Bài 10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA 1) Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa a. Tính chất nhiệt đới: - Biểu hiện: + Nhiệt độ cao quanh năm (TB: trên 200C). Tổng lượng nhiệt lớn. Số giờ nắng cao. + Càng vào Nam nhiệt độ càng tăng. - Nguyên nhân: Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến nên hàng năm nước ta nhận được lượng bức xạ lớn. b. Lượng mưa, độ ẩm lớn: - Biểu hiện: + Lượng mưa TB năm: 1500mm – 2000mm + Độ ẩm không khí cao: trên 80%, cân bằng ẩm luôn dương - Nguyên nhân: Vai trò của Biển Đông đã làm biến tính các khối khí (tăng cường ẩm) c. Gió mùa: * Gió tín phong: Hoạt động quanh năm theo hướng ĐB trên lãnh thổ nước ta, tuy nhiên do nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa châu Á nên ở khu vực nào gió mùa hoạt động mạnh thì gió tín phong bị suy yếu; hay nói đúng hơn là gió tín phong hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào các thời kì chuyển tiếp giữa 2 mùa gió. - Gió mùa mùa đông: - Gió mùa mùa hạ: *Nguyên nhân: do sự chênh lệch nhiệt độ giữa lục địa và đại dương, giữa NCB với NCN theo hai mùa trái ngược nhau; vì thế nước ta nằm trong khu vực giao tranh của các khối khí hoạt động theo mùa 2. Làm các câu hỏi và Bài tập trong SGK *Trả lời câu2: - Có sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam ở nước ta, vì càng gần xích đạo thì bề mặt Trái Đất càng nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn hơn do góc chiếu của tia sáng mặt trời lớn và khoảng thời gian giữa hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh cách nhau dài hơn. ở Miền Bắc còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Gió mùa Đông Bắc. *Trả lời câu 3 - Chênh lệch nhiệt độ trung bình tháng VII giữa các địa điểm không rõ rệt. Ở TPHCM, nhiệt độ trung bình tháng VII thấp vì có mưa lớn. - Huế có lượng mưa cao nhất do bức chắn của Trường Sơn và dãy Bạch Mã đối với các luồng gió thổi theo hướng Đông Bắc, bão từ Biển Đông vào và hoạt động của hội tụ nhiệt đới cùng Frông lạnh. Cũng vì thế Huế có mùa nưa vào thu đông (từ tháng VIII đến tháng I). Vào thời kì mưa nhiều này, do lượng bốc hơi nhỏ nên cân bằng ở Huế cao. TPHCM có lượng mưa lớn hơn HN do trực tiếp đón nhận gió mùa Tây Nam mang mưa, hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới mạnh hơn nhưng nhiệt độ cao đặc biệt trong mùa khô nên bốc hơi nước mạnh hơn vì thế có cân bằng ẩm thấp hơn Hà Nội. Bài 23: ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAM 1. Đặc điểm: - Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp. - Tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng lên nhưng chậm - Phân bố đô thị không đồng đều giữa các khu vực: Vùng có nhiều đô thị nhất gấp 3,3 lần vùng có đô thị ít nhất. + Vùng có nhiều đô thị nhất là Trung du miền núi Bắc Bọ + Số thành phố lớn còn quá ít so với mạng lưới đô thị; chất lượng đô thị lớn chưa đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế *Số các thành phố lớn còn quá ít so với mạng lưới đô thị. *Chất lượng các đô thị chưa đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế. 2. Mạng lưới đô thị: - Dựa vào tiêu chí cơ bản như số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân tham gia vào hoạt động sản xuất phi nông nghiệp. - Phân thành 6 loại: đặc biệt, 1,2,3,4,5 3. ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội: *Tích cực: - Đô thị hóa tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyến dịch cơ cấu kinh tế đất nước - Các đô thị hóa có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương. - Đô thị là nơi tiêu thụ sản phẩm, sử dụng lao động lớn, có CSVC hiện đại, có sức hút đối với đầu tư… tạo ra sự động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Đô thị hóa tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cao cho người lao động *Trong quá trình đô thị hóa cần chú ý đến một số vấn đề sau: môi trường, ANTT xã hội . Bài 10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA 1) Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa a. Tính chất nhiệt đới: - Biểu hiện: + Nhiệt độ cao quanh năm (TB: trên 200C). Tổng lượng nhiệt lớn kì chuyển tiếp giữa 2 mùa gió. - Gió mùa mùa đông: - Gió mùa mùa hạ: *Nguyên nhân: do sự chênh lệch nhiệt độ giữa lục địa và đại dương, giữa NCB với NCN theo hai mùa trái ngược nhau;. tuy nhiên do nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa châu Á nên ở khu vực nào gió mùa hoạt động mạnh thì gió tín phong bị suy yếu; hay nói đúng hơn là gió tín phong hoạt động xen kẽ gió mùa