Vũ Phương thảo Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội Mở đầu Trong tiếng Hán tồn tại một số lượng tương đối lớn từ, ngữ cố định liên quan đến các từ chỉ bộ phận cơ thể.. Thông qua k
Trang 1TS Cầm Tú Tài – THS Vũ Phương thảo
Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội
Mở đầu
Trong tiếng Hán tồn tại một số lượng
tương đối lớn từ, ngữ cố định liên quan
đến các từ chỉ bộ phận cơ thể Lớp từ
vựng này không chỉ ghi chép lại tư duy
nhận thức thế giới khách quan của người
dân Trung Quốc, mà còn chuyển tải
những thông tin văn hóa dân tộc
Thông qua khảo sát ngữ liệu ngữ cố
định tiếng Hán, từ góc độ ngôn ngữ học,
ngôn ngữ học văn hóa và ngôn ngữ học
tâm lý, chúng tôi tập trung tìm hiểu về
đặc trưng tâm lý dân tộc ẩn chứa trong
ngữ cố định có từ chỉ bộ phận cơ thể
Nhằm ở một mức độ nhất định có thể
cung cấp thêm tài liệu tham khảo trong
nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Trung
Quốc
1 Đặc trưng tâm lý dân tộc trong
tiếng Hán
Đặc trưng tâm lý ẩn sau lớp vỏ bọc
ngôn ngữ mà người dân muốn diễn đạt
đó chính là sự nhìn nhận, đánh giá về sự
vật, hiện tượng trong thế giới khách quan dưới tác động của phương thức tư duy và quan niệm giá trị thuộc phạm vi văn hóa dân tộc Ngôn ngữ học tâm lý miêu tả đặc trưng này là xu hướng gắn kết tư tưởng tình cảm trong ngữ nghĩa của đơn vị từ vựng mà chúng ta đã lựa chọn
Khảo sát tiếng Hán từ góc độ ngữ pháp, văn tự hoặc ngôn ngữ học văn hóa, chúng ta nhận thấy đặc trưng tâm lý người dân Trung Quốc thể hiện như sau:
1.1 Thế giới quan hòa hợp giữa con người và vũ trụ
Quan niệm triết học về sự hòa hợp giữa con người và vũ trụ từ xa xưa
đã được người dân Trung Quốc nhấn mạnh trong mối quan hệ giữa con người
và vạn vật thuộc thế giới khách quan Sự gắn kết này đã được chuyển tải vào trong câu chuyện thần thoại Bàn Cổ khai thiên lập địa (盘古开天地): Chuyện kể rằng khi Bàn Cổ mất, đầu đã hóa thành bốn ngọn
Trang 2núi, mắt hóa thành mặt trăng và mặt
trời, mỡ hóa thành sông suối, râu tóc hóa
thành cỏ cây “昔盘古之死也,头为四岳,目
/Thuật dị ký) Quan sát cấu tạo các chữ
Hán “人/người”và “天/trời”, chúng ta
thấy rõ sự hoà quyện giữa con người và
vũ trụ trong quan niệm của người Trung
Quốc (cùng xuất hiện chữ “人/người”)
Xét về mặt ngữ nghĩa thì chữ“天”có một
nét nghĩa biểu thị “头顶/đỉnh đầu: bộ
phận cao nhất và cũng rất quan trọng
trên cơ thể” Có lẽ vì lý do này mà người
Trung Quốc coi “天意/ý trời” là quyết định
tối cao cuối cùng của con người; “老天爷
/ông trời” đứng trên tất cả mọi người
1.2 Quan niệm giá trị với chủ thể
con người
Trên cơ sở nhận biết về bản thân mình,
con người đã sử dụng cơ thể của mình để
làm công cụ nhận biết về thế giới khách
quan, như gọi tên và tiêu chuẩn đo đạc
các sự vật hiện tượng
Trong tiếng Hán, phần lớn từ diễn đạt
bộ phận耳朵/tai,眼睛/目/mắt, /口/嘴/miệng,
鼻 子/mũi,脚 /chân, 爪/móng, 牙/răng…
của động vật đều vay mượn các từ chỉ cơ
thể con người, như: mắt lợn, 驴耳/tai lừa,
鸭趾/chân vịt… Nhờ sự gắn kết cùng với
các từ chỉ bộ phận cơ thể, sự vật và hiện
tượng trong thế giới tự nhiên trở thành
sống động hơn Ví dụ: “山头/đỉnh núi, 山
腰/lưng chừng núi, 山脚/chân núi, 壶嘴儿
/miệng ấm, 针鼻儿/mũi kim, 帽舌/lưỡi
trai của mũ… Như vậy, quan niệm giá
trị về chủ thể con người luôn gắn bó với
ngôn từ miêu tả sự vật của thế giới khách quan Đúng như nhà hiền triết Hy Lạp
cổ đại Protagoras (490 – 410 tr CN)
đã nhận định: “人是万物的尺度/Con người
là tiêu chuẩn của vạn vật trong thế giới khách quan”
2 Ngữ cố định và đặc trưng tâm lý người dân Trung Quốc
2.1.Khái niệm chung
“Từ chỉ bộ phận cơ thể” được các nhà nghiên cứu nhận định như sau: “Danh từ chỉ bộ phận cơ thể” xét theo nghĩa hẹp bao gồm các danh từ biểu thị về thân thể, các giác quan, tứ chi, nội tạng, xương, thịt, da, cơ, râu, lông, tóc… Xét theo nghĩa rộng bao gồm các danh từ biểu thị cơ thể có liên quan đến tính cách, năng lực và ý thức của con người
Những tổ hợp từ, cụm từ mang tính cố
định, như thành ngữ, quán ngữ, tục ngữ, ngạn ngữ, câu nói bỏ lửng (yết hậu ngữ), cách ngôn (châm ngôn)1… tập hợp thành ngữ cố định mà trong đó có từ hoặc cụm
từ được cấu tạo bởi các từ (căn tố) biểu thị bộ phận cơ thể như:“咬耳朵耳朵/kề tai nói nhỏ”,“抱粗腿腿/ôm chân liếm gót”,“白糖嘴巴嘴巴 砒霜心心/miệng nam mô, bụng một bồ dao găm”, v.v… (Lý Thụ Tân, ) được gọi là ngữ cố định có từ chỉ bộ phận cơ thể Về mặt ngữ nghĩa, cũng giống như ngữ cố
định nói chung, bộ phận ngữ cố định này biểu thị khái niệm hoàn chỉnh về sự vật
và hiện tượng với nội dung tương đối phong phú, giàu hình ảnh sinh động, qui
tụ được tính triết lý, đồng thời lại ngắn gọn, súc tích, tạo tiện ích trong khi sử
Trang 3dụng, góp phần nâng cao chức năng giao
tiếp của ngôn ngữ
2.2 Nguồn gốc hình thành
2.2.1 Bắt nguồn từ Phật giáo Ví dụ:
“回头是岸” (quay đầu lại là bờ), là
những thành ngữ có nguồn gốc từ phật
giáo Ví với việc vẫn còn thời gian cho sự
sửa chữa, quay về với chính nghĩa
Ngoài ra còn có:“平时不烧香,临时袍佛
脚/nước đến chân mới nhảy”, “当头棒喝
/đánh đòn cảnh cáo”, “三头六臂/Ba đầu
sáu tay”…
2.2.2 Có nguồn gốc từ truyện ngụ
ngôn, thần thoại Ví dụ:
“画蛇添足” (vẽ rắn thêm chân) Thành
ngữ này ví với việc thêm thắt các tình
tiết không đáng có sẽ trở thành thừa thãi
và dẫn đến hỏng việc
“耳提面命/tận tâm chỉ bảo”(“诗经/Kinh
thi”)
“掩耳盗铃/bịt tai trộm chuông: tự lừa
dối mình, không lừa dối được người khác”
(“吕氏春秋/Lã Thị Xuân Thu”)
2.2.3 Có nguồn gốc từ thơ văn, thư
tịch cổ Ví dụ:
“强将手下无弱兵” (dưới tay tướng tài,
không có người lính yếu) Xuất hiện trong
câu “俗语云:‘强将下,无弱兵。” (tục ngữ nói
rằng: dưới trướng tướng tài, không có
người lính yếu)(“东坡集/Tuyển tập Đông
Ba”)
“四体不勤,五谷不分/không lao động
thì không có kiến thức”(论语/Luận ngữ),
“唇亡齿寒//Môi hở răng lạnh”(左传/Tả
truyện), “推心置腹/thành thật với nhau”
(后汉书/Hậu Hán thư)…
2.2.4 Bắt nguồn từ đời sống lao động
Ví dụ:
“聋子的耳朵——样子货”(tai của thằng
điếc - hàng mẫu), chỉ có giá trị trưng bày, ngoài ra không còn giá trị nào khác nữa
“嘴上没毛,说话不牢/Mồm không có lông nói lời không chắc”, “脚正不怕鞋歪/chân thẳng không sợ đi giầy lệch: cây ngay không sợ chết đứng”,“易如反掌/Dễ như trở bàn tay”, “一失足成千古恨/Một bước sảy chân để hận ngàn đời”, “耳听八方,眼 观六路/tai nghe tám phương, mắt nhìn sáu đường”, “隔 墙 有 耳/tai vách mạch rừng”, “先下手为强,后下手遭殃/ra tay trước có ưu thế, ra đòn sau chịu thiệt thòi”…
