợp đồng bằng văn bản : là loại hợp đồng được ghi bằng văn bản theo mẫu quy định của Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã hội. Phải được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản Việc ký kết hợp đồng lao động theo Điều 3 của Nghị định số 44/2003/NĐ- CP được quy định cụ thể như sau: a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng đến dưới 12 tháng phải ký kết bằng văn bản theo Mẫu số 1 kèm theo Thông tư này. Người sử dụng lao động chuẩn bị hợp đồng lao động theo mẫu quy định trên khổ giấy A4 và đóng dấu giáp lai giữa các trang để sử dụng trong đơn vị. Trường hợp một bên ký kết hợp đồng lao động là người nước ngoài thì nội dung hợp đồng phải bằng tiếng Việt, sau phần tiếng Việt có thể thêm phần tiếng nước ngoài do hai bên thỏa thuận. Nội dung bằng tiếng Việt có giá trị pháp lý. Bản hợp đồng lao động có thể viết bằng bút mực các mầu (trừ mầu đỏ) hoặc đánh máy. b) Hợp đồng lao động trong doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có thể giảm bớt một số nội dung cho phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. d) Ngoài hợp đồng lao động hai bên có thể ký hợp đồng trách nhiệm về tài sản được giao. • Hợp đồng bằng miệng : là HĐ do các bên thỏa thuận chỉ thông qua đàm phán miệng mà không lập thành văn bản. Quá trình ký kết HĐ có thể hoặc không có người làm chứng theo yêu cầu của các bên. Các bên đương nhiên phải tuân thủ theo quy định điều 29 bộ luật lao động. HĐ bằng miệng được áp dụng với một số công việc sau: - Công việc có tính chất tạm thời mà thời hạn dưới 3 tháng. - HĐ lao động để giúp việc nhà 3. Những nội dung cần xác định trong HĐLĐ khi giao kết: Hợp đồng lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau: - Công việc người lao động phải làm; - Thời giờ làm việc thì giờ nghỉ ngơi; - Tiền lương; 1 - Địa điểm làm việc; - Điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động; - Bảo hiểm xã hội; thời hạn hợp đồng; - HĐ lao động không được quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn mức được quy định trong pháp luật lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đang áp dụng trong doanh nghiệp hoặc hạn chế các quyền khác của người lao động. Hợp đồng lao động được ký kết bằng văn bản theo mẫu quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, làm thành hai bản mỗi bên giữ một bản. 4. Các nguyên tắc giao kết HĐLĐ & nội dung của từng nguyên tắc: • Nguyên tắc tự do – tự nguyện : HĐLĐ là sự thỏa thuận & thống nhất ý chí của các bên tham gia quan hệ lao động, do đó việc giao kết HĐLĐ phải dựa trên cơ sở tự do thể hiện ý chí & lý trí của hai bên. Nghĩa là các bên tham gia có quyền tự do bài tỏ ý chí và lý trí của mình – việc bài tỏ là tự nguyện chứ không do sự áp đặt của bất kỳ ai, mọi sự cưỡng ép & dụ dỗ đều không được pháp luật thừa nhận Nếu vi phạm nguyên tắc này, HĐ sẽ bị coi là vô hiệu. • Nguyên tắc bình đẳng : Các bên tham gia ký kết hợp đồng phải hoàn toàn bình đẳng với nhau, nghĩa là trong quá trình ký kết hợp đồng các bên phải tương đồng với nhau về vị trí, về phương thức biểu hiện – dù ở địa vị kinh tế nào khi giao kết hợp đồng các bên cũng phải bình đẳng với nahu và không được đưa ra những đòi hỏi quá xa thực tế. Khi thỏa thuận ký HĐ thì các bên có quyền chấp thuận hay không chấp thuận yêu cầu của bên kia, không bên nào được ép buộc bên nào hoặc dùng thủ đoạn để ép buộc bên kia giao kết hợp đồng khi họ không muốn thì HĐ sẽ không có hiệu lực. Nguyên tắc này đảm bảo về mặt pháp lý cho người lao động, đồng thời nói lên tư cách các bên trong quá trình giao kết hợp đồng. • Nguyên tắc không trái với pháp luật & thỏa ước lao động tập thể : - Các bên không được thỏa thuận những nội dung trái với pháp luật & thỏa ước lao động tập thể( điều 46 – Nội dung chủ yếu của thỏa ước gồm: Những cam kết về việc làm & bảo đảm việc