1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tại sao đồng tiền VN mất giá? pdf

5 724 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 91,59 KB

Nội dung

Tại sao đồng tiền VN mất giá? Về nguyên tắc, VND mất giá sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi tỷ giá hiệu dụng - tức là tỷ giá sau khi điều chỉnh mức độ lạm phát - tăng lên. Nếu VND mất giá, ví dụ 5%, mà lạm phát của Việt Nam lại trên 5% thì nó cũng không giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam. Tỉ giá đồng tiền là một chuyện, nhưng tỉ lệ lạm phát phải thấp hơn tốc độ mất giá, lúc đó nó mới có tác dụng. nguyên nhân chính là do sự chênh lệch tỉ giá dola Mỹ.dẫn tới giá vàng cũng bị chênh lệch.Còn nguyên nhân giá dola Mỹ biến động là do nhà nước.Do nhà nước điều chỉnh tỉ giá. Hiện tượng đồng tiền VN dần mất giá trong thời điểm hiện nay, hay nói cách khác là giảm sức mua hàng hóa là hiện tượng lạm phát nhẹ trong kinh tế được tóm gọn bởi việc tăng giá cả hàng hóa trên diện rộng đối với tất cả các mặt hàng khi có các yếu tố tác động như tăng lương, mặt hàng khan hiếm (có thể do khan hiếm ảo), nhu cầu mua sắm lớn Ngoài ra, việc các ngân hàng giảm lượng tiền thu hút (giảm lãi suất, không thu hút tiền ký gửi) dẫn tới việc lượng tiền mặt trên thị trường nhiều hơn cần thiết! Bên cạnh đó, việc gia tăng xuất khẩu ở mức cao khiến chúng ta sử dụng nhiều đồng ngoại tệ hơn (trong giao dịch quốc tế) nên đồng VN mất lợi thế so sánh tiêu dùng và trượt giá ở mức độ hạn hẹp không thể nói nhiều hơn. Nhưng điều đáng nói lạm phát nhẹ sẽ là liều thuốc kích thích kinh tế phát triển chức không hoàn toàn gây hại cho tăng trưởng, quan trọng là Chính phủ có các giải pháp thích hợp để bình ổn giá, cơ cấu lại nền kinh tế và chính sách đầu tư hợp lí. Lạm phát Lãi suất Hối đối Sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu (2008-2009), tăng trưởng GDP của Việt Nam đã được đẩy nhanh trong năm 2010 (6,8%) nhờ sự hồi phục của xuất khẩu và những điều tiết phù hợp về chính sách. Tuy nhiên, lạm phát năm 2010 của Việt Nam cũng đã tăng cao lên mức hai con số (11,8%) vào cuối năm 2010 và tiền đồng Việt Nam (VND) bị trượt giá. Những tháng đầu năm 2011 chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam cũng đã tăng khá cao đe dọa mục tiêu kiềm chế lạm phát trong năm dưới mức hai con số. Diễn biến nêu trên đã ảnh hưởng tiêu cực tới niềm tin của người dân, thị trường và các nhà đầu tư. Để khắc phục những hạn chế, yếu kém về kinh tế vĩ mô, tháng 2/2011 Chính phủ Việt Nam đã có Nghị quyết 11 tập trung “ưu tiêm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội” với 6 gói các biện pháp chính sách, bao gồm: “Thắt chặt chính sách tiền tệ; thắt chặt chính sách tài chính; kìm hãm thâm hụt thương mại; tăng giá điện đồng thời với việc hỗ trợ người nghèo và sử dụng một cơ chế mang tính thị trường hơn đối với việc định giá xăng dầu; tăng cường an sinh xã hội; nâng cao hiệu quả việc phổ biến thông tin chính sách”. Triển khai Nghị quyết 11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) đã điều chỉnh mục tiêu trần tăng trưởng tín dụng từ 23% xuống còn 20% trong năm, và tăng trưởng nguồn cung tiền (M2) trong năm 2011 từ 21-24% xuống còn 15-16%. Cả hai mục tiêu này đều được điều chỉnh thấp hơn khá nhiều so với năm 2010 (năm 2010 tín dụng tăng ở mức 32,4% và M2 tăng 33,3%). Để hiện thực hóa các mục tiêu trên, SBV đã yêu cầu các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác phải kìm hãm tăng trưởng tín dụng ở mức dưới 20% trong năm; các tổ chức tín dụng hạn chế cấp tín dụng cho những hoạt động không mang tính sản xuất như bất động sản và chứng khoán xuống dưới 22% trong tổng số tiền cho vay tính đến cuối tháng 6/2011, và 16% tính đến cuối năm 2011. Đồng thời SBV sẽ phạt những tổ chức tín dụng nào không đáp ứng được những mục tiêu trên bằng cách bắt buộc tăng gấp đôi tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Mặt khác, SBV cũng tìm cách hạn chế cho vay bằng ngoại tệ đối với việc nhập khẩu những hàng hóa không thiết yếu (bao gồm tất cả hàng hóa tiêu dùng); giới hạn việc nhập khẩu vàng và chỉ cho phép một số ít công ty được nhập khẩu vàng, cấm kinh doanh vàng miếng trên thị trường. Những động thái có tính quyết liệt của SBV đưa ra là nhằm giảm thiểu những giao dịch đầu cơ tích trữ ngoại tệ và vàng để đảm bảo ổn định tiền đồng VND. Để thực hiện gói giải pháp tài chính thắt chặt, Bộ Tài chính đã sửa đổi mục tiêu thâm hụt ngân sách năm 2011 xuống mức dưới 5,0% GDP (thấp hơn so với mức ban đầu là 5,3%). Các Bộ, ngành khác… được yêu cầu phải cắt giảm 10% các chi phí hoạt động không cần thiết (không bao gồm lương và phụ cấp) đến hết năm 2011. Thu ngân sách năm 2011 cũng được điều chỉnh tăng thêm 7-8% và Chính phủ đặt mục tiêu thu thêm thuế thông qua việc nâng cao hiệu quả thực thi quản lý thuế, đồng thời giám sát chặt chẽ hoạt động đầu tư của các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước. Bộ Công Thương cũng xây dựng một kế hoạch giảm thâm hụt thương mại thông qua việc cố gắng cải thiện hiệu quả các hoạt động sản xuất để xuất khẩu, hạn chế những mặt hàng nhập khẩu nhất định Bên cạnh các giải pháp thắt chặt tài chính, tiền tệ, để tăng cường an sinh xã hội, Chính phủ cũng đã đưa ra những biện pháp bảo vệ những nhóm dễ bị tổn thương khỏi tác động của việc tăng giá điện và hỗ trợ cho các đối tượng khác. Ông Dominic Mellor, Chuyên gia kinh tế quốc gia của ADB cho rằng, Nghị quyết 11 của Chính phủ Việt Nam là một chính sách sáng suốt trong ngắn hạn không tập trung nhiều vào tăng trưởng trong năm 2011 mà ưu tiên kéo tốc độ lạm phát về mức an toàn, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội, qua đó tạo tiền đề cho những năm tiếp theo phát triển và tăng trưởng cao, ổn định, bền vững. Thực hiện thành công Nghị quyết 11, trong đó có nhóm giải pháp chính sách về tài chính, tiền tệ, nền kinh tế Việt Nam sẽ củng cố được niềm tin từ thị trường và các nhà đầu tư vào triển vọng phát triển trong trung và dài hạn. Mặc dù vậy, các chuyên gia của ADB cũng cho rằng, việc thực hiện Nghị quyết 11 cũng đặt ra những thách thức và rủi ro nhất định. Trong đó, việc thắt chặt chính sách không tốt hoặc thả lỏng quá sớm (hoặc lầm tưởng thả lỏng) đối với các chính sách sẽ góp phần duy trì lạm phát ở mức cao kéo dài thời gian hơn và có thể dẫn tới việc mất giá trị các tài khoản bên ngoài. Điều này dẫn đến rất có thể lại phải cần thêm một gói chính sách thắt chặt mới trong vòng một hoặc hai năm tiếp theo. Liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Nếu có những bằng chứng nào cho thấy có thêm những áp lực trả nợ của doanh nghiệp nhà nước này hoặc các doanh nghiệp nhà nước khác (tương tự Vinashin) sẽ làm tổn thương đến niềm tin của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, sự tăng mạnh trái phiếu tín dụng trong nước trong giai đoạn 2007-2010 đã làm tăng những lo ngại về chất lượng tài sản ngân hàng cũng như khả năng rủi ro của các ngân hàng trong lĩnh vực bất động sản và các doanh nghiệp nhà nước. Tỷ lệ vay bằng USD cũng đã tăng mạnh đầu năm 2010 khi mà người đi vay lợi dụng những quy định mới cho phép doanh nghiệp có doanh thu bằng VND được vay USD với lãi suất thấp hơn VND, nhưng rủi ro trong lĩnh vực tiền tệ, tỷ giá… đã khiến một số doanh nghiệp hiện đang phải đối mặt với số nợ lớn hơn khi quy đổi ra VND. Một rủi ro khác đối với nền kinh tế Việt Nam là nguồn cung các bộ phận lắp ráp từ Nhật Bản cho các ngành sản xuất hàng hóa công nghiệp xuất khẩu hoặc việc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản cũng có thể bị dừng lại do ảnh hưởng của trận động đất và sóng thần hôm 11/3 có thể kéo dài hơn so với dự đoán. Theo các chuyên gia của ADB, việc thực hiện Nghị quyết 11 sẽ làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2011 (dự kiến xuống ở mức 6,1%). Tuy nhiên, triển vọng phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong trung hạn vẫn rất tốt nếu điều kiện kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định. Việt Nam vẫn sẽ là một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác, Việt Nam vẫn có vị thế tốt để hưởng lợi từ sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc vì chi phí lao động ở Trung Quốc đang tăng cao khiến các nhà đầu tư sẽ chuyển hướng một số dòng vốn FDI sang các nền kinh tế đang phát triển khác ở châu Á trong đó có Việt Nam; đồng thời, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào Trung Quốc bởi nhu cầu tiêu dùng ở nước này đang ngày càng tăng làm tăng nhu cầu nhập khẩu…/. Sau buổi tham vấn các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế về các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô chiều 22/2, tới đây, một Nghị quyết về những giải pháp cấp bách để ổn định kinh tế – xã hội sẽ được Chính phủ ban hành, trong đó mục tiêu hàng đầu là dồn sức kiềm chế lạm phát. Chi tiêu “thắt lưng buộc bụng” Theo TTXVN, đóng góp vào bản dự thảo Nghị quyết về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội trong năm 2011, các đại biểu tham dự cuộc họp đều nhất trí cho rằng sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Chính phủ trong bối cảnh hiện nay bởi tình trạng lạm phát, giá cả tăng cao đang gây ảnh hưởng tới ổn định kinh tế vĩ mô. Nghị quyết cần mang thông điệp rõ ràng, tư tưởng dứt khoát xác định rõ yêu cầu kiềm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó có nhiều chỉ tiêu điều chỉnh cao so với trước đây. Theo các đại biểu việc ban hành Nghị quyết thể hiện sự nhanh nhạy, kịp thời và quyết tâm cao của Chính phủ trong điều hành kinh tế xã hội. Dự thảo Nghị quyết cũng nêu đồng bộ các nhóm giải pháp về chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, tăng cường quản lý đầu tư công; thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng, thực hiện lộ trình giá bán xăng dầu, điện theo cơ chế thị trường; tăng cường bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội; đẩy mạnh công tác tư tưởng, thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội và tổ chức thực hiện. Website Chính phủ đưa tin, một số chuyên gia kinh tế đề xuất Chính phủ thể hiện rõ quyết tâm chống đầu cơ ngoại hối, vàng cũng như điều hành giá xăng, dầu, giá điện… theo cơ chế thị trường… Đặc biệt, cần hạ tăng trưởng tín dụng dưới 20%, giảm 10% chi tiêu công, giảm nhập siêu, kiên quyết đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán tổng thể, giảm mặt bằng lãi suất vào thời điểm thích hợp. Tại cuộc họp, Thủ tướng nêu rõ tên Nghị quyết phải thể hiện rõ mục tiêu phấn đấu là thực hiện những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội trong năm 2011, trong đó yêu cầu chính là tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát. Trước hết, Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, điều hành lãi suất phù hợp để chống lạm phát, tỷ giá điều chỉnh phù hợp… Chính phủ sẽ huy động mọi nguồn lực đảm bảo đủ ngoại tệ, tăng cường quản lý kinh doanh ngoại hối và vàng – Thủ tướng khẳng định. Về thực hiện chính sách tài khóa, Thủ tướng yêu cầu thực hiện thắt chặt chính sách tài khóa, giảm 10% chi tiêu công, giảm bội chi dưới 5%, các bộ ngành phải rà soát cắt giảm dự án đầu tư công báo cáo Chính phủ trong tháng 3 này. Tiếp tục thúc đẩy sản xuất kinh doanh, trước hết là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và kiểm soát chặt chẽ nhập siêu… Điều chỉnh giá điện, xăng dầu xóa bỏ bao cấp gắn với hỗ trợ cho người khó khăn, đồng thời đảm bảo an sinh xã hội. Thủ tướng đề nghị cần làm tốt thông tin tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội, trong đó các bộ trưởng theo lĩnh vực cần chủ động cung cấp thông tin cho báo