2.2.5 Có nguồn gốc từ các địa danh,
sự kiện lịch sử và phong tục tập quán Ví dụ:
“身在曹营心在汉” (thân ở dinh Tào, lòng ở Hán: Người một nơi lòng dạ một nẻo) (Tam quốc diễn nghĩa) Thông qua hình ảnh quan Vân Trường bất đắc dĩ phải tá túc ở doanh trại của Tào Tháo, nhưng luôn ngóng chờ được trở lại với Lưu Bị ở đất Thục Ví với tư tưởng, tâm tư tình cảm hướng về một nơi khác
“执牛耳” (giữ tai bò), trước đây các nước chư hầu cùng nhau liên kết lập hiệp
ước liên minh uống máu ăn thề, nước
đứng đầu liên minh trực tiếp cắt tai bò để lấy máu hành lễ, về sau quán ngữ này
được dùng để ví với vị lãnh đạo ở một lĩnh vực nào đó
Trang 4“不到黄河心不死/chưa đến Hoàng Hà
chưa nhụt chí: còn nước còn tát”, “有眼不
识泰山/có mắt không trông thấy Thái Sơn:
có mắt cũng như mù”
2.2.6 Ngữ cố định du nhập từ nước
ngoài vào tiếng Hán Ví dụ:
“弱肉强食”(kẻ yếu bị kẻ mạnh ăn thịt;
cá lớn nuốt cá bé), là thành ngữ bắt
nguồn từ phương tây, diễn đạt sự thống
lĩnh của sức mạnh
“象牙之塔”(tháp ngà voi), là câu nói
của nhà truyền giáo người Pháp được
tiếng Hán tiếp nhận, ví với thế giới thoát
ly cuộc sống hiện thực trong thơ văn
2.3 Đặc điểm chung
2.3.1 Tính cố định
Ngữ cố định tuy mang hình thức của
tổ hợp từ hay là câu, nhưng lại có cấu
trúc tương đối cố định, ít khi thêm bớt
hay thay đổi các thành phần trong cấu
trúc Đặc điểm này khác với cụm từ và
câu thông thường thường mang tính kết
hợp tạm thời, cấu trúc có thể phát triển
mở rộng theo các quy luật ngữ pháp
2.3.2 Tính phổ biến
Đặc điểm nổi bật nhất của ngữ cố định
tiếng Hán là mang tính phổ thông, đa số
mọi người đều biết tới và quen thuộc
trong khi sử dụng Chính vì lý do này
đã giúp nội dung ngữ nghĩa cô đọng được
hàm lượng triết lý, trí tuệ, và mang tính
nghệ thuật cao hơn hẳn so với các hiện
tượng ngôn ngữ thông thường khác
2.3.3 Tính hàm súc
Ngữ cố định thường sử dụng ngôn từ
ngắn gọn, nội hàm mang tính triết lý cao,
tạo tư duy trong phán đoán và suy luận Một số ngữ cố định có thể trực tiếp nắm bắt nội dung ý nghĩa, một số khác biểu
đạt ý nghĩa gián tiếp thông qua các thủ pháp tu từ như ví von, ẩn dụ, cường điệu hóa
2.3.4 Chuyển tải nội dung văn hóa dân tộc
Trong quá trình phát triển và định hình ngôn ngữ dân tộc, bản sắc văn hóa
đã in sâu dấu ấn trong ngữ cố định Ngữ
cố định tiếng Hán chắt lọc và chuyển tải trong mình những trầm tích tinh hoa văn hóa Trung Hoa trải dài qua bao thế
hệ, nói một cách khác là ghi chép và chuyển tải lại những kết tinh trí tuệ, đặc trưng văn hóa, lịch sử có liên quan mật thiết tới xã hội Trung Quốc Vì vậy, trong ngữ cố định tiếng Hán nói chung và ngữ
cố định có từ chỉ bộ phận cơ thể nói riêng chứa đựng một dung lượng vô cùng lớn nội hàm văn hóa Trung Hoa Nội dung này có ý nghĩa rất quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ (tiếng Hán) và lịch sử văn hóa dân tộc
2.4 Cấu tạo ngữ cố định có từ chỉ bộ phận cơ thể và đặc trưng tâm lý dân tộc
2.2.1 Sử dụng từ chỉ các giác quan (1) Mắt
