Tại sao thích leo trèo (2 tuổi) Đến một lúc nào đó bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy đứa con hai tuổi của mình cứ đưa chân đòi bước lên cao! Mới cách đó 1-2 tháng, bé còn rất hớn hở khi được chạy khắp nhà. Bây giờ bé lại muốn “đi lên”, muốn lên cầu thang hoặc thích trèo lên bàn lên ghế. Động lực khiến bé thích leo trèo được hình thành từ 3 yếu tố: sự tò mò (tính sẵn có từ lúc mới sinh), sự phát triển về thể chất (bé chững chạc hơn) và sự tự tin (bé 2 tuổi coi trời bằng vung, không biết sợ là gì). Khi sự phối hợp tay và chân trở nên nhuần nhuyễn, đứa trẻ thường có những hành động sau: • Đứng yên và rồi cố gắng bật, nhảy cách xa một đoạn bằng 2 chân một lúc. • Di chuyển lòng vòng quanh nhà, đầu thì đang nghĩ đến “tìm vật gì để khám phá” mà không đâm sầm vào vật dụng nào cả. • Đẩy xe đồ chơi đi quanh nhà mà không tông vào đồ đạc trong nhà và cũng không bị vấp chân. • Tự mình bước lên bậc thang, trong khi bước xuống thì một tay phải vịn lan can hoặc dựa vào tường. • Nhảy từ trên bậc thang đầu tiên xuống mà không bị mất thăng bằng. • Leo lên cầu thang gỗ nhỏ có một bên là cầu trượt, leo lên thang rồi trượt xuống, thậm chí còn mạo hiểm leo lên bằng tay cầm cầu thang. Và rồi, không có gì lạ khi lúc nào bé cũng muốn được leo trèo dù là đang chơi hay đang ăn. Nhiều khi bạn không bắt được bé vì bé trèo quá cao và lại khóc đòi người lớn bế xuống. Vừa được mang xuống thì ngay tức khắc bé lại trèo lên. Vào ngày hôm sau, bé đã quên béng hết sự nguy hiểm, những rủi ro khi leo trèo. Khuyến khích nhưng có giới hạn: Người lớn nên khuyến khích trẻ phát triển kỹ năng leo trèo của mình nhưng “An toàn là trên hết” nên phải chú ý đến giới hạn: Giải thích “An toàn”: Luôn nhắc nhở trẻ những quy định an toàn. Đừng hăm dọa làm bé sợ mà chỉ cần giải thích là bé sẽ bị đau nếu bé bị ngã từ trên cao xuống. Điều này rất quan trọng vì trẻ thường nghĩ rằng tai nạn chỉ xảy ra với người khác chứ không thể nào xảy ra với bé. Tạo cơ hội cho bé có thể leo trèo nhưng luôn đảm bảo an toàn: bé chẳng bao giờ chối bỏ một cơ hội nào để được leo trèo dù bạn có cho phép hay không, nên tốt nhất là tạo cơ hội cho bé có thể leo trèo nhưng luôn đảm bảo an toàn. Đừng quên chó bé ra ngoài chơi để vận động thân thể. Luôn để mắt đến bé: Không cần lúc nào cũng lẽo đẽo theo sát bé nhưng càng ở bên bé càng nhiều càng tốt nhất là khi bé đang chơi trò leo trèo, chơi ngoài sân hoặc trong công viên. Khen bé khi thấy bé leo cẩn thận: đó là khi bé leo chậm rãi, tay nắm chắc tay cầm và mắt nhìn chân; hãy khen bé và nói cho bé biết rằng bạn rất an tâm khi thấy bé không leo vộI vã mà biết cách “leo cầu thang như một người lớn. . Tại sao thích leo trèo (2 tuổi) Đến một lúc nào đó bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy đứa con hai tuổi của mình cứ. bé có thể leo trèo nhưng luôn đảm bảo an toàn: bé chẳng bao giờ chối bỏ một cơ hội nào để được leo trèo dù bạn có cho phép hay không, nên tốt nhất là tạo cơ hội cho bé có thể leo trèo nhưng. ro khi leo trèo. Khuyến khích nhưng có giới hạn: Người lớn nên khuyến khích trẻ phát triển kỹ năng leo trèo của mình nhưng “An toàn là trên hết” nên phải chú ý đến giới hạn: Giải thích