chí, nhất là những vấn đề mà dư luận đang quan tâm. “Kê toa” trị lạm phát Tại buổi trực tuyến mới đây do Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (VEF.VN) tổ chức, TS. Vũ Đình Ánh (Viện Khoa học Thị trường giá cả – Bộ Tài chính) cho rằng, năm 2010, lạm phát chỉ dừng ở mức 11,75% là nhờ từ tháng 11/2010, Việt Nam đã tuyên bố không tăng giá xăng, không điều chỉnh lãi suất, không điều chỉnh tỷ giá hối đoái, không tăng giá điện… Đồng thời, Chính phủ triển khai một chương trình bình ổn giá tương đối lớn, ở khá nhiều tỉnh thành, với tổng số tiền vài nghìn tỷ đồng. Sang đến năm 2011, Việt Nam phải gánh hậu quả từ việc kìm nén của những tháng cuối năm 2010, cộng hưởng thêm các yếu tố bên ngoài. Theo PGS-TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, thì Việt Nam đang phải chịu tình trạng lạm phát kép do kinh tế thế giới phục hồi sau suy thoái khiến giá cả tăng mạnh (trong khi nước ta nhập siêu đến 84 tỉ USD – chiếm 80% GDP cả nước) và ảnh hưởng của tỉ giá kéo theo lạm phát về mặt tâm lý. Cùng với điều chỉnh tỷ giá, nay mai giá điện, giá xăng… cũng không thể không điều chỉnh tăng. Do vậy, chúng ta đặt trọng tâm vào ổn định vĩ mô và kiểm soát lạm phát trong năm nay là chính xác. Vậy, giải pháp nào để trị lạm phát cho năm 2011? Báo NLĐ phỏng vấn một số chuyên gia để “kê toa” chữa căn bệnh nan giải này. PGS-TS Trần Hoàng Ngân cho rằng, để kiểm soát lạm phát, Chính phủ cần phải có thông điệp hết sức mạnh mẽ nhằm cắt ngay cơn sốt USD trên thị trường, kéo giá USD chợ đen xuống. Riêng về lãi suất USD, cần sử dụng trần lãi suất tiền gửi theo mức thấp và nâng dự trữ bắt buộc USD ở mức cao. Điều này giúp lãi suất cho vay USD cao mà lãi suất huy động thấp sẽ làm người dân không có nhu cầu gửi USD góp phần giảm tình trạng đô la hóa trên thị trường hiện nay. Trong dài hạn, muốn kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế ổn định, Nhà nước nên đẩy mạnh việc tư nhân tham gia đầu tư hạ tầng giao thông, gia tăng cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước và giảm tỉ lệ cổ phần Nhà nước trong các công ty cổ phần… Điều chỉnh giá cả hàng hóa theo cơ chế thị trường là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, phải có sự quản lý của Nhà nước bằng công cụ pháp luật. Vấn đề đầu cơ, lũng đoạn thị trường hiện nay cũng cần được cơ quan các cấp kiểm tra giám sát tránh tình trạng “té nước theo mưa”. Các vụ đầu cơ, lũng đoạn giá cả hàng hóa gây bất ổn kinh tế vĩ mô cần được xử lý bằng cả biện pháp hành chính và hình sự. Ngoài ra, TS Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế – xã hội Hà Nôi, khuyến cáo, các mặt hàng tăng giá theo giá thị trường nhưng phải cạnh tranh, vì các mặt hàng đồng loạt tăng giá năm nay đều là mặt hàng thiết yếu do Nhà nước quản lý giá. Nếu không tự do hóa cạnh tranh, áp lực tăng giá sẽ nhiều hơn vì sẽ lại có những đợt tăng giá mới do giá độc quyền không bao giờ đủ. Điểm mới thứ hai là các lần tăng giá đều gây sốc. Rõ ràng, việc tăng giá như vậy sẽ gây sức ép cuối cùng dồn vào người nghèo và doanh nghiệp nhỏ – những đối tượng sức chịu đựng vốn có hạn. Nếu có tính cạnh tranh, tăng giá sốc cũng được vì chỉ đau một lần rồi thị trường tự điều chỉnh giá. Nếu tính thị trường chưa được thiết lập, mặt tích cực này sẽ không được phản ánh. . Tại sao đồng tiền VN mất giá? Về nguyên tắc, VND mất giá sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam phát - tăng lên. Nếu VND mất giá, ví dụ 5%, mà lạm phát của Việt Nam lại trên 5% thì nó cũng không giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam. Tỉ giá đồng tiền là một chuyện,. nguyên nhân giá dola Mỹ biến động là do nhà nước.Do nhà nước điều chỉnh tỉ giá. Hiện tượng đồng tiền VN dần mất giá trong thời điểm hiện nay, hay nói cách khác là giảm sức mua hàng hóa là hiện tượng

Ngày đăng: 10/08/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w