Mắt người là giác quan quan trọng nhất để quan sát, nhận biết về thế giới khách quan Tục ngữ tiếng Hán có câu
“耳闻是虚,眼见是实/Tai nghe là điều không thật, mắt thấy mới là sự thật”,“耳 闻不如目见/Tai nghe không bằng mắt
Trang 5thấy”,“眼见方为是,传言未必真/Nơi mắt
nhìn thấy là điều thật, lời đồn thổi chưa
chắc đúng”,“眼见是真/Mắt thấy là sự
thật”… Tầm quan trọng của mắt được
miêu tả trong ngữ cố định sau:“眼是观宝
珠,嘴是试金石/Mắt là viên ngọc quý,
miệng là đá thử vàng”,“群众的眼睛是雪亮
的/Mắt của quần chúng rất sáng” Người
xưa cho rằng:“眼为一身之日月,五内之精
华/Cặp mắt là mặt trăng và mặt trời của
cơ thể, ngũ tạng là những tinh hoa”,“眼
睛里进不得沙子/Trong mắt không thể có
sạn cát lọt vào” Nhờ có cặp mắt tốt“有眼
力”、“有眼光”, con người có thể “trông
rộng biết nhiều”, trở thành hiểu sâu biết
rộng, không bị coi là“盲目/mù quáng”,
làm những công việc không có mục đích,
không có kế hoạch, hoặc nói năng, hành
động vô lối, như“瞎扯”“瞎话”“瞎蒙”“瞎
闹”“瞎说”“瞎指挥”“瞎抓”“眼岔”(看错)
和“看走眼”…
Thông qua ánh mắt, có thể đánh giá
được phẩm chất của con người, ví như
người chính nhân quân tử sẽ “目不斜视
/mắt không nhìn nghiêng”; “眼睛向下/mắt
nhìn xuống dưới: người hoà đồng cùng
quần chúng” Khác xa với loại người tiểu
nhân “鼠眼光/mắt la mày lém”, hoặc “狗眼
看人地/nhìn người bằng nửa con mắt”, chỉ
biết“ 眼睛 向上/chỉ biết đến bên trên,
không nhìn đến bên dưới” Từ con mắt,
bộc lộ ra tính cách và thái độ đối nhân xử
thế của một người Ví dụ:“冷眼/thái độ
lạnh nhạt”,“前后眼/thái độ trước sau
khác nhau”, “白眼/thái độ coi thường,
ghét bỏ người khác”, “红眼/có thái độ đố
kỵ với người khác”, “眼中钉,肉中刺/cái
đinh trong mắt, cái giằm trong thịt: thái
độ ghét bỏ, thù địch người khác” , “活人眼 里杆棒褪/ví với việc chèn ép người khác một cách vô lý”; “眼里杆棒糙//ví với việc công kích vào chỗ yếu của người khác”;
“眼热/thái độ nhiệt tình”, “青眼/thái độ quý mến người khác”,“情人眼里出西施
/trong mắt người đang yêu mọi thứ đều
là màu vàng”…
(2) Mồm/miệng Chức năng đầu tiên của “Mồm/miệng”
là ăn uống Bất kể già trẻ, lớn bé, kẻ giàu người nghèo đều phải ăn cơm uống nước Vì vậy ngữ cố định tiếng Hán diễn đạt
“口无尊卑/giàu nghèo đều có mồm ăn uống”, “嘴是无底洞/mồm là cái động không đáy: miệng ăn núi lở”,“宁叫累了腿, 不叫累了嘴/thà để mỏi chân, còn hơn là để mỏi mồm: vất vả để có cái ăn”,“钱在手头,
食 在 口 头/tiền trong tay, cái ăn trong miệng: có tiền là có cái ăn”,“人呆得住,嘴 呆不住/người có thể ở yên, miệng không thể ở yên: người muốn tồn tại thì phải có cái ăn”…
Chức năng quan trọng khác của mồm/miệng là phương tiện để giao tiếp nói năng Những người có tài ăn nói được
ví như “口才/có tài ăn nói”,“口角/mồm mép: biết ăn nói”,“巧嘴/miệng khéo: khéo mồm khéo miệng”,“快嘴/miệng nhanh: nhanh mồm nhanh miệng”… Trong giao tiếp, câu nói từ cửa miệng có thể đem lại lợi ích, cũng có khi gây ra những chuyện phiền toái Ngữ cố định tiếng Hán diễn
đạt như sau: “病从口入,祸从口出/Bệnh vào đằng miệng, họa ra cũng từ cửa
Trang 6miệng: cái mồm làm khổ cái thân”, “口是
祸之门/cửa miệng là nơi rước họa: khuyên
răn cần phải thận trọng khi nói năng”,
“多嘴讨人嫌/miệng nói nhiều lời khiến
người ghét: người nói nhiều câu tùy tiện
sẽ khiến mọi người ghét”, “嘴是两张皮/cái
mồm là hai miếng da: ví với việc nói năng
vô căn cứ, nghĩ sao nói vậy”, “人嘴快如风
