BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Mặt chân đế của vật là:

Một phần của tài liệu Cẩm nang luyện thi đại học môn vật lý tập 1 (Trang 49)

Câu 1: Mặt chân đế của vật là:

A.toàn bộ diện tích tiếp xúc của vật với sàn.

B.đa giác lồi lớn nhất bao bọc tất cả các diện tích tíep xúc. C.phần chân của vật.

D.đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc của vật.

Câu 2: Chọn câu trả lời sai

A.Một vật cân bằng phiếm định là khi nó bị lệch khỏi vị trí cân bằng đó thì trọng lực tác dụng lên nó giữ nó ở vị trí cân bằng mới.

B.Vật có trọng tâm càng thấp thì càng kém bền vững.

C.Cân bằng phiếm định có trọng tâm ở một vị trí xác định hay ở một độ cao không đổi. D.Trái bóng đặt trên bàn có cân bằng phiếm định.

Câu 3: Một viên bi nằm cân bằng trong một cái lỗ trên mặt đất, dạng cân bằng của viên bi khi đó là:

A. cân bằng không bền. B. cân bằng bền.

C. cân bằng phiếm định.

D. lúc đầu cân bằng bền, sau đó trở thành cân bằng phiếm định.

Câu 4: Mức vững vàng của cân bằng phụ thuộc vào A. khối lượng.

B. độ cao của trọng tâm. C. diện tích của mặt chân đế.

D. độ cao của trọng tâm và diện tích của mặt chân đế.

Câu 5: Đối với cân bằng phiếm định thì

A.trọng tâm ở vị trí cao nhất so với các vị trí lân cận. B.trọng tâm ở vị trí thấp nhất so với các vị trí lân cận. C.trọng tâm nằm ở một độ cao không thay đổi.

Trang 50

D.trọng tâm có thể tự thay đổi đến vị trí cân bằng mới.

Câu 6: Chọn câu đúng nhất. Khi vật bị kéo ra khỏi vị trí cân bằng một chút mà trọng lực của vật có xu hướng:

A. kéo nó trở về vị trí cân bằng, thì đó là vị trí cân bằng bền. B. kéo nó ra xa vị trí cân bằng, thì đó là vị trí cân bằng không bền. C. giữ nó đứng yên ở vị trí mới, thì đó là vị trí cân bằng phiếm định. D. cả A, B , C đều đúng.

GV: Đỗ Giang Sơn 0973744344 Trang 51

CHỦ ĐỀ 5:CHUYỂN ĐỘNG TỊNH TIẾN CỦA VẬT RẮN. CHUYỂN ĐỘNG QUAY CỦA VẬT RẮN QUANH MỘT TRỤC CỐ ĐỊNH ĐỘNG QUAY CỦA VẬT RẮN QUANH MỘT TRỤC CỐ ĐỊNH I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN:

1. Chuyển động tịnh tiến của một vật rắn: a.Đinh nghĩa: a.Đinh nghĩa:

Chuyển động tịnh tiến của một vật rắn là chuyển động trong đó đường nối hai điểm bất kì của vật luôn luôn song song với chính nó.

b.Gia tốc của vật chuyển động tịnh tiến:

Khi vật chuyển động tịnh tiến mọi điểm của vật có cùng gia tốc . Theo định luật II NiuTơn ,ta có:a F

m

 

hay Fma (1) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó : F F1 F2....là hợp lực của các lực tác dụng lên vật,m là khối lượng của vật Chiếu phương trình (1) lên các trục tọa độ,ta được:

Ox: F1xF2x ... ma Oy: F1yF2y ... 0

2. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định: a.Đặt điểm của chuyển động quay .Tốc độ góc: a.Đặt điểm của chuyển động quay .Tốc độ góc:

- Khi vật rắn quay quanh một trục cố định thì mọi điểm của vật có cùng tốc độ góc ω,gọi là tốc độ góc của vật.

- vật quay đều thì ω = const.Vật quay nhanh dần thì ω tăng dần.Vật quay chậm dần thì ω giảm dần

b.Tác dụng của momen lực đối với một vật quay quanh một trục: *Thí nghiệm:

thí nghiệm cho thấy: P1>P2 do đó T1>T2

Nếu chọn chiều dương là chiều quay của ròng rọc thì momen toàn phần tác dụng vào ròng rọc là:

M = (T1 – T2)R.Momen này làm cho ròng rọc quay nhanh dần.

* kết luận:

momen lực tác dụng vào một vật quay quanh một trục cố định làm thay đổi tốc độ góc của vật.

3. Mức quán tính trong chuển động quay:

- khi tác dụng cùng một momen lực lên các vật khác nhau,tốc độ góc của vật nào tăng chậm hơn thì vật đó có mức quán tính lớn hơn và ngược lại.

- mức quán tính của một vật quay quanh một trục phụ thuộc vào khối lượng của vật và vào sự phân bố khối lương đó đối với trục quay.Khối lương của vật càng lớn và được phân bố càng xa trục quay thì momen quán tính càng lớn và ngược lại.

II. BÀI TẬP TỰ LUẬN:

Câu 1: Một vật có khối lượng m = 40 kg bắt đầu trượt trên sàn nhà dưới tác dụng của một lực nằm ngang F = 200 N. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn nhà là  = 0,25. Tính vận tốc và quãng đường đi được sau 5 giây kể từ khi bắt đầu trượt.