làm; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương; định mức lao động; an toàn lao động. vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội đối với người lao động). - Sự thỏa thuận không trái với pháp luật, ví dụ: Pháp luật đã quy định thời giờ làm việc tối đa trong ngày. Vậy khi thỏa thuận các bên không được thỏa thuận cao hơn số giờ đó. - Trường hợp HĐLĐ vi phạm khoản 2, 3 điều 49 thỏa ước lao động tập thể thì thanh tar lao động hướng dẫn và yêu cầu các bên sữa đổi, bổ sung cho phù hợp. 2 5. Các loại hợp đồng lao động & căn cứ lựa chọn để giao kết HĐLĐ: Điều 27 – luật quy định về các loại hợp đồng: 1– Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây: a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng; b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn. Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. 2– Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới, hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm một thời hạn, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn. 3– Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác. 6. Vấn đề sửa đổi bổ sung, chấm dứt HĐLĐ: • Chấm dứt HĐLĐ là chấm dứt quan hệ lao động theo hợp đồng đã được xác lập trước đó, tức là chấm dứt thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận. • Có hai trường hợp chấm dứt HĐLĐ là: Chấm dứt HĐLĐ hợp pháp & Chấm dứt HĐLĐ bất hợp pháp. Chấm dứt HĐLĐ hợp pháp: là chấm dứt trong những trường hợp pháp luật cho phép: hết hạn hợp đồng, hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng… Các trường hợp người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng: khi loại hợp đồng thuộc về điểm b, c, khoản 1 điều 27 luật lao động thì người lao động có quyền chấm dứt trong các 3 trường hợp sau: không được bố trí đúng công việc, địa điểm làm việc, không được trả công đầy đủ…… Các trường hợp người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ: Người lao động thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ, bị xử lý kỷ luật sa thải… Chấm dứt HĐLĐ bất hợp pháp: là việc chấm dứt HĐLĐ không có lý do chính đáng, không đúng pháp luật. • Quyền & lợi ích các bên khi chấm dứt hợp đồng lao động( điều 41, 42, 43 luật quy định). 7. Hợp đồng vô hiệu – Cách xử lý: Là HĐ có một phần hoặc toàn bộ nội dung không đảm bảo về các điều kiện do pháp luật quy định, HĐ vô hiệu được chia thành hai loại: • HĐ vô hiệu từng phần : HĐLĐ bị coi là vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm những điều cấm của pháp luật nhưng phần vi phạm đó không ảnh hưởng đến nội dung các phần còn lại của HĐLĐ (chẳng hạn trong nội dung về tiền lương hai bên thỏa thuận mức lương trong HĐLĐ thấp hơn mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định hay thấp hơn mức lương tối thiểu trong thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp). • HĐLĐ vô hiệu toàn bộ khi vi phạm một trong các điểm sau: - Một bên giao kết không có năng lực pháp luật và năng lực hành vi lao động (người mất trí, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tòa tuyên phạt cấm không được làm nghề cũ…, người lao động nhỏ hơn 15 tuổi mà không được cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp đồng ý…); - Một bên giao kết HĐLĐ bị ép buộc hoặc lừa dối; - Có nội dung vi phạm những điều cấm của pháp luật (chẳng hạn hai bên thỏa thuận công việc mà đã bị pháp luật cấm lao động nữ hoặc lao động chưa thành niên thực hiện). Đối với các HĐ vô hiệu toàn bộ, các bên phải hủy bỏ và có thể ký hợp đồng mới. Nếu các bên vẫn tiếp tục thực hiện thì bị coi là vi phạm pháp luật. Hiện nay, trong Điều 29 BLLĐ khoản 2 chỉ quy định: “Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của HĐLĐ quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn mức quy định trong pháp luật lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đang áp dụng