/miệng người nhanh như gió: lời nói
truyền đi nhanh như gió”, “口是祸之门,舌
是斩身刀/cửa miệng là nơi rước họa, lưỡi
là dao chém người”, “口似无梁斗/miệng
tựa cái đấu không cán: nói năng không
biết chừng mực, loạn ngôn”, “是非只因多
开口,烦恼皆因强出头/xảy ra điều thị phi
chỉ là do nhiều lời, buồn phiền đều do cứ
muốn xuất đầu lộ diện”… Chính vì
mồm/miệng có thể gây ra những bất lợi
trên, nên trong cuộc sống mọi người
thường khuyên nhủ bằng câu nói:“闭口深
藏舌,安身处处牢/ngậm miệng dấu lưỡi
sâu, yên thân mọi việc đều chắc chắn”,
“使口如鼻,至老不失/dùng miệng như mũi,
đến già cũng không mắc sai lầm”,“守口如
瓶,防意如城/giữ miệng như bình, phòng
sơ ý như giữ thành”, tốt hơn hết là nên
“不关己事不开口/những việc không liên
quan đến mình thì không mở miệng”
Thông qua lời ăn tiếng nói, cũng có thể
phán đoán, đánh giá được lòng dạ, ý tứ và
phẩm chất của con người Người Trung
Quốc thường nhận xét: “心头不似口头言
/lòng dạ không giống lời cửa miệng”, “嘴是
蜜钵子,心是辣椒子/miệng là cái bát mật
ngọt, lòng dạ là ớt cay” và “嘴里念弥陀,心赛
毒蛇窝/trong miệng niệm nam mô, trong
lòng chứa ổ rắn độc: ví với bề ngoài thơn
thớt nói cười, bề trong nham hiểm giết người không dao”, “满口仁义道德,一肚子男 盗女婚/miệng nói những câu đạo đức nhân nghĩa, trong bụng chứa toàn những thứ hạ
đẳng: hình dung vẻ chính nhân quân
tử, ăn nói tử tế, nhưng bên trong lại chứa
đựng toàn thứ rác rưởi”
(3) Tai và mũi Với vị trí nổi bật trên khuôn mặt, mũi cũng là một tiêu chí giúp cho khuôn mặt cân đối, tôn lên vẻ đẹp Theo cách nhìn nhận của người Trung Quốc sẽ là“鼻准丰
隆/mũi nở ngay ngắn” Vì vậy, khi“鼻子大
于脸/mũi to hơn mặt”, hay“一张纸画个鼻
子/trên giấy chỉ vẽ mỗi một cái mũi”, sẽ bị coi là sự lệch lạc mất cân đối, một sự đảo lộn vô lý, thậm chí còn tới mức độ“横挑鼻 子竖挑眼/ngang thì chọn mũi, dọc thì chọn mắt” Muốn trở nên đẹp hơn mà lại trang điểm theo kiểu “鼻子里插大葱—装
象/cắm hành vào lỗ mũi - đồ giả để trang trí”, thì lại không có được giá trị thật sự Một khi mũi thay đổi biến dạng trở nên“鼻子不是鼻子,脸不是脸/mũi không còn là mũi, mặt không còn là mặt”,
không còn là mũi, mắt không còn là mắt”, thì cũng là lúc con người ở trạng thái quá
đỗi bực tức
Hình dáng nhô về phía trước của mũi
được ví với “作鼻子头/làm chóp mũi: là người đi đầu” sẽ được coi là mẫu người tiêu biểu, còn bị người khác dẫn dắt, điều khiển
sẽ được ví“牵着鼻子走/dắt mũi bước đi”
抹着阎王鼻子/sờ mũi Diêm Vương”, có nghĩa là mạo phạm tới những nhân vật quyền thế.“不撞鼻子不回头/chưa đâm mũi
Trang 7vào thì chưa quay lại: ví với việc không bị
thất bại thì không đổi ý”
Chức năng sinh lý hô hấp trao đổi khí
để duy trì sự sống cùng được thực hiện
qua hai lỗ mũi, vì vậy nếu hai người đồng
nhất về tư tưởng và hành động sẽ được ví
như hơi thở qua lỗ mũi“一个鼻子眼儿里出
气/hơi ra từ một lỗ mũi” Ngữ cố định
tiếng Hán thông qua thủ pháp khoa
trương miêu tả“三个鼻窟窿眼儿,多出这口
气/ba cái lỗ mũi phù phù thở ra cùng một
loại hơi”, để phê phán những người mồm
mép tép nhảy, hay nói lắm chuyện vặt
vãnh
Tai có chức năng thu nhận thông tin,
ngữ cố định có câu:“洗耳恭听/rửa tai lắng
nghe: kính cẩn lắng nghe” Khi hai người
bàn bạc, trao đổi thông tin riêng với
nhau được hình dung là“咬耳朵/cắn tai”
