ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I - MÔN VẬT LÝ 12 – 2011-2012 I. Lý thuyết trắc nghiệm theo nội dung. Câu 1: Dao động điều hòa. Phương trình của dao động điều hòa và các đại lượng trong phương trình. Chu kỳ và tần số của dao động điều hòa. Câu 2: Một vật dao động điều hòa theo phương trình: Công thức tính vận tốc và gia tốc của vật. Ở vị trí nào thì vận tốc, gia tốc có độ lớn cực đại? Câu 3: Công thức tính chu kỳ của con lắc lò xo. Công thức của động năng, thế năng và cơ năng của con lắc lò xo. Câu 4: Công thức tính chu kỳ của con lắc đơn khi dao động nhỏ. Biểu thức của động năng, thế năng và cơ năng của con lắc đơn ở vị trí có góc lệch bất kỳ. Câu 5: Đặc điểm của dao động tắt dần, dao động duy trì và dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng cơ điều kiện cộng hưởng. Câu 6: Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Câu 7: Sóng cơ. Các đại lượng đặc trưng cho sóng cơ. Phương trình sóng. Câu 8: Hiện tượng giao thoa của hai sóng? Điều kiện để có giao thoa. Công thức xác định vị trí các cực đại, cực tiểu trong giao thoa giữa hai sóng được phát ra từ 2 nguồn kết hợp dao động cùng pha. Câu 9: Phản xạ của sóng trên vật cản cố định, vật cản tự do? Điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây. Câu 10: Sóng âm? Các đặc trưng vật lý và các đặc trưng sinh lý của âm và mối liên hệ giữa chúng. Câu 11: Biểu thức giá trị tức thời của cường độ dòng điện và điện áp xoay chiều hình sin. Câu 12: Định luật Ôm và độ lệch pha giữa cường độ dòng điện và điện áp hai đầu mạch của các loại đoạn mạch xoay chiều: chỉ có một điện trở thuần, chỉ có tụ điện, chỉ có cuộn cảm thuần và đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Câu 13: Điều kiện để có cộng hưởng trong mạch điện xoay chiều R,L,C mắc nối tiếp. Đặc trưng của cộng hưởng? Biểu thức tính công suất, hệ số công suất điện tiêu thụ trong đoạn mạch điện xoay chiều R,L,C nối tiếp. Câu 14: Máy biến áp? Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy biến áp. Vai trò của máy biến áp trong quá trình truyền tải điện năng đi xa? Câu 15: Phân biệt máy phát điện xoay chiều một pha và máy phát điện xoay chiều ba pha. Phân biệt dòng một pha với dòng ba pha. II. Bài tập trắc nghiệm theo nội dung. Dạng 1: Xác định các đại lượng đặc trưng cho dao động điều hoà của con lắc lò xo, con lắc đơn. Xem các bài tập 9,10,11 trang 9 SGK; 5,6 trang 13 SGK; 7 trang 17 SGK; 2.5, 2.7; 3.7, 3.9 sách Bài Tập Vật lý 12 (SBT). Dạng 2: Tìm phương trình dao động tổng hợp của hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số. Xem các bài tập 6 trang 25 SGK; 5.3, 5.4, 5.5 SBT. Dạng 3: Xác định các đại lượng đặc trưng cho sóng cơ, giao thoa hai sóng và sóng dừng. Xem các bài tập 7,8 trang 45 SGK; 9,10 trang 49 SGK. Bài tập 7.5, 8.4, 8.7, 9.6 SBT. Dạng 4: Xác định các đại lượng đặc trưng cho mạch điện xoay chiều R,L,C mắc nối tiếp: tổng trở; độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện; các giá trị hiệu dụng I, U, UR, UC, UL và công suất tiêu thụ của mạch điện. Xem các bài tập 6,7,8,9,10,11,12 trang 79,80 SGK; 5,6 trang 85 SGK; 14.1 đến 14.13 SBT; 15.1 đến 15.8 SBT. BÀI TẬP ÔN TẬP HỌC KỲ I – MÔN VẬT LÝ năm học 2011 - 2012 Câu1. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động với biên độ A = 4cm, chu kỳ T=0,5s. Khối lượng quả nặng m = 400g. Lấy g = 10m/s2. a. Tính độ cứng của lò xo. b. Tính giá trị cực đại của lực đàn hồi tác dụng vào quả nặng. Câu2. Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nặng khối lượng 1kg và lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng 100N/m, dao động điều hoà. Trong quá trình dao động chiều dài của lò xo biến thiên từ 20cm đến 32 cm. Tính cơ năng của vật. Câu3. Một con lắc lò xo có độ cứng k=200N/m, khối lượng m=200g dao động điều hoà với biên độ A = 10cm. Tính tốc độ của con lắc khi qua vị trí có li độ x=2,5cm. Câu 4. Một con lắc đơn có chu kỳ là 2,00s. Tại nơi có gia tốc trọng trường là g=9,8m/s2 thì chiều dài của con lắc đơn đó là bao nhiêu. Câu5. Một con lắc đơn treo ở nơi có gia tốc trọng trường g = 9,775m/s2 thì dao động điều hoà với chu kỳ T = 1,995s. Nếu treo con lắc trên ở nơi có gia tốc trọng trường là g’=9,886m/s2 thì nó dao động với chu kỳ T’ bằng bao nhiêu? Câu6. Hãy xác định cơ năng của con lắc đơn dài l=2m, dao động điều hoà tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,81m/s 2 , biên độ góc 0 α = 40 rad/s, khối lượng của vật là m=100g. Câu7. Mạch điện xoay chiều gồm 3 phân tử mắc nối tiếp R = 20, L = H, C= F. cuộn cảm không có điện trở thuần. Cho biết điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch u = 80cos 100t (v). a. Viết biểu thức cường độ dòng điện tức thời. b. Điện áp hiệu dụng ở 2 đầu đoạn mạch được giữ không đổi. Cho tần số góc thay đổi, với giá trị nào của w thì trong mạch có cộng hưởng điện? Viết biểu thức của cường độ i khi đó. Câu8. Cho đoạn mạch xoay chiều với R = 50, L = H , = 170 cos 100t (v) a. Với C = Tính UAM, UMB và viết i. b. Xác định giá trị của C để công suất tiêu thụ trên mạch đạt cực đại. Tính công suất đó. Câu9. Cho đoạn mạch R, L, C nối tiếp gồm điện trở R = 20W, cuộn cảm thuần có L=0,5H, tụ điện có C = 100mF. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều 110V-50Hz. a. Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch. b. Thay tụ điện bằng một tụ điện điều chỉnh ,phải điều chỉnh cho điện dung của tụ điện bằng bao nhiêu để trong mạch có cộng hưởng. Tính cường độ dòng điện và công suất của nó trong trường hợp này. Câu10. Một con lắc lò xo có khối lượng m = 50g, dao động điều hoà trên trục Ox với chu kì T = 0,2s và biên đọ A = 0,2m. Chọn gốc toạ độ O tại vị trí cân bằng, chọn gốc thời gian là lúc con lắc qua vị trí cân bằng theo chiều âm. Viết phương trình dao động của con lắc. Câu11. Một con lắc lò xo gồm quả nặng có khối lượng 1kg và một lò xo có độ cứng 1600N/m. Khi quả nặng ở vị trí cân bằng, người ta truyền cho nó vận tốc ban đầu bằng 2m/s theo chiều dương trục toạ độ. Viết phương trình dao động của con lắc, chọn gốc thời gian lúc truyền vận tốc cho vật. Câu12. Một sóng có tần số 120 Hz truyền trong một môi trường với tốc độ 60 m/s thì bước sóng của nó là bao nhiêu? Câu13. Hai điểm S 1 , S 2 trên mặt một chất lỏng, cách nhau 18cm, dao động điều hoà cùng pha với biên độ A và tần số f = 20 Hz. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là v = 1,2 m/s. Hỏi giữa S1, S2 có bao nhiêu gợn sóng hình hypebol? Câu14. Một sợi dây đàn dài 1m, hai đầu cố định và rung với hai múi thì bước sóng của dao động là bao nhiêu? Câu15. Trên mặt thoáng của chất lỏng có 2 nguồn kết hợp A, B có phương trình dao động uA = uB = 2cos10 π t (cm). Vận tốc truyền sóng là 3 m/s. Viết phương trình sóng tại M cách A, B một khoảng lần lượt là d1 = 15 cm, d2 = 20 cm. Câu16. Trên mặt thoáng của chất lỏng có 2 nguồn kết hợp A, B cách nhau 10 cm, có phương trình dao động u A = u B = 2cos10 π t (cm). Vận tốc truyền sóng là 1 m/s. Viết phương trình sóng tại M là trung điểm của AB. Câu17. Một sợi dây đàn hồi AB dài 1,2 m, đầu A cố định, đầu B tự do, được rung với tần số f và trên dây có sóng lan truyền với tốc độ 24 m/s. Quan sát sóng dừng trên dây người ta thấy có 9 nút. Tính tần số dao động của dây. Câu18. Vật dao động điều hòa, thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí có li độ cực đại là 0,1s. Chu kì dao động của vật là A. 0,05S B. 0,2s C. 0,4s D. 0,1s Câu19. Đoạn mạch điện xoay chiều gồm cuộn cảm thuần mắc nối tiếp với điện trở thuần R = 30Ω. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp u = 120cos100πt (V) thì điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm là 60V . Biểu thức cường độ dòng điện qua mạch là : A. )4/100cos(2 ππ += ti (A) B. )4/100cos(22 ππ += ti (A) C. )4/100cos(2 ππ −= ti (A) D. )4/100cos(22 ππ −= ti (A) Câu 20. Một sóng có tần số 120Hz truyền trong một môi trường với tốc độ 60m/s, thì bước sóng của nó là bao nhiêu? A. 1m B. 2m C. 0,5m D. 0,25m Câu 21. Một mạch dao động điện từ gồm một tụ điện có điện dung 0,125 µ F và một cuộn cảm có độ tự cảm 50 µ H. Điện trở thuần của mạch không đáng kể. Hiệu điện thế cực đại giữa 2 bản của tụ điện là 3V. Cường độ cực đại trong mạch là: A. 2mA B. 2A. C. 15mA D. 0,15A Câu 22. Một con lắc lò xo gồm một lò xo có độ cứng k = 100N/m và vật có khối lượng m = 250g, dao động điều hòa với biên độ A = 6cm. Chọn gốc thời gian t = 0 lúc vật qua vị trí cân bằng. Quãng đường vật đi được trong 10π (s) đầu tiên là A. 9m. B. 24m. C. 6m. D. 1m. Câu 23 Hai con lắc đơn có chu kì T 1 = 1,5s ; T 2 = 2s. Tính chu kì con lắc đơn có chiều dài bằng tổng số chiều dài hai con lắc trên. A. 2,5s. B. 3,5s C. 3s . D. 3,25s Câu24 . Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa x 1 = 4sin10 t π (cm), x 2 = 4 3 sin(10 t π + 2 π ) (cm) . Phương trình dao động tổng hợp là : A. x = 8 sin(10 t π + 3 π ) (cm) B. x = 8 sin(10 t π - 2 π ) (cm) C. x = 4 3 sin(10 t π - 3 π ) (cm) D. x = 4 3 sin(10 t π + 2 π ) (cm) Câu 25. Cường độ dòng điện trong một đoạn mạch có biểu thức: i = 5 2 sin (100 πt + π/6) (A) . Ở thời điểm t = 1/50(s), cường độ trong mạch có giá trị: A. 5 2 B. -5 2 C. bằng không D. 2,5 2 Câu26. Sóng truyền tại mặt chất lỏng với vận tốc truyền sóng 0,9m/s, khoảng cách giữa hai gợn sóng liên tiếp là 2cm. Tần số của sóng là: A. 0,45Hz B. 90Hz C. 45Hz D. 1,8Hz Câu 27. Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho L, C, ω không đổi. Thay đổi R cho đến khi R = R o thì P max . Khi đó: A. R o = Z L + Z C B. R o = Z L – Z C C. R o = Z C - Z L D. R o = Z L – Z C . có độ cứng 1 00N/ m, dao động điều hoà. Trong quá trình dao động chiều dài của lò xo biến thiên từ 20cm đến 32 cm. Tính cơ năng của vật. Câu3. Một con lắc lò xo có độ cứng k=2 00N/ m, khối lượng. lượng đặc trưng cho sóng cơ. Phương trình sóng. Câu 8: Hiện tượng giao thoa của hai sóng? Điều ki n để có giao thoa. Công thức xác định vị trí các cực đại, cực tiểu trong giao thoa giữa hai. nguồn kết hợp dao động cùng pha. Câu 9: Phản xạ của sóng trên vật cản cố định, vật cản tự do? Điều ki n để có sóng dừng trên một sợi dây. Câu 10: Sóng âm? Các đặc trưng vật lý và các đặc trưng sinh