trong doanh nghiệp hoặc hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó phải được sửa đổi, bổ sung”. Trong trường hợp trên, thanh tra lao động hướng dẫn cho các bên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp nếu các bên không sửa đổi, bổ sung thì thanh tra có quyền buộc hủy bỏ Trích Khoản 3 Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau:"3 - Trong trường hợp phát hiện hợp đồng lao động có nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, thì Thanh tra lao động hướng dẫn và yêu cầu các bên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Nếu các bên không sửa đổi, bổ sung thì Thanh tra lao động có quyền buộc hủy bỏ các nội dung đó; quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được giải quyết theo quy định của pháp luật". 4 Như vậy khi HĐLĐ vô hiệu toàn bộ bị tuyên bố hủy bỏ thì hướng xử lý các HĐLĐ này như thế nào? Quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các bên (đặc biệt là người lao động) được giải quyết ra sao? Vấn đề này luật nên có quy định hỗ trợ một khoảng trợ cấp mất việc làm cho người lao đông trong thời gian việc khác…. 8. 5 Mẫu số 1 MẪU HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tên đơn vị: Số: HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Chúng tôi, một bên là Ông/Bà: Quốc tịch: Chức vụ: Đại diện cho (1): Điện thoại: Địa chỉ: Và một bên là Ông/Bà: Quốc tịch: Sinh ngày tháng năm tại. Nghề nghiệp (2): Địa chỉ thường trú: Số CMTND: cấp ngày / / tại Số sổ lao động (nếu có): cấp ngày / / tại Thỏa thuận ký kết hợp đồng lao động và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây: Điều 1: Thời hạn và công việc hợp đồng - Loai hợp đồng lao động(3): - Từ ngày}. tháng}}. năm}} đến ngày}} tháng}}} năm}} - Thử việc từ ngày}} tháng} năm}} đến ngày}} tháng} năm - Địa điểm làm việc(4): - Chức danh chuyên môn: Chức vụ (nếu có): - Công việc phải làm (5): Điều 2: Chế độ làm việc - Thời giờ làm việc (6) - Được cấp phát những dụng cụ làm việc gồm: Điều 3: Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động 1. Quyền lợi: - Phương tiện đi lại.làm việc (7): - Mức lương chính hoặc tiền công (8): - Hình thức trả lương: - Phụ cấp gồm (9): - Được trả lương vào các ngày hàng tháng. - Tiền thưởng: - Chế độ nâng lương: - Được trang bị bảo hộ lao động gồm: - Chế độ nghỉ ngơi (nghỉ hàng tuần, phép năm,lễ tết ): - Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế (10): - Chế độ đào tạo (11): Những thỏa thuận khác (12): 2. Nghĩa vụ: - Hoàn thành những công việc đã cam kết trong hợp đồng lao động. - Chấp hành lệnh điều hành sản xuất-kinh doanh, nội quy kỷ luật lao động, an toàn lao động - Bồi thường vi phạm và vật chất (13): Điều 4: Nghĩa vụ và quyền hạn của người sử dụng lao động 1. Nghĩa vụ: - Bảo đảm việc làm và thực hiện đầy đủ những điều đã cam kết trong hợp đồng lao động. - Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể (nếu có). 2. Quyền hạn: - Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo hợp đồng (bố trí, điều chuyển, tạm ngừng việc}) - Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật người lao động theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể (nếu có) và nội quy lao động của doanh nghiệp. Điều 5: Điều khoản thi hành - Những vấn đề về lao động không ghi trong hợp đồng lao động này thì áp dụng qui định của thỏa ước tập thể, trường hợp chưa có thỏa ước tập thể thì áp dụng quy định của pháp luật lao động. 6 - Hợp đồng lao động được làm thành 02 bản có giá trị ngang nhau, mỗi bên giữ một bản và có hiệu lực từ ngày} tháng}} năm}} Khi hai bên ký kết phụ lục hợp đồng lao động thì nội dung của phụ lục hợp đồng lao động cũng có giá trị như các nội dung của bản hợp đồng lao động này. Hợp đồng này làm tại ngày tháng năm Người lao động (Ký tên) Ghi rõ Họ và Tên Người sử dụng lao động (Ký tên, đóng dấu) Ghi rõ Họ và Tên 7