Tai gián tiếp tiếp nhận thông tin, kết
hợp cùng mắt trực tiếp tiếp nhận thông
tin, giữa tai và mắt có một sự liên kết
gắn bó Sự thật càng có giá trị khi “耳闻目
睹/mắt thấy tai nghe”, do vậy mọi người
thường nói“眼见为实,耳听为虚/mắt thấy
là thật, tai nghe là giả”,“耳闻不如目见/tai
nghe không bằng mắt nhìn thấy” Người
nào đó chuyên dò la, cung cấp tin tức,
thông tin cho người khác thường được coi
là “做耳目/làm tai mắt”
Tai cũng có sự gắn kết với các bộ
phận khác trên mặt, vì vậy hình dung
các sự việc có liên quan tới nhau, ngữ cố
định có câu “扯着耳朵耳朵耳朵腮颊动/kéo tai, má,
quai hàm cũng động”
Người Trung Quốc thường nói “耳皮软
/da tai mềm: Tai nghe điều gì cũng cho là
phải”, được ví với người không có chủ kiến
2.2.2 Sử dụng từ chỉ tứ chi
(1) Tay Tay có vai trò rất lớn trong quá trình lao động cải tạo thiên nhiên, là đại diện cho khả năng và sự hiện diện của con người trong cuộc sống, ví dụ:“炮手/pháo thủ, 枪 手/tay súng, 水 手/thủy thủ”… Ngữ cố định dùng câu“露一手/lộ một tay”, thể hiện khả năng cho mọi người biết;“手 眼为活/tay mắt là cuộc sống”, ví cuộc sống
được tạo dựng nên nhờ bàn tay và cặp mắt;“一手不能遮天/một tay không thể che bầu trời”, ví người dựa vào quyền uy làm những điều sai trái cũng không lừa nổi quần chúng;“左手不托右手/tay trái không nâng tay phải”, ví với việc quan trọng thì phải tự tay mình đi làm, không được dựa dẫm vào người khác…
Lòng bàn tay được ví như phạm vi có thể kiểm soát.“如来佛的手心/lòng bàn tay phật Như Lai: không thể thoát ra được”;
“掌上明珠/viên ngọc trong lòng bàn tay:
ví với việc sở hữu đồ có giá trị cao, hoặc con cái được cha mẹ yêu chiều”;“了如指掌
/hiểu như chỉ lòng bàn tay: hình dung sự thông hiểu về sự việc”;“一个巴掌拍不响
/một bàn tay vỗ không có tiếng: ví với riêng một cá nhân không thể gây ra mâu thuẫn và tranh chấp”…
“Nắm đấm”, “quả đấm” thường tạo nên sức mạnh, được miêu tả trong các ngữ cố định như: “双拳不敌四手/hai nắm
đấm không địch nổi bốn tay: hai đánh một chẳng chột cũng què”;“偷学的拳头打 不死本人/quả đấm học lỏm không đánh
Trang 8nổi chính mình: ví chưa đủ khả năng,
bản lĩnh, còn cần phải rèn luyện nhiều
nữa”;“独拳难打虎/một nắm đấm khó đánh
lại hổ: đơn phương không thể tạo nên sức
mạnh”; “拳头产品/sản phẩm nắm đấm:
mặt hàng thế mạnh”…
Mỗi bàn tay có năm ngón tay gắn liền
với lòng bàn tay, tạo thành một khối sức
mạnh, giúp con người thực hiện được rất
nhiều công việc Người Trung Quốc cho
rằng“十指连心//mười ngón tay liền với
tim: ví bất kể một ngón bị tổn thương,
cũng đều khiến tim nhói đau, nỗi đau
chung vì đồng loại”;“十个指头咬着都疼
/mười ngón tay cắn vào đều thấy đau: ví
trong tình cảm ruột thịt, bất kể ai đó bị
tổn thương thì những người còn lại đều
đau xót”;“十个指头不一般齐/mười ngón
tay không cao bằng nhau: ví sự vật và
con người không thể hoàn toàn giống
nhau, phải có sự khác biệt”; “蘸指头
/chấm ngón tay: ví việc phân chia cùng
hưởng lợi, chấm mút, dây máu ăn
phần”…
(2) Chân
Chân đảm đương chức năng chống đỡ
cơ thể và vận động Các chức năng này
được mượn làm hình ảnh ví von trong
ngữ cố định sau:“脚歪走不正/chân xiên
bước đi không thẳng: ví bản thân không
vững vàng thì giải quyết không tốt công