Câu 2. Một vật có khối lượng m = 4 kg chuyển động trên mặt sàn nằm ngang dưới tác dụng của một lực

F hợp với hướng chuyển động một góc  = 300. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là  = 0,3. Lấy g = 10 m/s2. Tính độ lớn của lực để:

a. vật chuyển động với gia tốc bằng 1,25 m/s2; b. vật chuyển động thẳng đều.

Câu 3. Một xe tải không chở hàng đang chạy trên đường. Nếu người lái xe hãm phanh thì xe trượt đi một đoạn đường s thì dừng lại.

a. Nếu xe chở hàng có khối lượng bằng khối lượng của xe thì đoạn đường trượt bằng bao nhiêu? b. Nếu tốc độ của xe chỉ bằng một nửa lức đầu thì đoạn đường trượt bằng bao nhiêu?

Trang 52

Câu 4. Một vật trượt từ trạng thái nghỉ xuống một mặt phẳng nghiêng với góc nghiêng  so với phương ngang.

a. Nếu bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng thì vật trượt được 2,45 m trong giây đầu tiên. Tính góc . Lấy g = 9,8 m/s2.

b. Nếu hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,27 thì trong giây đầu tiên vật trượt được một đoạn đường bằng bao nhiêu?

Câu 5. Cho cơ hệ như hình vẽ. Biết m1 = 500 g, m2 = 600 g,  = 300, hệ số ma sát trượt giữa vật m1 và mặt phẳng nghiêng là  = 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua ma sát và khối lượng của ròng rọc, dây nối. Tính gia tốc chuyển động của mỗi vật và sức căng của sợi dây.

II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Đối với vật quay quanh một trục cố định, câu nào sau đây đúng:

A.Khi thấy tốc độ góc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có momen lực tác dụng lên vật. B.Nếu không chịu momen lực tác dụng thì vật phải đứng yên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C.Vật quay được là nhờ có momen lực tác dụng lên nó.

D.Khi không còn momen lực tác dụng thì vật đang quay sẽ lập tức dừng lại.

Câu 2:Một chiếc vành xe đạp phân bố đều khối lượng, có dạng hình tròn tâm C . Trọng tâm của vành nằm tại:

A.một điểm bất kì nằm trên vành xe. B.một điểm bất kì nằm ngoài vành xe. C.điểm C

D.mọi điểm của vành xe.

Câu 3: Mức quán tính của vật quay quanh một trục không phụ thuộc vào

A. tốc độ góc của vật. B. khối lượng của vật.

C. hình dạng và kích thước của vật. D. vị trí của trục quay.

Câu 4: Trong những chuyển động sau, chuyển động nào là chuyển động tịnh tiến A. Hòn bi lăn trên mặt bàn.

B. Kim đồng hồ đang chạy.

C. Pittong chạy trong ống bơm xe đạp. D. Trái Đất quay chung quanh trục của nó

Câu 5: Vật rắn có chuyển động tịnh tiến khi: A.Hợp lực các lực tác dụng có giá qua khối tâm

B.Hợp lực các lực tác dụng lên vật là một lực không đổi C.Các lực tác dụng phải đồng phẳng

GV: Đỗ Giang Sơn 0973744344 Trang 53

CHỦ ĐỀ 6: NGẪU LỰC I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN: I. LÝ THUYẾT CƠ BẢN:

1. Ngẫu lực là gì: a. Định nghĩa: a. Định nghĩa:

Hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật gọi là ngẫu lực

b.Ví dụ:

Dùng tay vặn vòi nước,dùng tua nơ vít đẻ vặn đinh ốc,….

2. Tác dụng cảu ngẫu lực đối với một vật rắn: a. Trƣờng hợp vật không có trục quay cố định: a. Trƣờng hợp vật không có trục quay cố định:

Nếu vật chỉ chịu tác dụng của ngẫu lực thì nó sẽ quay quanh một trục đi qua trọng tâm và vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.

b. Trƣờng hợp vật có trục quay cố định:

Dưới tác dụng của ngẫu lực vật sẽ quay quanh một trục cố định đó.Nếu trục quay không đi qua trọng tâm thì trong tâm của vật sẽ chuyển động tròn xung quanh trục quay.

c. Momen của ngẫu lực:

Momen của ngẫu lực đối với môt trục quay 0 vuông góc với mặt phẳng của ngẫu lực. M = F1d1 + F2d2 = F(d1 + d2)

Hay M = Fd

Trong đó : F là độ lớn của mỗi lực(N),d là khoãng cách giữa hai giá của hai lực và được gọi là cánh tay đòn của ngẫu lực(m)

II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 20 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 30cm. Mômen của ngẫu lực là:

A. 600 N.m B.60 N.m C. 6 N.m D. 0,6 N.m (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 2: Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20cm. Momen của ngẫu lực là:

A.1N. B. 2N. C.0,5 N. D. 100N.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng

A. Hệ hai lực song song ,ngược chiều cùng tác dụng 1 vật gọi là ngẫu lực . B. Ngẫu lực tác dụng vào vật chỉ làm cho vật quay chứ không tịnh tiến .

C. Mô men của ngẫu lực bằng tích độ lớn của mỗi lực với cánh tay đòn của ngẫu lực .

D. Mô men của ngẫu lực không phụ thuộc vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.

Câu 4: Một ngẫu lực có độ lớn F1 =F2 = F và có cánh tay đòn d. Momen của ngẫu lực này là

A. (F1-F2)d B. 2Fd

C.Fd D. chưa biết được vị trí còn phụ thuộc vào vị trí của trục quay

" Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn"

Một phần của tài liệu Cẩm nang luyện thi đại học môn vật lý tập 1 (Trang 49)