1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài 10 THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA ppt

5 524 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 137,48 KB

Nội dung

Bài 10 THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA 1. Nhân tố nào tạo nên tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta ?  Tính chất nhiệt đới của khí hậu được quy định bởi vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, nền nhiệt độ quanh năm cao.  Do nước ta tiếp giáp với vùng Biển Đông rộng lớn, vùng biển này lại có đặc tính nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa, Biển Đông cùng với các khối khí di chuyển qua biển đã mang lại lượng mưa lớn cho nước ta, vì thế độ ẩm không khí của nước ta luôn cao, dao động từ 80  100%.  Khí hậu nước ta mang tính chất gió mùa là do vị trí nước ta nằm gần trung tâm gió mùa châu Á, là nơi giao tranh của các khối khí hoạt động theo mùa. Hàng năm, nước ta chịu tác động của hai loại gió mùa chính, đó là gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông. 2. Hãy trình bày những biểu hiện của tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta.  Hàng năm, nước ta nhận được một lượng bức xạ mặt trời lớn do trong năm Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời và mọi nơi trong năm đều có hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.  Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho tổng nhiệt độ và nhiệt độ trung bình năm đều cao, vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 20 0 C (trừ vùng núi cao) ; nhiều nắng, tổng số giờ nắng tuỳ nơi từ 1 400  3 000 giờ. 3. Nguyên nhân nào mang lại lượng mưa và độ ẩm lớn cho nước ta ? Hãy chứng minh rằng, nước ta có lượng mưa và độ ẩm lớn.  Biển Đông cùng với các khối khí di chuyển qua biển đã mang lại lượng mưa và độ ẩm lớn cho nước ta.  Lượng mưa trung bình năm của nước ta từ 1 500 đến 2 000 mm, ở những sườn núi đón gió biển và các khối núi cao, lượng mưa trung bình năm có thể lên đến 3 500  4 000 mm. Độ ẩm không khí cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương. 4. Hãy trình bày hoạt động của gió mùa mùa đông ở nước ta. Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, miền Bắc nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc, nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc.  Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc. Nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.  Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gặp địa hình núi chắn gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ, trong khi đó ở Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô. 5. Hãy cho biết nguyên nhân hình thành gió mùa mùa đông ? Vào mùa đông, ở bán cầu Bắc hình thành cao áp Xibia, khối khí cực lục địa từ trung tâm cao áp Xibia chịu lực hút của hạ áp lục địa Ôxtrâylia ở bán cầu Nam (đang là mùa hạ) kéo sâu xuống phương Nam. Khối khí này di chuyển vào Việt Nam theo hướng đông bắc, tạo thành gió mùa mùa đông (còn gọi là gió mùa Đông Bắc). 6. Gió mùa mùa đông đã mang lại những thuận lợi và khó khăn gì cho nước ta ?  Thuận lợi : Gió mùa mùa đông đã hình thành ở miền Bắc nước ta một mùa đông có 2  3 tháng lạnh, thời tiết này rất thích hợp để miền Bắc phát triển các loại rau, quả vụ đông có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới, làm cho cơ cấu cây trồng nước ta đa dạng hơn.  Khó khăn : Có những lúc gió mùa mùa đông kéo dài, nhiệt độ xuống thấp ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, sinh ra các dịch bệnh ; các hoạt động sản xuất bị ngưng trệ, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. Như đợt rét mùa đông năm 2007  2008 này ở miền Bắc nước ta đã làm gia súc chết hàng loạt, sức khoẻ người dân không đảm bảo, học sinh phải nghỉ học, 7. Hãy trình bày hoạt động của gió mùa mùa hạ ở nước ta. Vào mùa hạ, có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt Nam.  Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ, Tây Nguyên. Khi vượt dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt  Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí trở nên khô nóng (gió Lào).  Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (Tín phong bán cầu Nam) hoạt động mạnh lên. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam  Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo thành “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta. 8. Gió mùa mùa hạ mang đến cho nước ta những thuận lợi và khó khăn gì ?  Thuận lợi : Gió mùa mùa hạ đã mang đến cho nước ta lượng mưa lớn, cung cấp một lượng nước lớn cho sản xuất, phát triển thuỷ điện và cho sinh hoạt. Lượng mưa do gió mùa mùa hạ mang lại làm dịu bớt không khí oi bức của mùa hạ, làm cho thời tiết dễ chịu hơn, mát mẻ hơn.  Khó khăn : Vào các tháng V, VI, VII có gió Lào khô nóng, làm nhiệt độ tăng lên ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và sản xuất. Từ tháng VI đến tháng X thường có mưa lớn, có những lúc mưa quá lớn, lại tập trung trong nhiều ngày gây lũ lụt, đặc biệt vùng Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. 9. Hoạt động của gió mùa đã dẫn tới sự phân chia mùa khí hậu khác nhau giữa các khu vực ở nước ta như thế nào ? Trong chế độ khí hậu, ở miền Bắc có sự phân chia thành mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Ở miền Nam có hai mùa : mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về hai mùa mưa, khô. . Bài 10 THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA 1. Nhân tố nào tạo nên tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta ?  Tính chất nhiệt đới của khí hậu được quy. hoạt động theo mùa. Hàng năm, nước ta chịu tác động của hai loại gió mùa chính, đó là gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông. 2. Hãy trình bày những biểu hiện của tính chất nhiệt đới của khí hậu. Nam (đang là mùa hạ) kéo sâu xuống phương Nam. Khối khí này di chuyển vào Việt Nam theo hướng đông bắc, tạo thành gió mùa mùa đông (còn gọi là gió mùa Đông Bắc). 6. Gió mùa mùa đông đã mang

Ngày đăng: 10/08/2014, 19:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w