việc”;“前人失脚,后人把滑/người trước sảy
chân, người sau trượt ngã: ví sự việc lúc
ban đầu rất khó khăn”;“插一脚/chen một
chân: ví tham dự vào hoạt động đáng lẽ
không nên tham gia”;“光着脚不怕穿鞋的
/thằng đi chân đất không sợ thằng đi
giầy: kẻ cố cùng liều thân”…
“Chân” thường phối hợp với “tay” để hoạt động, do đó tạo thành những câu nói, như“费手脚/phí chân tay: tốn công tốn sức”,“做手脚/làm chân tay: gian lận”,
“摆手弄脚/khoác tay nhấc chân: khua chân múa tay”, “毛手毛脚/tay chân vụng về”,“束手束脚/ bó chân bó tay”,“指手画脚 //chỉ tay múa chân: chỉ tay năm ngón”,
“人多手脚乱/người đông loạn tay chân” Ngoài ra còn có“一番手脚两番做/một phen
động tay chân lại làm hai lần: ví công việc chỉ cần làm một lần, nhưng lại bôi ra làm hai lần”;“文官三只手,武官四只脚
/quan văn ba cái tay, quan võ bốn cái chân: ví nền chính trị hủ bại trong xã hội
cũ, quan văn thì thích tiền bạc, quan võ thì sợ chết”;“足帮手,手帮足/chân giúp tay, tay giúp chân: ví bạn thân cùng giúp đỡ lẫn nhau”;“弄手脚/động tay chân: ngầm giở thủ đoạn”;“棋高一着,缚手缚脚/nước cờ hơn chiêu, bó chân bó tay: ví với sự mất
tự tin khi đứng trước đối thủ có khả năng cao hơn mình”…
2.2.3 Sử dụng từ chỉ phổi tạng Lục phủ ngũ tạng là những cơ quan nội tạng đảm nhận chức năng trao đổi chất Người Trung Quốc thường sử dụng các bộ phận tạng để hình dung ý chí, tư duy, tâm tư, tình cảm và tính cách con người Ngữ cố định thể hiện như sau:“呕 心抽肠/dốc tim rút ruột: dốc hết tâm huyết”;“铁石心肠/tim ruột sắt đá: gan vàng dạ sắt, ý chí sắt đá”;“吐肝露胆/dốc gan lộ mật: thổ lộ tâm can”;“肝胆相/cùng
so gan mật: đối xử chân thành với nhau”;
“心胆俱裂/tim gan đều rạn nứt: đau
Trang 9lòng”;“心惊胆战/tim sợ mật run: kinh hồn
bạt vía”;“开心见胆/mở lòng thấy tim mật:
vui vẻ cởi mở tấm lòng”;“吐心吐胆/dốc tim
dốc mật: dốc bầu tâm sự”;“洗心革面/rửa
tim lột da mặt: thay hồn đổi xác, thay đổi
triệt để”;“腹心之患/hiểm họa tim gan: mối
lo chính”;“牵肠挂肚/mắc ruột treo bụng:
nhớ da diết canh cánh trong lòng”…
2.2.4 Sử dụng từ chỉ lông, râu và tóc
Lông, râu và tóc có chức năng che
chắn cho cơ thể, đồng thời cũng góp phần
tạo nên dáng vẻ cho con người Ví dụ: “眉
眼高低/mắt mày cao thấp: ví ý tứ biểu
hiện ra trên nét mặt”;“眉开眼笑/mày nở
mắt cười”,“眉飞色舞/mày bay sắc múa”, ví
với diện mạo tươi cười, rạng rỡ; “贼眉眉眉鼠眼
//mày thằng trộm ánh mắt chuột: chỉ
dáng lấm lét, vụng trộm, không đàng
hoàng”; “吹胡子瞪眼/thổi râu trợn mắt:
hình dung dáng vẻ rất tức giận”; “秃子的
头发——稀稀拉拉/tóc của thằng trọc - lưa
thưa”; “戏子的胡须——假的/râu của thằng
hề - đồ giả”; “菩萨的胡须——人造的/râu
của Bồ Tát - đồ giả do người tạo ra”; “目
不交睫/mắt không quyện với lông mi:
hình dung dáng vẻ mất ngủ” Con người
còn có thể truyền đạt tình cảm nội tâm
và các biểu hiện tâm lý khác thông qua
các hoạt động như: “仰人眉睫/nhìn lông
mày lông mi người khác: xem sắc mặt mà
hành sự”; “眉来眼去/mắt đi mày lại: đầu
mày cuối mắt, liếc mắt đưa tình”; “千里送
鹅毛——礼轻情义重/từ ngàn dặm đến
tặng lông ngỗng - quà nhỏ mọn nhưng
tình nghĩa sâu nặng”
Lông, râu và tóc đều nhỏ và rất nhẹ
Do vậy thường được ví như: “九牛一毛
/chín bò được một sợi lông: nhỏ nhặt không đáng kể”, trăm voi không được bát nước sáo; “龙灯的胡须——没人理/râu của
đèn rồng - chẳng ai thèm để ý”; “老虎的 头发——没人理/tóc của con hổ… không ai thèm để ý”; “吹毛数睫//thổi lông đếm lông mi: ví tầm nhìn hạn hẹp, chỉ chú ý đến tiểu tiết”; “吹毛毛毛求疵/bới lông tìm vết: tính cách nhỏ nhen, cố chấp nhặt, cố tìm cho bằng được tì vết của người khác, dù là nhỏ nhất”; “目睫之论/đánh giá chuyện mắt lông mi: ví với kiến giải thiển cận”;
“目不见睫/mắt không nhìn thấy lông mi:
ví người không tự biết về mình”; “只见别 人眉毛短,不见别人头发长/chỉ thấy lông mày người khác ngắn, không thấy tóc người khác dài: chỉ biết đến khuyết điểm
mà không biết đến ưu điểm của người khác”
Lông, râu và tóc đều mỏng manh, rất
dễ cháy, đa phần lại có vị trí ở phần đầu Vì vậy khi có sự nguy hiểm hoặc việc cấp bách, thường được ví với “火烧眉毛/lửa cháy lông mày: tình hình gấp rút”; “迫在
眉睫/áp sát đến lông mày lông mi” hoặc
“逼近眉毛/áp sát đến lông mày”, ví với những việc cấp bách trước mắt; “千钧一发
/ngàn cân treo sợi tóc: tình hình cấp bách, nguy hiểm”; “吊着头发打秋千——不要命; 玩命干/treo tóc lên đánh đu - đùa với tính mạng”; “龙嘴上拔胡须——送死;寻死; 自己找死//nhổ râu trên miệng rồng - tự tìm đến cái chết”…
Trang 103 Lời kết
Tư duy nhận thức về thế giới dưới sự
tác động của nền văn hóa luôn tiềm ẩn
trong ngôn ngữ Nghiên cứu ngữ cố định
tiếng Hán có từ chỉ bộ phận cơ thể có thể
giúp chúng ta hiểu biết thêm về lớp từ
vựng đặc biệt này và những đặc trưng
tâm lý của người dân Trung Quốc trong
phương thức sử dụng tiếng Hán
Hy vọng nội dung bài viết sẽ tạo cơ
sở cho những nghiên cứu tiếp theo của
chúng tôi về ngôn ngữ và văn hóa Trung
Quốc
chú thích:
1 Mỗi chủng loại ngữ cố định đều có đặc điểm
riêng biệt Nội dung bài viết không phân tích
cụ thể từng loại
tài liệu tham khảo
大学学报(人文.社会科学版) 2002 年,5 期
(Lý Thụ Tân Hàm ý văn hóa của từ chỉ
cơ thể người Báo trường Đại học Nội Mông
Cổ ‘mục Khoa học Xã hội Nhân văn’ Số 5
năm 2002)
比喻》.中国工人出版社 2003 年
Lý Huyền Ngọc [Hàn Quốc] ý nghĩa ví
von của các từ chỉ bộ phận cơ thể trong
tiếng Hán và tiếng Hàn Quốc Nxb Công
nhân Trung Quốc, năm 2003)
建研究》 吉林大学, 2007 年 (Mạnh Na
Nghiên cứu cấu trúc ẩn dụ của tục ngữ có
từ chỉ các giác quan cơ thể người trong
tiếng Hán Luận văn Thạc sĩ trường Đại học Cát Lâm, năm 2007)
电视出版社.2008 年 (Phùng Lăng Vũ Nghiên cứu lớp từ vựng chỉ cơ thể người trong tiếng Hán Nxb Phát thanh truyền hình Trung Quốc, năm 2008)
社.1990 年 (Thẩm Quân: Đại từ điển Ngữ cố định Trung Quốc Nxb Văn nghệ Thượng Hải, năm 1990)
词汇语义特点的对比研究》 华中师范大学,
2004年 (Đàm Tú Quỳnh [Việt Nam] Nghiên cứu đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa lớp từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Hán và tiếng Việt Luận văn Thạc sĩ trường
Đại học Sư phạm Hoa Đông, năm 2004)
大学出版社,2001 年 (Vương Ngọc: Nghiên cứu từ vựng tiếng Hán hiện đại Nxb trường Đại học Sư phạm Hoa Đông, năm 2001)
天津师范大学, 2001 年 (Chu Học Cảng: Khảo sát về mặt ngữ nghĩa và ngữ dụng trong các từ chỉ cơ thể người Luận văn Thạc sĩ trường Đại học Sư phạm Thiên Tân, năm 2001)
年 (Từ điển Thành ngữ Trung Quốc NXB
Từ thư Thượng Hải, năm 1987)
书出版社.2005 年 (Từ điển ngữ cố định tiếng Hán NXB
Từ thư Tứ Xuyên, tập đoàn xuất bản Tứ Xuyên, năm 2005)